Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2020”
Số hiệu: 1290/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Đỗ Ngọc An
Ngày ban hành: 26/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1290/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 26 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020” (Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ; (B/c)
- TT. HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học và Công báo;

- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đỗ Ngọc An

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 1290/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Cùng với sự phát triển của xã hội, công tác thanh tra ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giai đoạn hiện nay và trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực thi Hiến pháp năm 2013, điều đó đã và đang đặt ra, đòi hỏi công tác thanh tra phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước cũng như những đòi hi, kỳ vọng của xã hội và Nhân dân.

Trong những năm qua công tác thanh tra luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, hoạt động thanh tra đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả tích cực, kế hoạch thanh tra hàng năm đã bám sát vào định hướng của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh, thanh tra có trọng tâm, trọng đim, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương tập trung vào các lĩnh vực, những vn đ bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm. Các cuộc thanh tra được tiến hành đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cơ bản đã được các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện, tỷ lệ thu hồi sau thanh tra đạt khá cao, thông qua hoạt động thanh tra đã kịp thời phát hiện và xử lý thu hồi sai phạm, phát hiện sơ h trong cơ chế quản lý, chính sách để kiến nghị với cơ quan nhà nước biện pháp khắc phục, phòng ngừa, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, Nhân dân, qua đó đã tăng cường kỷ luật tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thanh tra cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặt ra. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có nội dung chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm, còn chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Chất lượng một số cuộc thanh tra có nội dung chưa đáp ứng yêu cầu, qua thanh tra chưa phát hiện được hành vi tham nhũng, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tội phạm chuyển cơ quan điều tra, chưa có nhiều kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra còn chưa triệt để, chưa quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, công tác xây dựng lực lượng ngành Thanh tra đã được cp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, song còn chậm, kỹ năng nghiệp vụ của một bộ phận công chức thanh tra còn hạn chế, tính chuyên nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao; nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động thanh tra còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra, phòng, ngừa tham nhũng hiện nay. Việc quản lý, lưu trữ các hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa khoa học, mang tính chất thủ công vì vậy gây khó khăn trong công tác tìm kiếm, tổng hợp số liệu, khai thác, tra cứu các tài liệu của Ngành.

Trên cơ sở những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển Thanh tra Việt Nam trong thời gian tới, nhất là triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra Việt Nam đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra Lai Châu hiện nay, vì vậy việc xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020” là cn thiết nhằm xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Lai Châu “đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, hiệu quả” góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ s lý luận

Thanh tra là công cụ của quản lý nhà nước, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, ở đâu có Nhà nước thì ở đó có thanh tra, kiểm tra, giám sát. Lênin nói: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra; quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai”. Người đã nhiều lần khẳng định vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra và đề cập đến việc kiểm tra, thanh tra các mệnh lệnh, chỉ thị được thực hiện trên thực tế đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của ngành Thanh tra Việt nam. Nói đến vị trí, vai trò của công tác thanh tra, Bác nêu quan điểm “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thanh tra trong hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội, Người ví thanh tra quan trọng như tai và mắt của con người, như một bộ phận cấu thành của cơ thể con người là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho con người phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là cũng giống như tai, mắt của cơ thể con người. Thanh tra được xem là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cơ quan quản lý nhà nước là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà nước, giữa chúng không có khoảng cách. Bởi quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà không có thanh tra, kiểm tra xem như không có quản lý. Nếu tách rời tai, mắt ra khỏi cơ thể con người, tách khỏi phương tiện nhận thức phát triển của con người ra khỏi cơ thể của con người.

Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự thanh tra, kiểm tra thì đó chính là biểu hiện bệnh quan liêu, dẫn đến nạn tham ô, lãng phí. Công tác thanh tra có một vị trí, vai trò rất quan trọng, nó là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý, là một nội dung của quản lý. Thanh tra còn là một phương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Xuất phát từ tính chất, vị trí và vai trò của công tác thanh tra nên đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ, sự trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy và chính quyền các cấp. Đây là một trong những yếu t quyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng làm tốt công tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, ít có khiếu nại, tố cáo. Ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó kỷ luật không được thi hành nghiêm, dân chủ không được bảo đảm, xảy ra nhiều khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của Nhân dân dai dẳng, phức tạp, kéo dài, tốn rất nhiều tiền của và công sức của các cơ quan nhà nước để giải quyết.

2. Cơ sở pháp lý

a) Các văn bản chỉ đạo

- Các văn bản của Trung ương

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; XI. XII, Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận Hội nghị Trung ương 5 Ban Chp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT- TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng v.v..

- Các văn bản của tỉnh Lai Châu

Nghị quyết Đi hội Đảng bộ tnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ (2015 - 2020); Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 06/8/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 28/01/2016 của Tỉnh ủy Lai Châu về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của B Chính trị v tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vi công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Công văn số 1050-CV/TU ngày 13/10/2015 của Tỉnh ủy Lai Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh tra; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 26/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đy lùi sự suy thoái về tư tưng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ; Công văn số 2192/UBND-NC ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

b) Các văn bản pháp lý

- Luật Thanh tra năm 2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và các Luật sửa đổi, bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, 2007, 2012; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

- Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra.

