Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2015 về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 - 2020
Số hiệu: 05/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Phạm Thành Tươi
Ngày ban hành: 30/01/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 5316/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 - 2020 như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2011 - 2015

Tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII đã thông qua Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục duy trì tc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao hiệu quả và tính bn vững của sự phát trin, huy động mọi nguồn lực của xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; phn đu sớm đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát trin trung bình khá của cnước, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, góp phần cùng cả nước n định kinh tế vĩ mô, kim chế lạm phát, nâng cao đời sng vật chất và tinh thn của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và giao các sở, ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 được xây dựng trong bối cảnh kế thừa những thành tựu quan trọng của tỉnh đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 (GDP của giai đoạn này tăng bình quân 13,8%/năm). Khi bước vào triển khai thực hiện kế hoạch có những bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô; từ đó Chính phủ chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt đầu tư công. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, cùng với sự trin khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Trung ương; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đã từng bước vượt qua khó khăn và đã có chuyển biến tích cực.

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 năm 2011 - 2014 và ước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, tỉnh Cà Mau đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, những hạn chế, yếu kém và những bài học kinh nghiệm như sau:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong cả giai đoạn, dự kiến quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp 1,5 lần so với năm 2010, bình quân tăng 8,3%/năm (so với mục tiêu tăng 13,5%/năm)1; trong đó: khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 7,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,1%, khu vực dịch vụ tăng 11,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dn tỷ trọng của khu vực ngư - nông - lâm nghiệp trong GDP2.

Cùng với những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế; thu nhập và mức sống người dân được nâng lên, kích thích nhu cầu tiêu dùng xã hội, từ đó tác động trở lại góp phần thúc đy tăng trưởng. Dự kiến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.700 USD/người (gấp 1,64 lần so với năm 2010, nhưng thấp hơn mục tiêu đến năm 2015 là 2.150 USD) và bằng khoảng 75% mức thu nhập bình quân đầu người của cnước ở cùng thời đim.

2. Lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

a) Lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng n định và phát triển toàn diện: hiệu quả từ Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đã tạo được bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng.

Thủy sản: tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực ngư nông lâm nghiệp, sản lượng năm 2015 ước đạt 495.000 tấn (so với mục tiêu 450.000 tấn), tăng bình quân 3,9%/năm; trong đó sản lượng tôm ước đạt 185.500 tấn, tăng bình quân 7,1%/năm.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi thủy sản tương đối ổn định với khoảng 298.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 268.500 tấn, năng suất tôm nuôi bình quân cả giai đoạn đạt 524 kg/ha/năm (riêng năm 2015 bình quân đt 633 kg/ha/năm). Việc chuyển đổi phương thức nuôi góp phần tăng nhanh về năng suất; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến cuối năm 2015 ước đạt 10.000 ha, bằng kế hoạch (gấp 5,7 lần so với cuối năm 2010), năng suất bình quân đạt 4,5 - 5 tấn/ha/vụ đối với tôm sú, đạt 8-9 tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến ước đạt 75.000 ha, bằng 136% kế hoạch (diện tích nuôi gấp 7,5 lần so với cuối năm 2010), năng suất bình quân đạt từ 600 - 700 kg/ha/năm; tôm nuôi quảng canh cũng khá ổn định với diện tích trên 180.000 ha, năng suất tôm bình quân đạt từ 300 - 350 kg/ha/năm.

Các phương thức nuôi khác như tôm sinh thái phát triển khá mạnh đồng thời còn tận dụng nuôi kết hợp, nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác đem lại giá trị kinh tế cao như: nuôi cua (sản lượng đạt khoảng 6.000 tấn/năm), sò huyết... Đối với nuôi nước ngọt có nhiều đối tượng nuôi như: nuôi cá chình, cá bống tượng (diện tích nuôi 02 loài này khoảng 1.500 ha), cá sặc rằn (diện tích khoảng 900 ha, sản lượng hàng năm khoảng 2.100 tấn)... Ngoài ra, còn phát triển nuôi ven biển, bãi bồi, nuôi lồng, bè các loài thy sản như: nghêu, hàu, cá bốp. Cùng với việc phát triển nghề nuôi, sản xuất tôm giống cũng phát triển khá ổn định, hàng năm sản xuất khoảng 8 - 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi của tỉnh.

+ Khai thác thủy hải sản: số lượng tàu thuyền khai thác khá lớn về cả số lượng và công suất với 4.666 chiếc, tổng công suất trên 472.000 CV. Cơ cấu đội tàu có chuyển biến tích cực, số lượng tàu có công suất trên 90 CV có 1.602 chiếc, chiếm tỷ lệ 34,3% (bình quân hàng năm tăng 12%), thay thế dần tàu công suất nhỏ, phù hợp với chủ trương giảm tàu khai thác ven bờ, phát triển tàu cá theo hướng vươn ra xa bờ. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản có nhiều tiến bộ, các nghề, các phương thức khai thác gây sát hại nguồn lợi thủy sản từng bước được kiểm soát và hạn chế; công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép hoạt động tàu cá được triển khai khá đồng bộ; việc tái tạo nguồn lợi như: thtôm, cá giống ra biển được tiến hành hàng năm.

Sản xuất nông nghiệp: việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh như: chuyển đổi giống lúa mới, ng dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, cơ giới hóa trong sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất lúa có hiệu quả đã thành công và nhân ra diện rộng. Qua thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đến nay tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 80% diện tích, năng suất lúa tăng 11% so với năm 2011 (năng suất từ 4,12 tấn/ha tăng lên 4,56 tấn/ha), góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm phát triển khá, đã thực hiện trên 40.000 ha với sản lượng lúa thu hoạch đạt khoảng 160.000 tấn.

Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển đổi, bước đầu đã hình thành một số mô hình sản xuất mới (cánh đồng ln, sản phẩm sạch) hiệu quả hơn so với sản xuất quy mô nhỏ, truyền thống. Mô hình cánh đồng lớn đã triển khai với quy mô 5.200 ha có trên 4.700 hộ tham gia, đạt hiệu quả kinh tế cao về năng suất, chất lượng và giá trị tăng bình quân 15%, tạo bước đột phá, bước đầu thực hiện tốt mối liên kết 4 Nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông). Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bắt đầu đã hình thành với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo hữu cơ và vùng sản xuất với quy mô 320 ha, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu, sản lượng đạt trên 250 tấn gạo hữu cơ xuất khẩu. Ngoài cây lúa, còn một sloại cây trng khác có giá trị như: cây mía với diện tích 1.750 ha; cây dừa khoảng 6.000 ha, cây chuối khoảng 5.700 ha cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Đàn gia súc, gia cầm khá ổn định, do triển khai thực hiện các biện pháp kim soát, phòng chống dịch bệnh khá tốt, ý thức chủ động trong tổ chức, quản lý chăn nuôi của người dân được nâng lên. Tổng số heo xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 320.000 con (tăng 152.000 con so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,7%); tổng số gia cầm xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 2,9 triệu con (tăng 1,63 triệu con so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18%).

Lâm nghiệp: công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được nâng lên, không để xảy ra các điểm nóng về chặt phá rừng, cháy rừng. Cộng đồng dân cư vùng rừng đã có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 5 năm đã trồng rừng mới trên 3.000 ha3, trồng rừng sau khai thác 10.000 ha; diện tích có rừng tập trung đến năm 2015 đạt 105.000 ha (tăng 4,24% so với năm 2011), độ che phủ của rừng và cây phân tán đạt tỷ lệ 24% (bằng mục tiêu).

Ở khu vực rừng ngập mặn, tỷ lệ diện tích có rừng trong từng hộ gia đình được tăng lên bằng giải pháp san bờ lấp kênh để trồng lại rừng đước, diện tích rừng trồng được tập trung hơn, tạo ra các băng rừng lớn.

Ở khu vực rừng tràm phong trào trồng rừng thâm canh gắn với chế biến lâm sn đang được các doanh nghiệp và hộ dân quan tâm đầu tư, đã trng thâm canh trên 7.500 ha (trong đó: cây keo lai khoảng 5.000 ha; cây tràm khoảng 2.500 ha).

b) Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Hệ thống tổ chức bộ máy của Chương trình xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến xã đã được thành lập và kiện toàn (Ban Chỉ đạo các cấp đã ban hành Quy chế hoạt động, phân công các thành viên phụ trách địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện ở cơ sở).

Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới”; các huyện, thành phố tổ chức cho các xã ký kết giao ước thi đua xây dựng nông thôn mới; các xã, các ấp tổ chức cho các hộ gia đình đăng ký tiêu chí xây dựng nông thôn mới để tự nguyện thực hiện.

Qua 5 năm xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, góp phần thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 2.000 km đường giao thông nông thôn; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 1.825 cây cầu (có 33/82 xã đạt tiêu chí giao thông); nạo vét trên 500 công trình thủy lợi với tổng chiều dài gần 1.900 km (có 67/82 xã đạt tiêu chí thủy lợi), các công trình lưới điện, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa - thể thao được quan tâm, ưu tiên đầu tư. Các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương được thực hiện, từ đó năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng lên, các mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, góp phần tăng thu nhập ở nông thôn4.

3. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

a) Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển khá và đa dạng hơn:

Năng lực sản xuất công nghiệp không ngng tăng lên, toàn tỉnh có 5.575 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Các ngành công nghiệp chủ lực gồm: chế biến thủy sản, sản xuất điện, đạm chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công nghiệp - xây dựng và là một trong những động lực quan trọng giúp thúc đy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân tăng 9%/năm (trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 3,9%/năm và khu vực nhà nước tăng 16,3%/năm, chủ yếu là tăng trưởng của cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau với 02 nhà máy điện công suất 1.500 MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 08 tỷ KWh và nhà máy đạm công suất 800.000 tấn/năm)5.

Hệ thống lưới điện nông thôn được ưu tiên đầu tư, trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đầu tư 509 km đường dây trung thế, 677 km đường dây hạ thế, 10.805 kVA trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 256 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, góp phần tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện và giảm tỷ lệ hộ sử dụng điện chia hai, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 94,7% năm 2010 lên 97% năm 2015.

b) Lĩnh vực xây dựng - phát triển nhà ở:

Trong điều kiện kinh tế khó khăn và chủ trương thắt chặt đầu tư công nhưng kết quả huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt khá cao, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 56.000 tỷ đồng, bằng 30,6% GDP (so với mục tiêu 38,5%GDP)6.

Công tác phát triển nhà ở đô thị và nông thôn có nhiều chuyển biến. Nhiều dự án khu đô thị mới đưa vào khai thác, sử dụng đã đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho các khu vực đô thị (như: Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, Khu đô thị mới Minh Thắng, Hoàng Tâm, Licogi, Tài Lộc, Nam Bắc...). Có 08 dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị, trong đó có 02 dự án đã hoàn thành. Đồng thời đã triển khai Đán hỗ trngười có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 1.200 căn; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg đến nay đạt trên 10.000 căn. Dự kiến đến năm 2015 diện tích sàn nhà ở trên địa bàn tỉnh bình quân đạt 18,3m2 sàn/người (tăng 2,17m2 sàn/người so với năm 2011), trong đó: khu vực thành thị đạt 20,3m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 17,7m2 sàn/người.

4. Lĩnh vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015. Tổng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ bình quân đạt 11,1%/năm (so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế là 8,3%). Các ngành dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao ngày càng phát triển như: thương mại, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, du lịch...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 24.245 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 52.600 tỷ đồng năm 2015, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 16,6%/năm. Hình thức phân phối hàng hóa đa dạng hơn, một số siêu thị, trung tâm thương mại được đưa vào hoạt động như: siêu thị CoopMart, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, siêu thị điện máy Chợ Lớn... Hoạt động xúc tiến thương mại ngoài nước được tăng cường, các ngành chức năng và các doanh nghiệp tổ chức tham gia hội chợ chuyên ngành (chủ yếu là lĩnh vực thủy sản) và khảo sát thị trường nước ngoài, tập trung vào các thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia... bên cạnh đó công tác xúc tiến thương mại trong nước cũng được chú trọng, đã tham gia một shội chợ thương mại do các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL và TP.HCM tổ chức đồng thời tổ chức thành công các Phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại địa bàn các huyện hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Xuất khẩu được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh đã có mặt trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của tỉnh đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao như: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc... Tỉnh Cà Mau tiếp tục là địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Mặt hàng xuất khẩu cũng đa dạng hơn, ngoài mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản đã phát triển thêm các mặt hàng xuất khu như: nông sản, phân đạm. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã vượt ngưỡng 01 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 5,6 tỷ USD (vượt mục tiêu cả giai đoạn là 05 tỷ USD), đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại của cả nước7.

Dịch vụ du lịch có bước chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, trong giai đoạn 2011 - 2015 ngành du lịch Cà Mau đón khoảng 4,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 93.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu trên 1.200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 7%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 9%/năm. Dịch vụ du lịch được nâng lên về: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh có 45 khách sạn (trong đó có 16 khách sạn đã được gắn sao gồm: 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao, 06 khách sạn 1 sao), công suất sử dụng phòng trung bình đạt khoảng 70%. Dịch vụ lữ hành từng bước được chú trọng và phát triển (có 02 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành là đại lý du lịch của Công ty Du lịch Bến Thành và chi nhánh Công ty Du lịch Viettravel), lượng khách du lịch thông qua việc kết ni tour tuyến với các Công ty lữ hành lớn ngoài tnh và các thành phố lớn ngày càng tăng.

Dịch vụ vận tải, nhất là vận tải đường bộ có tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyn hàng hóa tăng do hệ thống giao thông bộ đã được đầu tư trong thời gian qua. Vận chuyển hành khách công cộng phát trin nhanh; đã có 06 tuyến xe buýt đưa vào hoạt động (các tuyến: Tắc Vân - Năm Căn, Cà Mau - Sông Đốc, Cà Mau - Khánh Hội, Cà Mau - Thới Bình, Cái Nước - Cái Đôi Vàm, liên tỉnh Cà Mau - Ngã Năm) với 93 đầu xe và 288 xe taxi. Công tác quản lý luồng tuyến vận ti hành khách được thực hiện tốt, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư đổi mới phương tiện chất lượng cao vào hoạt động. Công tác đầu tư hệ thống bến bãi được quan tâm; đã đi dời Bến tàu A về Bến xếp dỡ hàng hóa Cà Mau, đầu tư nâng cấp Bến xe tỉnh đạt loại II, Bến xe Cà Mau - Kiên Giang đạt loại IV và một số bến xe tại các huyện đạt tiêu chuẩn quy định (trong đó: bến xe Năm Căn đạt loại IV, bến xe Khánh Bình Tây đạt loại V, bến xe Cái Đôi Vàm và bến xe Sông Đốc đạt loại VI). Công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được triển khai thực hiện thường xuyên đến tận địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổng số đã đăng ký trên 36.200 phương tiện.

Dịch vụ ngân hàng hoạt động có hiệu quả, số lượng ngân hàng phát triển nhanh, trên địa bàn tỉnh hiện có 27 chi nhánh Ngân hàng (gồm: 05 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 20 chi nhánh ngân hàng thương mại cphần, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Minh Hải) và 02 Quỹ tín dụng nhân dân; so với cuối năm 2010 tăng 13 chi nhánh Ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đạt 9%/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

Về thu - chi ngân sách nhà nước: thu ngân sách đạt kết quả tốt, đã huy động được các nguồn thu đúng quy định; công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả. Tuy nhiên, từ năm 2014 do thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng (không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng chưa qua chế biến đã ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách của tỉnh hàng năm khoảng 900 - 1.000 tỷ đồng) và năm 2014 giá bán khí đốt thực tế thấp hơn dự kiến khi lập dự toán đầu năm nên số hụt thu rất lớn, cả năm hụt thu khoảng 1.800 tỷ đồng, đã tác động mạnh đến nguồn thu ngân sách của tỉnh; lũy kế trong 05 năm tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 22.300 tỷ đồng (so với mục tiêu 17.000 tỷ đồng). Trong điều kiện thu ngân sách trong thời gian gần đây gặp khó khăn, chi ngân sách cũng được điều hành theo hướng triệt để tiết kiệm, bảo đảm nhu cu chi ngân sách nhà nước một cách chủ động, tăng chi cho các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục và đào tạo, y tế, đầu tư xây dựng cơ bản... tổng chi ngân sách 05 năm đạt khoảng 31.200 tỷ đồng.

5. Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô

Đã cơ bản hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đã sắp xếp hoàn thành 63/63 doanh nghiệp; sau sắp xếp, cổ phần hóa, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có chuyn biến tốt, bộ máy hoạt động gọn nhẹ, tự chủ về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp được tăng lên; chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cphần hóa được trin khai thực hiện kịp thời đúng quy định8. Các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn cũng hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, nhất là cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau do Tập đoàn Du khí Việt Nam đầu tư, ngoài ra các doanh nghiệp khác cũng có những đóng góp khá cao như: Viễn thông, Viettel, Điện lực...

Khu vực kinh tế dân doanh tiếp tục phát triển nhanh, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều, đây là khu vực kinh tế đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nền kinh tế tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 3.911 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 22.726 tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký 06 tỷ đồng/doanh nghiệp (trong giai đoạn 2011 - 2015 có 2.139 doanh nghiệp thành lập mới, tuy nhiên cũng có 2.085 doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể).

Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng còn thấp trong nền kinh tế, đến nay chỉ mới thu hút được 06 dự án FDI (trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thu hút được 03 dự án) với tổng số vốn đăng ký 12,150 triệu USD, nhưng chỉ mới có 02 dự án triển khai.

Kinh tế hợp tác có phát triển nhưng còn chậm, quy mô còn hạn chế, trong giai đoạn 2011 - 2015 có 161 hp tác xã thành lập mới (nhưng cũng có 70 hp tác xã giải thể), nâng tổng số có 280 hp tác xã với khoảng 5.000 xã viên. Các Tổ hợp tác được rà soát để đảm bảo hoạt động đúng quy định, kết quả có 1.700/3.600 Tổ hợp tác có hợp đồng hợp tác được UBND xã chứng thực, tng scó khoảng 80.000 tổ viên tham gia tổ hợp tác.

6. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước đột phá

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nhất là về hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hạ tầng đô thị, nông thôn...

Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư trên địa bàn tnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được tỉnh ưu tiên đầu tư, một số dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tng giao thông nói riêng và kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình quan trọng như: các cầu Đầm Cùng, Gành Hào 2, 06 cầu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Đầm Cùng - Năm Căn); các cu trên Quốc lộ 63; cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Quản Lộ Phụng Hiệp (đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau); đường Cái Nước - Vàm Đình và các cầu trên tuyến đường Vàm Đình - Cái Đôi Vàm; đường Tắc Thủ - U Minh; bến phà sông Ca Lớn, các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã... Đang triển khai thi công tuyến đường Thới Bình - U Minh, cảng Cà Mau...

Các công trình thủy lợi được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cu sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch sẽ khép kín hệ thống thủy lợi với 23 tiểu vùng (05 tiểu vùng thủy lợi Bắc Cà Mau và 18 tiểu vùng thủy lợi Nam Cà Mau). Đang tập trung đầu tư khép kín một số tiểu vùng thủy lợi (Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau các Tiểu vùng: II, III, V, X, XV, XVII, XVIII - Nam Cà Mau). Đã đầu tư hoàn thành Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm; triển khai đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Khánh Hội.

Kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư, nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 2 và nhà công vụ giáo viên với quy mô 2.005 phòng học, 209 phòng công vụ giáo viên; đầu tư, nâng cấp 101 trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho trạm y tế (Dự án AP); bệnh viện Sản - Nhi với quy mô 400 giường bệnh; một số khoa, phòng của Bệnh viện Điều dưng và Phục hồi chức năng, các bệnh viện tuyến huyện, đến cuối năm 2014 có 200 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 36,5%); thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư, đến cuối năm 2014 có 65% xã, phường, thị trấn và 77% huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp; thành phố Cà Mau được công nhận đô thị loại II, đô thị Năm Căn và Sông Đốc được công nhận đô thị loại IV. Đang tập trung triển khai Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án thành phố Cà Mau sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng trong nước.

Hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn km đường, cầu giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư.

Những dự án, công trình trên đã góp phn hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng mới, từng bước khắc phục yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

7. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào quản phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm căn cứ đầu tư phát triển. Trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, đồng thời thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành đều được thông qua lấy ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trước khi phê duyệt.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có 49 quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực được lập mới và điều chỉnh; trong đó công tác điu chỉnh, bổ sung Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đang được thực hiện để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2015. Các quy hoạch của tỉnh Cà Mau sau khi phê duyệt được công bố theo quy định và giao cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hin, các định hướng, mục tiêu của quy hoạch từng bước được đưa vào Nghị quyết, vào kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; nhiều mục tiêu quy hoạch đến năm 2015 của tỉnh cơ bản có khả năng thực hiện. Đối chiếu nội dung các quy hoạch được duyệt với kết quả thực hiện cho thấy phần lớn các quy hoạch đều phù hợp về định hướng phát triển của vùng, của ngành.

Công tác giám sát thực hiện quy hoạch từng bước được quan tâm hơn, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng cấp tỉnh, cấp huyện đã tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện theo quy hoạch ở các ngành, các địa phương.

8. Hợp tác và liên kết vùng

Việc hợp tác giữa tỉnh Cà Mau với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh và đạt một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực, cụ th:

- Về kết quả hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

Qua 06 năm hợp tác, các đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang triển khai đầu tư 09 dự án với tổng mức đầu tư 3,71 tỷ USD và 4.650 tỷ đồng, trong đó có 05 dự án với quy mô ln thuộc trọng điểm nhà nước về dầu khí. Đã có 06 dự án với tổng mức đầu tư 2,1 tỷ USD đã hoàn thành và đưa vào hoạt động đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao (gồm: đường ống dẫn khí PM3, 02 nhà máy điện công suất 1.500 MW, nhà máy đạm công suất 800.000 tấn, Tổ hợp thương mại Cu Long...) đã đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nộp ngân sách.

- Về kết quả hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh: qua hợp tác, tỉnh Cà Mau nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các sở, ngành, đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực hợp tác như: nông nghiệp và phát triển nông thôn (trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh về phương pháp sản xuất muối sạch, về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, hợp tác đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá...); khoa học và công nghệ (phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh); xúc tiến thương mại (phối hợp, tham gia, tổ chức các Hội chợ thương mại, Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn...) và các lĩnh vực khác như: xây dựng, giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông vận tải; thông tin và truyền thông, tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng tham gia tích cực các Diễn đàn hợp tác kinh tế Đng bằng sông Cửu Long (MDEC) nhằm tăng cường, hợp tác khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên kết quả chưa cao do còn lúng túng về mặt thchế trong liên kết vùng.

9. Lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ, đã triển khai 65 đề tài, dự án; các đề tài, dự án, mô hình đã bám sát mục tiêu kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có một số đề tài, dự án tập trung nghiên cứu ứng dụng về sản xuất ging phục vụ sản xuất nông ngư lâm nghiệp, thử nghiệm nuôi công nghiệp trên một sloài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đã ứng dụng vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản. xuất, tăng thu nhập của người dân.

Hoạt động sở hữu trí tuệ ngày càng được chú trọng, các tổ chức và cá nhân qua công tác tư vấn hướng dẫn đã quan tâm và có ý thức hơn trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, số lượng các cơ sở đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tăng lên qua các năm. Đã có 258 đơn của các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp; có 196 nhãn hiệu và 03 kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong tỉnh. Ngoài ra đã xây dựng các nhãn hiệu tập thể của tỉnh như: “Mật ong U Minh hạ”, “Tôm khô Rạch Gốc”, “Cá khô bổi U Minh”, tham gia Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 gm: các dự án tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình, xây dựng nhãn hiệu tập th cá chình, cá bng tượng Tân Thành, chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau.

Công tác quản lý chất lượng và đo lường được thực hiện thường xuyên, số lượng phương tiện đo được kim định ngày càng tăng (trong 05 năm có trên 200.000 lượt phương tiện đo được kiểm định), góp phần tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

10. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực ở tất cả các bậc học, cấp học; đã phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm, đã thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện.

Quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học được tăng cường cả về slượng và chất lượng. Tình trạng dạy thêm, học thêm, vận động đóng góp các quỹ trong trường học không đúng quy định đã được chn chỉnh.

Cơ sở vật chất và các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm, đã thực hiện hoàn thành Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2 và nhà công vụ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị các trường cao đng và trung cấp cơ bản được đầu tư. Chương trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được triển khai tích cực, ước đến cui năm 2015 tỷ lệ trường học đạt chun quốc gia đạt 38% (so với tlệ đến cuối năm 2010 mới đạt 10%)9.

Xã hội hóa giáo dục và đào tạo đã đạt kết quả cao, đã huy động thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học các cấp, số lượng học sinh, sinh viên học tại các cơ sở ngoài công lập ngày càng tăng.

11. Lĩnh vực y tế

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm nhanh, đến cuối năm 2015 giảm còn 13% (so với tỷ lệ cuối năm 2010 là 17,2%).

Cơ sở vật chất ngành y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được đầu tư, mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân10, số giường bệnh/vạn dân đến cuối năm 2015 đạt 23,5 giường (tương đương cả nước, tăng 2,5 giường bệnh/vạn dân so với cuối năm 2010). Mạng lưới y tế dự phòng được củng cố, hoạt động y tế dự phòng được tăng cường, giám sát dịch chặt chẽ, không để dịch xảy ra. Cơ sở vật chất phục vụ y tế dự phòng được quan tâm đầu tư11.

Nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ y bác sỹ đã tăng đáng kể trong các năm qua. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngành y tế được tăng cường, đã thực hiện được nhiều kỹ thuật y học và vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Công tác xã hội hóa về y tế được mở rộng12.

12. Lĩnh vực văn hóa - thể thao, thông tin và truyền thông

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh; đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái cùng tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khóm văn hóa, nâng cao ý thức tự quản cộng đồng, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở. Các di tích lịch sử được quan tâm tu bổ, tôn tạo; di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn. Các loại hình nghệ thuật truyền thống được giữ gìn, phát huy.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng khá phát triển, các môn thể thao thành tích cao được duy trì thường xuyên. Thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư, đáp ứng phần lớn nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân13.

Các cơ quan báo, đài của tỉnh thực hiện tốt các quy định liên quan đến các hoạt động báo chí, xuất bản; đã tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương, định hướng thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của nhân dân, góp phn tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Mạng viễn thông, internet hoạt động ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu trao đi thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp bưu chính với 37 bưu cục, 43 điểm bưu điện - văn hóa xã; có trên 1,2 triệu thuê bao điện thoại hoạt động trên mạng (trong đó có trên 63.000 thuê bao điện thoạt cố định; 1,16 triệu thuê bao điện thoại di động), đạt mật độ 99,4 máy/100 dân.

Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cu hoạt động xuyên suốt của các cơ quan, đơn vị. Internet băng thông rộng đã phủ sóng hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan Đảng, Nhà nước đu có mạng LAN kết nối internet; 31 đơn vị được trang bị thiết bị phần cứng tường lửa; cán bộ, công chức và viên chức có thể trao đổi, tra cứu thông tin dễ dàng thông qua môi trường mạng, góp phn nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

13. Lĩnh vực xã hội

Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả cao. Slao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt trên 35 nghìn người. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm khoảng 1,8%14.

Tỉnh Cà Mau đang thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, số người tham gia bảo him y tế tăng khá, ước đến cui năm 2015 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 70% (so với thời điểm cuối năm 2011 chỉ đạt 45%). Bình quân hàng năm có trên 30.000 lượt người được chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 8.000 người được bảo đảm chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; 1,8 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các chính sách về dân tộc như: hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc được thực hiện khá tốt, Công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công được toàn xã hội quan tâm, các đối tượng chính sách được chăm sóc tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thn được cải thiện.

Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyn luôn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động tín ngưỡng; làm tốt công tác mặt trận, đoàn kết tôn giáo, phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào theo đạo.

Tốc độ tăng dân số được kiểm soát, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 giảm còn 1,08% (so với cuối năm 2010 tỷ lệ là 1,24%). Công tác chăm sóc người cao tui, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gia đình, bình đng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ có những kết quả đáng kể.

14. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm

Các nguồn tài nguyên chủ yếu của tỉnh đã được tổ chức điều tra, đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý, di dời theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục được triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực, cung cấp nước sinh hoạt hp vệ sinh cho vùng nông thôn15. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Công tác quản lý bảo vệ môi trường đã được chính quyền các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo kịp thời và có sự phối hợp tốt hơn trong việc tăng cường giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn trên địa bàn tỉnh cơ bản đều có hệ thống xử lý nước thải để giảm tải mức độ ô nhiễm (ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống xử lý nước thải đạt 95%).

Công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng tránh bão, giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở được tăng cường và chủ động hơn. Đã triển khai đầu tư một số dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng như: dự án đầu tư nâng cấp tuyến đê biển Tây, Kè bảo vệ chống sạt lở Mũi Cà Mau, Kè khẩn cấp bảo vệ khu dân cư Tân Thuận, hệ thống đê bao ngăn triều cường, các Khu tái định cư, sắp xếp dân cư ven biển...

15. Quốc phòng - an ninh được tăng cường

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh trong những năm qua luôn ổn định; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt; tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.

Lực lượng vũ trang được tăng cường nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; luôn duy trì ca, kíp trực sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; thường xuyên dự báo chính xác và theo dõi nắm chắc tình hình tổ chức tun tra, canh gác bảo vệ an toàn tuyệt đối các khu vực đóng quân, những vị trí trọng yếu, các ngày lễ, tết, các sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh Cà Mau.

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới vùng biển. Chủ động nm chc tình hình, kịp thời phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, xâm phạm chủ quyền vùng biển không để bị động, bất ngờ, giữ vững n định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển, góp phần phát triển kinh tế biển.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được triển khai thực hiện tích cực. Các lực lượng quân sự - công an - biên phòng, nòng cốt là lực lượng công an đã phối hợp triển khai nhiều kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Thường xuyên nắm tình hình, phối hợp giải quyết tốt tình hình an ninh trong vùng đồng bào tôn giáo, dân tộc và các vụ tranh chấp khiếu kiện. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm. Tập trung lực lượng điều tra khám phá, xử lý nghiêm các , nhóm tội phạm và triệt xóa các loại tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

16. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; phòng chống tham nhũng, lãng phí có kết quả bước đầu

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được thực hiện tại 18/18 đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị cấp huyện, xã. Việc áp dụng quy trình ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính được quan tâm thực hiện có hiệu quả.

Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực, hiện thường xuyên, nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện tốt.

17. Việc tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 - 2015

Những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực trong 5 năm 2011 - 2015 là sự phấn đấu, nỗ lực của cả toàn bộ hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Cà Mau; là sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, của sự hợp tác liên kết với các đơn vị, các tỉnh, thành phố. Từ đó, việc tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 - 2015 đạt kết quả cao nhất.

