Quyết định 33/2015/QĐ-UBND về Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: 33/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Trương Minh Hiến
Ngày ban hành: 25/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2015/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, bộ phận chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng TN&MT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản;

Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BNTMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 315/TTr-STN&MT ngày 14 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính Phủ;
- Bộ TN&MT;
- Cục kiểm tra VBQPPL-BTP;
- TTTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- Văn phòng HĐND&ĐĐBQH tỉnh;
- Như điều 3;
- Website Hà Nam;
- LĐVP, CB;
- Lưu VT, TN&MT.
ML.D/12-2015/MT/QD/06.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Minh Hiến

 

QUY ĐỊNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 33/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thi hành công vụ và những người có liên quan đến lĩnh vực quản lý, hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 3. Nguyên tắc về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh.

5. Bảo vệ môi trường gắn liền với bảo vệ lưu vực sông và bảo vệ môi trường liên vùng đảm bảo phát triển bền vững của các bên liên quan.

6. Hoạt động bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phn môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Mục 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 4. Tham vấn trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định s18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

2. Văn bản tham vấn:

a) Văn bản của chủ dự án gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) xin ý kiến tham vấn và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp tham vấn cộng đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Quy định này;

b) Văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn đối với các tổ chức được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.4 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây viết tắt là Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).

3. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:

a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Quy định này phản hồi trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án;

c) Trong quá trình tham vấn, chủ dự án có trách nhiệm bảo đảm văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn.

4. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, lãnh đạo tổ dân phố, thôn, bản và tối thiểu có đại diện của 10 hộ dân nằm gần nhất trong khu vực chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Biên bản họp tham vấn cộng đồng thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT .

5. Trường hợp dự án thuộc địa bàn từ hai (02) xã trở lên, chủ dự án thực hiện họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án theo hình thức liên xã.

Điều 5. Gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi xác nhận

1. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.

2. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đến: Chủ dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh hoặc cơ quan quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

Mục 2: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

Điều 6: Đối tượng lập kế hoạch Bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

1. Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận:

a) Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ;

b) Đán bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT .

2. Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện/thành phố xác nhận:

a) Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP , trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điu này;

b) Đán bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một (01) xã.

Điều 7. Gửi giấy xác nhận và kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản sau khi xác nhận

1. Đối với kế hoạch bảo vệ môi trường/Đán bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Gửi giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến: Ủy ban nhân dân cấp huyện/thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;

b) Gửi giấy xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến: Chủ dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

2. Đối với kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân huyện/thành phố:

a) Gửi giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;

b) Gửi giấy xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến: Chủ dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong trường hp dự án thực hiện trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

Mục 3: ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Điều 8. Gửi quyết định phê duyệt và đề án bảo vệ môi trường chi tiết sau khi xác nhận

1. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đến: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

2. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt kèm theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết đến: Chủ dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

Mục 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI BỔ SUNG

Điều 9. Gửi quyết định phê duyệt và phương án cải tạo phục hồi/phương án cải tạo, phục hồi bổ sung sau khi xác nhận

1. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi/phương án cải tạo, phục hồi bổ sung đến: Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.

2. Cơ quan phê duyệt gửi quyết định phê duyệt kèm theo phương án cải tạo phục hồi/phương án cải tạo, phục hồi bổ sung đến: Chủ dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương III

XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN VÀ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Mục 1: XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN

Điều 10. Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

1. Sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại cột 4 phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xem xét cấp giấy xác nhận theo quy định.

2. Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .

3. Trường hợp dự án có nhiều phân kỳ đầu tư hoặc có các hạng mục độc lập, chủ dự án được lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án với điều kiện đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án.

4. Thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập đoàn kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

5. Sau khi kết thúc kiểm tra:

a) Trường hợp nội dung báo cáo phải chỉnh sửa, bổ sung: chủ dự án hoàn thiện báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong thời gian tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc chỉnh sửa, bổ sung báo cáo và gửi về cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường làm cơ sở cấp giấy xác nhận;

b) Trường hp chủ dự án phải khắc phục các vấn đề còn tồn tại đối với công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan kiểm tra để xem xét, xác nhận thì cơ quan kiểm tra xem xét, cấp giấy xác nhận hoặc có văn bản trả lời chủ dự án trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.

Điều 11. Gửi giấy xác nhận và báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường sau khi xác nhận.

