Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa lực lượng công an - quân sự trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
Số hiệu: | 01/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hưng Yên | Người ký: | Nguyễn Văn Thông |
Ngày ban hành: | 05/01/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia, Quốc phòng, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2012/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 05 tháng 01 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng;
Theo đề nghị của đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 126/TTr-CA-QS ngày 22/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG CÔNG AN - QUÂN SỰ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp giữa lực lượng công an - quân sự từ cấp tỉnh xuống cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH) và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan đến lực lượng công an, quân sự.
Nhằm tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp chặt chẽ, thống nhất, có hiệu quả, phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa lực lượng công an và quân sự trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn tỉnh góp phần đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hoạt động phối hợp giữa lực lượng công an và quân sự trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Tỉnh ủy; trực tiếp là Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh; sự điều hành của UBND tỉnh; sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Giám đốc Công an tỉnh và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Việc phối hợp giữa lực lượng công an, quân sự ở các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện), các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng; sự chỉ đạo điều hành của chính quyền cấp huyện, xã và sự chỉ đạo của cơ quan công an, quân sự cấp trên.
2. Công an là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH; Quân sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và quân sự địa phương.
3. Đảm bảo sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất; đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của từng lực lượng theo quy định của pháp luật; bảo đảm sự đoàn kết thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhưng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của nhau. Quá trình phối hợp phải giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ, hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến hoạt động phối hợp của từng lực lượng.
4. Việc xử lý, giải quyết các vụ, việc về ANQG, TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng phải kiên quyết, thận trọng, tích cực, chủ động, tuân thủ các quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 4. Trao đổi thông tin và phối hợp kiểm tra xác minh thông tin
1. Lực lượng công an có trách nhiệm trao đổi với lực lượng quân sự những thông tin về:
a) Âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, bọn phản động, số bất mãn, cơ hội chính trị, phần tử xấu và các loại tội phạm có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương;
b) Tình hình vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài, công dân Việt Nam có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng;
c) Tình hình an ninh chính trị, TTATXH ở các khu vực, địa bàn có các đơn vị quân đội đóng quân; tình hình liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ các cơ quan, đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn;
d) Kế hoạch hiệp đồng của lực lượng công an với lực lượng quân sự trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương, như: kế hoạch bảo vệ các sự kiện chính trị lớn; kế hoạch phối hợp diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập cứu hộ, cứu nạn; kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng, phương tiện.
2. Lực lượng quân sự có trách nhiệm trao đổi với lực lượng công an những thông tin về:
a) Âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, bọn phản động, số bất mãn, cơ hội chính trị, phần tử xấu và các loại tội phạm liên quan đến công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các hành vi xâm phạm ANQG, TTATXH mà lực lượng quân sự nắm được.
b) Tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH các khu vực, địa bàn có các đơn vị quân đội đóng quân.
c) Kế hoạch hiệp đồng của các lực lượng quân sự với lực lượng công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng.
d) Những thông tin, tài liệu về hoạt động liên quan đến ANQG, TTATXH của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài mà lực lượng quân sự nắm được.
3. Việc trao đổi thông tin phải bảo đảm bí mật, kịp thời, chính xác. Trường hợp hai bên có thông tin khác nhau về một vụ việc, hiện tượng thì phải phối hợp xác minh, kết luận thống nhất trước khi báo cáo lên cơ quan cấp trên để xử lý.
Khi một bên có đề nghị cung cấp thông tin, bên phối hợp có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu theo khả năng, điều kiện của mình. Bên được cung cấp thông tin có trách nhiệm giữ bí mật thông tin và có thể đề nghị cung cấp thông tin bổ sung.
4. Việc giao ban công tác phối hợp do cơ quan tham mưu các cấp thuộc công an và quân sự thực hiện.
a) Chế độ giao ban:
- Cấp tỉnh giao ban mỗi quý 1 lần: Văn phòng Công an tỉnh phối hợp với Phòng Tham mưu - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giúp lãnh đạo 2 ngành cấp tỉnh tổ chức giao ban định kỳ mỗi quý 1 lần vào tuần đầu tiên của quý liền sau.
- Cấp huyện, thành phố giao ban mỗi tháng 1 lần: Đội Tham mưu tổng hợp Công an cấp huyện phối hợp với Ban Tham mưu của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, thành phố giúp lãnh đạo 2 ngành cấp huyện, thành phố mỗi tháng giao ban 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng liền sau.
- Cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã) giao ban mỗi tuần 1 lần: Trưởng Công an cấp xã phối hợp với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức giao ban mỗi tuần 1 lần (thời gian do các xã tự xác định).
b) Thành phần, địa điểm, thời gian, chương trình giao ban do Thủ trưởng 2 ngành các cấp thống nhất quyết định theo quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Giao ban ở cấp nào thì mời đại diện lãnh đạo UBND cấp đó tham dự. Các cuộc giao ban, tổ chức luân phiên về địa điểm và đơn vị chủ trì giữa Công an và Quân đội.
c) Trường hợp đột xuất hoặc khi có tình huống cấp bách, 2 lực lượng có thể tổ chức giao ban đột xuất hoặc thông báo bằng điện thoại qua hệ thống trực chỉ huy, trực ban để hai lực lượng phối hợp, giải quyết.
d) Sau mỗi cuộc giao ban hoặc trao đổi thông tin, vấn đề thuộc chức năng ngành nào phụ trách thì ngành đó chịu trách nhiệm báo cáo cấp uỷ, chính quyền địa phương và cấp trên trực tiếp của ngành đó để chỉ đạo, giải quyết.