Trong quá trình triển khai kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, UBND tỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh được UBND tỉnh triển khai kịp thời. Nhìn chung các văn bn được ban hành đảm bảo đúng quy định và phục vụ thiết thực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Quy chế làm việc và Chương trình công tác của UBND tỉnh được triển khai đúng nguyên tắc; việc phối hợp công tác giữa UBND tỉnh và giữa các sở, ban, ngành tỉnh, các ngành dọc của Trung ương với các Ban Đảng, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên ngày càng hiệu quả hơn.

II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 - 2015 còn có những hạn chế, khó khăn như sau:

1. Vị trí địa lý của tỉnh Cà Mau rất quan trọng và có lợi thế lớn (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, là điểm cuối của tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam thuộc Chương trình Hợp tác tiểu vùng sông MêKông - GMS, vùng biển của tỉnh tiếp giáp với các nước trong khu vực, nằm trung tâm vòng cung khu vực Đông Nam Á, trên tuyến hành lang giao thông đường biển quốc gia và quốc tế) nhưng thời gian qua chưa được khai thác hiệu quả để đóng góp vào quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (kết cấu hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là thiếu hệ thống cảng biển quy mô lớn) đồng thời cũng chưa thực hiện chặt chẽ mối liên kết vùng để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh (chỉ mới dừng lại ở góc độ hợp tác mang tính đơn lẻ, phát sinh theo từng hoạt động cụ thể với các địa phương).

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra (bình quân 5 năm GDP chỉ tăng 8,3%/năm so với mc tiêu 13,5%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng khu vực ngư nông lâm nghiệp trong GDP còn cao (đến năm 2015 chiếm 36,1% so với cnước dưới 20% GDP), tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,6% năm 2010 giảm xuống còn 36,3% năm 2015); tỷ trọng khu vực chiếm tỷ trọng còn thấp (27,6%). Trong giai đoạn này dự báo xuất hiện các yếu tố mới làm động lực thúc đẩy tăng trưởng nhưng tiến độ thực hiện còn chậm như: Khu kinh tế Năm Căn, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn....

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện khá nhiều so với trước đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Nhìn chung kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

4. Năng lực cạnh tranh chưa cao, một số sn phẩm nông nghiệp chủ yếu mới qua sơ chế, giá trị gia tăng còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, chưa hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ngoài các ngành công nghiệp đã hình thành (chế biến thủy sản, sản xuất điện, đạm, đường), chưa xuất hiện các ngành công nghiệp mới dẫn đến tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP giảm. Khu vực dịch vụ chỉ mới đáp ứng nhu cầu hoạt động nội bộ nền kinh tế (thương mại, vận tải), ngành dịch vụ du lịch có nhiều lợi thế nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.

5. Môi trường kinh doanh chưa được cải thiện (theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau năm 2011 đạt thứ hạng 32/63 tỉnh, thành phố, năm 2012 tụt xuống hạng 49/63 và năm 2013 tụt xuống thứ hạng 56/63, thuộc nhóm tương đi thấp). Tình hình thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp (chỉ mới thu hút được 06 dự án đầu tư theo hình thức FDI với tổng vốn đăng ký 10,125 triệu USD). Doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn ít, số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao (khoảng 90%), đa số năng lực cạnh tranh thấp, trình độ quản trị doanh nghiệp yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: stiêu chí đạt chuẩn bình quân thấp hơn cả nước, tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu (dự kiến đến cuối năm 2015 có 14 xã đạt 19 tiêu chí so với mục tiêu 23 xã), nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đy đủ; việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát, còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; việc chuyn dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính bền vững; đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu...

7. Hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ mặc dù tiến bộ hơn giai đoạn trước nhưng việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống chưa theo kịp nhu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tạo việc làm mới trong tỉnh ít, phn lớn phải đi làm việc ngoài tỉnh, chưa sử dụng hết nguồn nhân lực hiện có. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ, vẫn còn tình trạng quá tải ở các bệnh viện, một số ít cán bộ y tế còn hạn chế về y đức, về trình độ chưa tạo được niềm tin với nhân dân. Chất lượng xây dựng đời sống văn hóa còn thấp, tiến độ xây dựng các trung tâm sinh hoạt văn hóa - ththao, công trình di tích lịch sử chậm, hiệu quả không cao.

8. Khả năng kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường phạm vi rộng còn yếu, ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng ở cả thành thị và nông thôn; toàn bộ chất thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản chưa qua xử lý, xả thẳng ra sông rạch, gây ô nhiễm môi trường nước, tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nuôi tôm trong tương lai. Cà Mau là địa phương sẽ chịu tác động mạnh của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưng các dự án ứng phó thích ứng với biến đi khí hậu chưa đảm bảo tính bền vững lâu dài, tình trạng sạt lở, triều cường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân ngày càng tăng.

9. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn sâu và vùng có đông đồng bào dân tộc; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao do các chính sách giảm nghèo còn dàn trải, chưa thích hợp nên một bộ phận người dân chưa nlực phn đu thoát nghèo, còn trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng.

10. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được mục tiêu từng bước ngăn chặn, đy lùi. An ninh chính trị được giữ vững nhưng trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn ra phức tạp. Tai nạn giao thông chưa được kiềm chế.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 -2015

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế nêu trên, đối chiếu với các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt, dự kiến trong 17 chỉ tiêu chủ yếu đề ra, có 08 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt, 09 chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch, cụ thể như sau:

1. Những chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt khoảng 5,6 tỷ USD, bằng 111% kế hoạch (05 tỷ USD).

- Tổng thu ngân sách 5 năm đạt khoảng 22.300 tỷ đồng, bằng 131% kế hoạch (17.000 tỷ đồng).

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đến cuối năm 2015 đạt 97% (bằng kế hoạch).

- Tỷ lệ tăng (dân số tự nhiên đến cuối năm 2015 giảm còn 1,08% (kế hoạch giảm còn dưới 1,2%).

- Tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đến cuối năm 2015 đạt 24% (bằng kế hoạch).

- Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (bằng kế hoạch).

- Tỷ lệ chất thải rắn ở khu công nghiệp đạt 90% (bằng kế hoạch).

- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đúng quy định đạt 100% (bằng kế hoạch).

2. Những chtiêu dự kiến không đạt kế hoạch

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 8,3%/năm (kế hoạch tăng 13,5%/năm).

- Cơ cấu kinh tế, dự kiến 2015: ngư - nông - lâm nghiệp 36,1%, công nghiệp - xây dựng 36,3%; dịch vụ 21,6% (kế hoạch tương ứng là: 30% - 42% - 28%).

- Thu nhập bình quân đầu người dự kiến đến cuối năm 2015 đạt 1.700 USD (kế hoạch 2.150 USD).

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 30,6% GDP (kế hoạch 38,5% GDP).

- Số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến cuối năm 2015 ước đạt 14 xã (kế hoạch 23 xã).

- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2015 đạt khoảng 38% (kế hoạch 70%).

- Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề đến cuối năm 2015 đạt khoảng 55% (kế hoạch 60%).

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,8%/năm (kế hoạch giảm bình quân 2%/năm).

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến cuối năm 2015 đạt 85% (kế hoạch 90%).

IV. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

Việc triển khai thực hiện một số chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 - 2015 đạt thấp với những hạn chế, khó khăn nêu trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

1. Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước xuất hiện những khó khăn mới không lường trước ngay khi bước vào triển khai kế hoạch 5 năm của tỉnh. Sự điều chỉnh các chính sách, cơ chế quản lý, điều hành của Trung ương đã tác động lớn đến thực hiện nhiệm vụ phát triển, kinh tế - xã hội của tỉnh (thực hiện chủ trương thắt chặt đầu tư công, điều chỉnh chính sách thuế giá trị gia tăng...).

- Khi xây dựng mục tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 trên cơ sở dự báo một số dự án lớn có tính chất động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh như; Khu kinh tế Năm Căn, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (kéo theo sẽ phát triển các nhà máy sử dụng nguyên liệu khí đặt tại khu công nghiệp Khánh An)... Tuy nhiên, các dự án động lực này chưa được triển khai như dự kiến. Một số dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn triển khai chậm so với tiến độ như: tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi; tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63...

- Thiên tai, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động rõ nét và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số chỉ tiêu đưa ra thiếu tính khả thi, đặt mục tiêu quá cao trong khi nguồn lực thực hiện chưa đảm bảo.

- Một số chương trình, dự án triển khai chậm, giãn tiến độ làm mất cơ hội tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Khả năng ứng phó với những tác động bất lợi của các ngành, các cấp còn chậm, nhất là dịch bệnh trên tôm nuôi, ô nhiễm môi trường... kéo dài chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu.

- Trình độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, nhất là trong tổ chức, quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ chưa kịp thời, chưa theo kịp với những yêu cầu của tình hình mới.

V. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trên cơ sở đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2011 - 2015 và những hạn chế, yếu kém, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

1. Trong bối cảnh mới, sự biến động liên tục của kinh tế thế giới và trong nước đã và đang tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đòi hỏi phải làm tốt công tác dự báo, phân tích, đánh giá sát tình hình; có sự sáng tạo, tư duy đi mới trong cách điều hành, chỉ đạo để thích ứng với những biến đổi và những đòi hỏi của thực tiễn, từ đó mới có thể huy động có hiệu quả toàn bộ nguồn lực của xã hội đóng góp vào sự phát triển chung.

2. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nhưng phải kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh, chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu cuối cùng là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân.

4. Cần phải đề cao tính kỷ luật, nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2016 - 2020

I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 dự báo tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... sẽ tác động trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế nước ta. Mặc dù vậy, dự báo nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước (phấn đấu GDP giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 6,5 - 7%/năm, so với giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân khoảng 6%).

Quy mô nền kinh tế của tỉnh Cà Mau so với cả nước còn nhỏ, chưa tự cân đối thu - chi ngân sách, vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, do nền kinh tế hội nhập sâu với quốc tế (các mặt hàng xuất khu của tỉnh đã có mặt trên thị trường hơn 30 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD, đóng góp giá trị xuất siêu hàng năm trên 01 tỷ USD trong cán cân thương mại của cả nước) nên những tác động của tình hình kinh tế thế giới cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của tỉnh.

Trong 5 năm tới, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: những diễn biến phức tạp của thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp đến sự phát trin ổn định, bền vững. Tuy nhiên, với vị trí địa lý quan trọng và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cùng với việc dự kiến xuất hiện những yếu tố tác động đến sự phát triển như: hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi, cảng biển tng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Khu cảng dịch vụ dầu khí, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn... kết hp việc khai thác, tận dụng tốt lợi thế là địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL sẽ thúc đy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới; đồng thời việc thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh sẽ tạo cho Cà Mau bước phát triển mới, nhanh và vững chắc hơn, rút ngắn khoảng cách phát triển với cả nước.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 5 NĂM 2016 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy tim năng, lợi thế, ứng dụng khoa học công nghệ, đy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưng theo chiều sâu; phát triển kinh tế, đô thị, khu dân cư và hệ thống kết cấu hạ tng theo hướng thân thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, chủ động phòng tránh và ứng phó biến đổi khí hậu; kết hợp phát triển kinh tế với các lĩnh vực xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thdục th thao, gn thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sng người dân, đẩy mạnh công tác giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá năm 2010) bình quân tăng khoảng 10%/năm. Trong đó: khu vực ngư nông lâm nghiệp tăng khoảng 7 - 7,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 10 - 11%, khu vực dịch vụ tăng 11- 12%. Cơ cấu kinh tế:

+ Công nghiệp - xây dựng: 37 - 38%;

+ Dịch vụ: 31 - 32%;

+ Ngư - nông - lâm nghiệp: 30-31%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 34 - 35% GDP.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt từ 7,5 - 8 tỷ USD trở lên.

- Tổng thu ngân sách 5 năm khoảng 30.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2020 có khoảng 40 - 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt khoảng 70%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% tr lên.

- Giải quyết việc làm cho khoảng trên 200.000 người.

- Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo, dạy nghề năm 2020 đạt từ 45% tr lên.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 từ 80% trở lên.

- Tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán năm 2020 đạt 26%,

- Số cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống xử lý nước thải đến năm 2020 đạt 100%.

III. NHIỆM VỤ, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Cà Mau đến năm 2020

Đối với công nghiệp: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp Hòn Khoai trong thời gian sớm nhất để xuất, nhập khẩu trực tiếp hàng hóa và hệ thống cảng sông kết nối trung chuyển với cảng biển; tập trung đầu tư hoàn thiện tuyến đường trục chính Khu kinh tế Năm Căn, triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch điều chỉnh các khu công nghiệp, tạo điều kiện phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xây dựng thêm nhà máy chế biến khí, nhà máy phân NPK, hệ thống đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn và đường ống khí thấp áp cho Khu Công nghiệp Khánh An. Triển khai xây dựng Nhà máy nước mặt trên địa bàn thành phố Cà Mau

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng gắn với quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu, khuyến khích đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng. Phát triển công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản.

Tăng cường các hoạt động khuyến công với nhiều loại hình đa dạng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng, củng cố các làng nghề truyền thống, mở rộng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

Phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện Dự án cấp điện nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (theo Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), phấn đấu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân trên địa bàn tỉnh đều có điện sử dụng.

Đối với dịch vụ: triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như: thương mại, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vận tải, quy hoạch hệ thống bến bãi để phát triển ngành dịch vụ cung ứng hậu cần vận tải (logistics) gắn với khai thác cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và Khu kinh tế Năm Căn khi đi vào hoạt động. Khuyến khích rộng rãi mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủy theo quy hoạch. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, thu hút đầu tư để sớm hoàn thành cơ sở hạ tầng du lịch của 02 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh hạ.

Đối với nông nghiệp: thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển chiều sâu, gia tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa trên đơn vị sản xuất, phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp theo từng chuỗi sản phẩm toàn diện dựa trên sản phẩm chủ lực là con tôm, cây lúa, rừng trồng, sản phẩm đánh bắt, sản phẩm chăn nuôi... Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân. Dự kiến diện tích nuôi tôm công nghiệp đến năm 2020 đạt khoảng 20.000 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt khoảng 120.000 ha, tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt khoảng 530.000 tấn; diện tích gieo trồng khoảng 127.600 ha, sản lượng lúa khoảng 630.000 tấn.

Đổi mới cơ chế quản lý rừng: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý về bảo vệ và phát triển rừng. Hoàn thiện hình thức giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ phát triển rừng và cùng hưởng lợi. Đẩy mạnh việc giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn. Tiếp tục sp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp; xây dựng các công ty lâm nghiệp trở thành trung tâm liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp đối với nhân dân trong vùng; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Xây dựng Nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống. Tập trung đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng ở tất cả các xã, có chia bước đi thích hợp ở từng tiêu chí đxây dựng Nông thôn mới phù hợp với điều kiện của mỗi xã, điều kiện nguồn lực của ngân sách nhà nước và khả năng của người dân.

2. Tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục cụ thể hóa thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và triển khai hướng dẫn chuyển đổi hoạt động hợp tác xã, thực hiện kịp thời các chính sách đầu tư, phát triển kinh tế tập thể theo hướng bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Công khai minh bạch đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của các đơn vị; các thông tin về quy hoạch đất đai, xây dựng, các điều kiện đầu tư, kinh doanh; phát triển quỹ đất có sẵn quy hoạch, hạ tầng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, nhà đầu tư; khai thác hiệu quả các khu công nghiệp, khu kinh tế để giảm số doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tự thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng; cung cấp đường dây nóng, hộp thư điện tđảm bo giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi và tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và khai thác thị trường trong nước để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 7,5 - 8 tỷ USD.

3. Tăng cường quản lý ngân sách

Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, tập trung các giải pháp chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước.

Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và hiệu quả. Rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên; kiên quyết cắt giảm các khoản chi kém hiệu quả và chưa thật sự cần thiết.

4. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển

Tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường... Tiếp tục tranh thủ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, các dự án hỗ trợ của các Tổ chức phi Chính phủ (NGO)...

Tổ chức triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020. Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, lựa chọn các dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.c cấp có thẩm quyền và người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn vốn đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

Tập trung đầu tư xây dựng và tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư các dự án, công trình quan trọng làm động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, Khu Kinh tế Năm Căn, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, đường bờ Nam Sông Đốc, đường Cà Mau - Đầm Dơi, các dự án Tiểu vùng thủy lợi, bệnh viện, trường học đạt chuẩn quốc gia, thiết chế văn hóa - thể thao các cấp...

5. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng

Tiếp tục hợp tác, liên kết có hiệu quả trên các lĩnh vực với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long theo các nội dung đã ký kết. Phát huy vai trò là địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là động lực đ thúc đy tăng trưởng của cả vùng.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác, liên kết phát triển toàn diện kinh tế - xã hội giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong vùng. Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng các tuyến giao thông liên tỉnh, các công trình xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp nước, thoát nước quy mô vùng; phối hợp hình thành các tour du lịch nhm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương; phối hợp trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

6. Phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu cho quá trình phát triển

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sng. Nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong các đề tài, dự án một cách đng bộ và hiệu quả trên các lĩnh vực. Chọn và triển khai các đ tài, dự án phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hỗ trdoanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Từng bước hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ diễn ra thuận lợi. Chủ động liên kết, hợp tác với các viện, các trường, các trung tâm, các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp nhận và chuyn giao các công nghệ, mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phổ biến cho nhân dân.

Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra ngành nghmới, sản phẩm mới, hàng hóa có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.

Tăng cường quản lý đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ, tiếp tục tham gia và thực hiện Chương trình Phát triển trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020. Hưng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xác lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

7. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, cán bộ qun lý giỏi. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên đủ về slượng, hợp lý về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo.

Rà soát quy hoạch xây dựng mạng lưới trường học phù hợp với từng địa bàn, điều chỉnh quy mô các trường phù hợp với khả năng quản lý, từng bước thực hiện biên chế số học sinh/lớp học ở tt cả các cấp học đảm bảo đúng quy định.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trọng tâm là xây dựng các trường mầm non, phthông trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% trường học trong tỉnh đạt chun quốc gia. Củng c phát triển các trường đào tạo chuyên nghiệp.

Đy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia để phát triển giáo dục, phát triển thêm các trường phổ thông ngoài công lập ở những nơi có điều kiện. Phát huy vai trò Hội đồng giáo dục ở các cấp, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác phát triển sự nghiệp giáo dục.

8. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Xây dựng mạng lưới y tế từng bước hiện đại để mọi người dân đều được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng nhằm nâng cao thchất, sức khỏe và tuổi thọ nhân dân. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn khoảng 10%.

Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng và y tế cơ sở, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch xảy ra. Tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chng dịch. Kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV.

Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện phù hợp với điều kiện và khả năng ngân sách nhằm đáp ứng yêu cầu chn đoán và điều trị, tiếp cận ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực y tế vào các bệnh viện, trước hết là các bệnh viện tuyến tỉnh để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Tranh thủ ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh như: bệnh viện Đông Y, bệnh viện Lao - Phổi, bệnh viện Tâm Thần. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 26 giường bệnh/vạn dân.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, tăng cường sự tham gia của hệ thống y tế ngoài công lập vào việc thực hiện các mục tiêu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khuyến khích phát triển gắn liền với quản lý chặt chẽ hành nghề y dược tư nhân, thu hút đầu tư thành lập bệnh viện tư nhân và trung tâm chẩn đoán điều trị y học kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Tăng cường công tác đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế. Thực hiện chế độ điều động luân phiên cán bộ y tế về tăng cường cho y tế tuyến dưới, đảm bảo duy trì 100% số trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 12 bác sỹ/vạn dân.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm duy trì mức sinh hợp lý và tỷ lệ giới tính khi sinh để nâng cao chất lượng dân số.

Bảo đảm cung ứng đthuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nâng cao năng lực tổ chức triển khai, tạo mọi thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người dân đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường chất lượng khám và điều trị bệnh, bảo đảm quyền lợi cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội lâu dài. Xây dựng hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất người tham gia và thụ hưởng các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Phấn đấu đến cuối năm 2020: tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 80% trở lên, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt từ 50% trở lên so với lực lượng lao động thuộc các thành phần kinh tế, có trên 40% lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

9. Chăm lo phát triển văn hóa, thể thao; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội

a) Chăm lo phát triển văn hóa, thể thao:

- Văn hóa: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (vật thể và phi vật thể) gắn kết với các hoạt động văn hóa cộng đồng, tổ chức và vận động nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa tại chỗ (như: sáng tác, biu din, lễ hội, đọc sách...) để phục vụ nhu cầu văn hóa giải trí lành mạnh, thể hiện được vai trò của văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực cho phát trin kinh tế - xã hội.

Phát huy cao nhân tố con người, quan tâm đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả; đề cao tính sáng tạo của văn nghệ sỹ và có những chính sách phù hợp để văn nghệ sỹ sáng tạo tác phẩm có chất lượng tốt.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới hướng đến chất lượng, hiệu quả. Từng bước đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hóa, trong đó ưu tiên đầu tư các thiết chế phục vụ cho sinh hoạt văn hóa cộng đng.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm động viên nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội tham gia xây dựng phát triển văn hóa; khuyến khích thành lập các đoàn nghệ thuật tư nhân, các câu lạc bộ đờn ca tài tử...

- Thể dục thể thao: tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tập trung đầu tư có trng điểm công tác đào tạo vận động viên trẻ, năng khiếu chuẩn bị lực lượng bổ sung cho đội tuyển địa phương; bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện viên, mời chuyên gia giỏi về công tác huấn luyện, thu hút huấn luyện viên ngoài tỉnh để đạt thành tích ở một số môn thể thao trọng tâm của địa phương.

Phát triển thể dục thể thao quần chúng rộng khắp bằng nhiều hình thức, lồng ghép phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhất là những môn nhân dân tự nguyện luyện tập. Đẩy mạnh giáo dục thể chất trong các trường học, lực lượng vũ trang, coi đây là nền tảng và động lực phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 30% người dân trong tnh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao để huy động mọi tiềm năng, cơ sở vật chất của xã hội phát triển thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.

b) Thực hiện có hiệu quả tiến bộ, công bằng xã hội và an sinh xã hội:

- Lao động việc m: chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nhanh tỷ lệ lao động không có việc làm, thiếu việc làm, tăng thời gian làm việc của lao động ở nông thôn. Tổ chức điều tra thu thập thông tin lao động, khai thác tốt các thị trường lao động, dữ liệu cung cu lao động. Mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 - 210.000 người

- Đào tạo nghề: tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dạy nghề.

- Giảm nghèo: đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, chủ động và tự vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo. Tăng cường đối thoại với hộ nghèo, kiểm tra, giám sát chuyên đề, nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được công khai, đy đủ kịp thời. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,5% trở lên (theo chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn thực hiện).

- Chính sách người có công: tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với người có công; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng, góp phần chăm sóc và nâng cao cuộc sống của người có công.

- Bảo trợ xã hội: phát triển, hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; mở rộng độ bao phủ cả về đi tượng và nhu cầu của đối tượng. Nhà nước cùng cộng đồng xã hội có trách nhiệm hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội cải thiện cuộc sng, tự mình vươn lên hòa nhập cộng đồng.

- Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: tổ chức tt các hoạt động trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo. Tăng cường các hoạt động phòng, chống xâm hại tình dục, tai nạn thương tích; chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em.

- Đy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội trong cộng đng: làm tt công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thtrong quản lý, xử lý vi phạm; dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vn cho các đối tượng hoàn lương tái hòa nhập cộng đng có cuộc sng n định; triển khai thường xuyên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, tạo tính răn đe chung, tích cực trong công tác đấu tranh triệt phá các tụ điểm mại dâm, ma túy và các loại tệ nạn xã hội khác. Duy trì và tiếp tục phát triển phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý, mại dâm. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa trị và tổ chức dạy nghề cho các đối tượng, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện cai nghiện tại Trung tâm và cộng đồng, quản lý sau cai nghiện hiệu quả, hạn chế tái nghiện.

- Chú trọng công tác Bình đẳng giới: thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong công tác tổ chức cán bộ cơ cấu hợp lý công chức nữ tham gia lãnh đạo quản lý. Tăng cường hoạt động truyn thông về bình đng giới và bạo lực gia đình trên các phương tiện truyền thông đại chúng; nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục và đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình, đẳng giới.

c) Chăm lo tốt đời sng vật cht và tinh thần cho đồng bào dân tộc:

Triển khai thực hiện tốt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, đặc biệt là tăng cường huy động và lồng ghép các nguồn lực đthực hiện tt các chính sách, chương trình đầu tư, hỗ trợ đặc thù đphát triển kinh tế - xã hội vùng đng bào dân tộc như: chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vn tín dụng phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Xây dựng chính sách giữ gìn, bảo tồn, phát triển văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu s, nht là bảo tn ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí cho đng bào dân tộc. Thực hiện chính sách dân tộc đảm bảo đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

d) Thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Làm tốt công tác mặt trận, đoàn kết tôn giáo, phát huy truyền thng yêu nước của đồng bào theo đạo.

10. Quản lý tài nguyên, tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động điu tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững. Nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường bin, đảo.

Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về môi trường. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Đảm bảo chất thải công nghiệp, đô thị và chất thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy định. Các khu công nghiệp, khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu, các dự án thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý ô nhiễm đạt yêu cầu trước khi đưa vào vận hành, hoạt động chính thức.

Thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn lực thích ứng đphát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quKhu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu Ramsar.

11. Tăng cường quốc phòng, an ninh

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hình mới”; tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chc gn với giữ vững chủ quyền an ninh biển, đảo. Triển khai thực hiện các đề án, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử lý, giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh, không đbị động, bất ngờ.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; tăng cường công tác quản lý cư trú; ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phòng, chng cháy, nvà giảm thiu tai nạn giao thông.

12. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

a) Đy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:

Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung những thủ tục, quy định không còn phù hợp theo hướng đơn gin, dễ hiểu, dễ thực hiện, ít tốn kém, nhất là lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp và giữa các cơ quan hành chính với nhau.

Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh bằng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn với cải cách hành chính, tập trung vào các dịch vụ công đtăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, làm cho các cơ quan nhà nước gần dân hơn, phục vụ người dân và tạo mọi thuận lợi tốt hơn cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về các hoạt động hành chính tư pháp, đảm bảo cho công tác này phục vụ đắc lực, đáng tin cậy cho việc hoạch định và thực thi nhiệm vụ quản lý. Triển khai có khoa học và có hệ thống công tác lý lịch tư pháp; tạo sự chuyn biến mạnh mẽ trong công tác quốc tịch, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, chứng thực.

Đổi mới quản lý nhà nước về công tác Bổ trợ tư pháp theo hướng xã hội hóa, đồng thời phát huy vai trò tự quản của các tổ chức nghnghiệp luật sư, công chứng, giám định tư pháp...

b) Đy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí:

Đẩy mnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và việc chấp hành pháp luật ca các tổ chức cá nhân trên các lĩnh vực.

Công khai, minh bạch các quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước bằng các hình thức thiết thực, thích hp, dễ tiếp cận để nhân dân giám sát việc thực hiện.

Thiết lập cơ chế phối hợp có hiệu quả trong phát hiện và xử lý tham nhũng; khắc phục những chậm trễ trong khâu giám định tư pháp về xác định thiệt hại tài chính, tài sản; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp tham nhũng, lãng phí. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

c) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền:

Tăng cường các thông tin chính thức một cách công khai, minh bạch và kịp thời về tình hình và các chủ trương chính sách của Đng và pháp luật của Nhà nước để tạo được sự đồng thuận của chệ thống chính trị, của nhân dân nhm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2016 - 2020

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV, hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 - 2020, tỉnh Cà Mau đề ra một số Chương trình thực hiện như sau:

1. Chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tính đồng bộ, kết nối cao phục vụ yêu cu phát triển của nền kinh tế;

2. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực;

3. Chương trình phát triển đô thị;

4. Chương trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững;

5. Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, về tăng trưởng xanh, từng bước phục hồi hệ sinh thái, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường;

6. Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

7. Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

8. Chương trình xây dựng nông thôn mới;

9. Chương trình cải cách hành chính;

10. Chương trình phát triển du lịch;

11. Tiếp tục thực hiện Chương trình Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Trong tổ chức thực hiện kế hoạch phải tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hóa xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kết quả thực hiện kế hoạch theo từng năm, giữa kỳ và cả giai đoạn 5 năm. Trong trường hợp có những thay đổi lớn cần chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ các giải pháp, nhiệm vụ nêu trên triển khai tổ chức thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, đơn vị mình; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ, ngành Trung ương;
- TT. T
nh y, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- CVP, PVP UBND t
nh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm CB-TH;
- Các phòng khối tổng hợp;
- Lưu: VT.Tr05/02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Thành Tươi

 

Tỉnh Cà Mau

Biểu mẫu số 1

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (*)

A

Chỉ tiêu kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tốc độ tăng trưng GDP theo chỉ tiêu của Đại hội Đng các cấp

%

13,5

8,55

7,93

7,96

8,51

8,53

8,3

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

%

 

10,1

7,2

6,1

6,9

7,1

7,5

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

 

5,1

6,5

7,4

8,7

8,1

7,1

 

 

- Dịch vụ

%

 

11,9

11,1

11,2

10,4

10,8

11,1

 

2

Tổng sn phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương (GRDP) quy đi theo Chỉ thị s 22/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Th tướng Chính phủ

 

 

6,9

5,8

6,2

6,8

6,8

6,5

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

%

 

7,8

8,3

5,7

6,3

6,4

6,9

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

 

1,2

1,9

7,1

7,9

7,8

5,2

 

 

- Dịch vụ

%

 

11,7

6,1

6,7

7,1

7,3

7,8

 

3

Cơ cấu GDP theo chỉ tiêu Đại hội Đảng các cp (giá hiện hành)

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

%

30,0

38,8

37,9

37,0

36,5

36,1

 

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

42,0

36,7

36,7

36,4

36,5

36,3

 

 

 

- Dịch vụ

%

28,0

24,5

25,4

26,6

27,0

27,6

 

 

4

GRDP quy đổi theo Chthị số 22/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ (giá hiện hành)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GRDP theo VNĐ

Nghìn tđồng

 

28458

32946

36848

40685

45000

 

 

 

- Tổng GRDP quy USD

Tỷ USD

 

1,36

1,52

1,75

1,92

2,10

 

 

 

- GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

1.000 đồng

46.000

23.415

27.025

30.024

32.960

36.250

 

 

5

Cơ cu kinh tế (giá hiện hành)

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

%

36,3

38,8

37,9

37,0

36,5

36,1

 

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

35,9

36,7

36,7

36,4

36,5

36,3

 

 

 

- Dịch vụ

%

27,8

24,5

25,4

26,6

27,0

27,6

 

 

6

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP theo chỉ tiêu của Đại hội Đng các cấp

%

38,5

51,8

32,3

24,6

25,3

25,6

30,6

 

7

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so vi GDP

%

 

51,8

32,3

24,6

25,3

25,6

30,6

 

8

Tỷ lệ nợ chính quyền địa phương so tổng chi NSNN

%

 

1,92

2,77

4,51

6,11

6,0

6,0

 

9

Xuất nhp Khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kim ngạch xut khẩu hàng hóa

