Quyết định 1410/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Danh mục đề tài, dự án khoa học thực hiện trong năm kế hoạch 2014
Số hiệu: 1410/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Bùi Đức Hải
Ngày ban hành: 08/07/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1410/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 08 tháng 7 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC THỰC HIỆN TRONG NĂM KẾ HOẠCH 2014

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 77/2004/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định xác định danh mục các đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh và phương thức làm việc của các hội đồng xét duyệt, tuyển chọn;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 275/TTr-KHCN ngày 01 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục đề tài, dự án khoa học thực hiện trong năm kế hoạch 2014 (có Danh mục đề tài, dự án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các bước tiếp theo của Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh ban hành theo Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2011 và Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh; Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2011 về việc tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh uỷ (để b/c);
- TT. HĐND tỉnh (để b/c);
- TT. UBND tỉnh (đ/c Hải);
- LĐVP UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, KTN (25b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hải

 


DANH MỤC

ĐỀ TÀI DỰ ÁN KHOA HỌC TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM KẾ HOẠCH 2014
(Kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

TT

Tên đề tài, dự án

Mục tiêu

Nội dung chính

Sản phẩm dự kiến

A

Đề tài (12)

1

Nghiên cứu triệu chứng chùn ngọn cà phê và biện pháp phòng trừ tại Sơn La

- Xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng "Chùn ngọn cà phê".

- Xác định đặc điểm sinh thái học và mức độ gây hại.

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ triệu chứng “chùn ngọn cà phê” có hiệu quả cao.

- Điều tra, khảo sát đánh giá các vùng sinh thái trọng điểm trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La. Lấy mẫu xác định các loại sâu bệnh hại cà phê.

- Điều trị thử nghiệm triệu chứng "Chùn ngọn cà phê" tại một số vùng trọng điểm trồng cà phê tại Sơn La.

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ triệu chứng "Chùn ngọn cà phê".

- Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trong phòng trừ "Chùn ngọn cà phê" trên cây cà phê đến nông dân và các cơ sở sản xuất cà phê tại tỉnh Sơn La.

- Xác định được nguyên nhân gây triệu chứng "Chùn ngọn cà phê"

- Xây dựng Quy trình phòng trừ triệu chứng "Chùn ngọn cà phê"

- Mô hình phòng trừ triệu chứng "Chùn ngọn cà phê"

2

Ứng dụng công nghệ Sinh học phục tráng giống lúa tẻ Dao tại Sơn La theo hướng tăng năng suất và chất lượng.

- Phục tráng, bảo tồn và phát triển giống lúa tẻ Dao có năng suất cao, mang đầy đủ những đặc điểm của giống lúa tẻ Dao bản địa.

- Tạo được dòng thuần mang đặc điểm của giống.

 

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lúa Dao tại địa phương (kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thâm canh,...).

- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và nông sinh hóa của giống lúa Dao phục vụ cho việc đánh giá các dòng mới chọn và nhận biết giống nguyên thuỷ.

- Xây dựng quy trình nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần từ giống lúa tẻ Dao.

- Lựa chọn những cá thể có những tính trạng nổi bật về kiểu hình (chiều cao, độ mập cây, độ dày khóm, chiều dài bông lúa, độ mập bông lúa, màu sắc lá, khả năng chống chịu sâu bệnh,…) để thu bao phấn phục vụ công tác nuôi cấy phục tráng giống.

- Nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần.

- Phân tích đánh giá chất lượng của giống tẻ Dao đã qua phục tráng.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm các dòng tạo ra trên địa bàn sản xuất.

- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho sinh viên, cơ sở sản xuất và hộ dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Xây dựng được mô hình nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần từ giống lúa nương địa phương tại Sơn La.

- Tạo được 1 - 2 dòng lúa Dao thuần tuyệt đối có khả năng chịu hạn, năng suất, chất lượng tốt để làm giống.

- Tạo được 2 - 3 dòng lúa thuần từ giống lúa Dao theo các chỉ tiêu về hình thái, chất lượng khác nhau phục vụ công tác lai tạo giống.

