Quyết định 3347/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 3347/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Đắc Tài
Ngày ban hành: 31/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3347/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tại Công văn số 246/BDT ngày 18 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đắc Tài

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp, góp phần giảm nghèo bền vững. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Chương trình theo Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong việc thực hiện Chương trình; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn kết với việc tập huấn kỹ thuật, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tiêu biểu, từ đó hình thành ý thức tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ; các hoạt động cụ thể do cộng đồng thôn, xã, người dân bàn bạc dân chủ, quyết định và tổ chức thực hiện.

b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ hướng tới mục tiêu giải quyết, tạo việc làm cho lao động vùng dân tộc và miền núi; chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho không (cho tiền, cho cây trồng, vật nuôi, cho hàng tiêu dùng...) sang hình thức hỗ trợ đầu tư cho phát triển kinh tế, huy động sự đóng góp của nhân dân; không làm thay, áp đặt nhằm nâng cao tính chủ động sáng tạo của người dân, gắn sản xuất hàng hóa với tiêu thụ sản phẩm.

c) Các cấp, các ngành, các địa phương lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng dân tộc và miền núi; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn.

II. Phạm vi và đối tượng thực hiện

1. Phạm vi thực hiện

a) 39 xã thuộc khu vực I, II, III và tổ dân phố Phúc Sơn, phường Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh (Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

b) Các xã, thôn đặc biệt khó khăn (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

2. Đối tượng thực hiện: Hộ và nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

III. Nội dung

1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nâng cao vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tiêu biểu; phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ; quản lý và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; phục hồi các làng nghề truyền thống của đồng bào; hướng nghiệp, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao nhận thức về chủ quyền, an ninh biên giới, chủ quyền biển, hải đảo.

b) Tập huấn cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; quy chế dân chủ cơ sở và sự tham gia của cộng đồng.

c) Đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng giám sát, xây dựng dự án, chỉ đạo sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; các kiến thức về giới...

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

2.1. Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo bền vững:

a) Đối tượng: Hộ nghèo và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.

b) Hàng năm mỗi xã lựa chọn 10 hộ, gồm 07 hộ nghèo và 03 hộ cận nghèo để hỗ trợ, có cam kết trách nhiệm, nghĩa vụ để thực hiện mô hình sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

c) Mức hỗ trợ:

- Đối với hộ nghèo: Hỗ trợ một lần, tối đa 12 triệu đồng/hộ;

- Đối với hộ cận nghèo: Hỗ trợ một lần, tối đa 10 triệu đồng/hộ.

Để thuận lợi trong việc tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, các địa phương chỉ nên lựa chọn từ 1 đến 3 mô hình và vận động những hộ có uy tín, có kinh nghiệm trong sản xuất đang sinh sống trên cùng địa bàn hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào.

2.2. Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ:

a) Đối tượng: Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo là dân tộc thiểu số vay vốn (thông qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn) để nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ; Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2013 và Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Mức vay tối thiểu:20 triệu đồng/hộ.

c) Thời hạn vay: 3 - 5 năm.

2.3. Hỗ trợ lãi suất vay:

a) Đối tượng: Hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa được hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ tại Điểm 2.1, Khoản 2, Mục III.

b) Mức hỗ trợ:

- Đối với hộ nghèo: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ;

- Đối với hộ cận nghèo: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 75% lãi suất theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2.4. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất:

 a) Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn về kỹ năng, tổ chức, quản lý sản xuất giúp đồng bào nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả; tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.

b) Hỗ trợ các hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa được hỗ trợ tại Điểm 2.2 và Điểm 2.3, Khoản 2, Mục III.

Nội dung và kinh phí hỗ trợ: Nguồn huy động từ các cơ quan, đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ hộ gia đình khó khăn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp.