Triệu USD

5.000

920

900

1.080

1.300

1.400

5.600

Đạt

 

Tốc độ tăng xuất khu

%

 

6,5

-2,2

20,4

20,4

7,7

10,2

 

 

- Kim ngạch xuất khẩu/người

USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

 

90

50

60

150

180

530

 

 

Tốc độ ng nhập khẩu

%

 

335,0

-44,4

20,0

150,0

20,0

46,5

 

 

- Nhập siêu so với xuất khẩu

%

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Chsố giá tiêu dùng

%

 

116,9

109,0

107,3

104,7

104,0

 

 

B

Ch tiêu xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dân số trung bình

1000 người

 

1.215

1.219

1.227

1.234

1.241

1.241

 

 

- Tỷ lệ tăng dân số

%

1,1

1,21

1,17

1,14

1,11

1,08

1,08

Đạt

 

- Tỷ lệ hộ nghèo

%

Giảm BQ 2%/năm

10,14

8,24

6,49

4,9

3,2 - 3,4

3,2 - 3,4

Giảm BQ 1,8%/năm

 

- S lao động được tạo việc làm

Người

 

38.000

36.000

37.291

38.500

36.000

187.669

 

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (không bao gồm bồi dưỡng, truyền nghề) trong tng slao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

 

16,5

19

21

23

26

26

 

 

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

 

2,9

2,5

2,5

3,0

3,0

 

 

 

- Số thuê bao điện thoại/ 100 dân

Thuê bao

1.160.000

1.147.532

1.151.327

1.089.914

1.198.165

1.240.000

1.240.000

Đạt

 

- Số thuê bao internet băng thông rộng/100 dân

Thuê bao

49.500

44.690

50.731

49.813

50.715

52.000

52.000

Đạt

 

- Diện tích nhà ở bình quân sàn/người

m2

17,0

16,2

16,6

17,0

17,7

18,3

18,3

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích nhà ở bình quân tại đô thị

m2

18,7

18,0

18,5

19,0

19,7

20,3

20,3

 

 

+ Diện tích nhà bình quân tại nông thôn

m2

16,1

15,5

15,9

16,4

17,1

17,7

17,7

 

C

Chỉ tiêu Tài nguyên - Môi trường và phát trin bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tlệ che phrừng

%

24

19,8

21,5

21,8

23

24

24

Đạt

 

- Tỷ lệ dân snông thôn được cung cấp nưc hợp vệ sinh

%

85

78,0

78,4

82

84

85

85

Đạt

 

Tỷ lệ dân số thành thị được cung cp nước sạch

%

88

81,0

82,7

84,5

86,2

88

88

Đạt

 

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hthống xử lý nước thi tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

25

0

0

0

0

25

25

Đạt

 

- Thu gom chất thi rắn đô thị

%

90

80,1

81,4

82,6

84,0

85,5

85,5

Không đạt

 

- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn

%

100

85,7

85,7

85,7

85,7

100

100

Đạt

 

- Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

%

100

14,3

28,6

28,6

38,9

72,2

72,2

Không đạt

 

Biểu mẫu số 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ưc TH 2015

Ưc thực hiện 2011 - 2015

So vi mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015

1

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá năm 2010)

%

 

9,2

7,6

6,9

8,1

7,9

8,0

 

2

Giá trị tăng thêm (giá hiện hành)

Tỷ đồng

 

11.033

12.474

13.638

14.870

16.000

68.016

 

3

Sn phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lương thực có hạt

Tấn

2.822,000

534.000

555.600

567.800

554.716

590.000

2.802.116

99,3

 

Trong đó: + Thóc

Tấn

2.822.000

534.000

555.600

567.800

554.716

590.000

2.802.116

99,3

 

- Thịt hơi các loại

Tấn

 

35.283

34.567

35.008

33.421

33.972

172.251

 

 

- Trồng rừng tập trung

Ha

2.500

850

729

546

560

350

3.035

121,4

 

- Tỷ lệ che phủ rừng

%

24,0

19,8

21,5

21,8

23,0

24,0

24,0

 

 

- Sản lượng thủy hải sn

Tấn

2.143.450

408.530

426.430

452.810

478.820

495.000

2.261.590

105,5

 

- Diện tích nuôi trng thủy sn

Ha

 

296.180

296.687

295.789

298.138

298.500

298.500

 

 

Biểu mẫu số 3

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011 - 2015

So vi mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011- 2015 (*)

1

Giá trị tăng thêm (giá hiện hành)

Tđồng

 

9.148

10.688

11.815

12.953

14.261

58.865

 

2

Sản phm chyếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điện sản xut

Triệu Kwh

 

8.487

8.099

8.216

7.373

8.500

40.675

 

 

- Khai thác khí

Triệu m3

 

1.546

1.902

1.989

1.880

2.100

9.417

 

 

- Phân đạm

Tấn

 

 

427.000

775.890

777.000

800.000

2.779.890

 

 

- Tlệ số xã có điện lưới quốc gia

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Đạt

 

- Tỷ lệ số hộ nông thôn có điện

%

96,0

94,0

95,0

95,0

95,2

96,0

96,0

Đạt

 

Biểu mẫu số 4

NĂNG LỰC TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2011 - 2015

STT

Ngành công nghiệp

Đơn vị tính

Tổng công suất đến hết năm 2010

Công sut tăng thêm giai đoạn 2011-2015

Tổng công suất đến hết năm 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Tổng số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=4+10

1

Ngành phân bón

Tấn

 

 

800.000

 

 

 

800.000

800.000

 

- Phân Ure

Tấn

 

 

800.000

 

 

 

800.000

800.000

2

Ngành khai thác khí

Triệu m3

2.135

 

 

 

128

 

128

2.263

3

Ngành chế biến thc phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế biến thủy sản (tôm)

Tấn

145.117

16.932

2.859

1.940

11.199

7.500

40.430

80.860

 

Chế biến đường các loại

Tấn

16.500

 

 

 

 

 

 

16.500

 

Biểu mẫu số 5

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÀNH DỊCH VỤ 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011- 2015

So vi mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (*)

1.

Thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội

%

 

30,7

17,0

16,0

14,2

14,9

17,0

 

2.

Vận tải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển

%

7,5

9,2

7,3

12,9

1,9

12,7

8,8

Đạt

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa luân chuyn

%

7,6

9,3

8,1

13,7

0,9

12,7

8,9

Đạt

 

- Tốc độ tăng khối lượng hành khách vận chuyển

%

1,2

6,4

-1,2

-0,4

0,6

3,4

1,8

Đạt

 

- Tốc độ tăng khối lượng hành khách luân chuyển

%

1,2

6,7

-2,8

0,7

0,7

3,4

1,2

Dạt

3.

Thông tin - Truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số thuê bao điện thoại/100 dân

Thuê bao

1.160.000

1.147.532

1.151.327

1.089.914

1.198.165

1.240.000

1.240.000

Đạt

 

- Số thuê bao internet băng thông rộng/100 dân

Thuê bao

49.500

44.690

50.731

49.813

50.715

52.000

52.000

Đạt

4.

Du lịch

 

 

780000

820000

850000

910000

980000

4340000

 

 

- S lượt khách quốc tế đến địa phương

Lượt người

 

15.500

16.800

17.000

19.000

23.000

91.300

 

 

- Số lượt khách du lịch nội địa đến địa phương

Lượt người

 

764.500

803.200

833.000

891.000

957.000

4.248.700

 

 

Biểu mẫu số 6

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011 - 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ưc TH 2015

Ước thực hiện 2011- 2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (*)

I

Xuất khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kim ngạch xut khẩu hàng hóa

Triệu USD

5000

920

900

1080

1300

1400

5600

112,0

 

Tốc độ tăng

%

 

6,5

-2,2

20,4

20,4

7,7

10,2

 

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN (không kể dầu thô)

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nhập khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

 

90

50

60

150

180

530

 

 

Tốc độ ng

%

 

335,0

-44,4

20,0

50,0

20,0

46,5

 

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vn ĐTNN

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nhập siêu

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 7

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015

I

GIÁO DỤC

Học sinh

1.166.290

228.850

231.100

234.800

238.110

237.450

1.170.310

Đạt

1

Giáo dục mầm non

 

159.290

29.940

30.500

32.800

33.540

34.140

160.920

 

 

- Số học sinh mẫu giáo

Học sinh

159.290

29.940

30.500

32.800

33.540

34.140

160.920

 

2

Giáo dục tiểu học

 

585.000

121.780

121.520

119.670

118.250

104.660

585.880

 

 

- Shọc sinh tiểu học

Học sinh

585.000

121.780

121.520

119.670

118.250

104.660

585.880

 

3

Giáo dục trung học cơ sở

 

310.000

53.670

56.190

59.830

64.540

76.550

310.780

 

 

- Số học sinh trung học cơ sở

Học sinh

310.000

53.670

56.190

59.830

64.540

76.550

310.780

 

4

Giáo dục trung học phổ thông

 

112.000

23.460

22.890

22.500

21.780

22.100

112.730

 

 

- Số học sinh trung học ph thông

Học sinh

112.000

23.460

22.890

22.500

21.780

22.100

112.730

 

II

ĐÀOTẠO

Sinh viên

10.860

1.950

2.060

1.980

1.110

1.950

9.050

Không đạt

1

Đại học, cao đẳng

 

4.000

520

730

620

500

650

3.020

Không đạt

 

- Tuyn mới đại học và cao đng chính quy

Sinh viên

4.000

520

730

620

500

650

3.020

 

2

Dạy ngh và trung cp chuyên nghiệp

Người

6.860

1.430

1.330

1.360

610

1.300

6.030

Không đạt

 

- Tuyển mới trung cp chuyên nghiệp

Người

4.450

820

600

380

510

720

3.030

 

 

- Tuyển mới cao đng nghề và trung cấp

Người

2.410

610

730

980

100

580

3.000

 

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (không bao gồm bồi dưỡng, truyền nghề)

%

60

16,5

19

20

23

26

26

 

III

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tlệ giá trị sn phẩm công nghệ cao

%

22,0

6,8

4,0

5,0

3,0

3,2

22,0

Đạt

2

Tlệ sáng chế đăng ký bảo hộ

%

100,0

0,0

0,0

0,0

0,0

100,0

100,0

Đạt

3

Tỷ lệ đổi mới công nghệ

%

 

3,7

4,2

5,0

3,1

3,0

3,0

 

 

Biểu mẫu số 8

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011- 2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (*)

A

DÂN SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân số trung bình (năm cuối kỳ)

1000 người

 

1.215

1.219

1.227

1.234

1.241

1.241

 

 

Trong đó: Dân s nông thôn

100 người

 

960

951

945

938

931

988

 

 

- Mức giảm tlệ sinh (năm cuối kỳ)

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

Đạt

 

- Tlệ tăng dân số (năm cuối kỳ)

%

1,1

1,21

1,17

1,14

1,11

1,08

1,08

Đạt

B

LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Người

 

662.470

670.448

678.713

686.164

695.000

 

 

2

Lao động từ 15 tuổi trlên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

Người

 

635.971

643.630

651.564

658.717

670.800

 

 

3

S lao động được tạo việc làm

Người

 

37.983

35.985

37.291

38.500

36.000

187.669

 

C

Y T(năm cuối kỳ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sgiường bệnh/ 1 vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã)

Giường

23,5

22,0

22,0

22,5

23,0

23,5

23,5

Đạt

 

- Số giường bệnh quốc lập/ 1 vạn dân

Giường

 

21,6

21,6

22,1

22,6

23,1

23,1

 

 

- Số giường bệnh / 1 vạn dân

Giường

 

0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

 

2

Số bác s/1 vạn dân

Bác sỹ

9,2

6,5

6,5

7,2

8,4

9,2

9,2

Đạt

3

T sut chết của người mẹ trong thời gian thai sản trên 100.000 tr đ sng

Người

5,4

9,4

3,6

8,8

11,1

5,4

5,4

Đạt

4

Tsuất chết trẻ em dưới 1 tuổi

10,0

3,0

2,0

2,0

6,7

10,0

10,0

Đạt

5

Tsuất chết của trẻ em dưi 5 tuổi

5,0

4,6

3,2

2,3

7,3

5,0

5,0

Đạt

6

Tlệ trẻ em dưi 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

13,0

15,8

15,1

13,9

13,5

13,0

13,0

Đạt

7

Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mi)

%

80,0

0,0

34,7

62,4

72,3

82,2

82,2

Đạt

8

Tỷ lệ trẻ em dưi 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vaccine

%

>95

>95

>95

>95

>95

>95

>95

Đạt

9

Tỷ lệ xã có bác s

%

100

100

100

100

100

100

100

Đạt

D

BẢO HIM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số người dân tham gia bảo hiểm xã hội

Người

 

53.109

52.943

55.307

57.420

59.900

59.900

 

2

Số người dân có thẻ bảo hiểm y tế

Người

 

576.659

592.566

674.309

764.344

842.100

842.100

 

3

Tlệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

70

47,5

48,6

55

65,5

70

70

Đạt

 

Biểu mẫu số 9

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015 THEO NGUỒN VỐN

STT

Nguồn vốn

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đon 2011-2015 (*)

 

TNG SỐ

Triệu đồng

 

14.759.296

10.647.695

9.051.916

10.300.186

11.500.000

56.259.093

 

 

So với GDP

%

 

51,9

32,3

24,6

25,3

25,6

30,6

 

 

Tốc độ ng

%

 

38,0

-27,9

-15,0

13,8

11,6

26,4

 

1

Vốn đu tư thuộc ngân sách nhà nước

Triệu đồng

 

1.764.210

1.787.579

1.879.722

1.955.661

2.060.000

9.447.172

 

 

So với tổng s

%

 

12,0

16,8

20,8

19,0

17,9

16,8

 

 

Tốc độ ng

%

 

35,2

1,3

-11,6

-1,5

0,3

 

 

2

Vốn trái phiếu Chính phủ

Triệu đồng

 

616.765

475.024

1.031.026

1.257.673

1.000.000

4.380.488

 

 

So với tổng s

%

 

4,2

4,5

11,4

12,2

8,7

7,8

 

 

Tốc độ ng

%

 

-40,0

-23,0

117,1

22,0

10,0

 

 

3

Vốn tín dụng đầu tư nhà nước

Triệu đồng

 

30.000

75.000

205.000

85.000

200.000

595.000

 

 

So với tổng s

%

 

0,2

0,7

2,3

0,8

1,7

1,1

 

 

Tốc độ ng

%

 

0,0

250,0

273,3

-241,2

235,3

 

 

4

Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Triệu đồng

 

7.584.407

3.060.886

462.488

402.052

1.000.000

12.509.833

 

 

So với tổng s

%

 

51,4

28,7

5,1

3,9

8,7

22,2

 

 

Tốc độ ng

%

 

118,7

-64,9

-78,9

-81,9

5,0

 

 

5

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân

Triệu đồng

 

4.277.826

4.711.366

4.933.020

5.954.228

6.300.000

26.176.440

 

 

So với tổng s

%

 

29,0

44,2

54,5

57,8

54,8

46,5

 

 

Tốc độ ng

%

 

5,5

8,6

0,0

8,9

9,1

 

 

6

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Triệu đng

 

361

631

46

3.674

10.000

14.712

 

 

So với tổng s

%

 

0,002

0,006

0,001

0,036

0,057

0,026

 

 

Tốc độ ng

%

 

-65,7

74,8

-92,7

7.887,0

100,0

 

 

7

Vốn huy động khác

Triệu đồng

 

485.727

537.209

540.614

641.898

930.000

3,135.448

 

 

So với tổng s

%

 

3,3

5,0

6.0

6,2

8,1

5,6

 

 

Tốc độ ng

%

 

-35,8

92,9

58,4

37,4

15,2

 

 

 

Biểu mẫu số 10

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ PHÂN THEO NGÀNH, LĨNH VỰC 5 NĂM 2011-2015

Đơn vị: Tỷ đồng.