- Quyết định số 2857/QĐ-TTCP ngày 21/10/2011 của Thanh tra Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thanh tra thời kỳ 2011 - 2020 đề ra các mục tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.

- Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2278/2007/QĐ-TTCP ngày 23/10/2007 của Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo.

- Các Thông tư của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm, thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng...

- Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 54/2016/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2025.

- Các văn bản khác của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của các cơ quan Thanh tra.

(Có Danh mục văn bản kèm theo)

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

Công chức, người lao động ngành Thanh tra Lai Châu bao gồm: Thanh tra tnh; Thanh tra các sở, ban, ngành tỉnh; Thanh tra các huyện, thành phố.

IV. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Tổ chức triển khai, thực hiện công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Phần II

THỰC TRẠNG NGÀNH THANH TRA LAI CHÂU

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ công chức

Ngành thanh tra Lai Châu hiện có 25 tổ chức thanh tra, gồm: Thanh tra tnh; 16 tổ chức thanh tra sở, ban, ngành tỉnh (chưa có Thanh tra Sở Ngoại vụ theo quy định tại Điều 9, 10 - Nghị định số 157/2006/NĐ-CP ngày 27/12/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao); 08 tổ chức thanh tra huyện, thành phố.

Tổng số cán bộ của ngành Thanh tra Lai Châu 155 người; Trong đó: Nam 115 người (chiếm tỷ lệ 74,2%); Nữ 40 người (chiếm tỷ lệ 25,8%); Dân tộc thiểu số 26 người (chiếm tỷ lệ 16,8%); Đảng viên 111 người (chiếm tỷ lệ 71,6%). Công chức 132 người; hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP 03 người; hợp đồng lao động 20 người.

Chất lượng đội ngũ công chức:

- Trình độ chuyên môn: Cao học 07 người (chiếm tỷ lệ 4,5%); Đại học 136 người (chiếm tỷ lệ 87,7%); Cao đẳng 06 người (chiếm tỷ lệ 3,9%); Trung cấp 03 người (chiếm tỷ lệ 1,9%); Công nhân kỹ thuật 03 người (chiếm tỷ lệ 1,9%).

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 33 người (chiếm tỷ lệ 21,3%); Trung cấp 54 người (chiếm tỷ lệ 34,8%).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra viên cao cấp 02 người (chiếm tỷ lệ 1,3%); Thanh tra viên chính 21 người (chiếm tỷ lệ 13,5%); Thanh tra viên 97 người (chiếm tỷ lệ 62,6%).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp 02 người (chiếm tỷ lệ 1,3%); Chuyên viên chính 22 người (chiếm tỷ lệ 14,2%); Chuyên viên 108 người (chiếm tỷ lệ 69,7%).

- Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra: Thanh tra viên cao cấp không có; Thanh tra viên chính 04 người (tỷ lệ 2,6%); Thanh tra viên 73 người (tỷ lệ 47,1%).

1.1. Thanh tra tỉnh

a) Tổ chức bộ máy; số lượng, cơ cấu biên chế công chức

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh có 05 phòng: Văn phòng; Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1; Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2; Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng; Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.

Chỉ tiêu biên chế hành chính được giao là 34, hiện có mặt 34 người, trong đó: Công chức 27 người (chiếm tỷ lệ 79,4%); hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP 02 người (chiếm tỷ lệ 5,9%); hợp đồng lao động 05 người (chiếm tỷ lệ 14,7%). Cơ cấu công chức: Nam 25 người (chiếm tỷ lệ 73,5%); Nữ 09 người (chiếm tỷ lệ 26,5%); Dân tộc thiểu số 03 người (chiếm tỷ lệ 9%); Đảng viên 22 người (chiếm tỷ lệ 64,7%); lãnh đạo cấp sở gồm Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra (đang thiếu 01 Phó Chánh Thanh tra); lãnh đạo cấp phòng có 05 Trưởng phòng và 06 Phó Trưởng phòng. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 15 người.

b) Chất lượng công chức

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 03 người (chiếm tỷ lệ 8,8%); Đại học 29 người (chiếm tỷ lệ 85,3%); Công nhân kỹ thuật 02 người (chiếm tỷ lệ 5,9%).

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 11 người (chiếm tỷ lệ 32,4%); Trung cấp 06 người (chiếm t lệ 17,6%).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra viên cao cấp 02 người (chiếm tỷ lệ 5,9%); Thanh tra viên chính 08 người (chiếm t lệ 23,5%); Thanh tra viên 19 người (chiếm tỷ lệ 55,9%).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp 02 người (chiếm tỷ lệ 5,9%); Chuyên viên chính 08 người (chiếm tỷ lệ 23,5%); Chuyên viên 22 người (chiếm tỷ lệ 64,7%).

- Về bổ nhiệm vào ngạch thanh tra: Thanh tra viên chính 03 người (chiếm tỷ lệ 8,8%); Thanh tra viên 21 người (chiếm tỷ lệ 61,8%).

1.2. Thanh tra sở, ban, ngành tỉnh

a) Số lượng, cơ cấu biên chế công chức

- Tổng số 81 người, trong đó: Công chức 72 người (chiếm tỷ lệ 88,9%); hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 01 người (chiếm tỷ lệ 1,2%); Hợp đồng lao động 08 người (chiếm tỷ lệ 9,9%).