2.5. Đối với 5 xã đặc biệt khó khăn và 8 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh), ngoài việc được hỗ trợ tại các Điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, Khoản 2, Mục III, ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện các nội dung về hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 với mức hỗ trợ sau:

a) Xã đặc biệt khó khăn: 300 triệu đồng/năm.

b) Thôn đặc biệt khó khăn: 50 triệu đồng/năm.

3. Thực hiện an sinh xã hội

3.1. Hỗ trợ nước sinh hoạt:

a) Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình:

- Đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số;

- Đối với những khu vực được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt, ngân sách tỉnh hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình.

b) Hỗ trợ giếng nước:

Đối với những vùng chưa có hệ thống cấp nước, hỗ trợ kinh phí đào giếng bình quân 20 triệu đồng/giếng (5 - 10 hộ/giếng); trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% và ngân sách huyện là 30%.

3.2. Hỗ trợ về nhà ở:

Thực hiện theo Quyết định số 2996/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Kinh phí sửa chữa bình quân 15 triệu đồng/nhà, trong đó:

a) Vốn vay theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg: 10 triệu đồng/nhà.

b) Huy động từ “Quỹ vì người nghèo” và cộng đồng: 05 triệu đồng/nhà.

3.3. Hỗ trợ đất ở:

a) Đối tượng được hỗ trợ: Hộ nghèo dân tộc thiểu số chưa được hỗ trợ đất ở hoặc hộ nghèo dân tộc thiểu số tách hộ có thời gian tối thiểu là 5 năm.

b) Căn cứ quy hoạch sử dụng đất, nhu cầu thực tế và mức hỗ trợ đất ở tại Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, các địa phương xây dựng phương án giải quyết.

3.4. Hỗ trợ đất sản xuất:

a) Đối tượng được hỗ trợ: Hộ nghèo dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về đất sản xuất.

b) Thực hiện bóc tách đất của các nông, lâm trường đang quản lý để giao cho các hộ thiếu đất sản xuất. Trường hợp quỹ đất bóc tách không đủ đáp ứng, các hộ nghèo thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề theo Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; hoặc hỗ trợ xuất khẩu lao động theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa; hoặc được giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Căn cứ nhu cầu thực tế, các địa phương xây dựng phương án trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

3.5. Hỗ trợ đào tạo nghề:

Lồng ghép Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số gắn với việc làm, bao gồm: Chi phí học nghề; vay vốn học nghề; vay vốn để tự tạo việc làm sau khi học nghề; hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm... nhằm phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của đồng bào, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế vùng dân tộc và miền núi.

4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

4.1. Xây dựng, nâng cấp đường giao thông vào những nơi có diện tích đất sản xuất tập trung, khu vực sản xuất của đồng bào để tạo điều kiện luân chuyển hàng hóa, tạo quỹ đất sản xuất cho đồng bào.

Khu sản xuất và đường giao thông vào khu sản xuất phải có trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân xã thống nhất đầu tư.

4.2. Lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư xây dựng, nâng cấp đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm; xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt.

4.3. Đối với 5 xã và 8 thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135:

a) Hỗ trợ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng: 1.000 triệu đồng/năm đối với xã và 200 triệu đồng/năm đối với thôn. Cơ chế thực hiện đầu tư công trình cơ sở hạ tầng theo quy định của Chương trình 135.

b) Duy tu, bảo dưỡng công trình: 6,3%/năm mức đầu tư cơ sở hạ tầng của xã, thôn đặc biệt khó khăn.

IV. Nhu cầu vốn đầu tư (Phụ lục kèm theo)

1. Tổng vốn đầu tư:  792.280,5 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh:  149.392 triệu đồng, gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển:  107.000 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp kinh tế:  42.392 triệu đồng.

- Ngân sách cấp huyện:  47.571 triệu đồng.

- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội:  90.500 triệu đồng.

- Vốn lồng ghép Chương trình nông thôn mới:  455.015 triệu đồng.

- Vốn huy động:  2.890 triệu đồng.