1. Cơ quan phê duyệt gửi giấy xác nhận đến đến: Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.

2. Cơ quan phê duyệt gửi giấy xác nhận kèm theo báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đến: Chủ dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

Mục 2: XÁC NHẬN HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Điều 12. Gửi giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung sau khi xác nhận

1. Cơ quan phê duyệt gửi giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.

2. Cơ quan phê duyệt gửi giấy xác nhận kèm theo báo cáo hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đến: Chdự án, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương IV

NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CÁC CHẤT Ô NHIỄM, QUAN TRẮC, BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG

Mục 1: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TỐI ĐA CHO PHÉP CÁC CHẤT Ô NHIỄM

Điều 13. Quy định về xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

1. Việc xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được tính theo quy định trong quy chuẩn môi trường đối với khí thải công nghiệp.

2. Quy định về áp dụng hệ số vùng (Kv):

a) Các phường thuộc thành phố, thị trấn thuộc huyện áp dụng giá trị hệ số Kv = 0,8;

b) Các xã thuộc thành phố hoặc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề áp dụng giá trị hệ số Kv = 1,0;

c) Các xã thuộc huyện áp dụng giá trị hệ số Kv = 1,2;

d) Trường hợp địa điểm đặt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chuyển đổi loại đô thị sẽ áp dụng giá trị hệ số Kv tương ứng sau 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển đổi.

Điều 14. Quy định về xác định giá trị tối đa cho phép và nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam

1. Việc xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm (Cmax) trong nước thải công nghiệp được tính theo quy định trong quy chuẩn môi trường đối với nước thải công nghiệp.

2. Quy định về áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq); quy định giá trị của nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm (Cmax):

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào sông Hồng áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,1; Cmax giá trị cột A2 của QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào sông Đáy áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,0; Cmax giá trị cột A2 của QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào các sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt, sông Duy Tiên .... áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; Cmax giá trị cột A2 QCVN của 08:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào các hồ, ao, đầm hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh không có hệ thống thoát nước, nước thải được chứa trong các hồ tự thấm áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6; Cmax giá trị cột B2 của QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

đ) Các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh nước thải của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn quốc gia riêng.

Mục 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Điều 15. Quan trắc môi trường

1. Chương trình quan trắc môi trường gồm quan trắc hiện trạng môi trường và quan trắc tác động môi trường:

a) Quan trắc hiện trạng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh;

b) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

2. Trách nhiệm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng các thành phn môi trường trên địa bàn tỉnh theo mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt;

b) Các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của các khu, cụm công nghiệp do mình quản lý;

c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.

3. Trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, của các đơn vị kinh doanh hạ tng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, cơ sở sản xut kinh doanh dịch vụ thực hiện quan trắc môi trường:

a) Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

b) Các cơ sở khi thực hiện quan trắc môi trường có trách nhiệm thông báo cụ thể chương trình, kế hoạch, thời gian quan trắc cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát.

Điều 16. Nội dung chương trình quan trắc môi trường

1. Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Đo đạc, lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ rung theo mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen.

2. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến, các nguồn tác động xấu lên môi trường;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải, chất lượng đất, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ (nếu có).

Điều 17. Quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải

1. Quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải:

a) Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các đơn vị kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là chủ nguồn thải) phải lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải hoặc cống thải của cơ sở mình;

b) Thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải gồm thiết bị đo lưu lượng tự động, đồng hồ, máng đo thủy lực;

c) Quy định về việc lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước thải tự động cụ thể như sau:

Chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc các chủ nguồn thải khác có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng tự động và máng đo thủy lực;

Chủ nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm đến dưới 1.000 m3/ngày.đêm phải lắp đặt đồng thời đồng hồ đo lưu lượng và máng đo thủy lực;

Chủ nguồn thải có lưu lượng nước thải dưới 200 m3/ngày.đêm phải lắp đặt máng đo thủy lực.

2. Quy định về việc quan trắc tự động chất lượng nước thải: Chủ nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 1000 m3/ngày.đêm trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục.

3. Thiết bị quan trắc nước thải tự động phải được xây dựng và lắp đặt đúng quy định hiện hành và đảm bảo các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải, số liệu quan trắc phải được kết nối truyền dữ liệu đến cơ quan quản lý Nhà nước.

Điều 18. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn thải

1. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn nước thải:

a) Chủ các nguồn thải khi xây dựng cửa xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung phải lắp đặt hố ga ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vị trí hố ga phải được đặt cạnh hàng rào bên ngoài cơ sở sản xuất để các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương giám sát việc xả thải. Nghiêm cấm việc xây dựng các cửa xả thải ngầm;

b) Nắp hố ga phải được thiết kế và lắp đặt ở vị trí dễ quan sát được nước thải trong hố ga đồng thời dễ dàng thao tác mở nắp khi cần thiết. Đường kính hoặc chiều rộng hố ga tối thiểu là 0,7 m; ống thoát nước vào hố ga phải cách mặt đáy 0,5 m, ống thoát nước ra khỏi hố ga phải đặt cách mặt đáy 0,3 m để thuận lợi cho việc giám sát và lấy mẫu.

2. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn khí thải:

a) Chủ các nguồn thải trong quá trình hoạt động có phát sinh khí thải và phát thải qua các ống khói, ống thải thì phải xây dựng điểm quan trắc khí thải trên đường ống;

b) Điểm quan trắc phải được thiết kế ở độ cao tối thiểu là 03 ln đường kính ống khói, ống thải tính từ điểm nối của ống dẫn sau hệ thống xử lý khí thải và ống thoát khí;

c) Đường kính điểm quan trắc khí thải là 100 mm đối với ống khói, ống thải có đường kính từ 300 mm trở lên; là 30 mm đối với ống khói, ống thải có đường kính nhỏ hơn 300 mm. Ống khói, ống thải phải có 02 điểm quan trắc cùng trên một tiết diện ngang và vuông góc với nhau;

d) Hệ thống thu gom và xử lý khí thải phải được thiết kế là hệ thống kín, không được pha loãng khí thải. Ống khói, ống thải phát tán khí thải phải được thiết kế có thang leo, có rào chắn bảo vệ lên đến sàn thao tác tại điểm quan trắc.

3. Các cơ sở sản xuất xi măng, nhà máy gạch tuynel, nhà máy sản xuất phôi thép công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy có lò hơi công suất 20 tấn hơi/h, các nhà máy sử dụng hóa chất làm nguyên liệu sản xuất, phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động. Chất lượng các thông số khí thải tự động phải được cập nhật, lưu giữ và báo cáo thường xuyên vSở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 19. Quy định số lần quan trắc môi trường

1. Quan trắc hiện trạng các thành phần môi trường của toàn tỉnh theo mạng lưới quan trc đã được phê duyệt:

a) Định kỳ hàng tháng lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ rung; theo dõi diễn biến chất lượng, slượng, thành phn, trạng thái các hệ sinh thái;

b) Khi có sự cố môi trường xảy ra, tổ chức lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trạng thái các hệ sinh thái.

2. Các cơ sở kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có dự án quy mô báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết có trách nhiệm tổ chức quan trắc phát thải định kỳ với tần suất 03 tháng/lần. Các đối tượng thuộc quy mô kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải quan trắc phát thải tối thiểu 06 tháng/lần. Đối với các dự án có liên quan đến nguồn phóng xạ ngoài việc quan trắc các thành phần môi trường theo quy định, định kỳ quan trắc môi trường xung quanh 06 tháng/lần.

Điều 20. Quy định về xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường

1. Quy định về lập báo cáo hiện trạng môi trường:

a) Định kỳ 05 năm một lần Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể theo quy định;

b) Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành lập báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề về một hoặc một số vấn đề môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Hàng năm, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập báo cáo về tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương. Báo cáo này bao gồm các nội dung về hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn gây tác động môi trường; tình hình về chất thải, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mức độ xử lý; đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, địa phương; dự báo thách thức về môi trường; kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của sở, ngành và địa phương gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hp lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam theo định kỳ.

2. Cấu trúc và nội dung báo cáo hiện trạng môi trường:

a) Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Cấu trúc, nội dung báo cáo môi trường chuyên đề được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Mục 3: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điều 21. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, công bố, cung cấp thông tin về môi trường

1. Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành thống kê, lưu trữ và lập cơ sở dữ liệu về môi trường trong địa bàn tỉnh; hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về số liệu môi trường.

3. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các nguồn thải, chất lượng môi trường, tác động môi trường do hoạt động của các nguồn thải do ngành, địa phương quản lý.

4. Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quản lý nội bộ số liệu về môi trường và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương khi có yêu cầu.

5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cấp huyện định kỳ 06 tháng/lần.

6. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ 06 tháng/lần hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

Điều 22. Công khai thông tin dữ liệu môi trường

1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:

a) Quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường;

b) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;

c) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương.

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham vấn ý kiến cộng đồng;

đ) Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được đăng ký;

e) Đề án bảo vệ môi trường đã phê duyệt, đăng ký;

g) Phương án cải tạo phục hồi môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường bsung được phê duyệt;

h) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường;

i) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin như tài liệu, ấn phẩm, xuất bản phẩm được thông báo rộng rãi địa chỉ phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, tổ chức họp báo công bố công khai, họp phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư hoặc niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật vtính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.

Điều 23. Công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành còn bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường căn cứ vào hành vi, mức độ vi phạm đ quyết định biện pháp công khai thông tin, nơi công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Nội dung thông tin công khai bao gồm: tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả.