- Đào tạo được 5 - 7 Kỹ sư Nông nghiệp, Sinh học và chuyển giao kỹ thuật cho 120 lượt người (sinh viên, cơ sở sản xuất, hộ dân) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3

Nghiên cứu bảo tồn phát triển giống gà đen H’Mông tại tỉnh Sơn La

- Bảo tồn và phát triển giống gà đen H’Mông tại Sơn La.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen H’Mông trên địa bàn tỉnh Sơn La

 

- Điều tra sự phân bố giống gà đen H’ Mông trên địa bàn tỉnh Sơn La.

 + Thống kê, đánh giá sự đa dạng về ngoại hình của gà H’Mông trên địa bàn nghiên cứu

 + Tuyển chọn những cá thể có ngoại hình đặc trưng của giống gà đen H’Mông, nuôi thử nghiệm và tiến hành đánh giá khả năng sản xuất, khảo sát chất lượng thịt, trứng.

- Nhân giống gà đen H’Mông để ổn định tính năng sản xuất và cung cấp nguồn giống cho người chăn nuôi.

- Xây dựng mô hình nuôi gà H’Mông (kết hợp nuôi giun quế bổ sung nguồn protein nâng cao năng suất chăn nuôi) tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La

 - Xây dựng quy trình nhân giống, quy trình nuôi gà đen H’ Mông thương phẩm tại Sơn La.

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống, nuôi dưỡng, chăm sóc gà cho các hộ nông dân chăn nuôi tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Báo cáo khoa học về: sự phân bố tính đa dạng về hình thái, khả năng sản xuất, chất lượng thịt, trứng của gà đen H’Mông.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà đen H’Mông kết hợp với nuôi giun quế tại một số nông hộ. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho khoảng 100 nông hộ

- Xây dựng được quy trình nhân giống, quy trình nuôi gà đen H’ Mông thương phẩm tại Sơn La.

- Đăng ít nhất 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước

4

Đánh giá thực trạng ảnh hưởng môi trường của các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

1. Điều tra đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng của các công trình thủy điện vừa và nhỏ đến môi trường, đa dạng sinh học, sản xuất và đời sống trong khu vực.

2. Dự báo xu hướng, diễn biến ảnh hưởng của các công trình thủy điện vừa và nhỏ đến môi trường, đa dạng sinh học, sản xuất và đời sống trong khu vực.

3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

1. Bộ số liệu về hiện trạng môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, đa dạng sinh học, và sản xuất đời sống trong các lưu vực của thủy điện.

2. Các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống thủy điện đến môi trường, đa dạng sinh học, sản xuất đời sống phục vụ mục đích phát triển bền vững.

5

Nghiên cứu, xây dựng mô hình hệ thống xử lý nước thải cho một số cơ sở sơ chế cà phê tại Sơn La.

Xây dựng thành công mô hình hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở chế biến cà phê tại Sơn La đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2009/BTNMT, loại B.

 

1. Đánh giá tổng quan về công nghệ và khả năng gây ô nhiễm môi trường của quá trình chế biến cà phê.

2. Phân tích thành phần và tính chất nước thải chế biến cà phê để làm căn cứ cho việc xử lý.

 3. Thử nghiệm các phương pháp xử lý vật lý, hoá học, sinh học nước thải tại các cơ sở chế biến cà phê.

4. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở chế biến cà phê phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

 5. Xây dựng mô hình hệ thống xử lý nước thải cà phê (2 - 3 mô hình) tại các huyện Thuận Châu và Mai Sơn của tỉnh Sơn La.

6. Tổng kết đánh giá mô hình và tập huấn chuyển giao công nghệ xử lý nước thải sơ chế cà phê cho các cơ sở sơ chế cà phê của tỉnh Sơn La.

1. Báo cáo đánh giá tổng quan về công nghệ và khả năng gây ô nhiễm môi trường của quá trình chế biến cà phê.

 2. Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê.