- Về cơ cấu công chức: Nam 61 người (chiếm tỷ lệ 75,3%); Nữ 20 người (chiếm tỷ lệ 25,7%); Dân tộc thiểu số 12 người (chiếm tỷ lệ 14,8%); Đảng viên 58 người (chiếm tỷ lệ 71,6%). Chánh Thanh tra: 12 người; Phó Chánh Thanh tra: 20 người; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: 41 người.

b) Chất lượng công chức

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 04 người (chiếm tỷ lệ 4,9%); Đại học 71 người (chiếm tỷ lệ 87,7%); Cao đẳng 03 người (chiếm tỷ lệ 3,7%), Trung cấp 02 người (chiếm tỷ lệ 2,5%); Công nhân kỹ thuật 01 người (chiếm tỷ lệ 1,2%).

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 16 người (chiếm tỷ lệ 19,8%); Trung cấp 27 người (chiếm tỷ lệ 33,3%).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra viên chính 11 người (chiếm tỷ lệ 13,6%); Thanh tra viên 52 người (chiếm tỷ lệ 64,2%).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Chuyên viên chính 12 người (chiếm tỷ lệ 14,8%); Chuyên viên 52 người (chiếm tỷ lệ 64,2%).

- Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra: Thanh tra viên chính 01 người (chiếm tỷ lệ 1,2%); Thanh tra viên 39 người (chiếm tỷ lệ 48,1%).

1.3. Thanh tra huyện, thành phố

a) Số lượng, cơ cấu biên chế công chức, người lao động

- Tổng số 40 người, trong đó: Công chức 33 người (chiếm tỷ lệ 82,5%); hợp đồng lao động 07 người (chiếm tỷ lệ 17,5%).

- Về cơ cấu công chức: Nam 29 người (chiếm tỷ lệ 72,5%); Nữ 11 người (chiếm tỷ lệ 27,5%); Dân tộc thiểu số 09 người (chiếm tỷ lệ 22,5%); Đảng viên 31 người (chiếm tỷ lệ 77,5%). Chánh Thanh tra 08 người; Phó Chánh Thanh tra 06 người; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: 19 người.

b) Chất lượng công chức

- Trình độ chuyên môn: Đại học 36 người (chiếm tỷ lệ 90%); Cao đẳng 03 người (chiếm tỷ lệ 7,5%); Trung cấp 01 người (chiếm tỷ lệ 2,5%).

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 06 người (chiếm tỷ lệ 15%); Trung cấp 21 người (chiếm tỷ lệ 52,5%).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra viên chính 02 người (chiếm tỷ lệ 5%); Thanh tra viên 26 người (chiếm tỷ lệ 65%).

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Chuyên viên chính 02 người (chiếm tỷ lệ 5%); Chuyên viên 34 người (chiếm tỷ lệ 85%).

- Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra: Thanh tra viên 13 người (chiếm tỷ lệ 32,5%).

(Có Biểu số 01 kèm theo)

2. Cơ s vật chất, trang thiết bị làm việc

a) Trụ sở làm việc

- Đối với Thanh tra tnh được bố trí nơi làm việc tại Tầng 4 Nhà D và 02 Phòng tại Tầng 1, Nhà D, Khu Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Lai Châu.

- Đối với Thanh tra các sở: Bố trí 01-02 phòng làm việc.

- Đối với Thanh tra huyện: B trí 02-03 phòng làm việc.

b) Phương tiện, trang thiết bị làm việc.

- Về phương tiện: Thanh tra tỉnh được trang bị 02 xe ô tô con, xe ô tô Mitsubishi 25C-0399 mua năm 2005; xe Fortuner 25C-00081 mua năm 2012.

- Trang thiết bị làm việc: Đối với các tổ chức thanh tra, các thiết bị làm việc chủ yếu, bao gồm: Máy vi tính để bàn; một số máy tính Laptop (do cá nhân tự trang bị); máy in; máy photocopy (Chỉ có Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện), các loại t, bàn, ghế (phn lớn cũ chưa thanh lý).

(Có Biểu s 02 kèm theo)

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THANH TRA LAI CHÂU

1. Công tác tham mưu

Ngành Thanh tra Lai Châu đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác thanh tra. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, phi hợp với các Vụ, Cục thuộc Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thanh tra năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... Tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 06/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Công văn số 1050-CV/TU ngày 13/10/2015 của Tỉnh ủy Lai Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh tra; Kế hoạch số 20/KH-TU ngày 28/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 08/9/2009 về tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, giai đoạn 1 (2009-2011); Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 26/10/2012 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2 (2012-2016); kế hoạch s 1753/KH-UBND ngày 31/12/2013 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo từ năm học 2013-2014 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 1346/KH-UBND ngày 21/7/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg , ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh. Chánh Thanh tra, Phó chánh Thanh tra sở. Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện; Công văn số 2192/UBND-NC ngày 04/11/2016 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2. Kết quả công tác thanh tra

Trong 5 năm (2012-2016) ngành Thanh tra Lai Châu đã thực hiện 965 cuộc thanh tra, kiểm tra gồm: 266 cuộc thanh tra hành chính; 548 cuc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; 151 cuộc thanh tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh, kiểm tra đã phát hiện tổng sai phạm 105.710,3 triệu đồng, trong đó kiến nghị thu hi nộp ngân sách nhà nước 60.276,5 triệu đồng; Kiến nghị khc phục, sửa chữa, giảm trừ cấp phát qua thanh quyết toán 43.812,8 triệu đồng; X phạt vi phạm hành chính 1.455 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá 166 triệu đồng và thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh, khắc phục khác. Tng số tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm qua công tác thanh tra là 488 tập thể, 818 cá nhân, trong đó kiến nghị xử lý trách nhiệm hành chính đối với 289 tập thể và 495 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc bằng 01 đối tượng (vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp).