Điều 5. Phối hợp trong công tác vận động quần chúng
1. Cơ quan công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân; tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ công chức và nhân dân; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội... góp phần củng cố chính trị cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị an toàn về mọi mặt, phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, phát hiện và đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình”, phá hoại, gây rối, bạo loạn, khủng bố của địch nhằm bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.
2. Cơ quan quân sự chủ trì, phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giáo dục nâng cao nhận thức về quốc phòng - quân sự địa phương, tăng cường tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh... góp phần giữ vững an ninh chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, hoạt động phá hoại của bọn phản động và các thế lực thù địch. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với lực lượng Công an nghiên cứu, đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp và tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác vận động quần chúng.
3. Đối với các địa bàn có tình huống phức tạp về an ninh, trật tự và quốc phòng - quân sự địa phương, lực lượng công an và quân sự các cấp phải khẩn trương thành lập các tổ, đội công tác tham gia vận động quần chúng bảo vệ ANQG, TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng... góp phần ổn định tình hình, kiên quyết không để lan rộng và kéo dài.
Điều 6. Phối hợp trong công tác giáo dục quốc phòng, an ninh
Việc phối hợp thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng theo phân cấp giữa lực lượng công an và lực lượng quân sự thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, an ninh, các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các chương trình, kế hoạch giáo dục quốc phòng, an ninh của Quân khu 3, của Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh tỉnh và các văn bản khác có liên quan.
Điều 7. Phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
1. Các phòng nghiệp vụ (thuộc Công an tỉnh) và Công an các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan lập kế hoạch, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm;
b) Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm và tiến hành xác minh, điều tra kết luận đối với các loại tội phạm do các cơ quan có thẩm quyền thuộc quân sự chuyển giao theo quy định của pháp luật. Chuyển giao cho các cơ quan chức năng thuộc cơ quan quân sự thụ lý, giải quyết các vụ việc liên quan đến tội phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với cơ quan quân sự trong điều tra tội phạm có liên quan tới quân nhân theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, dân phòng tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền thường xuyên tiến hành công tác nắm tình hình tội phạm trong địa bàn đóng quân để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm và phối hợp với cơ quan công an tiến hành các hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với lực lượng công an trong công tác phòng ngừa với các loại tội phạm, chú trọng những địa bàn có các đơn vị quân đội đóng quân;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến tội phạm mà lực lượng quân sự nắm được để phục vụ điều tra các vụ án theo yêu cầu của lực lượng công an;
d) Phối hợp giải quyết các yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan công an trong phạm vi, quyền hạn của đơn vị.
Điều 8. Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin
1. Khi xảy ra các vụ tranh chấp, khiếu kiện tập trung đông người, bao vây, phá hoại, xâm phạm tài sản cơ quan, tổ chức và nhân dân hoặc hành hung cán bộ, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người làm con tin, kích động, chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc, đưa ra những yêu sách mang tính chất phản động, chống đối, có nguy cơ bùng nổ thành cuộc bạo loạn, gây phức tạp tình hình, làm cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở mất hiệu lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Lực lượng công an có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp và các ban, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng, biện pháp để đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, tập trung vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, nhanh chóng ổn định tình hình, ngăn chặn không để sự việc diễn biến phức tạp, lan rộng, hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra;
- Phối hợp với cơ quan quân sự chỉ đạo các lực lượng bảo vệ trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền, các mục tiêu quan trọng như trụ sở Tỉnh uỷ (Huyện ủy), Uỷ ban nhân dân, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Đài Phát thanh và Truyền hình, Bưu điện…;
- Tổ chức công tác nắm tình hình, nhất là về âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, nguyên nhân vụ việc, số lượng, thành phần, động cơ, mục đích khiếu kiện, gây rối, biểu tình, bạo loạn; đặc biệt là phải nhanh chóng làm rõ số chủ mưu, cầm đầu, cốt cán, cực đoan, quá khích, số có hành vi vi phạm pháp luật để tác động, phân hóa, cô lập hoặc bắt giữ, xử lý khi cần thiết;
- Khi cần thiết lập các tổ chốt ngăn chặn không cho lực lượng biểu tình kéo về trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, huyện, thành phố; tập trung tuyên truyền thuyết phục nhanh chóng ổn định tình hình, ngăn chặn không để sự việc diễn biến phức tạp, lan rộng, hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra.
b) Lực lượng quân sự có trách nhiệm:
- Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với cơ quan công an nắm tình hình, báo cáo kịp thời, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền đề xuất các phương án giải quyết, thành lập các tổ công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân;
- Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng công an tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như: Trụ sở Đảng, chính quyền các cấp, các nút giao thông quan trọng;
- Sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự hỗ trợ cho lực lượng công an theo phương án để kịp thời trấn áp bọn bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang và tiêu diệt lực lượng can thiệp của địch từ bên ngoài vào. Tổ chức các tổ kiểm soát quân sự để kiểm tra các phương tiện quân sự và duy trì kỷ luật quân nhân.