3. Mô hình hệ thống xử lý nước thải sơ chế cà phê cho cơ sở sản xuất, giảm thiểu tác hại môi trường.

4. Chuyển giao công nghệ cho các cơ sở chế biến cà phê

6

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và tư liệu ảnh viễn thám phục vụ quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La.

Tạo lập phương tiện quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La

1. Thu thập số liệu, dữ liệu tại các xã về việc triển khai thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tạo cơ sở dữ liệu quản lý tình hình triển khai và mức độ đáp ứng các Tiêu chí.

2. Nghiên cứu xây dựng lập bản đồ phân bố không gian mức độ đáp ứng các Tiêu chí nông thôn mới cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi việc thực hiện Chương trình nông thôn mới ở tỉnh Sơn La thông qua lập trình trên nền GIS và tư liệu ảnh viễn thám.

1. Báo cáo khoa học: Hệ thống quản lý, theo dõi việc thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La trên cơ sở hệ thống thông tin địa lí (GIS) và tư liệu ảnh viễn thám.

2. Bản đồ về mức độ đáp ứng các Tiêu chí nông thôn mới đến cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3. Phần mềm quản lý, theo dõi việc thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La, được lập trình trên nền GIS, có thể hiển thị, truy vấn, chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu nhanh chóng qua các năm.

7

Ứng dụng công nghệ tích hợp tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quản lý biến động sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tạo lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về biến động sử dụng đất đai ở tỉnh Sơn La

1. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đa thời kỳ đất từ tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian.

2. Tích hợp các cơ sở dữ liệu bằng tư liệu viễn thám và kiểm tra ngoài thực địa.

3. Xây dựng quy trình công nghệ để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất

4. Thử nghiệm quy trình công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên địa bàn 01 huyện của tỉnh Sơn La

1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

2. Bản đồ biến động sử dụng đất.

3. Các số liệu về biến động đất đai qua các thời kỳ.

8

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới tỉnh Sơn La.

Nghiên cứu thực trạng, đề xuất nội dung cụ thể hoá tiêu chí nông thôn mới phù hợp ở Sơn La và cách thực vận dụng các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới phù hợp với 3 vùng đặc trưng kinh tế của tỉnh Sơn La.

- Nghiên cứu thực trạng và quá trình triển khai tại một số điểm lựa chọn mẫu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Phân tích đánh giá, phát hiện những vấn đề thuận lợi, khó khăn, tính đặc thù và vấn đề đặt ra..., của quá trình xây dựng nông thôn mới các vùng đặc trưng trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất cụ thể hoá tiêu chí Nông thôn mới phù hợp cho ba vùng đặc trưng : Vùng dọc đường quốc lộ 6, vùng lòng hồ thuỷ điện và vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn tỉnh Sơn La. Chú trọng các yếu tố : Tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư, dân tộc…, trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững sát với hoàn cảnh thực tế, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu kế hoạch của tỉnh và Trung ương.

- Báo cáo khoa học với những luận cứ khoa học, thực tiễn nhận diện và phát hiện các vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Bộ tiêu chí cho từng mô hình, từng vùng áp dụng phù hợp với thực tế cung cấp cho các cấp các ngành những thông tin và tiêu chí xây dựng nông thôn Sơn La để vận dụng.

- Các mô hình có nội dung tiêu chí phù hợp trong quá trình xây dựng nông thôn mới áp dụng trong thực tiễn để nhân ra các điểm khác trên địa bàn tỉnh

9

Nghiên cứu đề xuất mô hình hợp tác xã nuôi trồng thủy sản bền vững vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.

 

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách củng cố và phát triển bền vững các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản góp phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh nghề cá vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

- Làm căn cứ khoa học và thực tiễn đề xuất chính sách kinh tế hỗ trợ sự phát triển của hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vùng hồ thủy điện Sơn La

 

1. Thực trạng hoạt động mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản hồ thủy điện Sơn La: Về phương thức hoạt động, chính sách khuyến nông, liên kết đầu ra tiêu thụ sản phẩm, cơ chế quản lý,...