2.1. Thanh tra hành chính

Thực hiện 266 cuộc thanh tra (237 cuộc theo kế hoạch, 29 cuộc đột xuất) tại 589 cơ quan, đơn vị. Qua thanh tra có 338 tập thể, 418 cá nhân liên quan đến các sai phạm trên các lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, quản lý sử dụng đất với tổng số tiền 64.311 triệu đồng. Đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 30.318 triệu đồng, kiến nghị khắc phục sa chữa, giảm trừ cấp phát qua thanh, quyết toán 33.993 triệu đồng, kiến nghị xử lý trách nhiệm hành chính đối với 141 tập thể và 418 cá nhân. Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

Lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng: Các cấp, các ngành triển khai thực hiện 45 cuộc thanh tra tại 115 đơn vị. Qua thanh tra đã phát hiện 63 đơn vị có sai phạm về kinh tế với tổng số tiền 29.420 triệu đồng, trong đó kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 11.989 triệu đồng, giảm trừ thanh, quyết toán 17.431 triệu đồng. Nội dung sai phạm chủ yếu: Nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng; áp sai đơn giá, sai mã hiệu.

Lĩnh vực quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách: Các cấp, các ngành triển khai thực hiện 219 cuộc thanh tra tại 474 đơn vị. Qua thanh tra đã phát hiện 275 đơn vị có sai phạm và kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền 34.890 triệu đồng, trong đó kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 18.329 triệu đồng, khắc phục, sa chữa, giảm trừ thanh toán 16.563 triệu đồng. Nội dung sai phạm chủ yếu: Chi sai chế độ, định mức; thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước không đảm bảo; nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai: Các cấp, các ngành triển khai thực hiện 02 cuộc thanh tra chuyên đề quản lý và sử dụng đất đai gồm 01 cuộc thanh tra công tác quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tnh do Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lai Châu và 01 cuộc do thanh tra Thành phố Lai Châu thực hiện năm 2013. Qua thanh tra đã phát hiện và kiến nghị Thủ trưởng các cơ quan kịp thời sửa chữa, khắc phục các bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2.2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành

Thực hiện 548 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực (trong đó đã thành lập đoàn 424 cuộc, thanh tra độc lập 124 cuộc) đối với 3.869 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra phát hiện 150 tập thể, 400 cá nhân liên quan đến sai phạm về kinh tế với tổng số tiền 39.114 triệu đồng. Các sai phạm chủ yếu: Sai phạm các quy định trong quản lý, sử dụng ngân sách, đất đai; hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có tem nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, hàng đóng gói sẵn chưa thực hiện công bố hợp quy; chưa được cấp chứng chỉ hành nghề y, dược; không có giấy phép đăng ký kinh doanh; chưa có giấy phép hoạt động in, hoạt động khám chữa bệnh; thi công thiếu khối lượng, đơn giá hồ sơ thanh toán chưa đúng với đơn giá hồ sơ thẩm định;... Đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 29.304 triệu đồng, kiến nghị khc phục, sửa chữa, giảm trừ cấp phát qua thanh toán, quyết toán 9.810 triệu đồng. Ban hành 137 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 1.435 triệu đồng; kiến nghị xử lý trách nhiệm hành chính đối với 148 tập thể và 77 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc bằng 01 đối tượng (vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp).

2.3. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Triển khai tổ chức thực hiện 151 cuộc thanh tra tại 226 đơn vị. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 655,480 triệu đồng, trả lại cho người dân số tiền 9,9 triệu đồng (trong đó Thanh tra tnh đã triển khai thực hiện 18 cuộc thanh tra, đã phát hiện sai phạm về kinh tế với tổng số tiền 522,470 triệu đồng. Kết quả đã đôn đốc thu hồi dứt điểm đạt 100%, kịp thời kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, t cáo và phòng, chống tham nhũng).

3. Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra đã được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Thực hiện nghiêm túc Chỉ đạo của Tỉnh ủy Lai Châu tại Công văn số 1050-CV/TU ngày 13/10/2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh tra; Công văn số 128- CV/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Thông báo kết luận số 143-TB/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Bám sát các nội dung chỉ đạo ngành thanh tra tăng cường các biện pháp đôn đốc thu hồi sau thanh tra, chỉ đạo quyết liệt việc đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đối với các cuộc thanh tra kinh tế xã hội còn tn đọng trên địa bàn tỉnh theo Công văn số 1050-CV/TU ngày 13/10/2015 của Tỉnh ủy, chú trọng đến công tác thu hồi ngay trong quá trình thanh tra đối với các cuộc thanh tra đang triển khai, nhìn chung các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cơ bản đã được các đối tượng thanh tra chấp hành. Tính đến ngày 30/6/2017 (số liệu theo báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Luật Thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu) ngành thanh tra đã đôn đốc thu hồi được 61.185,64 triệu đồng/69.097,23 triệu đồng, đạt 88,55% (Thanh tra hành chính 30.930,22 triệu đồng/34.406,45 triệu đng, đạt 89,90%; Thanh tra chuyên ngành 30.255,42 triệu đồng/34.690,78 triệu đồng, đạt 87,21%). Trong đó: Thanh tra tỉnh đã đôn đốc thu hồi được 15.975,48 triệu đồng/16.674,01 triệu đồng, đạt 95,81%. Qua đó đã góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả trong quản lý của các cơ quan nhà nước.