- Vốn lồng ghép Chương trình 135:  46.912,5 triệu đồng, gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển:  33.000 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp kinh tế:  13.912,5 triệu đồng.

2. Phân kỳ đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

Cơ cấu vốn

Tổng số

Phân ra

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

792.280,5

133.415,5

188.859,5

170.151,5

156.149,5

143.704,5

1. Ngân sách tỉnh

149.392

16.000

33.903

33.771

32.555

33.163

- Đầu tư phát triển

107.000

12.000

24.000

24.000

23.000

24.000

- Sự nghiệp kinh tế

42.392

4.000

9.903

9.771

9.555

9.163

2. Ngân sách huyện

47.571

5.430

10.697

10.846

9.858

10.740

3. Vốn vay

90.500

14.400

19.000

20.080

18.700

18.320

4. Vốn CT NTM

455.015

88.003

114.727

94.932

85.454

71.899

5. Vốn huy động

2.890

200

1.150

1.140

200

200

6. Vốn CT 135

46.912,5

9.382,5

9.382,5

9.382,5

9.382,5

9.382,5

- Đầu tư phát triển

33.000

6.600

6.600

6.600

6.600

6.600

- Sự nghiệp kinh tế

13.912,5

2.782,5

2.782,5

2.782,5

2.782,5

2.782,5

V. Tổ chức thực hiện

1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình cấp tỉnh, cấp huyện

- Đối với cấp huyện: Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện kiêm chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó Phòng Dân tộc cấp huyện, Phòng Kinh tế huyện Diên Khánh là cơ quan tham mưu điều phối thực hiện Chương trình.

- Đối với cấp xã: Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã kiêm nhiệm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn xã.

- Đối với cấp thôn: Ban Phát triển thôn thực hiện xây dựng nông thôn mới kiêm nhiệm việc thực hiện.

2. Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Ninh Hòa và thành phố Cam Ranh căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa để cụ thể hóa Chương trình bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện.

Hàng quý, 06 tháng, 09 tháng và cả năm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung Chương trình về Ban Dân tộc (cơ quan thường trực của Chương trình) để tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Phân công thực hiện

3.1. Ban Dân tộc:

- Cơ quan thường trực của Chương trình, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi; phổ biến, giáo dục pháp luật; đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực giám sát đối với cán bộ xã, thôn và cộng đồng;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm cho Chương trình;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình tại các ngành, địa phương, đơn vị; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét, giải quyết.

3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Ban Dân tộc phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình hàng năm; lồng ghép các nguồn vốn khác đầu tư cho Chương trình.

3.3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Ban Dân tộc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hàng năm của Chương trình. Hướng dẫn các quy định về thanh toán, quyết toán, theo dõi cấp phát, giám sát chi tiêu tài chính.

3.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để phát triển các vùng sản xuất có thế mạnh nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cho khu vực miền núi.

- Hướng dẫn tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình các loại cây trồng, vật nuôi; tổ chức đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông thôn.

3.5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo các Trung tâm Dạy nghề tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa”; cụ thể hóa về đối tượng đào tạo, chính sách hỗ trợ, phạm vi đào tạo đối với lĩnh vực dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Nâng cao chất lượng hệ thống các trường dạy nghề, sửa đổi, bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề phù hợp với năng lực.

3.6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Tiếp tục thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 29 tháng 6 năm 2012.

- Tiếp tục triển khai công tác xây dựng xã hội học tập đồng bộ từ tỉnh đến địa phương; duy trì và nâng cao kết quả về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở...

3.7. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển công nghiệp, thương mại gắn với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 3.8. Sở Tư pháp:

Thực hiện hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định.

3.9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

Hướng dẫn trình tự, thủ tục và thực hiện cho vay vốn theo quy định; xây dựng kế hoạch đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của các địa phương.

3.10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn; xây dựng phương án giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

- Huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Chương trình trên địa bàn;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

3.11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung của Chương trình./.