2. Khi tình hình diễn biến phức tạp hơn, có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2007/NĐ-CP ngày 09/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia.
Điều 9. Phối hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự vùng trời
1. Lực lượng quân sự có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền quốc gia, quản lý vùng trời theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng công an trong việc quản lý và xử lý các hoạt động của phương tiện nước ngoài, hoạt động của các tổ chức, cá nhân người Việt Nam vi phạm pháp luật, xâm phạm trái phép vùng trời Việt Nam.
2. Lực lượng công an có trách nhiệm:
a) Quản lý về xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng quân sự khi có yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh vùng trời;
c) Tiếp nhận, phân loại, khai thác đối tượng phạm tội, tiếp nhận nạn nhân trở về, tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật do lực lượng quân sự, dân quân tự vệ bắt giữ, chuyển giao để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Phối hợp trong xây dựng và bảo vệ lực lượng
Các phòng nghiệp vụ (thuộc Công an tỉnh), Công an các huyện, thành phố và các phòng (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố có trách nhiệm:
1. Phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn hoạt động thâm nhập móc nối, cài cắm phá hoại của các thế lực thù địch vào nội bộ lực lượng vũ trang.
2. Phối hợp trong quản lý, phân loại chất lượng chính trị công dân đảm bảo nguồn cho công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực phục vụ cho lực lượng vũ trang và động viên quốc phòng.
3. Phối hợp trong bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, bí mật nghiệp vụ công an; bảo đảm an toàn cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước, của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đến thăm, làm việc tại tỉnh; bảo vệ an toàn các công trình, các căn cứ quốc phòng, an ninh, các mục tiêu quan trọng khác và vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia.
Điều 11. Phối hợp trong công tác huấn luyện và tổ chức diễn tập
1. Cơ quan công an chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập phương án phòng chống cháy nổ, chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn lật đổ, bắt cóc con tin.
2. Cơ quan quân sự chủ trì, phối hợp với cơ quan công an cùng cấp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo phương án trấn áp bạo loạn vũ trang có sự can thiệp của địch từ bên ngoài, hỗ trợ cho lực lượng phản động bên trong bạo loạn lật đổ cướp chính quyền, diễn tập phương án chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến theo Quyết tâm A, tham gia diễn tập phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phối hợp giải quyết các tình huống chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn, bắt cóc con tin theo kế hoạch hàng năm (Kế hoạch A2).
Điều 12. Phối hợp trong phòng thủ dân sự
Lực lượng công an có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với lực lượng quân sự thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự; các văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về hướng dẫn, chỉ đạo trong lĩnh vực này.
1. Lực lượng công an: Chủ trì chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với lực lượng quân sự thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2002/NĐ-CP ngày 21/8/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp khi có tình hình đe doạ nghiêm trọng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Lực lượng Quân sự: Chủ trì chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với lực lượng Công an thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2009/NĐ-CP ngày 03/4/2009 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc phòng về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm.
Điều 14. Phối hợp trong tình trạng chiến tranh
1. Lực lượng công an có trách nhiệm:
a) Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn;
b) Phối hợp triển khai các biện pháp cần thiết, nhanh chóng ổn định tình hình; thực hiện Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định tại Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 về động viên quốc phòng;
c) Phối hợp triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật tại địa phương; đấu tranh, cô lập bọn phản động tay sai truy quét tàn quân địch; quản lý, giam giữ, khai thác, cải tạo tù hàng binh.
2. Lực lượng quân sự có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với lực lượng công an, các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Chủ tịch nước, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, các chỉ thị, mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 3 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng chiến tranh;
b) Chủ trì phối hợp với lực lượng công an, các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng khi có Lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ theo quy định tại Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng;
c) Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện các phương án tác chiến đối với khu vực có chiến sự và các địa bàn khác có liên quan;
d) Phối hợp với lực lượng công an, các sở, ban, ngành, đoàn thể đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật tại địa phương.
Điều 15. Phối hợp giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài
Khi có vụ việc xảy ra có yếu tố nước ngoài và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quân sự và lực lượng công an thì hai bên cùng phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Kinh phí phục vụ các hoạt động phối hợp
1. Kinh phí đảm bảo cho các hoạt động thực hiện Quy chế này được cấp định kỳ hàng năm; lực lượng công an, quân sự thống nhất lập dự toán trình UBND cùng cấp và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đảm bảo cho hoạt động phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 17. Trách nhiệm triển khai thực hiện
1. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thuộc quyền thực hiện Quy chế này; định kỳ tổ chức giao ban, tiến hành sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo cấp trên của từng lực lượng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này./.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự Ban hành: 14/11/2008 | Cập nhật: 20/11/2008
Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh Ban hành: 10/07/2007 | Cập nhật: 30/07/2007