Mục 4: QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG

Điều 24. Bảo vệ môi trường nước sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy và các thủy vực trên địa bàn tỉnh

1. Bảo vệ môi trường nước sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu và các thủy vực khác là trách nhiệm chung của các địa phương, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

2. Các nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, thu gom, xử lý trước khi thải vào sông. Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tng hợp, đánh giá các ngun thải chính và công khai thông tin các ngun thải vào lưu vực sông.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước sông không được quy hoạch. Khi lập quy hoạch đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cm, thủy sản phải có phương án thu gom, xử lý chất thải; xử lý nước thải đạt quy chun xả thải theo quy định tại Điều 14 của Quy định này. Khi phát hiện nước sông bị ô nhiễm phải có thông báo kịp thời tới các cơ quan chức năng.

4. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa xử lý đảm bảo quy định và các loại chất thải khác (như xác động vật, hóa chất,...) vào các lưu vực sông.

5. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát, thu gom và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.

6. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát lòng sông, khai đất để sản xuất vật liệu xây dựng ở các bãi bồi ben sông phải khai thác tuân thủ đúng quy hoạch và phương án đã được phê duyệt.

Điều 25. Báo động ô nhiễm sông

1. Các mức ô nhiễm sông:

a) Nước sông bị ô nhiễm cấp 1: Khi có từ 01 đến 02 thông số không chứa chất nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 đến 03 lần;

b) Nước sông bị ô nhiễm cấp 2: Khi có từ 02 thông số không chứa chất nguy hại trở lên vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 đến 03 ln;

c) Nước sông bị ô nhiễm cấp 3: Khi có từ 02 thông số không chứa chất nguy hại trở lên vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 đến 03 lần và có ít nhất 01 thông số chứa chất nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, lấy mẫu phân tích mẫu nước tại các vị trí sông có dấu hiệu ô nhiễm, xác định nguyên nhân ô nhiễm. Khi nước sông bị ô nhiễm từ cấp 02 phải thông báo ngay bằng văn bản cho Đài phát thanh và truyền hình, các công ty cấp nước sạch sử dụng nguồn nước cấp từ nước sông và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm để có biện pháp xử lý và sử dụng nước phù hợp.

3. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hà Nam thông báo rộng rãi tình trạng ô nhiễm nước trên đài truyền hình vào khung giờ phát sóng đầu tiên của buổi phát sóng khi nhận được thông báo ô nhiễm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chương V

QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

Mục 1: KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

Điều 26. Quản lý và xử lý khí thải công nghiệp

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kim soát và xử lý bụi, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường.

2. Hạn chế việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.

3. Thực hiện các biện pháp tổng hợp về công nghệ, sản xuất sạch hơn, kiểm soát nguồn thải để giảm thiểu khối lượng và thành phần khí thải độc hại. Hệ thống ống khói, ống thải thoát khí phải có điểm quan trắc theo quy định tại Khoản 2 Điều 18.

4. Bụi thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vquản lý chất thải nguy hi (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).

Mục 2: NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Điều 27. Quản lý và xử lý nước thải công nghiệp

1. Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý tại cơ sở. Đối với trường hợp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định để xử lý.

2. Hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống thoát nước phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kim tra, giám sát;

đ) Vận hành thường xuyên và đúng quy trình xử lý nước thải.

3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn, trường hợp bùn thải có chứa yếu tố nguy hại thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .

4. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải công nghiệp phải thực hiện các biện pháp tổng hợp về công nghệ, sản xuất sạch hơn, kiểm soát chất thải để giảm thiểu lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải.

5. Tổ chức, cá nhân xả nước thải công nghiệp ra môi trường có nghĩa vụ kê khai và nộp phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định.

6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

7. Đối với các tổ chức, cá nhân đã đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.

Mục 3: CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

Điều 28. Quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất thải, trong đó có quy định về quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước có thm quyn; các quy ước, hương ước của địa phương liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải hoạt động đúng theo yêu cầu và nội dung giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật.

3. Phân vùng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam (sau đây gọi tắt là Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND).

4. Quy định đối tượng, trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt:

a) Các đối tượng, trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ;

b) Khuyến khích các đối tượng phát sinh chất thải sinh hoạt xử lý rác hữu cơ ngay tại nguồn phát sinh. Đặc biệt là các mô hình xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình hoặc cụm dân cư nông thôn.

Điều 29. Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

1 .Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường:

a) Thực hiện phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2014 về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP);

b) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng hoặc ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

c) Định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

2. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

a) Lập hồ sơ đăng ký để được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;

b) Đối với trường hợp được quy định tại Khoản 12, Điều 32 Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì phải có phương án trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 7 Khoản 8 Điều 32 Nghị định 38/2015/NĐ-CP để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai hoạt động;

c) Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã được đầu tư xây dựng, lắp đặt và xác nhận;

d) Trường hp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;

đ) Thực hiện đầy đủ các nội dung xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và hồ sơ đề nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường kèm theo nội dung Giấy xác nhận;

e) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định. Trường hp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì được tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc quản lý chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

g) Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.