 

VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

Trong đó:

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

792.280,5

107.000

42.392

47.571

90.500

455.015

2.890

33.000

13.912,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

3.600

 

1.500

 

 

 

 

 

2.100

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

1.500

 

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

2.100

 

 

 

 

 

 

 

2.100

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

133.519

 

36.299

 

86.720

 

1.000

 

9.500

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

20.240

 

20.240

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

86.720

 

 

 

86.720

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

14.559

 

14.559

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

2.500

 

1.500

 

 

 

1.000

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

9.500

 

 

 

 

 

 

 

9.500

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

9.820

 

3.850

300

3.780

 

1.890

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

3.150

 

3.150

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

1.000

 

700

300

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

5.670

 

 

 

3.780

 

1.890

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

644.365

107.000

 

47.271

 

455.015

 

33.000

2.079

 

 

- Đường vào khu sản xuất

154.271

107.000

 

47.271

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

330.316

 

 

 

 

330.316

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

124.699

 

 

 

 

124.699

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

33.000

 

 

 

 

 

 

33.000

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

2.079

 

 

 

 

 

 

 

2.079

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

976,5

 

743

 

 

 

 

 

233,5

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

293

 

223

 

 

 

 

 

70

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

683,5

 

520

 

 

 

 

 

163,5

 

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

NĂM 2016

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

133.415,5

12.000

4.000

5.430

14.400

88.003

200

6.600

2.782,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

722

 

302

 

 

 

 

 

420

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

302

 

302

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

420

 

 

 

 

 

 

 

420

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

18.668

 

2.168

 

14.400

 

200

 

1.900

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

2.068

 

2.068

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

14.400

 

 

 

14.400

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

300

 

100

 

 

 

200

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

1.900

 

 

 

 

 

 

 

1.900

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

1.500

 

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

1.500

 

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

112.448,8

12.000

 

5.430

 

88.003

 

6.600

415,8

 

 

- Đường vào khu sản xuất

17.430

12.000

 

5.430

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

60.203

 

 

 

 

60.203

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

27.800

 

 

 

 

27.800

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

6.600

 

 

 

 

 

 

6.600

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

415,8

 

 

 

 

 

 

 

415,8

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

76,7

 

30

 

 

 

 

 

46,7

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

29

 

15

 

 

 

 

 

14

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

47,7

 

15

 

 

 

 

 

32,7

 

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

NĂM 2017

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

188.859,5

24.000

9.903

10.697

19.000

114.727

1.150

6.600

2.782,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

720

 

300

 

 

 

 

 

420

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

300

 

300

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

420

 

 

 

 

 

 

 

420

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

27.671

 

8.471

 

17.100

 

200

 

1.900

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

4.713

 

4.713

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

17.100

 

 

 

17.100

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

3.408

 

3.408

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

550

 

350

 

 

 

200

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

1.900

 

 

 

 

 

 

 

1.900

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

3.950

 

950

150

1.900

 

950

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

600

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

500

 

350

150

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

2.850

 

 

 

1.900

 

950

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

156.289,8

24.000

 

10.547

 

114.727

 

6.600

415,8

 

 

- Đường vào khu sản xuất

34.547

24.000

 

10.547

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

69.452

 

 

 

 

69.452

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

45.275

 

 

 

 

45.275

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

6.600

 

 

 

 

 

 

6.600

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

415,8

 

 

 

 

 

 

 

415,8

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

228,7

 

182

 

 

 

 

 

46,7

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

69

 

55

 

 

 

 

 

14

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

159,7

 

127

 

 

 

 

 

32,7

 

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

NĂM 2018

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

170.151,5

24.000

9.771

10.846

20.080

94.932

1.140

6.600

2.782,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

720

 

300

 

 

 

 

 

420

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

300

 

300

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

420

 

 

 

 

 

 

 

420

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

28.991

 

8.691

 