 

Ngành, lĩnh vực

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011- 2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011- 2015(*)

 

TNG SỐ

 

2.380.975

2.262.603

2.910.748

3.213.334

3.060.000

13.827.660

 

I

Lĩnh vực lành tế

 

1.166.810

1.072.369

1.688.694

1.770.512

1.505.000

7.203.385

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

49,01

47,40

58,02

55,10

49,18

52,09

 

1

Công nghiệp

 

13.089

16.199

10.000

3.755

10.000

53.043

 

 

Ttrọng so với tổng s (%)

 

0,55

0,72

0,34

0,12

0,33

0,38

 

2

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

 

516.067

475.959

852.601

922.084

795.000

3.561.711

 

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

 

21,67

21,04

29,29

28,70

25,98

25,76

 

3

Giao thông vận tải

 

637.654

580.211

826.093

844.673

700.000

3.588.631

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

26,78

25,64

28,38

26,29

22,88

25,95

 

II

Lĩnh vực xã hội

 

1.168.387

1.114.410

1.185.143

1.412.822

1.512.000

6.392.762

 

 

Tỷ trọng so với tng số (%)

 

49,07

49,25

40,72

43,97

49,41

46,23

 

1

Cấp nước và xử lý rác thải, nước thi

 

209.646

138.168

233.528

262.875

300.000

1.144.217

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

8,81

6,11

8,02

8,18

9,80

8,27

 

2

Khoa học, công nghệ

 

21.433

11.123

19.249

20.000

22.000

93.805

 

 

Ttrọng so với tổng s (%)

 

0,90

0,49

0,66

0,62

0,72

0,68

 

3

Giáo dục và đào tạo

 

383.646

339.424

378.801

311.116

285.000

1.697.987

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

32,84

30,46

31,96

22,02

18,85

26,56

 

4

Y tế

 

255.510

258.688

342.058

515.400

570.000

1.941.656

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

21,87

23,21

28,86

36,48

37,70

30,37

 

5

Văn hóa-Xã hội, Thể thao, Du lịch

 

162.575

153.698

124.886

157.539

175.000

773.698

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

6,83

6,79

4,29

4,90

5,72

5,60

 

6

Quản lý nhà nước

 

99.277

144.764

32.194

100.400

110.000

486.635

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

4,17

6,40

1,11

3,12

3,59

3,52

 

7

Lĩnh vực khác

 

36.300

68.545

54.427

45.492

50.000

254.764

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

1,52

3,03

1,87

1,42

1,63

1,84

 

III

Quốc phòng

 

35.855

59.771

32.911

25.000

33.000

186.537

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

1,51

2,64

1,13

0,78

1,08

1,35

 

IV

An ninh

 

9.923

16.053

4.000

5.000

10.000

44.976

 

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

 

0,42

0,71

0,14

0,16

0,33

0,33

 

 

Biểu mẫu số 11

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011- 2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015(*)

A

TNG THU CÂN ĐỐI

 

17.000

4.971

5.700

4.446

3.294

3.867

22.278

131,0

 

Tốc độ tăng

%

 

102,4

14,7

-22,0

-25,9

17,4

9,5

 

1

Thu nội địa

Tỷ đồng

 

2.903

3.710

3.754

2.683

3.210

16.260

 

 

Tỷ trọng thu nội địa trên tng thu NSNN

%

 

58,4

65,1

84,4

81,5

83,0

73,0

 

2

Thu từ xuất, nhập khẩu

Tđồng

 

572

71

67

57,7

90

880

 

 

Tỷ trọng thu từ xuất, nhập khẩu trên tổng thu NSNN

%

 

11,5

1,2

1,5

1,8

2,3

4,0

 

3

Thu viện trợ không hoàn lại và quỹ dự trữ tài chính

Tđồng

 

1

1

1

1

1

5

 

 

Ttrọng thu viện trợ trên tổng thu NSNN

%

 

0,02

0,02

0,03

0,04

0,03

0,03

 

4

Thu khác

Tỷ đồng

 

1.495

1.918

624

552

566

5.133

 

 

Tỷ trọng thu viện trợ trên tổng thu NSNN

%

 

30,1

33,6

14,0

16,8

14,6

23,0

 

B

TNG CHI NSNN

 

 

4.649

6.466

6.896

6.483

6.675

31.169

 

 

Tốc độ tăng

%

 

11,5

39,0

6,7

-6,0

3,0

9,8

 

1

Chi thường xuyên

Tỷ đồng

 

2.687

3.645

4.173

4.234

4.887

19.026

 

 

Tỷ trọng chi thường xuyên so với tổng chi

%

 

57,8

56,4

58,5

75,2

70,4

73,5

 

2

Chi đầu tư phát triển

Tđồng

 

683

1.302

1.587

1.203

1.880

6.655

 

 

Tỷ trọng chi đu tư phát trin so với tổng chi

%

 

14,7

20,1

22,3

21,4

27,1

24,9

 

3

Chi trả nợ, viện tr

Tỷ đồng

 

29

134

96

74

94

426

 

 

Tỷ trọng chi tr n, viện trợ so với tổng chi

%

 

0,6

2,1

1,3

1,3

1,4

1,6

 

 

Biểu mẫu số 12

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015

1

Vốn đầu tư thực hiện

Triệu USD

100

0 (2,5)

0,2 (2,7)

0,5 (3,2)

1 (4,2)

1 (5,2)

2,7 (17,8)

không đạt

 

Trong đó: vốn nước ngoài

Triệu USD

100

0

0,2

0,5

1

1

2,7

không đạt

2

Vốn cấp mới và tăng thêm

Triệu USD

150

2 (8,625)

0,5 (9,125)

0 (9,125)

3 (12,125)

3.500 (3.512)

3.505 (3,531)

vượt

3

Xuất khẩu (không kể du thô)

Triệu USD

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Xuất khẩu (kể cả dầu thô)

Triệu USD

 

-

-

-

-

-

-

-

5

Nhập khẩu

Triệu USD

-

-

-

-

-

-

 

-

6

Nộp ngân sách

Triệu USD

-

0,23

0,23

0,23

0,23

0,23

1,15

đạt

7

Số lao động cuối kỳ báo cáo

Người

-

33

37

56

66

100

100

-

 

Biểu mẫu số 13

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ưc thực hiện 2011- 2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (*)

1

Tổng sdoanh nghiệp đăng ký thành lập

Doanh nghiệp

 

5.760

6.486

6.948

7.300

7.740

7.740

 

2

Sdoanh nghiệp đăng ký mới

Doanh nghiệp

 

406

430

463

400

440

2.139

 

3

Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp dân doanh thành lập mới

Tỷ đồng

 

1.361

2.114

1.638

1.100

1.210

7.423

 

4

Số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế (không tính các doanh nghiệp đã giải thể)

Doanh nghiệp

 

3.676

3.537

3.883

7.300

4.045

4.045

 

5

Số doanh nghiệp gii thể hàng năm

Doanh nghiệp

 

474

865

116

300

330

2.085

 

 

Biễu mẫu số 14

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC 5 NĂM 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước TH 2011-2015

So với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015

I

Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động

Doanh nghiệp

5

6

5

5

5

5

5

Đạt

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt

 

- Doanh nghiệp 100% vn nhà nước

Doanh nghiệp

4

5

4

4

4

4

4

Đạt

 

- Doanh nghiệp > 50% vn nhà nước

Doanh nghiệp

1

1

1

1

1

1

1

Đạt

2

Số doanh nghiệp nhà nưc cổ phần hóa

Doanh nghiệp

2

 

1

 

1

 

2

Đạt

3

Số doanh nghiệp nhà nước thực hiện hình thức sắp xếp khác (Thoái vốn, giao bán, hợp nhất, giải th, phá sn)

Doanh nghiệp

1

 

 

 

1

 

1

Đạt

4

Tổng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp

Triệu đồng

737365

328023

482556

413341

737365

737365

737365

Đạt

5

Tổng vốn điều lệ

Triệu đồng

551880

368180

368180

368180

551880

551880

551880

Đạt

6

Đóng góp ngân sách

Triệu đồng

2030000

293561

370304

425905

480230

530000

2100000

Đạt

7

Tổng doanh thu

Triệu đồng

6670000

1164951

1285846

1268620

1386000

1520000

6625417

Chưa đạt

8

Tổng lợi nhuận

Triệu đồng

940000

169271

203331

235711

200000

220000

1028313

Đạt

9

Tổng nợ phải tr

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động lũy kế đến kỳ báo cáo

Doanh nghiệp

 

3676

3537

3883

7300

4045

4045

 

2

SDN kinh doanh có i

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số lao động trong doanh nghiệp

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó lao động nữ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thu nhập bình quân người lao động

Triệu đồng/ tháng/ ngưi

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổng vn đăng ký

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Doanh thu thuần

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Đóng góp ngân sách nhà nước

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tổng ngân sách thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 15

KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐƯỢC CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT 5 NĂM 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục quy hoạch

Kinh phí xây dựng quy hoạch

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Trong nước

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG SỐ

31.204

 

7.323

5.391

4.780

6.024

7.368

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2.300

 

 

 

400

400

1.500

1

Điều chnh Quy hoạch tổng thể phát trin KT - XH tnh Cà Mau đến năm 2020

2.300

 

 

 

400

400

1.500

II

Quy hoạch do Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt

28.904

0

7.323

5.391

4.380

5.624

5.868

1

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cà Mau đến năm 2020

918

 

 

500

418

 

 

2

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đầm Dơi đến năm 2020

735

 

735

 

 

 

 

3

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Phú Tân đến năm 2020

661

 

400

261

 

 

 

4

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Năm Căn đến năm 2020

661

 

660

 

 

 

 

5

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Ngọc Hiền đến năm 2020

661

 

400

261

 

 

 

6

Quy hoạch phát trin Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tnh Cà Mau đến năm 2020

378

 

378

 

 

 

 

7

Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020

1.110

 

1.110

 

 

 

 

8

Quy hoạch phát triển Điện lực các huyện, thành phố giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020

1.820

 

 

1.000

820

 

 

9

Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Cà Mau đến năm 2020

537

 

200

200

137

 

 

10

Quy hoạch mạng lưới bán lẻ bán buôn tnh Cà Mau đến năm 2020

210

 

 

 

 

 

 

11

Quy hoạch mạng lưới ca hàng xăng dầu tỉnh Cà Mau đến năm 2020

411

 

200

100

100

 

 

12

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau từ năm 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020

550

 

550

 

 

 

 

13

Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đến năm 2020

550

 

550

 

 

 

 

14

Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020

300

 

300

 

 

 

 

15

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tnh Cà Mau đến năm 2020

136

 

 

136

 

 

 

16

Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020

276

 

 

150

126

 

 

17

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

350

 

 

 

 

100

250

18

Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tnh Cà Mau đến năm 2020

550

 

350

200

 

 

 

19

Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020

500

 

300

200

 

 

 

20

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

294

 

 

200

94

 

 

21

Quy hoạch phát triển Thông tin, Truyền thông tỉnh Cà Mau đến năm 2020

394

 

200

194

 

 

 

22

Quy hoạch phát triển Du lịch tnh Cà Mau đến năm 2020

550

 

350

200

 

 

 

23

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Cà Mau đến năm 2020

640

 

340

200

100

 

 

24

Quy hoạch đường gom và đấu nối đường giao thông công cộng vào các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020

189

 

100

89

 

 

 

25

Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Cà Mau đến năm 2020

2.767

 

 

1.000

900

800

 

26

Quy hoạch phát trin Văn hóa tỉnh Cà Mau đến năm 2020

450

 

 

 

250

200

 

27

Quy hoạch phát triển Thể thao tỉnh Cà Mau đến năm 2020

450

 

 

 

250

200

 

28

Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020

418

 

 

 

200

200

 

29

Quy hoạch phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ tnh Cà Mau đến năm 2020

411

 

200

100

100

 

 

30

Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

372

 

 

 

223

149

 

31

Quy hoạch bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

335

 

 

175

117

43

 

32

Quy hoạch phát trin vận ti hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

201

 

 

75

66

60

 

33

Quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2020

194

 

 

 

 

194

 

34

Quy hoạch bo tồn và phát triển Vườn quốc gia U Minh hạ đến năm 2020

194

 

 

 

 

194

 

35

Quy hoạch khai thác, ươn nghêu giống và nuôi nghêu thương phẩm ven biển Mũi Cà Mau

200

 

 

 

 

200

 

36

Quy hoạch hệ thống nghiên cứu chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020

200

 

 

 

 

200

 

37

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh cụm đo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.554

 

 

 

 

500

1.054

38

Quy hoạch phát trin kinh tế - xã hội gắn với đm bảo quốc phòng an ninh đo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.554

 

 

 

 

500

1.054

39

Quy hoạch phát triển tổng th kinh tế - xã hội vùng Nam Sông Đốc - Đầm Thị Tường tnh Cà Mau đến năm 2020

1.500

 

 

 

 

200

1.300

40

Quy hoạch thu hút nguồn lực hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tnh Cà Mau đến năm 2020

500

 

 

 

 

 

500

41

Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

350

 

 

150

100

100

 

42

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

450

 

 

 

 

200

250

43

Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng 2030

900

 

 

 

 

500

400

44

Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng cụm đo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

190

 

 

 

 

190

 

45

Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

600

 

 

 

 

300

300

46

Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến 2030

579

 

 

 

379

200

 

47

Quy hoạch kết cu hạ tầng giao thông đường bộ do địa phương qun lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

375

 

 

 

 

197

178

48

Quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường trên địa bàn tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

375

 

 

 

 

197

178

49

Điều chỉnh Quy hoạch đường gom và đấu nối các đường giao thông công cộng vào các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

404

 

 

 

 

 

404

 

Biểu mẫu số 16

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2011 - 2015

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước TH 2011-2015

So với mục tiêu KH giai đoạn 2011 - 2015(%)

I

HỢP TÁC XÃ (HTX)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng s HTX

HTX

350

222

257

257

260

250

250

71,4

 

Số HTX thành lập mới

HTX

200

68

35

20

18

20

161

80,5

 

Số HTX giải thể

HTX

 

5

0

20

15

30

70

 

2

Tổng số thành viên HTX

Người

6400

4386

4789

4959

5020

4820

4820

75,3

3

Tổng slao động trong HTX

Người

 

5930

6154

7422

8700

8400

8400

 

 

Số lao động là thành viên HTX

Người

 

5630

5850

7050

8250

8000

8000

 

II

LIÊN HP HỢP TÁC XÃ (LHHTX)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số LHHTX

LHBTX

3

0

0

0

0

0

0

0

 

S LH HTX thành lập mới

LHHTX

3

0

0

0

0

0

0

0

 

S LH HTX gii thể

LHHTX

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số HTX thành viên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổng slao động trong LH HTX

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

III

TỔ HỢP TÁC (THT)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số THT

THT

4400

3263

3550

3600

3537

3380

3380

76,8

 

S THT có đăng ký chứng thực

THT

 

722

1000

1700

1770

2030

2030

 

2

Tổng số thành viên THT

Người

90000

79590

79985

80000

70750

67600

67600

75,1

 

Số thành viên của THT có đăng ký chứng thực

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổng số lao động trong THT

Người

290000

238770

239955

240000

212200

202800

202800

69,9

 

S lao động là thành viên THT

Người

240000

198975

199962

200000

176800

169000

169000

70,4

 

Số lao động là thành viên THT có đăng ký chứng thực

Người

180000

44023

56300

94300

88500

101000

101000

56,1

 

Biểu mẫu số 1

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mc tiêu kế hoch 5 năm 2016 - 2020