3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường:

a) Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;

b) Các chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường;

c) Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm chuyển giao chất thải cho cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Mục 4: CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 30. Quản lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định sau:

a) Phân định, phân loại theo quy định tại Điều 6; Phụ lục 1 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

b) Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (CTNH); lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ;

c) Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại có trách nhiệm:

a) Đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định và sao gửi Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có địa điểm cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;

b) Có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý;

c) Phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ;

d) Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải ký hp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp;

đ) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

e) Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá sáu (06) tháng.

Điều 31. Quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại

1. Phân định, phân loại theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về quy chế quản lý chất thải y tế (sau đây gọi tắt là Quyết định 43/2007/QĐ-BYT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

2. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT .

3. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế:

a) Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ (trừ cht thải giải phu phải xử lý trong ngày);

b) Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ;

c) Chất thải giải phẫu phải chuyển xử lý, tiêu hủy hàng ngày;

d) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 05kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu 02 lần/tuần.

4. Sở Y tế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 4 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:

a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;

b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;

c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;

d) Các vấn đề liên quan khác.

6. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại được sử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Mục 5: QUẢN LÝ MỘT SỐ CHẤT THẢI ĐẶC THÙ

Điều 32. Quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng

1. Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (kể cả cải tạo, phá dỡ công trình, gọi chung là chất thải rắn xây dựng) phải được phân loại và quản lý như sau:

a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;

b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng;

c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, cht dẻo được tái chế, tái sử dụng.

2. Hộ gia đình tại đô thị khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải có biện pháp thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định.

3. Hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom chất thải khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện quản lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, kênh rạch và các nguồn nước mặt.

Điều 33. Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp

1. Các chất thải nguy hại là bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

2. Các bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại thì được quản lý như đối với chất thải thông thường.

3. Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến công trình xử lý nước thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước; mạng lưới thoát nước thải và nước mưa phải tách riêng. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

4. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý đúng theo quy định hiện hành về môi trường và của thú y, tránh phát tán ra môi trường.

5. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh. Các chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chung trại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Mục 6: NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU

Điều 34. Quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;

c) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý;

d) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ;

đ) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

e) Đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải có hp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân có giấy phép nhập khẩu sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Mục 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

Điều 35. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản

1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản:

a) Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và Phương án cải tạo phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh, đảm bảo an toàn vật liệu nổ; có phương án đảm bảo an toàn lao động trong quá trình khai thác;

c) Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vmôi trường;

d) Tổ chức thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường với chất thải nguy hại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Trường hợp không phân loại được thì phải quản lý theo quy định vquản lý cht thải nguy hại;

đ) Có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

2. Trách nhiệm của chủ cơ sở hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản:

a) Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp;

b) Thực hiện đy đủ các công trình, biện pháp khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo như báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận;

c) Vận chuyển khoáng sản bằng xe ô tô được che chắn tránh phát tán ra môi trường;

d) Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;

đ) Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo dự án đã được phê duyệt; tổ chức đóng cửa mỏ sau khi kết thúc thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

e) Nộp đầy đủ phí tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thuế môi trường theo quy định hiện hành;

g) Khai thác theo đúng quy hoạch, đúng công suất và quy trình công nghệ khai thác theo thiết kế cơ sở đã được phê duyệt; nổ mìn đúng giờ quy định; áp dụng các biện pháp tưới phun giảm thiểu bụi trong quá trình chế biến đá và bụi đường trong quá trình vận chuyn; các xe vận chuyn nguyên vật liệu không được chở quá tải trọng, phải che phủ bạt và chạy đảm bảo tốc độ quy định;

h) Trồng cây xanh khu vực đường vào mỏ, khu vực chế biến khoáng sản và tưới nước thường xuyên tại các khu vực phát thải bụi để giảm ô nhiễm bụi;

i) Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát lòng sông phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và theo quy chế phối hợp quản lý địa giới hành chính,quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên tuyến sông Hng giáp ranh giữa 03 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình;

k) Tham gia xã hội hóa bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, tưới nước giảm thiểu bụi, vận chuyển chất thải tại các khu vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải.

Chương VI

PHÒNG NGỪA SỰ CỐ, ỨNG CỨU, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Điều 36. Phòng ngừa sự cố môi trường

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;

Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố, khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Ứng phó sự cố môi trường

1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;

c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng cứu;

d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

2. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.

3. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định tại Chương XIX của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 38. Trách nhiệm khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;

b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

c) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

d) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường;

đ) Bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

2. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Điều 39. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị phòng ngừa, ứng phó về thiên tai, sự cố môi trường.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Điều 40. Trách nhiệm của Sở, ban, ngành, trong công tác bảo vệ môi trường

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

c) Phối hp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyn, ph biến các văn bản pháp luật và các hoạt động vbảo vệ môi trường;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan giải quyết hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề môi trường liên vùng, liên ngành, liên huyện;

đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; thực hiện công bố thông tin môi trường theo quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề;

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để xây dựng chương trình về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường, cht thải nguy hại, cht thải y tế và nước thải;

g) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ về môi trường, cấp giấy xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thuộc thẩm quyền của tỉnh và các cơ sở xử lý từ các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu thuộc thẩm quyền theo quy định;

h) Thẩm định và trình kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược quy hoạch, kế hoạch theo quy định; tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức kiểm tra và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, phương án cải tạo phục hồi môi trường và xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định.

i) Thực hiện hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo nhiệm vụ được giao;

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật; xử lý hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm;

l) Tham gia hoặc hướng dẫn thực hiện các đề án, dự án về bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với công tác bảo vệ môi trường;

b) Chủ trì cùng các ngành chức năng xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển sạch, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường;

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế ưu tiên phê duyệt đầu tư các dự án xây dựng các hệ thống, cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, các dự án bảo vệ môi trường ở các ngành, các cấp như kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, tái chế chất thải, vệ sinh môi trường.

3. Sở Tài chính

a) Đảm bảo chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường, cân đối bố trí chi sự nghiệp môi trường cho các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp phù hợp và hiệu quả;

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường tại các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định;

c) Huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức hp tác Quốc tế trong bảo vệ môi trường. Quản lý và hướng dẫn thu, sử dụng các quỹ bảo vệ môi trường nhm đảm bảo ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý môi trường bức xúc, nâng cao nhận thức cộng đồng.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp để tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: trong quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất thải nông nghiệp, quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng, công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm rau, củ, quả; Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về phát triển rừng và đa dạng sinh học;

b) Chủ trì cùng với các ngành, các địa phương liên quan thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác quản lý đê điều, thủy lợi, bảo vệ rừng và các khu bảo tồn;

c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện cơ chế chính sách về bảo vmôi trường làng nghề, thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường; triển khai các mô hình công nghệ, các biện pháp kỹ thuật để xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường làng nghề;

d) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi - giết mổ gia súc, gia cầm; tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch;

đ) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp liên quan xây dựng và chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường trong xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, dịch bệnh;

e) Kiểm tra, thanh tra việc buôn bán động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng không đúng theo quy định.

5. Sở Công thương

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp để tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại ngoài các khu công nghiệp của tỉnh, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc trách nhiệm quản lý;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan, định hướng việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh;

c) Đẩy mạnh công tác quản lý hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý gắn với công tác bảo vệ môi trường;

d) Chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đxuất và có phương án triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường các cụm công nghiệp - tiu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý;

đ) Chủ trì, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp triển khai, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.

e) Tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và tham gia đoàn kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh;

g) Tham gia hội đồng thẩm định và đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung.

6. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp liên quan tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư tập trung;

b) Kiểm tra hướng dẫn việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư, khu dịch vụ tập trung...; không cấp phép xây dựng đối với các cơ sở chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

c) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan trên lưu vực sông để xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch về thoát nước, xử lý nước thải và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp liên quan tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;

b) Tăng cường việc kiểm tra các phương tiện vận chuyển đặc biệt là vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng nguy hiểm, hàng hóa và vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông;

c) Chủ trì, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra hướng dẫn việc bảo vệ môi trường đối với hoạt động giao thông vận tải, các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo chạy đúng tốc độ, đúng tải trọng quy định, che phủ bạt; có kế hoạch xử lý các phương tiện gây ô nhiễm môi trường, bao gồm cả các phương tiện đường thủy. Chỉ đạo các cơ quan quản lý giao thông thu dọn, sửa chữa, làm sạch các tuyến đường được giao qun lý.

8. Sở Y tế

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường đối với các bệnh viện và các cơ sở y tế khác trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt trú trọng biện pháp xử lý nước thải, rác thải y tế từ các bệnh viện; lập kế hoạch hoặc đề án quản lý chất thải y tế trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sức khỏe môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng;

c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp trong phòng ngừa, ứng phó sự cmôi trường, trong phòng và dập dịch;

d) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyn; chỉ đạo, hướng dn, kim tra việc quản lý, thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các cơ quan truyền thông chỉ đạo phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với nội dung vbảo vệ môi trường cho nhân dân trên địa bàn tỉnh;

c) Kiểm tra hướng dẫn việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch, chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm phát triển du lịch không xâm hại đến di sản, khu bảo tồn thiên nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.

d) Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá làng văn hóa, gia đình văn hóa.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chương trình giáo dục môi trường cho các cấp học;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, hướng dẫn thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh, tổ chức phát động và triển khai các chiến dịch học sinh với sự nghiệp phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng chất thải.

11. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan xây dựng, hướng dẫn đu tư thực hiện các nghiên cứu khoa học vmôi trường; phát trin khoa học công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường;

b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trường;

c) Thẩm định các công nghệ sản xuất, loại bỏ các công nghệ tiêu hao nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

12. Công an tỉnh

a) Có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường khi Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng an ninh thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Tổ chức lực lượng cảnh sát môi trường tiến hành điều tra các tội phm về tài nguyên và môi trường, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật; tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tchức, cá nhân theo quy định của pháp luật, phối hợp với các ngành các địa phương trong việc phát hiện, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.

13. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

a) Phòng, chống, ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường trong các hoạt động quân sự và quốc phòng; cải thiện chất lượng môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý các thành phần môi trường, phục vụ cho các hoạt động quân sự và quốc phòng địa phương;

b) Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang tỉnh theo quy định pháp luật;

c) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường khi Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.

14. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng, hoàn thiện tổ chức bảo vệ môi trường; xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý môi trường ở các ngành, các cấp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

15. Ban quản lý các khu công nghiệp

a) Ban quản lý các khu công nghiệp chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi khu công nghiệp, cụm công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý;

b) Tổ chức bộ phận chuyên môn về quản lý môi trường, thực hiện chức năng quản lý môi trường theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền, định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường vSở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường theo quy định; Tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp;

c) Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu công nghiệp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

d) Phối hợp với các ngành, các cấp liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong phạm vi khu công nghiệp, cụm công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp quản lý;

đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

e) Tuân thủ đúng quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp...đã được phê duyệt. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh chỉ được chấp thun đầu tư vào khu công nghiệp khi đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xut, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghip, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

h) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải gắn với yếu tố bảo vệ môi trường. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra môi trường;

i) Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

16. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình; Báo Hà Nam

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Cổng thông tin điện tử của tỉnh tuyên truyền các quy định của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ môi trường;

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đưa nhiều tin, bài phản ánh tấm gương tiêu biểu của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời đăng tải kịp các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

c) Xây dựng thêm chương trình và các chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường.

17. Các Sở, ban, ngành khác

a) Các Sở, ban, ngành khác có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ môi trường thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; quản lý lng ghép các hoạt động tại địa phương, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách, cơ chế bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ngành phụ trách;

b) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân, các tchức thành viên tchức tt hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư, tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, tích cực tham gia phát hiện các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật nhà nước về việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, kể cả các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

2. Chỉ đạo thực hiện công khai thủ tục hành chính về môi trường tại cấp huyện và cấp xã. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy xác nhận về môi trường đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án thuộc thẩm quyền.

3. Biên chế đủ cán bộ chuyên môn làm công tác bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn quản lý.

4. Dành ít nhất 01% trong tổng chi ngân sách huyện, bố trí và sử dụng hiệu quả đúng mục đích nguồn vốn sự nghiệp môi trường.

5. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, không đổ rác, xả nước thải không đúng quy định xuống sông.

6. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết, khắc phục sự cố môi trường.

7. Phối hợp với các huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện, phối hợp quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông.

8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có các khu vực bị ô nhiễm đặc biệt là huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm tổ chức xây dựng các mô hình xã hội hóa về bảo vệ môi trường, báo cáo công tác môi trường theo quy định.

Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và pháp luật về việc bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.

2. Công khai niêm yết các thủ tục hành chính về cấp phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cùng với chủ dự án đầu tư tổ chức họp tham vấn cộng đồng nơi chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

4. Niêm yết công khai Kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Tổ chức đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một (01) xã (trường hợp được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền).

6. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác môi trường. Trường hợp cần bổ sung lực lượng làm công tác bảo vệ môi trường thì thực hiện theo Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 quy định tổ chức bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Chương VIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 43. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh khi các công trình xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả (được cấp có thm quyn giám sát, chấp thuận bằng văn bản).

3. Vận hành thường xuyên và đúng quy trình hệ thống xử lý chất thải.

4. Thực hiện kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo cam kết và quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường đồng thời báo cáo kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở về cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Định kỳ hàng năm cơ sở phải lập báo cáo các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

6. Chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định pháp luật về những hành vi gây ô nhiễm môi trường do mình gây ra.