 2. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ của tỉnh, địa phương đối với các hộ và các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản vùng lòng hồ sông Đà.

3. Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại khu vực phía bắc: Về thị trường tiêu thụ chính, đầu mối tiêu thụ, các cơ sở chế biến, siêu thị hoặc cửa hàng,…

4. Đề xuất nội dung đổi mới hoàn thiện mô hình các hợp tác xã, xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh đối với các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản.

5. Đề xuất phương thức liên kết thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.

6. Vận hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả các mô hình hợp tác xã trong điều kiện kinh tế thị trường, điều chỉnh điều lệ hợp tác xã, phương thức hoạt động, xây dựng mối liên kết sản xuất,tiêu thụ sản phẩm...

7. Đề xuất chính sách phát triển bền vững hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ với tỉnh Sơn La.

- Mô hình hợp tác xã nuôi trồng thủy sản

- Báo cáo kết quả vận hành mô hình thử nghiệm với đầy đủ chính sách, cơ chế hợp tác, quản lý, trách nhiệm, ...

- Các báo cáo chuyên đề nghiên cứu.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển bền vững các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản.

- Trang Website tập thể cho các Hợp tác xã để trao đổi, quảng cáo, giao dịch mua bán trên mạng với khách hàng...

- Báo cáo khoa học tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài.

 

10

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế- xã hội dân tộc Kháng và La Ha tỉnh Sơn La.

Nghiên cứu phát hiện và cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá dân tộc Kháng và La Ha tỉnh Sơn La.

1. Đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội và văn hoá dân tộc Kháng và La Ha trong bối cảnh hiện nay, làm rõ các vấn đề:

- Thực trạng kinh tế truyền thống và những biến đổi (Nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công, khai thác các nguồn lợi thiên nhiên)

- Thực trạng xã hội bao gồm các vấn đề: (Những vấn đề về đói nghèo và chênh lệch phát triển. Các thiết chế xã hội truyền thống (Gia đình, dòng họ, làng bản, hội họ) và sự biến đổi của chúng, những ảnh hưởng đến quản lý xã hội hiện nay.

- Thực trạng văn hóa (Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) và các vấn đề y tế, giáo dục…

 2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển KT-XH-VH và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Kháng và La Ha trên địa bàn tỉnh Sơn La, góp phần định hướng phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống đối với hai cộng đồng dân tộc.

 3. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền về chính sách dân tộc, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng có dân tộc ít người.

- Tư liệu thu thập được tại các địa phương.

- Ảnh tư liệu

- Báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt.

- Hệ thống các giải pháp cơ chế chính sách đối với dân tộc thiểu số Kháng, La Ha.

 - Xuất bản sách, bài báo.

- Khác

 

11

Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La (1945 - 2010)

 

 Biên tập, sưu tầm chính xác sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Sơn La giai đoạn 1945 -2010, trên cơ sở đó xuất bản cuốn sách các sự kiện lịch sử của lực lượng vũ trang phục vụ nghiên cứu, giáo dục truyền thống và cung cấp những bài học kinh nghiệm lịch sử giúp các cấp uỷ đảng chỉ đạo trong quá trình chỉ đạo, xây dựng LLVT nhân dân giai đoạn mới.

- Sưu tầm, xác minh, biên tập các tư liệu của LLVT Sơn La liên quan đến cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay của quân, dân các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Quân khu II, Đảng bộ tỉnh và chính quyền tỉnh Sơn La.

- Các sự kiện sẽ được tổng kết được những bài học kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ QS - QP địa phương qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong tỉnh đối với LLVT.

- Biên soạn, hội thảo khoa học, bổ sung ý kiến các nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử để nâng cao chất lượng bản thảo, trình Ban Chỉ đạo, Hội đồng khoa học tỉnh, nghiệm thu và xuất bản.

- Là tài liệu được sưu tầm, xác minh.