4. Công tác gii quyết khiếu nại, tố cáo

Cùng với thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, ngành thanh tra Lai Châu đã tích cực chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Kết quả từ năm 2012 - 2016, cơ quan hành chính các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiếp 3.112 lượt bằng 6.861 lượt người, trong đó có 61 đoàn đông người bằng 2.797 lượt người. Tiếp thường xuyên 2.816 lượt bằng 4.939 lượt người (28 đoàn đông người bằng 1.277 lượt người); tiếp định kỳ, đột xuất của lãnh đạo các cấp, ngành 296 lượt bằng 1.922 lượt người (33 đoàn đông người bằng 1.520 lượt người). Tiếp nhận 5.475 đơn, trong đó đơn kỳ trước chuyển sang 33 đơn; đơn tiếp nhận trong kỳ 5.442 đơn, trong đó đơn khiếu nại 46 đơn bằng 39 vụ việc, tố cáo 79 đơn bằng 73 vụ việc và đơn kiến nghị, phản ánh 5.317 đơn bằng 5.167 vụ việc. Đã phối hợp với các cơ quan, cấp ủy, chính quyền các cấp tham mưu giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, người dân tập trung đông người tham gia khiếu kiện, gây áp lực tại trụ sở tiếp công dân ca tỉnh, huyện, tập trung đông người về tr sở Ban Tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước yêu cầu giải quyết chế độ, chính sách liên quan đến công tác bồi thường, di dân tái định cư, việc tranh chấp đất đai trong nội bộ dân cư, việc b trí sắp xếp lại hệ thống chợ, trung tâm thương mại, việc quản lý đất nông, lâm trường... Qua công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã góp phn giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.

5. Công tác phối hợp với các cơ quan đơn vị

Ngành thanh tra Lai Châu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao đã chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp ủy, chính quyền địa phương xem xét giải quyết, xử lý nhiều vụ việc được dư luận, xã hội quan tâm như: Tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị theo đơn thư liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, phối hợp với các cấp, các ngành rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, tồn đọng, kéo dài nhất là các vụ việc liên quan đến lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ tái định cư, tranh chấp đất đai, chủ động nắm tình hình khiếu kiện trên địa bàn; phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước, Ban Tiếp dân của tỉnh trao đổi thông tin nắm tình hình các đoàn khiếu kiện đông người, tuyên truyền, giải thích vận động đưa người dân về địa phương giải quyết theo quy định; cùng với các cấp, các ngành tập trung rà soát các phương án bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư dự án thủy điện Huội Quảng, Bản Chát trên địa bàn hai huyện Than Uyên và Tân Uyên. Thành lập tổ công tác phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và cuộc bu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đã đạt được

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, kịp thời triển khai thi hành Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thanh tra, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về thanh tra cho các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra. Công tác tham mưu đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tham mưu giải quyết, xử lý nhiều vụ việc phức tạp, nhất là trong lĩnh vực giải quyết đơn thư, phòng, chống tham nhũng, qua đó đã góp phần trong việc ổn định trật tự xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra được chú trọng, các cuộc thanh tra đã bám sát vào định hướng của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo của tnh, Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương tập trung vào các lĩnh vực, những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm. Các cuộc thanh tra được tiến hành đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc hoạt động, tuân thủ quy trình, quy chế theo quy định, thời gian ban hành các kết luận tương đối kịp thời, qua thanh tra đã kịp thời phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, Nhân dân.

Công tác xây dựng lực lượng ngành thanh tra được các cấp, các ngành quan tâm, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy thông qua việc xây dựng quy hoạch, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ cho các tổ chức thanh tra, quy định tiêu chuẩn các chức danh trong các cơ quan thanh tra, thực hiện tốt việc xét nâng ngạch, chuyển ngạch cho công chức thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

Việc đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được quan tâm chỉ đạo, các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý cơ bản đã được các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện, tỷ lệ thu hồi sau thanh tra đạt khá cao (88,55%), thông qua hoạt động thanh tra đã tăng cường kỷ luật tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, quản lý nhà nước.

2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

2.1. Tn ti, hn chế

Việc lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có nội dung chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm, còn chồng chéo trong hoạt động giữa các tổ chức thanh tra, phải xem xét điều chỉnh.

Chất lượng một số cuộc thanh tra có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu, kết luận thanh tra còn chung chung, có cuộc kéo dài, chưa xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, qua thanh tra chưa phát hiện được hành vi tham nhũng, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tội phạm chuyển cơ quan điều tra, chưa có nhiều kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật.

Tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra còn chưa triệt để, chưa quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm về kinh tế, mới tập trung đôn đốc thu hồi sai phạm về kinh tế, chưa chú trọng đôn đốc thực hiện kiến nghị xử lý hành chính và các kiến nghị khác.