A

Chỉ tiêu kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giá năm 2010

Tỷ đồng

27.950

30.380

33.200

36.530

40.470

45.000

10,0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

Tđồng

9.450

10.130

10.860

11.640

12.480

13.400

7,2

 

- Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

10.550

11.420

12.500

13.900

15.650

17.700

10,9

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

7.950

8.830

9.840

10.990

12.340

13.900

11,8

2

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giá hiện hành

Tỷ đồng

45.000

50.300

56.850

65.150

76.100

90.700

15,0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

Tỷ đồng

16.250

17.900

19.750

22.050

24.700

27.800

11,3

 

- Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

16.350

18.300

20.900

24.300

28.800

34.500

16,1

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

12.400

14.100

16.200

18.800

22.600

28.400

18,0

3

Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

- Ngư, nông, lâm nghiệp

%

36,1

35,6

34,7

33,8

32,5

30,7

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

36,3

36,4

36,8

37,3

37,8

38,0

 

 

- Dịch vụ

%

27,6

28,0

28,5

28,9

29,7

31,3

 

 

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

1.000 đồng

36.250

40.250

44.800

51.300

59.400

70.500

 

 

(Quy đổi ra USD)

USD

1.700

1.900

2.150

2.400

2.700

3.200

 

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP

%

30,6

26,8

29,9

33,8

37,5

40

34-35%/ GDP

5

Tỷ lệ nợ chính quyền địa phương so tổng chi NSNN

%

6

5

5

5

5

5

5

6

Xuất nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

5.600

1.450

1.500

1.550

1.600

1.700

7,5-8 tỷ USD

 

Tốc độ tăng xuất khẩu

%

 

3,6

3,4

3,3

3,2

6,3

4,0

 

- Kim ngạch xuất khẩu/người

USD

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kim ngạch nhập khu hàng hóa

Triệu USD

530

180

190

200

210

220

01 tỷ USD

 

Tốc độ tăng nhập khẩu

%

46,5

0

5,6

5,3

5

4,8

4,0

 

- Nhập siêu so với xut khẩu

%

 

 

 

 

 

 

 

7

Chỉ số giá tiêu dùng

%

 

5

5

5

5

5

5

B

Chỉ tiêu xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dân số trung bình

1000 người

1.241

1.250

1.259

1.270

1.282

1.295

1.295

 

Tỷ lệ tăng dân số

%

1,08

1,06

1,04

1,02

<1,00

<1,00

<1,00

 

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011 - 2015)

%

9,5

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

7,5

 

- Số lao động được tạo việc làm

Người

187.669

37.000

39.000

41.000

44.000

48.000

209.000

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (không bao gồm bồi dưỡng, truyền nghề) trong tổng s lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

26

30

34

38

42

45

45

 

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

1,98

1,60

1,40

1,30

1,20

1,00

1,30

 

- Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn

 

 

3,5

3,0

3,1

3,7

3,3

2,9

 

- Số thuê bao điện thoại/ 100 dân

Thuê bao

1.240.000

1.270.000

1.300.000

1.320.000

1.330.000

1.340.000

1.340.000

 

- Số thuê bao internet băng thông rộng/100 dân

Thuê bao

52.000

54.000

56.000

58.000

60.000

62.000

62.000

 

- Diện tích nhà bình quân sàn/người

m2

18,3

19,0

19,6

20,3

21,0

21,7

21,7

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích nhà bình quân tại đô thị

m2

20,3

21,0

21,6

22,3

23,0

23,7

23,7

 

+ Diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn

m2

17,7

18,4

19,0

19,7

20,4

21,0

21,0

C

Chỉ tiêu Tài nguyên - Môi trường và phát triển bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ che phủ rừng

%

24,0

24,5

25,0

25,3

25,7

26

26

 

- Tỷ lệ dân snông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh

%

92,5

86,5

88,0

89,5

91,0

92,5

92,5

 

- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch

%

95,0

90,0

91,3

92,5

93,8

95

95

 

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

25

50

75

100

100

100

100

 

- Thu gom chất thải rắn ở đô thị

%

85,5

86,5

87,5

88,5

89,5

90

90

 

- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn

%

100

100

100

100

100

100

100

 

Biểu mẫu số 2

KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1

Tốc độ tăng giá trị sản xut

%

8

8

8

8

8

8,2

8 - 8,2

2

Giá trị tăng thêm

Tỷ đồng

68.016

17.300

18.600

20.000

21.600

23.300

100.800

3

Sn phm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lương thực có hạt

Tấn

2.802.116

597.000

615.000

623.000

627.000

632.000

3.094.000

 

Trong đó: + Thóc

Tn

2.802.116

597.000

615.000

623.000

627.000

632.000

3.094.000

 

- Trng rừng tập trung

Ha

3.035

500

500

500

500

500

2.500

 

- Tlệ che phủ rừng

%

24,0

24,5

24,9

25,3

25,7

26,0

26,0

 

- Sn lượng thủy hi sn

Tấn

2.261.590

502.000

510.000

517.000

524.000

530.000

2.583.000

 

- Diện tích nuôi trồng thủy sản

Ha

298.500

300.000

300.000

300.000

300.000

300.000

300.000

 

Biểu mẫu số 3

KẾ HOẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1

Giá trị tăng thêm

Tỷ đồng

58.865

16.100

18.400

21.400

25.300

30.400

111.600

2

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điện sản xuất

Triệu Kwh

40.675

8.600

8.650

8.700

8.750

8.800

43.500

 

- Khai thác khí

Triệu m3

9.417

2.130

2.140

2.160

2.180

2.200

10.810

 

- Phân đạm

Tấn

2.779.890

800.000

800.000

800.000

800.000

800.000

4.000.000

 

- Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

- Tỷ lệ số hộ nông thôn có điện

%

96,0

96,8

97,6

98,4

99,2

100,0

100,0

 

Biểu mẫu số 4

NĂNG LỰC TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Ngành công nghiệp

Đơn vị tính

Tổng công suất đến hết năm 2015

Công suất tăng thêm giai đoạn 2011-2015

Tổng công suất đến hết năm 2020

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Tổng s

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=4+10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngành diện

MW

1.500

988

 

 

 

 

988

2.488

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 5

KẾ HOẠCH NGÀNH DỊCH VỤ 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1.

Thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tc độ tăng tổng mức bán l hàng hóa và dch vụ tiêu dùng xã hội

%

17,0

17,9

16,1

13,9

12,2

10,9

14,0

2.

Vận tải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển

%

8,8

9,1

9,3

9,5

9,7

9,9

9,5

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa luân chuyn

%

8,9

9,0

9,2

9,4

9,6

9,8

9,4

 

- Tốc độ tăng khối lượng hành khách vận chuyển

%

1,8

2,0

2,2

2,4

2,6

2,8

2,4

 

- Tc độ tăng khối lượng hành khách luân chuyển

%

1,2

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,5

3.

Thông tin - Truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số thuê bao điện thoại/100 dân

Thuê bao

1.240.000

1.270.000

1.300.000

1.320.000

1.330.000

1.340.000

1.340.000

 

- Số thuê bao Internet băng thông rộng/100 dân

Thuê bao

52.000

54.000

56.000

58.000

60.000

62.000

62.000

4.

Du lịch

 

4.340.000

1.070.000

1.180.000

1.340.000

1.550.000

1.860.000

7.000.000

 

- Slượt khách quốc tế đến đa phương

Lượt người

91.300

28.000

34.000

42.000

51.000

60.000

215.000

 

- Slượt khách du lịch nội địa

Lượt người

4.248.700

1.042.000

1.146.000

1.298.000

1.499.000

1.800.000

6.785.000

 

Biểu mẫu số 6

KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1

Xuất khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kim ngch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

5.600

1.450

1.500

1.550

1.600

1.700

7.800

 

Tốc độ tăng

%

10,2

3,6

3,4

3,3

3,2

6,3

4,0

II

Nhập khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng kim ngạch nhập khu hàng hóa

Triệu USD

530

180

190

200

210

220

1.000

 

Tốc độ tăng

%

46,5

0,0

5,6

5,3

5,0

4,8

4,0

III

Nhập siêu

Triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu

%

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 7

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

I

GIÁO DỤC

 

1.170.270

248.980

245.630

244.490

241.820

237.210

1.218.130

1

Giáo dục mầm non

 

160.910

37.810

38.240

38.730

39.010

39.320

193.110

 

- Shọc sinh mu giáo

Học sinh

160.910

37.810

38.240

38.730

39.010

39.320

193.110

2

Giáo dc tiểu học

 

585.870

94.610

90.400

87.830

87.070

86.720

446.630

 

- Số học sinh tiểu hc

Học sinh

585.870

94.610

90.400

87.830

87.070

86.720

446.630

3

Giáo dục trung học cơ s

 

310.770

82.940

81.700

76.760

70.840

64.340

376.580

 

- Số hc sinh trung hc cơ sở

Học sinh

310.770

82.940

81.700

76.760

70.840

64.340

376.580

4

Giáo dục trung học phổ thông

 

112.720

33.620

35.290

41.170

44.900

46.830

201.810

 

- Số học sinh trung học phổ thông

Học sinh

112.720

33.620

35.290

41.170

44.900

46.830

201.810

II

ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đại học, cao đẳng

 

3.100

1.800

1.880

2.070

2.170

2.380

10.300

 

- Tuyển mới đại hc và cao đng chính quy

Người

3.100

1.800

1.880

2.070

2.170

2.380

10.300

2

Dạy nghề và trung cp chuyên nghiệp

 

940

780

780

820

870

870

4.120

 

- Tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp

Người

390

420

420

420

470

470

2.200

 

- Tuyển mới cao đng nghề và trung cấp nghề

Người

550

360

360

400

400

400

1.920

 

- Tỷ llao động qua đào tạo

%

26

30

34

38

42

45

45

III

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ giá trị sn phẩm công nghệ cao

%

22

23

23

24

24

25

25

2

Tỷ lệ sáng chế đăng ký bảo hộ

%

100

100

100

100

100

100

100

3

Tỷ lệ đi mới công nghệ

%

3

5

8

12

16

20

20

 

Biễu mẫu số 8

KẾ HOẠCH CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

A

DÂN S

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân số trung bình (năm cuối kỳ)

1000 người

1.241

1.250

1.259

1.270

1.282

1.295

1.295

 

Trong đó: Dân s nông thôn

"

931

925

919

914

910

907

907

 

- Mức giảm tỷ lệ sinh (năm cuối kỳ)

0,03

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

 

- Tỷ lệ tăng dân số (năm cuối kỳ)

%

1,08

1,06

1,04

1,02

1,00

<1,00

<1,00

B

LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Người

695.000

700.000

705.000

711.000

718.000

725.000

725.000

2

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

Người

670.800

679.000

684.000

690.000

697.000

705.000

705.000

3

Số lao động được tạo việc làm

Người

187.669

37.000

39.000

41.000

43.000

45.000

205.000

C

Y T (năm cuối kỳ)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số giường bệnh/1 vn dân (không tính giường của trm y tế xã)

Giường

23,5

24,0

24,5

25,0

25,5

26,0

26,0

 

- Số giường bệnh quốc lp/ vạn dân

Giường

23,1

23,5

23,9

24,3

24,7

25,0

25,0

 

- Số giường bệnh tư/vạn dân

Giường

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

1,0

1,0

2

Số bác sỹ/ 1 vạn dân

Bác sỹ

9,2

9,9

10,2

10,9

11,6

12

12

3

Tsuất chết của người mẹ trong thời gian thai sản trên 100.000 trẻ đẻ sống

Người

5,4

12,0

11,5

11,0

10,5

10

10

4

Tỷ suất chết trem dưới 1 tuổi

10,0

5,0

4,9

4,8

4,7

4,5

4,5

5

Tsuất chết của trẻ em dưới 5 tui

5,0

15,0

14,0

13,0

12

11

11

6

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tui)

%

13,0

12,5

12,0

11,5

11

10,5

10,5

7

Tlệ trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia (theo tiêu chí mới)

%

82,2

92

100

100

100

100

100

8

Tỷ lệ trem dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vaccine

%

>95

>95

>95

96

96

96

96

9

Tỷ lệ xã có bác sỹ

%

100

100

100

100

100

100

100

D

BẢO HIỂM

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số người dân tham gia Bảo hiểm xã hội

Người

59.900

62.700

67.900

70.600

73.400

75.000

75.000

2

Số người dân có thẻ bảo hiểm y tế

Người

842.100

885.900

922.200

959.100

997.000

1.036.000

1.036.000

3

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

70

72

74

76

78

80

80

 

Biểu mẫu số 9

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 THEO NGUỒN VỐN

STT

Nguồn vốn

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

 

TNG SỐ

Triệu đồng

56.579.048

13.500.000

17.000.000

22.000.000

28.500.000

37.000.000

118.000.000

 

So với GDP

%

30,6

26,5

29

33,3

38,0

43,2

34-35%  GDP

 

Tốc độ tăng

%

 

17,4

26

29,4

29,5

29,8

26,3

1

Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

Triệu đồng

9.447.122

2.300.000

2.600.000

2.900.000

3.200.000

3.600.000

14.600.000

 

So với tổng số

%

 

17,04

15,29

13,18

11,23

9,73

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

113,0

111,5

110,3

112,5

 

2

Vốn trái phiếu Chính ph

Triệu đồng

4.380.488

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

5.000.000

 

So với tổng số

%

 

7,41

5,88

4,55

3,51

2,70

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

3

Vn tín dụng đầu tư nhà nước

Triệu đồng

595.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

1.000.000

 

So với tổng số

%

 

1,48

1.18

0,91

0,70

0,54

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

100,0

100,0

100.0

100,0

 

4

Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Triệu đồng

12.509.833

1.500.000

2.000.000

1.500.000

1.200.000

1.000.000

7.200.000

 

So với tổng số

%

 

11,11

11,76

6,82

4,21

2,70

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

133,3

75,0

80,0

83,3

 

5

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân

Triệu đồng

26.176.440

6.600.000

7.300.000

8.200.000

9.200.000

10.000.000

41.300.000

 

So với tổng số

%

 

48,9

42,9

37,3

32,3

27,0

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

110,6

113,3

112,2

108,7

 

6

Vn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Triệu đồng

14.712

1.500.000

3.500.000

7.800.000

13.300.000

20.800.000

46.900.000

 

So với tổng số

%

 

11,1

20,6

35,5

46,7

56,2

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

233,3

222,9

170,5

156,4

 

7

Vốn huy động khác

Triệu đồng

3.135.448

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

2.000.000

 

So với tổng số

%

 

3,0

2,4

1,8

1,4

1,4

 

 

Tốc độ tăng

%

 

110,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

Biểu mẫu số 10

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ PHÂN THEO NGÀNH, LĨNH VỰC 5 NĂM 2016 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng.