- Tập sách gồm nhiều chương biên tập về sự kiện hoạt động của LLVT nhân dân tỉnh Sơn La từ năm 1945 - 2010.

- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài và các tư liệu khác.

 - Các chuyên đề nghiên cứu

 

12

Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Sơn La và đề xuất giải pháp can thiệp tại cộng đồng.

 

- Đánh giá thực trạng tỷ lệ tăng huyết áp( THA) của người cao tuổi tại tỉnh Sơn La theo hai vùng thành thị và nông thôn.

- Xác định, phân tích nguyên nhân và yếu tố liên quan bệnh tăng huyết áp.

- Đề xuất một số giải pháp phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng.

 

1. Nghiên cứu cơ sở khoa học chuyên ngành về bệnh tăng huyết áp trên thế giới, Việt nam (Tỷ lệ, triệu chứng lâm sàng, nguy cơ mắc...)

2. Đánh giá thực trạng bệnh tăng huyết áp (THA) tại các cơ sở Y tế và cộng đồng theo vùng thành thị và nông thôn:

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra, chọn mẫu, tập huấn cho cán bộ tham gia xét nghiệm, điều tra

- Khám lâm sàng xác định huyết áp và xác định chỉ số khối cơ thể (BMI); đo vòng bụng, vòng mông; xác định tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (WHR).

- Dùng phiếu hỏi đối tượng nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp: Thói quen về ăn uống (mặn, ăn chất béo động vật), uống rượu, hút thuốc lá..., tiền sử gia đình có người tăng huyết áp, Stress trong công việc, trong sinh hoạt...)

 - Làm xét nghiệm: Đường huyết; lipid máu: Cholesterol máu, triglycerid máu, lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL-C), lipoprotein có tỷ trọng cao (LDL-H); Creatinin máu; Albumin niệu.

3. Phân tích tổng hợp xử lý số liệu, đánh giá tỷ lệ THA theo nhóm tuổi, theo vùng đô thị - nông thôn; xác định tác nhân gây bệnh tại tỉnh Sơn La so với cả nước và trung ương.

4. Đề xuất một số giải pháp phòng, chống tăng huyết áp tại cộng đồng, kiến nghị Ngành và cộng đồng thực hiện chương trình phòng, chống tăng huyết áp trong thời gian tới.

- Hệ thống số liệu biểu bảng về kết quả điều tra, xét nghiệm, khám các đối tượng tăng huyết áp.

- Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực nghiên cứu đề tài.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài(xác định thực trạng, tỷ lệ bệnh THA, Dự báo xu hướng và biến động bệnh THA, giải pháp hạn chế và phòng chống...)

 - Khác (bài báo, đào tạo..)

 

B

Dự án (05)

13

Xây dựng mô hình nuôi cá Bỗng và cá chày mắt đỏ thương phẩm trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

- Xây dựng thành công mô hình nuôi cá Bỗng và cá Chày mắt đỏ thương phẩm nhằm phát huy lợi thế vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La

- Hoàn thiện quy trình nuôi cá thương phẩm phù hợp với điều kiện lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

- Chuyển giao kết quả cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong vùng dự án.

- Khảo sát chọn điểm và chọn hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi cá lồng tại hồ chứa nước thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai.

- Tiếp thu quy trình công nghệ nuôi cá Bỗng và cá Chày mắt đỏ thương phẩm DNTN Trung tâm phát triển công nghệ thuỷ sản.

- Đào tạo tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và nông dân về kỹ thuật nuôi cá Bỗng và cá Chày mắt đỏ trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

- Xây dựng mô hình nuôi cá Bỗng thương phẩm trong lồng.

- Xây dựng mô hình nuôi cá Chày mắt đỏ thương phẩm trong lồng.

- Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển hiệu quả kinh tế của mô hình cá Bỗng và cá Chày thương phẩm của dự án.

- Quản lý môi trường ao nuôi và phòng trị bệnh cho cá. Lựa chọn các loại thuốc, chế phẩm sinh học được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để phòng trị bệnh cho cá.