Công tác xây dựng lực lượng ngành thanh tra đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, song còn chậm, Thanh tra Sở Ngoại vụ đến nay chưa được thành lập theo quy định, tỷ lệ thanh tra viên còn thấp một số tổ chức thanh tra huyện, sở số lượng còn thiếu và không ổn định, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm của một bộ phận công chức thanh tra còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao về nhiệm vụ công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện quy trình thanh tra, theo dõi, lưu trữ hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổng hợp báo cáo tỉnh chưa khoa học, thống nhất, đồng bộ, khó khăn cho công tác quản lý, khai thác, tra cứu thông tin.

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

Luật Thanh tra và các văn bản liên quan đến công tác thanh tra còn có những bất cập, chưa đồng bộ, chưa quy định rõ cơ cấu tổ chức, biên chế của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành còn chưa hợp lý, thiếu tính ổn định, việc mở rộng phân định thẩm quyền cho thủ trưởng các cơ quan thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành, nhưng các quy định về sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra.

Quy định xử lý trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được thể hiện đầy đủ, do đó thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử các hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện đầy đủ yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, vì vậy tính hiệu lực của các kết luận còn hạn chế.

Một số tổ chức, cá nhân, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Giải thể, thôi việc, bỏ việc, chuyển đi nơi khác, doanh nghiệp đã dừng hoạt động hoặc phá sản, do đó không thể thu hồi được tiền sai phạm nộp ngân sách nhà nước.

Nhận thức của một bộ phận Nhân dân các quy định pháp luật về thanh tra còn chưa đầy đủ, nhất là đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

b) Nguyên nhân chủ quan

Công tác tuyên truyền, ph biến các quy định của pháp luật về thanh tra ở cấp cơ sở có lúc chưa thường xuyên, chất lượng công tác tuyên truyền còn hạn chế, đôi khi còn mang tính hình thức hiệu quả chưa cao.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ quan, đơn vị về công tác thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, công tác củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức tại một số tổ chức thanh tra còn chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng một bộ phận công chức làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh còn có mặt hạn chế về trình độ, năng lực, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng và nghiệp vụ, phương pháp thu thập chứng cứ, cũng như xác định sai phạm có liên quan đến dấu hiệu tội phạm và các hành vi tham nhũng.

Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, lực lượng công chức thanh tra, chất lượng ở một số cán bộ làm công tác thanh tra, còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, kinh nghiệm, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Các tổ chức thanh tra chưa được đầu tư trang bị máy chuyên dùng, máy ảnh, máy ghi âm phục vụ cho việc thu thập chứng cứ, chưa được trang bị máy Scanner, máy vi tính, máy in để phục vụ cho soạn thảo, in ấn, lưu trữ tài liệu Mật theo quy định tại Thông tư số 08/2015/TT-BCA ngày 27/01/2015 của Bộ Công an quy định Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra. Trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác thanh tra, lưu trữ, cập nhật hồ sơ thanh tra, theo dõi, đôn đốc xử lý sau thanh tra, khai thác tài liệu thanh tra, chưa được đầu tư đồng bộ thống nhất trong toàn tỉnh.

Một số tổ chức thanh tra chưa tích cực, kịp thời đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, chưa chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Công tác phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có thời điểm chưa chặt chẽ.

Phần III

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, tăng cường tính tập trung, thống nht, tính chủ động, nâng cao trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động, xây dựng đội ngũ công chức thanh tra với phương châm xuyên suốt “đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, hiệu quả” có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố kiện toàn các tổ chức thanh tra, thành lập Thanh tra Sở Ngoại vụ theo quy định, đảm bảo đủ số lượng biên chế cho các tổ chức thanh tra theo vị trí việc làm được phê duyệt, đảm bảo tính ổn định về thời gian công tác trong ngành thanh tra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thanh tra. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành Thanh tra có trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, có tinh thần đoàn kết, ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh, phối hợp công tác, có tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu đến năm 2020:

+ Trên 95% công chức ngành Thanh tra Lai Châu có trình độ từ Đại học trở lên, trong đó ít nhất 10% có trình độ trên đại học.

+ Trên 60% công chức thanh tra có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Trong đó ít nhất 25% công chức thanh tra có trình độ lý luận chính trị cao cấp và tương đương.

+ Trên 90% công chức thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra.

+ Trên 60% công chức thanh tra được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, nhất là trong việc ban hành các kết luận thanh tra, chú trọng việc phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra, tiến hành điều tra xử lý theo quy định pháp luật, kiên quyết kiến nghị xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm. Phấn đấu thu hồi sau thanh tra đạt trên 80%.

- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị làm việc, kinh phí, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan Thanh tra, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác lưu trữ tài liệu, phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: Trang thiết bị soạn thảo, in ấn, lưu trữ tài liệu Mật, trang thiết bị phục vụ cho các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đầu tư, lp đặt thiết bị số hóa dữ liệu hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, quán triệt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và đu tranh phòng chống tham nhũng. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ gn với thực hiện Chỉ thị s 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra, đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục tổ chức triển khai tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra nói riêng cho các tổ chức, cá nhân và Nhân dân, trong đó cần tập trung tuyên truyền giáo dục về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; quyền và trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, các Đoàn thanh tra trong công tác thanh tra. Chú trọng đến các đối tượng là cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành thông qua các hội nghị, toạ đàm, trao đổi công tác, nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đng đầu cơ quan, đơn vị, công chức và người lao động về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc tuyên truyền để Nhân dân tham gia thực hiện việc giám sát phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền các vi phạm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

2. Đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra, nâng cao chất lưng ban hành các kết luận thanh tra

- Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xây dựng, phê duyệt, định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, bám sát định hướng của Thanh tra Chính phủ, Chỉ đạo của tỉnh, yêu cầu quản lý của địa phương, xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng đim, tập trung vào các lĩnh vực, những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, qua đó phát hiện, xử lý vi phạm và kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, lựa chọn Trưng đoàn thanh tra có năng lực tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, am hiu v pháp luật, có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực phù hợp với nội dung cuộc thanh tra, có kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh tra, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ban hành các kết luận thanh tra.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thanh tra để nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra, rút ngắn thời gian thanh tra trực tiếp tại đơn vị, từ đó tiết kiệm được thời gian, kinh phí của cơ quan thanh tra, đồng thời giảm bớt phiền phức cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình trong hoạt động thanh tra, đổi mới tư duy, phương thức, phương pháp thanh tra, chú trọng trong việc phát hiện sơ hở trong cơ chế, chính sách để kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời, phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra, thực hiện tt quy định văn hóa ứng xử trong hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm của các thành viên trong hoạt động thanh tra.

- Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động thanh tra bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong các hoạt động thanh, kiểm tra, điều tra, để tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra tiến hành điều tra xử lý theo quy định pháp luật, trong việc xem xét xử lý đối với tổ chức cá nhân, đảng viên có sai phạm, liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu dân chủ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, tạo điều kiện cho các cơ quan, cá nhân thực hiện quyền giám sát, phản biện đối với hoạt động thanh tra. Các tổ chức thanh tra phải gương mu, đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, trách nhiệm giải trình.

- Nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra vì đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu qu, hiệu lực của công tác thanh tra, vì vậy Thủ trưởng các cơ Thanh tra cần nâng cao chất lượng ban hành các kết luận thanh tra, nâng cao bản lĩnh trong việc đưa ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có sai phạm. Các nội dung sai phạm về kinh tế đã rõ ràng, thực hiện thu hồi ngay trong quá trình thanh tra.

- Tập trung xem xét tính hp pháp, chính xác của các kết luận thanh tra nhằm phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để tiến hành thanh tra lại hoặc kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.

3. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

Việc đôn đốc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành của đối tượng thanh tra và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó tiến hành các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh thanh tra có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện kết luận Thanh tra; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Thiết lập việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, phù hợp với quy định của pháp luật; Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

- Phối hợp tốt giữa các cơ quan Thanh tra với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Áp dụng các biện pháp thu hồi theo chế tài pháp luật của Trung ương, của tỉnh đã ban hành.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp đối với công tác thanh tra, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, bởi xuất phát từ vị trí, vai trò rất quan trọng của công tác thanh tra, nó là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch kết luận, kiến ngh, quyết định xử lý về thanh tra và công khai kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Đưa nội dung kết quả, hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra là một trong những tiêu chí quan trọng đ đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

4. Củng cố, kiện toàn, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng ngành Thanh tra

- Cng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở ngành, huyện, thành phố theo quy định của pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành, nhằm xác định rõ vị trí cho các cơ quan Thanh tra, đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để các cơ quan thanh tra thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp UBND cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra thông qua việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm cho cán bộ, công chức thanh tra, nht là về kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng tham mưu, nâng cao bản lĩnh trong việc ban hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ hàng năm, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đánh giá trên cơ sở chú trọng đến kết quả, hiệu quả công việc được giao, coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có vi phạm, coi việc sơ tổng kết hàng năm để chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.

- Bố trí đủ biên chế công chức làm công tác thanh tra để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng biên chế của các tổ chức thanh tra được xác định trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được UBND tỉnh giao, cụ thể:

+ Đối với Thanh tra tỉnh: Bố trí đủ biên chế theo phê duyệt tại Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Lai Châu.

+ Đối với Thanh tra các sở, ban, ngành tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trên cơ sở Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, Thủ trưởng các đơn vị ưu tiên bố trí đủ biên chế với cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ hợp lý để đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra sở, ban, ngành. Đối với Thanh tra các sở, ban, ngành mà đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện thì cần b trí đủ biên chế theo đề án, kế hoạch của UBND tỉnh.

