Quyết định 2539/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 2539/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Nguyễn Văn Yên |
Ngày ban hành: | 17/11/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2539/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 17 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
Bãi bỏ các thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng đã được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 và Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 12/7/2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Trang |
I |
Lĩnh vực xây dựng |
|
1 |
Thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. |
|
2 |
Thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. |
|
3 |
Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng. |
|
4 |
Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán điều chỉnh của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng. |
|
5 |
Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình không theo tuyến |
|
6 |
Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình theo tuyến |
|
7 |
Cấp giấy phép công trình nhà ở riêng lẻ |
|
8 |
Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình |
|
9 |
Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình |
|
10 |
Điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình |
|
11 |
Gia hạn giấy phép xây dựng công trình |
|
12 |
Cấp lại giấy phép xây dựng công trình |
|
13 |
Thủ tục Cấp giấy phép chặt hạ, chuyển dịch cây xanh đô thị |
|
II |
Lĩnh vực nhà ở |
|
01 |
Phê duyệt danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở |
|
III |
Lĩnh vực quy hoạch |
|
01 |
Cấp phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện |
|
02 |
Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. |
|
03 |
Thẩm định và phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện. |
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Lĩnh vực xây dựng.
1. Thủ tục thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đề nghị thẩm định nộp hồ sơ trình thẩm định tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để người đề nghị thẩm định hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật.
Một số thủ tục được phép tiến hành song song bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy; văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không.... Các thủ tục được tiến hành song song yêu cầu cung cấp hồ sơ trước thời hạn ra kết quả thẩm định là 5 ngày.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ.
Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định hoặc trả lại hồ sơ trình thẩm định. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị dừng việc thẩm định; người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định: Cơ quan thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Trường hợp cơ quan thẩm định thực hiện thẩm định:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức liên quan để lấy ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án; các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trả lời xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình. Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu (việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định).
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra phục vụ công tác thẩm định:
Trong thời gian năm (05) ngày làm việc cơ quan thẩm định có văn bản thông báo cho người đề nghị thẩm định các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Thời gian thực hiện thẩm tra không quá mười (10) ngày làm việc. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan thẩm định, người quyết định đầu tư để làm cơ sở cho việc thẩm định; trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo yêu cầu, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để người đề nghị thẩm định hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp tạm dừng thẩm định:
Trong quá trình thẩm định cơ quan thẩm định có quyền tạm dừng thẩm định và thông báo đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về phương pháp tính toán, tải trọng, mô tả bản vẽ, sơ đồ... trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: Hồ sơ thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ.
Bước 5: Cơ quan thẩm định trình hồ sơ đã thẩm định để UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt.
Bước 6: Phê duyệt BCKTKT:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định trình hồ sơ đã thẩm định, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt BCKTKT theo quy định.
Bước 7: Người đề nghị thẩm định mang giấy biên nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp phí thẩm định và nhận hồ sơ đã đóng dấu thẩm định để thực hiện việc sao chụp lại hồ sơ và nộp lại cho cơ quan thẩm định (bản photocopy hoặc file PDF) để lưu trữ theo quy định và nhận kết quả giải quyết.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật theo mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP ;
- Văn bản pháp lý:
+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
+ Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
+ Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
+ Và các văn bản khác có liên quan.
- Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
+ Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);
Các văn bản có liên quan khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ (hồ sơ gốc, được trình bày đúng quy cách, bằng tiếng Việt hoặc song ngữ - ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được chủ đầu tư kiểm tra, đóng dấu xác nhận).
Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
1.4. Thời hạn giải quyết: Thời gian thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Quyết định phê duyệt BCKTKT đầu tư xây dựng.
1.8. Phí thẩm định
- Theo quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra: Theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo mẫu số 04 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.
- Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo mẫu 05 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016.
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế - dự toán xây dựng công trình theo mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình.
Mẫu số 04 Phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015)
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
………, ngày ….. tháng ….. năm …. |
TỜ TRÌNH
Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế (thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công) và dự toán xây dựng công trình
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình: .............................................................................................................
2. Loại, cấp, quy mô công trình: .......................................................................................
3. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,….): ............................
4. Địa điểm xây dựng: ......................................................................................................
5. Giá trị dự toán xây dựng công trình: .............................................................................
6. Nguồn vốn đầu tư: ........................................................................................................
7. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: ..................................................................
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ...................................................................................
9. Các thông tin khác có liên quan: ...................................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM
1. Văn bản pháp lý:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
- Và các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình…. với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
Mẫu số 05 phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015)
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: ………………………………………..
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày …. của ………… đề nghị thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm định;
Căn cứ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình số .... ngày … của ………;
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định) giao (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan ..........................................................................................
Sau khi xem xét, (cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình …………….. Loại, cấp công trình ...........................................................
- Chủ đầu tư: .....................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...............................................................................
- Nguồn vốn: ......................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: ..........................................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán xây dựng .........................................
- Nhà thầu khảo sát xây dựng ............................................................................................
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Sự phù hợp với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; lập dự toán xây dựng (nếu có). Năng lực cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán xây dựng (nếu có).