- Chuyển giao kết quả cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong vùng dự án.

- Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả mô hình.

- Mô hình nuôi cá Bỗng thương phẩm 40 lồng, tổng diện tích 540 m3, mật độ nuôi 400con/lồng.

- Mô hình nuôi cá Chày mắt đỏ thương phẩm trong 40 lồng, tổng diện tích 540m3. Mật độ nuôi 500 con/lồng.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình nuôi cá Bỗng, cá Chày mắt đỏ thương phẩm trong lồng phù hợp với điều kiện hồ chứa nước thủy điện Sơn La.

 - Báo cáo tổng kết dự án.

 

 

14

Xây dựng mô hình nuôi chim Trĩ đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao tại Mộc Châu - Sơn La.

- Xây dựng thành công mô hình nuôi chim Trĩ đỏ sinh sản, thương phẩm gắn với du lịch sinh thái tại Mộc Châu Sơn La.

- Chuyển giao kết quả cho các hộ chăn nuôi trong vùng dự án.

- Điều tra hiện trạng về chăn nuôi chim Trĩ đỏ và du lịch Mộc Châu - Sơn La, từ đó lập dữ liệu làm căn cứ khoa học cho việc phát triển chăn nuôi kết hợp du lịch sinh thái.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai dự án.

- Tiếp nhận quy trình công nghệ, tập huấn kỹ thuật để tổ chức sản xuất.

- Thử nghiệm nuôi chim Trĩ đỏ thương phẩm quy mô 400 - 500 con để sản xuất thịt an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi chim Trĩ đỏ kết hợp với du lịch sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao tại Mộc Châu - Sơn La.

- Xây dựng và hoàn thiện Quy trình nuôi chim Trĩ đỏ thương phẩm phù hợp với điều kiện của huyện Mộc Châu.

- Đào tạo, tập huấn chuyển giao kết quả dự án cho người dân về kỹ thuật và cách tiếp cận thị trường của mô hình nuôi chim Trĩ đỏ kết hợp với du lịch sinh thái.

- Mô hình nuôi chim Trĩ đỏ 400 - 500 con/năm

- Quy trình nuôi chim Trĩ đỏ thương phẩm phù hợp với điều kiện của huyện Mộc Châu.

- Báo cáo tổng kết dự án

 

 

15

Xây dựng mô hình thâm canh các giống xoài Úc, Đài Loan, Thái Lan chất lượng cao theo quy trình VietGAP tại Sơn La.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng thâm canh các giống xoài chất lượng cao: Xoài Úc xoài Đài Loan, xoài xanh Thái Lan tại Sơn La.

- Xây dựng quy trình, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật:

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

+ Quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép.

- Đào tạo tập huấn: 300 lượt hộ nông dân

 

- Điều tra, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển một số giống xoài Úc, xoài Đài Loan và xoài Thái Lan trên địa bàn tỉnh Sơn La. Lựa chọn được cây mẹ để làm mắt ghép phục vụ cho việc nhân giống.

- Xây dựng mô hình thâm canh các giống xoài: Xoài Úc, xoài Đài Loan và xoài Thái Lan quy mô: 10ha, trong đó:

+ Ghép cải tạo: 5ha

+ Trồng mới: 5ha

- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)

+ Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất

+ Giống và gốc ghép

+ Quản lý đất và giá thể

+ Phân bón và chất phụ gia

+ Nước tưới

+ Hoá chất (Bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

+ Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

+ Quản lý chất thải

+ Người lao động

+ Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

- Sản xuất giống cây Xoài chất lượng cao: Sản xuất 5.000 cây giống bằng phương pháp ghép đoạn cành. Hạt giống lấy từ những cây có năng suất quả cao, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt đã được trồng tại Sơn La, đoạn cành ghép lấy từ những cây mẹ đã được tuyển chọn tại Sơn La

+ Số lượng cây gieo hạt thực sinh (Gốc ghép): 6000 cây; số lượng cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn: 5.000 cây