18.200

 

200

 

1.900

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

4.592

 

4.592

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

18.200

 

 

 

18.200

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

3.749

 

3.749

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

550

 

350

 

 

 

200

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

1.900

 

 

 

 

 

 

 

1.900

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

3.420

 

600

 

1.880

 

940

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

600

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

2.820

 

 

 

1.880

 

940

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

136.793,8

24.000

 

10.846

 

94.932

 

6.600

415,8

 

 

- Đường vào khu sản xuất

34.846

24.000

 

10.846

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

70.508

 

 

 

 

70.508

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

24.424

 

 

 

 

24.424

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

6.600

 

 

 

 

 

 

6.600

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

415,8

 

 

 

 

 

 

 

415,8

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

226,7

 

180

 

 

 

 

 

46,7

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

68

 

54

 

 

 

 

 

14

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

158,7

 

126

 

 

 

 

 

32,7

 

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

NĂM 2019

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

156.149,5

23.000

9.555

9.858

18.700

85.454

200

6.600

2.782,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

720

 

300

 

 

 

 

 

420

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

300

 

300

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

420

 

 

 

 

 

 

 

420

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

29.432

 

8.632

 

18.700

 

200

 

1.900

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

4.471

 

4.471

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

18.700

 

 

 

18.700

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

3.811

 

3.811

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

550

 

350

 

 

 

200

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

1.900

 

 

 

 

 

 

 

1.900

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

450

 

450

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

450

 

450

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

125.327,8

23.000

 

9.858

 

85.454

 

6.600

415,8

 

 

- Đường vào khu sản xuất

32.858

23.000

 

9.858

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

71.734

 

 

 

 

71.734

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

13.720

 

 

 

 

13.720

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

6.600

 

 

 

 

 

 

6.600

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

415,8

 

 

 

 

 

 

 

415,8

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

219,7

 

173

 

 

 

 

 

46,7

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

66

 

52

 

 

 

 

 

14

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

153,7

 

121

 

 

 

 

 

32,7

 

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng số

NĂM 2020

 

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Vốn vay

Vốn CT NTM

Vốn huy động

Vốn CT 135

 

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

 

 

 

Tổng vốn

143.704,5

24.000

9.163

10.740

18.320

71.899

200

6.600

2.782,5

 

1

Tuyên truyền, phổ biến GDPL vùng DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng

718

 

298

 

 

 

 

 

420

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến GDPL

298

 

298

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã, thôn ĐBKK

420

 

 

 

 

 

 

 

420

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

28.757

 

8.337

 

18.320

 

200

 

1.900

 

 

- Hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ

4.396

 

4.396

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ

18.320

 

 

 

18.320

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn nhân rộng mô hình

3.591

 

3.591

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động KN, KL, KN, KC; thăm quan học tập

550

 

350

 

 

 

200

 

 

 

 

- Hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK

1.900

 

 

 

 

 

 

 

1.900

 

3

Thực hiện an sinh xã hội

500

 

350

150

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ giếng nước

500

 

350

150

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

113.504,8

24.000

 

10.590

 

71.899

 

6.600

415,8

 

 

- Đường vào khu sản xuất

34.590

24.000

 

10.590

 

 

 

 

 

 

 

- Đường nội đồng, đường trục thôn, đường liên xóm

58.419

 

 

 

 

58.419

 

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

13.480

 

 

 

 

13.480

 

 

 

 

 

- Cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK

6.600

 

 

 

 

 

 

6.600

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng công trình xã, thôn ĐBKK

415,8

 

 

 

 

 

 

 

415,8

 

5

Chi phí quản lý (0,5% ngân sách tỉnh đầu tư)

224,7

 

178

 

 

 

 

 

46,7

 

 

- Cấp tỉnh (0,15%)

68

 

54

 

 

 

 

 

14

 

 

- Cấp huyện (0,35%)

156,7

 

124

 

 

 

 

 

32,7