 

Ngành, lĩnh vực

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

 

TNG S

12.101.722

3.300.000

3.600.000

3.900.000

4.200.000

4.600.000

19.600.000

I

Lĩnh vực kinh tế

6.003.230

1.639.000

1.793.000

1.911.000

2.014.000

2.197.000

9.554.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

49,61

49,67

49,81

49,00

47,95

47,76

48,74

1

Công nghiệp

53.043

11.000

13.000

14.000

14.000

17.000

69.000

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

0,44

0,33

0,36

0,36

0,33

0,37

0,35

2

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.011.711

928.000

1.000.000

1.110.000

1.130.000

1.280.000

5.448.000

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

24,89

28,12

27,78

28,46

26,90

27,83

27,80

3

Giao thông vận ti

2.938.476

700.000

780.000

787.000

870.000

900.000

4.037.000

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

24,28

21,21

21,67

20,18

20,71

19,57

20,60

II

Lĩnh vực xã hội

5.866.979

1.614.000

1.755.000

1.932.000

2.124.000

2.336.000

9.761.000

 

Ttrọng so với tng s (%)

48,48

48,91

48,75

49,54

50,57

50,78

49,80

1

Cấp nước và xử lý rác thải, nước thi

1.144.217

330.000

363.000

400.000

440.000

484.000

2.017.000

 

Tỷ trọng so với tổng số (%)

9,45

10,00

10,08

10,26

10,48

10,52

10,29

2

Khoa học, công nghệ

93.805

24.000

27.000

30.000

33.000

36.000

150.000

 

Ttrọng so với tổng s (%)

0,78

0,73

0,75

0,77

0,79

0,78

0,77

3

Giáo dục và đào tạo

1.237.471

264.000

290.000

319.000

350.000

3.85.000

1.608.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

21,09

16,36

16,52

16,51

16,48

16,48

16,47

4

Y tế

1.876.389

627.000

670.000

737.000

810.000

891.000

3.735.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

31,98

38,85

38,18

38,15

38,14

38,14

38,26

5

Văn hóa - Xã hội, Thể thao, Du lịch

773.698

193.000

212.000

233.000

256.000

282.000

1.176.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

6,39

5,85

5,89

5,97

6,10

6,13

6,00

6

Quản lý nhà nước

486.635

121.000

133.000

147.000

162.000

178.000

741.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

4,02

3,67

3,69

3,77

3,86

3,87

3,78

7

Lĩnh vực khác

254.764

55.000

60.000

66.000

73.000

80.000

334.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

2,11

1,67

1,67

1,69

1,74

1,74

1,70

III

Quốc phòng

186.537

36.000

40.000

44.000

48.000

52.000

220.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

1,54

1,09

1,11

1,13

1,14

1,13

1,12

IV

An ninh

44.976

11.000

12.000

13.000

14.000

15.000

65.000

 

Tỷ trọng so với tổng s (%)

0,37

0,33

0,33

0,33

0,33

0,33

0,33

 

Biểu mẫu số 11

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoch 5 năm 2016-2020

A

TNG THU CÂN ĐỐI

 

22.278

4.380

5.020

5.800

6.800

8.000

30.000

 

Tốc độ tăng

%

9,5

13,3

14,6

15,5

17,2

17,6

15,6

1

Thu nội địa

Tỷ đồng

16.260

3.330

3.560

3.770

4.000

4.440

19.100

 

Tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu NSNN

%

73,0

76,0

70,9

65,0

58,8

55,5

63,7

2

Thu từ xuất, nhập khẩu

Tỷ đồng

880

50

55

60

65

70

300

 

Tỷ trọng thu từ xuất, nhập khu trên tổng thu NSNN

%

3,95

1,14

1,10

1,03

0,96

0,88

1,00

3

Thu viện trkhông hoàn lại và quỹ dự trữ tài chính

Tđồng

5

1

1

1

1

1

5

 

Ttrọng thu viện trợ trên tổng thu NSNN

%

0,02

0,02

0,02

0,02

0,01

0,01

0,02

4

Nguồn vn huy động đầu tư XDCSHT

Tđồng

595

200

200

200

200

200

1.000

 

Tỷ trọng đầu tư XDCSHT bng nguồn vốn huy động so với tổng thu

%

2,7

4,6

4,0

3,4

2,9

2,5

3,3

B

TNG CHI NSNN

 

31.169

7.500

8.550

9.800

11.250

13.000

50.100

 

Tc độ tăng

%

9,8

12,4

14,0

14,6

14,8

15,6

14,3

1

Chi thường xuyên

Tđồng

19.626

5.868

7.114

8.500

10.193

12.072

43.746

 

Ttrọng chi thường xuyên so với tổng chi

%

73,50

78,24

83,20

86,73

90,60

92,86

87,32

2

Chi đu tư phát triển

Tỷ đồng

6.655

1.193

1.413

1.653

1.943

2.303

8.505

 

Ttrọng chi đầu tư phát triển so với tổng chi

%

24,9

15,9

16,5

16,9

17,3

17,7

17,0

3

Chi trả nợ, viện trợ

Tđồng

426

188

219

255

298

345

1.305

 

Tỷ trọng chi trả viện trợ so với tổng chi

%

1,6

2,5

2,6

2,6

2,6

2,7

2,6

4

Chi đầu XDCSHT bằng nguồn vốn huy động

Tỷ đồng

 

200

200

200

200

200

1.000

 

Ttrọng chi trnợ, viện trợ so với tổng chi

%

1,6

2,7

2,3

2,0

1,8

1,5

2,0

 

Biểu mẫu số 12

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1

Vốn đầu tư thực hiện

Triệu USD

2,7 (17,8)

100

400

1.000

1.000

1.000

3.500

 

Trong đó: Vốn nước ngoài

Triệu USD

2,7 (17,8)

100

400

1.000

1.000

1.000

3.500

2

Vốn cấp mới và tăng thêm

Triệu USD

3.505 (3.531)

10

20

20

30

30

110

3

Xuất khẩu (không kể dầu thô)

Triệu USD

-

-

-

-

-

-

-

4

Xuất khẩu (kể cả dầu thô)

Triệu USD

-

-

-

-

-

-

-

5

Nhập khẩu

Triệu USD

-

-

-

-

-

-

-

6

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

49,537

11

12

13

14

15

65

7

Số lao động cuối kỳ báo cáo

Triệu người

-

-

-

-

-

-

-

 

Biểu mẫu số 13

ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

1

Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập

Doanh nghiệp

7.740

8.220

8.770

9.350

10.000

10.700

10.700

2

Số doanh nghiệp đăng ký mới

Doanh nghiệp

2.139

480

550

580

650

700

2960

3

Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp dân doanh thành lập mới.

Doanh nghiệp

7.423

1.300

1.400

1.500

1.800

2.000

8.000

4

S doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế (không nh các doanh nghiệp đã gii thể)

Doanh nghiệp

4.045

4.200

4.300

4.500

4.600

4.800

4800

5

Sdoanh nghiệp giải th hàng năm

Doanh nghiệp

2.085

350

300

300

250

200

1.400

 

Biểu mẫu số 14

KẾ HOẠCH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

I

Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động

 

5

5

5

4

4

4

4

 

Trong đó:

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp 100% vn nhà nước

Doanh nghiệp

 4

2

1

1

1

1

1

 

- Doanh nghiệp >50% vn nhà nước

Doanh nghiệp

1

3

4

3

3

3

3

2

Số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Doanh nghiệp

2

 

 

 

 

 

 

3

S doanh nghiệp nhà nước thực hiện hình thức sắp xếp khác (Thoái vốn, giao bán, hp nhất, giải thể, phá sản)

Doanh nghiệp

1

2

1

1

 

 

 

4

Tổng vốn chủ shữu tại doanh nghiệp

Triệu đồng

737365

649365

629865

559865

559865

559865

559865

5

Tổng vốn điều l

Triệu đồng

551880

551880

551880

579474

608448

638870

638870

6

Đóng góp ngân sách

Triệu đồng

2100000

550000

640000

700000

770000

850000

3510000

7

Tổng doanh thu

Triệu đồng

6625417

1670000

1840000

1930000

2130000

2330000

9900000

8

Tng li nhuận

Triệu đồng

1028313

230000

250000

265000

290000

320000

1355000

9

Tng nợ phải trả

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

II

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động lũy kế đến kỳ báo cáo

Doanh nghiệp

4045

4150

4300

4450

4600

4800

4800

2

Số DN kinh doanh có lãi

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

3

Số lao động trong doanh nghiệp

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó lao động nữ

Người

 

 

 

 

 

 

 

4

Thu nhập bình quân người lao động

Triệu đồng/ tháng/ người

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổng vốn đăng ký

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

6

Doanh thu thuần

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

7

Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

8

Đóng góp ngân sách nhà nước

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

9

Tổng ngân sách thực hiện các chương trình hỗ trdoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 15

DỰ KIẾN KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH TRÌNH CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT 5 NĂM 2016 - 2020

STT

Danh mục quy hoạch

Kinh phí xây dựng quy hoạch

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Trong nước

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG SỐ

14.650

0

8.350

4.000

2.300

0

0

 

Quy hoch do Chtịch UBND tỉnh phê duyệt

14.650

0

8.350

4.000

2.300

0

0

1

Điều chnh Quy hoạch tổng thể phát trin kinh tế - xã hội thành phố Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.300

 

 

 

1.300

 

 

2

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Thới Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

3

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện U Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

4

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Trần Văn Thời đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

5

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Đầm Dơi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

6

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Cái Nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

7

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Phú Tân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

 

1.000

 

 

 

8

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Năm Căn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

1.000

 

 

 

 

9

Điều chnh Quy hoạch tổng th phát trin KT-XH huyện Ngọc Hiển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

 

1.000

 

 

 

10

Điu chnh Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thcông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

500

 

 

 

 

11

Điều chỉnh Quy hoạch bo vệ và phát triển rừng tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

350

 

350

 

 

 

 

12

Điều chnh Quy hoạch phát triển Thương mại tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.000

 

 

 

1.000

 

 

13

Điều chnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau từ năm 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

500

 

 

 

 

14

Điều chnh Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

500

 

 

 

 

15

Điều chnh Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

500

 

 

 

 

16

Điều chnh Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

 

500

 

 

 

17

Điều chnh Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

 

500

 

 

 

18

Điều chnh Quy hoạch phát triển Thông tin và Truyền thông tnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

 

500

 

 

 

19

Điều chnh Quy hoạch phát trin Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

500

 

 

500

 

 

 

 

Biểu mẫu số 16

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020

TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Thực hiện 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020

I

HỢP TÁC XÃ (HTX)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số HTX

HTX

250

245

240

245

255

267

267

 

Số HTX thành lập mới

HTX

161

15

15

20

20

20

90

 

Số HTX giải thể

HTX

70

20

20

15

10

8

73

2

Tổng s thành viên HTX

người

4820

4700

4600

4700

5000

5200

5200

3

Tổng slao động trong HTX

người

8400

8470

8280

8500

8800

9400

9400

 

Số lao động là thành viên HTX

người

8000

7800

7600

7800

8000

8200

8200

II

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ (LHHTX)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số LHHTX

LHHTX

 

 

 

1

 

 

1

 

Số LH HTX thành lập mới

LHHTX

 

 

 

1

 

 

1

 

Số LH HTX giải th

LHHTX

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số HTX thành viên

HTX

 

 

 

5

 

 

5

3

Tổng slao động trong LH HTX

người

 

 

 

200

 

 

200

III

THỢP TÁC (THT)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số THT

THT

3380

3200

3100

3000

2800

2740

2740

 

S THT có đăng ký chứng thực

THT

2030

2570

2930

2950

2840

2740

2740

2

Tổng số thành viên THT

người

67600

64400

61600

59000

56800

54800

54800

 

Sthành viên của THT có đăng ký chứng thực

người

40600

51400

58600

59000

56800

54800

54800

3

Tổng số lao động trong THT

người

169000

161100

154000

147500

142000

137000

137000

 

Số lao động là thành viên THT

người

135200

128800

123200

118000

113600

109600

109600

 

Số lao động là thành viên THT có đăng ký chứng thực

người

81200

102800

117200

118000

113600

109600

109600



1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá năm 2010) năm 2011 đạt 20.369 tỷ đồng (tăng 8,55%), năm 2012: 21.984 tỷ đồng (tăng 7,93%), năm 2013: 23.734 tđồng (tăng 7,96%), năm 2014: 25.754 tỷ đồng (tăng 8,51%), dự kiến năm 2015 đạt 27.950 tỷ đồng (tăng 8,5%).

2 Tỷ trọng của khu vực ngư nông lâm nghiệp trong GDP năm 2010 là 39,2% đến năm 2015 giảm còn 36,1%; tương ứng khu vực dịch vụ từ 24,2% tăng lên 27,6%; riêng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,6% xuống còn 36,3% do tốc độ tăng trưng của khu vực công nghiệp - xây dựng thấp, hơn so với khu vực ngư nông lâm nghiệp và khu vực dịch vụ trong cùng giai đoạn.

3 Trong đó năm 2011 trồng mới 850 ha, năm 2012: 729 ha, năm 2013: 546 ha, năm 2014: 560 ha, năm 2015 khoảng 350 ha

4 Đến cuối năm 2014, bình quân mỗi xã đạt 10,92/19 tiêu chí nông thôn mới, tăng bình quân 7,4 tiêu chí so với thời điểm xuất phát (3,52 tiêu chí), trong đó có 36 xã đạt 09 - 16 tiêu chí, 43 xã đạt 05 - 08 tiêu chí và 03 xã đạt dưới 05 tiêu chí. Đã quyết định công nhận 03 xã: Tân Dân (Đầm Dơi) và Tắc Vân, Lý Văn Lâm (thành phố Cà Mau) đạt chun xây dựng nông thôn mới.

5 Trong giai đoạn 2011 - 2015, sản lượng chế biến thủy sản đạt khoảng 535.000 tấn, sản lượng khí đạt khoảng 9,4 tỷ m3, sản lượng điện đạt khoảng 40,7 tỷ KWh, sản lượng đạm đạt khoảng 2,78 triệu tấn.

6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tnh trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 56.200 tỷ đồng (trong đó: năm 2011 đạt 14.729 tỷ đồng, năm 2012 đạt 10.648 tỷ đồng, năm 2013 đạt 9.051 tđng, năm 2014 đạt 10.300 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 11.500 tỷ đồng).

7 Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 920 triệu USD, năm 2012: 900 triệu USD, năm 2013: 1.080 triệu USD, năm 2014: 1.300 triệu USD, năm 2015 dự kiến đạt 1.400 triệu USD.

8 Cổ phần hóa: 29 đơn vị (gồm: 02 doanh nghiệp liên doanh chuyển thành công ty cổ phần, 21 doanh nghiệp và 6 bộ phận); sáp nhập: 04 doanh nghiệp; giải thể: 04 doanh nghiệp; bán 01 DNNN; chuyn 08 Lâm ngư trường thành 08 công ty Lâm nghiệp; chuyn 04 Lâm ngư trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ; hợp nhất 08 Công ty Lâm nghiệp thành 02 Công ty Lâm nghiệp khu vực; chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên: 05 doanh nghiệp.

9 Đã đầu tư cơ bản các hạng mục công trình Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật; hoàn thành xây dựng mới Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Trường Chính trị tnh, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở 2 Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung cấp kinh tế - kthuật...

10 Đã triển khai đầu tư đng loạt các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện với tng vn đầu tư trên 1.800 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện, dự kiến đến cuối năm 2015 hoàn thành đưa vào sử dụng bệnh viện Sản - Nhi quy mô 400 giường bệnh; các bệnh viện tuyến huyện hoàn thành một số hạng mục khoa, phòng đưa vào phục vụ khám, chữa bệnh. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 101 trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho trạm y tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tỉnh Cà Mau (Dự án AP) với tổng vốn đầu tư trên 285 tỷ đồng.

11 Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm y tế dự phòng các huyện: Ngọc Hiển, Phú Tân; triển khai đầu tư xây dựng mới Trung tâm y tế dự phòng tnh, Trung tâm y tế dự phòng các huyện: Đầm Dơi, Trần Văn Thời.

12 Dự kiến đến cuối năm 2015 bình quân có 9,8 bác sỹ, dược sỹ đại học/1 vạn dân (đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL, sau thành phố Cần Thơ); đến nay có 01 bệnh viện tư, 07 phòng khám đa khoa và hơn 500 phòng khám chuyên khoa đang hoạt động.

13 Đến cuối năm 2015 có 65% gia đình đạt chuẩn văn hóa; 70% xã, phường, thị trấn và 80% huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

14 Đến cuối năm 2015 dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2 - 3,4%.

15 Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đến cuối năm 2015 đạt khoảng 85%.





Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008