+ Đối với Thanh tra huyện: Bố trí đủ biên chế theo cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện đã được phê duyệt đảm bảo tối thiểu từ 05 biên chế trở lên, trong đó có 01 Chánh Thanh tra và có thể bố trí 01 - 02 Phó Chánh thanh tra tùy theo số biên chế được giao.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qu hoạt động thanh tra, vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra thì một trong những giải pháp trong giai đoạn này là cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại, phù hợp cho các cơ quan Thanh tra Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thanh tra nhằm phục vụ tốt cho công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cụ thể:

- Về phương tiện, điều kiện làm việc: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại các tổ chức thanh tra; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị phục vụ các Đoàn thanh tra trong việc thu thập chứng cứ (máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm); Trang bị máy Scanner có cấu hình cao, quét 02 mặt tự động, tốc độ từ 25 trang/phút trở lên để phục vụ vận hành, phần mềm tác nghiệp “Hồ sơ công việc” (eOffice). Trang bị 01 máy tính để bàn và 01 máy in không kết nối mạng Internet cho các tchức Thanh tra, để soạn thảo, in ấn, lưu trữ tài liệu Mật theo quy định tại Thông tư số 08/2015/TT- BCA ngày 27/01/2015 của Bộ Công an quy định Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra. Đầu tư mua sm trang thiết bị s hóa dữ liệu hồ sơ thanh tra, thông suốt từ thanh tra tỉnh đến thanh tra sở, thanh tra các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Về kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan thanh tra hàng năm: Ngoài kinh phí được phân bổ theo định mức chung của tỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Tài chính các cấp cần tính toán tham mưu để bổ sung kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các cơ quan Thanh tra theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thanh tra. B trí kinh phí trong dự toán giao hàng năm cho các cơ quan Thanh tra nguồn kinh phí được trích qua sai phạm đã thu hồi của các cơ quan Thanh tra theo quy định của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Phần IV

LỘ TRÌNH, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. LỘ TRÌNH

1. Giai đoạn I (2017 - 2018)

- Thanh tra tnh tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố đưa các nội dung Đề án vào chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án trong đó tập trung thực hiện đng bộ các nhóm giải pháp: Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra; Củng cố, kiện toàn, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng ngành Thanh tra.

- Đổi mới nội dung, phương pháp công tác thanh tra; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, để triển khai thực hiện, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh;

- Tổ chức đánh giá việc thực hiện Đề án ở giai đoạn thứ nhất, điều chỉnh bổ sung các hoạt động chủ yếu của giai đoạn 2018 - 2020 cho phù hợp với thực tin tại đơn vị, địa phương. Phấn đấu đến hết năm 2018 cơ bản hoàn thành một bước các mục tiêu của Đề án.

2. Giai đoạn II (2019 - 2020)

- Trên cơ sở kết quả đánh giá việc thực hiện Đề án ở giai đoạn thứ nhất, tiếp tục tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau khi đã sơ kết đánh giá, sửa đi, bổ sung ở giai đoạn thứ nht đ đảm bảo phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn này.

- Thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra các cp, các ngành trong tỉnh cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng các tổ chức thanh tra thống nht từ tỉnh đến huyện theo Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Đề án.

II. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung cho xây dựng triển khai thực hiện Đề án; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; học tập kinh nghiệm và tổng kết thực hiện Đề án. Kinh phí được giao hàng năm trong dự toán kinh phí của Thanh tra tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu Đề án.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra tỉnh

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức kiểm tra việc thực hiện đề án, tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền liên quan đến nội dung thực hiện Đề án.

2. Sở, ban, ngành tỉnh

- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, các ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ thanh tra, quản lý nhà nước và các kỹ năng phối hợp xử lý công việc cho công chức ngành Thanh tra Lai Châu.

- Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đề án trong dự toán kinh phí hàng năm của Thanh tra tỉnh, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát Thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, các đơn vị liên quan: Phối hợp với Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu ni, tố cáo, phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho các t chức, cá nhân và Nhân dân.

- Các sở, ban, ngành tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Đề án, trong đó tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức thanh tra chuyên ngành cho phù hợp.

3. UBND các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Đề án, đồng thời căn cứ vào nội dung, giải pháp của đề án và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh thực hiện củng cố kiện toàn tổ chức, biên chế và hoạt động của tổ chức thanh tra thuộc phạm vi quản lý của UBND các huyện, thành phố.

4. Thanh tra các s, ban, ngành tỉnh; Thanh tra các huyện, thành phố

- Quán triệt việc thực hiện Đề án, bảo đảm tổ chức và hoạt động của tổ chức Thanh tra đáp ứng thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án.

- Nâng cao ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức Ngành Thanh tra.

- Đổi mới thực hiện công tác thanh tra đảm bảo chất lượng hiệu quả./.

 

DANH MỤC

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020”)

1. Thông tư 02/2012/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 13/7/2012 hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Thông tư s 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

3. Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày 29/07/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại.

4. Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo.

5. Thông tư số 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo thay thế cho Thông tư số 01/2009/TT-TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ.

6. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

7. Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

8. Thông tư số 01/2014/TT-TTCP 23/04/2014 quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng thanh tra, kế hoạch thanh tra.

9. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 giữa Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

10. Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18/09/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

11. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

12. Thông tư số 08/2014/TT-TTCP 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra.

13. Thông tư số 05/2015/TT-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.

14. Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

15. Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Lai Châu.

16. Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2016-2020

17. Quyết định số 183/QĐ-TTr ngày 19/4/2017 của Thanh tra tỉnh Lai Châu về việc thành lập Tổ xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017 - 2020./.

 

 

 





Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo Ban hành: 30/09/2013 | Cập nhật: 04/10/2013

Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra Ban hành: 22/09/2011 | Cập nhật: 24/09/2011

Thông tư 01/2009/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo Ban hành: 15/12/2009 | Cập nhật: 23/12/2009