- Xây dựng quy trình, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật:

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

+ Quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép

- Đào tạo tập huấn 

+ Đào tạo tấp huấn cho 300 lượt hộ nông dân. Nội dung tập huấn: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xoài, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật thu hái bảo quản quả, kỹ thuật nhân giống theo tiêu chuẩn VietGAP

- Tạo được vườn mô hình thâm canh Xoài theo VietGAP: 10 ha

- Sản xuất giống Xoài bằng phương pháp ghép đoạn cành: 10.000 cây

- Tập huấn kỹ thuật: 300 người

- Xây dựng và hoàn thiện được 02 quy trình:

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

+ Quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép

 - Báo cáo tổng kết dự án

 

 

16

Xây dựng mô hình trồng thâm canh Thanh Long ruột đỏ tại tỉnh Sơn La

 Xây dựng được mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ tại huyện Mai Sơn quy mô 3ha làm cơ sở để nhân rộng sản xuất.

- Xây dựng được mô hình nhân giống Thanh Long ruột đỏ để tạo giống mở rộng sản xuất.

- Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc Thanh Long ruột đỏ phù hợp với điều kiện tại Sơn La.

 

- Điều tra, lựa chọn địa điểm và các hộ trồng Thanh Long ruột đỏ tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.

- Tiếp nhận quy trình công nghệ nhân giống và trồng thương phẩm Thanh Long ruột đỏ tại Trường Đại học Tây bắc.

- Tập huấn quy trình trồng và chăm sóc Thanh Long ruột đỏ cho nông dân

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Đất đai, phân bón..., phục vụ cho việc triển khai dự án

- Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 3 ha Thanh Long ruột đỏ tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.

 - Xây dựng mô hình nhân giống Thanh Long ruột đỏ với quy mô 1000 cây để mở rộng sản xuất.

- Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh của Thanh Long.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng Thanh Long ruột đỏ phù hợp với điều kiện tại Sơn La.

- Tập huấn chuyển giao kết quả cho nông dân trong vùng dự án.

- Báo cáo kết quả điều tra thực trạng tình hình phát triển Thanh Long trên địa bàn huyện Mai Sơn.

- Mô hình 3 ha cây Thanh Long ruột đỏ phát triển tốt, năm thứ 3 đã cho quả, mỗi ha 2 tấn quả. Những năm tiếp theo mỗi ha cho 7 tấn quả có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, vị ngọt, quả to (3 quả/1kg)

- Mô hình nhân giống Thanh Long bằng phương pháp giâm hom, quy mô 1000 cây

- Quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc Thanh Long ruột đỏ phù hợp với điều kiện tại Sơn La.

- Báo cáo tổng kết dự án

17

Xây dựng mô hình ứng dụng bếp khí hóa sinh khối cho đồng bào tại một số điểm tái định cư tỉnh Sơn La.

Xây dựng và nhân rộng mô hình sử dụng chất đốt bằng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp cho đồng bào khu vực nông thôn tại điểm tái định cư tỉnh Sơn La

1. Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng chất đốt của đồng bào một số điểm tái định cư tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mộc Châu, Mường La).

2.Tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng công nghệ bếp khí hóa sinh khối. Đánh giá nhu cầu sử dụng bếp khí hóa sinh khối của các hộ gia đình khu vực nông thôn ở các điểm TĐC.

3. Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ bếp khí hóa sinh khối: Quy mô 04 điểm/4 huyện. Mỗi điểm chọn 5 hộ. Đánh giá hiệu quả của mô hình.

4. Đề xuất phương án, giải pháp nhân rộng mô hình

1. Báo cáo hiện trạng sử dụng chất đốt của đồng bào một số điểm tái định cư tỉnh Sơn La. Báo cáo nhu cầu sử dụng bếp khí hóa sinh khối tại các điểm điều tra.

2. 20 mô hình bếp khí hóa sinh khối tại 04 huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mộc Châu.

3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ bếp khí hóa sinh khối phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.