Điều 44. Trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong gia đình và ngoài cộng đồng, thu gom nước thải, phân loại rác tại gia đình, bỏ rác đúng nơi quy định...Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường theo hương ước của thôn xóm và quy định của Luật bảo vệ môi trường.

2. Vận động gia đình và cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tiết kiệm tài nguyên và tái sử dụng chất thải.

3. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nơi cư trú, khi phát hiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải báo cáo kịp thời cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.

4. Chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo pháp luật về những hành vi gây ô nhiễm môi trường do mình gây ra.

Chương IX

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 45. Nguồn nhân lực quản lý môi trường

1. Sở Nội Vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đào tạo bsung cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường của tỉnh và hướng dẫn cho các địa phương thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường làm công tác quản lý môi trường.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ địa chính 02 làm công tác quản lý môi trường.

Điều 46. Tài chính cho công tác bảo vệ môi trường

1. Các cấp, các ngành bố trí ít nhất 01% của chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường. Sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường đúng mục đích, hiệu quả.

2. Hàng năm các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hp báo cáo Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tự bố trí nguồn kinh phí cho việc xây dựng các công trình xử lý các chất thải đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

4. Đối với các công trình xử lý chất thải tập trung tại các khu vực đông dân cư, công trình công cộng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố huy động các nguồn vốn từ ngân sách, các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cá nhân hưởng lợi từ dự án để duy trì hoạt động có hiệu quả.

5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác bảo vệ môi trường.

6. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh ô nhiễm có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho các địa phương để xử lý ô nhiễm môi trường khu vực bị ảnh hưởng.

Chương X

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO KHIẾU NẠI, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, KHEN THƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 47. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tài nguyên và môi trường.

2. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong bảo vệ môi trường; giải quyết hoặc phi hợp với các ngành, các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường theo thẩm quyn.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra các ngành liên quan để tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.

4. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là một (01) lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 48. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải khắc phục ô nhiễm bồi thường thiệt hại theo quy định; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cán bộ công chức, viên chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, các cá nhân, hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường.

Điều 49. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tcáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án vhành vi vi phạm pháp luật vbảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật v khiếu nại, tố cáo và quy định này.

Điều 50. Khen thưởng về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì được khen thưởng, hưởng cơ chế khuyến khích ưu đãi theo quy định của pháp luật và theo quy định khác của tỉnh.

2. Hàng năm, căn cứ vào thành tích bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân và căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để xét khen tặng các giải thưởng môi trường.

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 51. Tổ chức thực hiện

Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo, kim tra thực hiện Quy định này.

Điều 52. Điều khoản thi hành

1. Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện thực tiễn hoặc có sự điều chỉnh, bsung, sửa đi các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường, Quy định này sẽ được sửa đi, bsung hoặc thay thế cho phù hợp.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì; phối hợp với các ngành, các cấp để đề xuất những nội dung cần sửa đi, bổ sung, thay thế trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam tại Quyết định số   /2015/QĐ-UBND ngày   tháng 12 năm 2015)

(1)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v xin ý kiến tham vấn và đồng chủ trì tổ chức họp tham vấn cộng đồng về nội dung báo cáo ĐTM của dự án (2)

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: (3)

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), (1) đã lập báo cáo ĐTM của dự án (2).

(1) Gửi đến (3) báo cáo ĐTM của dự án và rất mong nhận được ý kiến tham vấn của (3).

(1) đề nghị (3) đồng chủ trì cùng với (1) tổ chức buổi họp tham vấn cộng đồng về nội dung báo cáo ĐTM của dự án (2)

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- …;
- Lưu: ...

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) chủ dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vn; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam tại Quyết định số   /2015/QĐ-UBND ngày   tháng 12 năm 2015)

(1)
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v ý kiến nội dung và kết quả tham vấn ý kiến cộng đng báo cáo ĐTM.

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: (3)

(1) nhận được Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (3) về việc…….kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2). Sau khi xem xét tài liệu này, (1) có ý kiến như sau:

1. Về nội dung báo cáo ĐTM của dự án

a) Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đcụ thkhông đồng ý.

b) Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thkhông đồng ý.

c) Kiến nghị đối với chủ dự án: nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đi với chủ dự án liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng và các kiến nghị khác có liên quan đến dự án (nếu có).

2. (1) đã tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư và các tổ chức kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng của dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án (2) (Có biên bản họp kèm theo).

Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để xem xét, hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2)./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu: …

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú

(1) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vn;

(2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Chủ dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND

Điều 1. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo ...Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh:
...
3. Bãi bỏ khoản 6 Điều 46 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Nam quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Xem nội dung VB




Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại Ban hành: 30/06/2015 | Cập nhật: 15/07/2015

Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu Ban hành: 24/04/2015 | Cập nhật: 04/05/2015