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.
4. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
5. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận.
6. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
7. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có)
(Đối với dự án sử dụng vốn khác ngoài các nội dung thẩm định nêu trên thì còn phải thẩm định thêm các nội dung được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 57 Luật Xây dựng năm 2014)
Kết quả thẩm định dự toán (nếu có yêu cầu)
9. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế.
10. Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình.
11. Giá trị dự toán xây dựng: …………… (giá trị dự toán ghi bằng chữ), trong đó:
- Chi phí xây dựng: ..........................................................................................................
- Chi phí thiết bị (nếu có): ................................................................................................
- Chi phí quản lý dự án: ...................................................................................................
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: ....................................................................................
- Chi phí khác: ..................................................................................................................
- Chi phí dự phòng: ..........................................................................................................
12. Nội dung khác (nếu có)
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có)
Nơi nhận: |
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
Mẫu số 01 Phụ lục I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
………, ngày … tháng … năm…… |
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Về hồ sơ trình thẩm định
Kính gửi: (Tên cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình (nếu có) do.... (đơn vị lập);
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
(Tên chủ đầu tư) trình Báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình (nếu có) với các nội dung sau:
1. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật (hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan);
2. Thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
3. Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (nếu có) (ngành nghề được phép thực hiện lập khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (mô tả chi Tiết về năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì);
a. Các chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng: ...(loại hình khảo sát được cấp theo chứng chỉ hành nghề)……… có đủ năng lực khảo sát xây dựng công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
b. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình:
- Chủ nhiệm thiết kế: ………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số …………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
- Chủ trì thiết kế....(theo chuyên môn thiết kế được cấp theo chứng chỉ hành nghề): …………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
Nơi nhận: |
CHỦ ĐẦU TƯ |
Mẫu số 03 Phụ lục I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày … tháng … năm…… |
KẾT QUẢ THẨM TRA
THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: ……………........................
Kính gửi: (Tên chủ đầu tư)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định, Thông tư khác có liên quan;
Căn cứ Văn bản số... ngày... của (Đơn vị đề nghị thẩm tra) ...về việc ...;
Các căn cứ khác có liên quan.
Thực hiện theo Hợp đồng tư vấn thẩm tra (số hiệu hợp đồng) giữa (Tên chủ đầu tư) và (Tên đơn vị thẩm tra) về việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình (Tên công trình). Sau khi xem xét, (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo kết quả thẩm tra như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình: ... Loại, cấp công trình: ...............................................................................
- Thuộc dự án đầu tư: ..........................................................................................................
- Chủ đầu tư: .......................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...................................................................................
- Nguồn vốn:........................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:............................................................................................................
- Đơn vị khảo sát xây dựng: ................................................................................................
- Đơn vị thiết kế, lập dự toán xây dựng: ...............................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
1. Văn bản pháp lý: (Liệt kê các văn bản pháp lý của dự án)
2. Danh Mục hồ sơ đề nghị thẩm tra:
3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra (nếu có)
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình. (Mô tả giải pháp thiết kế chủ yếu của các hạng Mục công trình)
3. Cơ sở xác định dự toán xây dựng công trình
IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
(Nhận xét và có đánh giá chi Tiết những nội dung dưới đây theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư)
Sau khi nhận được hồ sơ của (Tên chủ đầu tư), qua xem xét (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Quy cách và danh Mục hồ sơ thực hiện thẩm tra (nhận xét về quy cách, tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định).
2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014.
3. Nhận xét, đánh giá về dự toán xây dựng, cụ thể:
a) Phương pháp lập dự toán được lựa chọn so với quy định hiện hành;
b) Các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí;
c) Về đơn giá áp dụng cho công trình;
d) Chi phí xây dựng hợp lý (Giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng của công trình bảo đảm Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình).
4. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ Điều kiện hay chưa đủ Điều kiện để thực hiện thẩm tra.
V. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
(Một số hoặc toàn bộ nội dung dưới đây tùy theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn về xây dựng)
1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
a) Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:
- Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:
- Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:
3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:
- Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
- Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
7. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VI. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ TOÁN
1. Nguyên tắc thẩm tra:
a) Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
b) Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các Khoản Mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Về giá trị dự toán công trình.
2. Giá trị dự toán xây dựng sau thẩm tra
Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán sau thẩm tra như sau:
STT |
Nội dung chi phí |
Giá trị đề nghị thẩm tra |
Giá trị sau thẩm tra |
Tăng, giảm (+;-) |
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị (nếu có) |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự án |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
5 |
Chi phí khác |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục chi Tiết kèm theo)
Nguyên nhân tăng, giảm: (nêu rõ lý do tăng, giảm).
3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đủ Điều kiện để triển khai các bước tiếp theo.
Một số kiến nghị khác (nếu có).
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA CỦA TỪNG BỘ MÔN
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
- …………………
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
(Kết quả thẩm tra được bổ sung thêm một số nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thẩm tra)
Nơi nhận: |
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
2. Thủ tục thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đề nghị thẩm định nộp hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh trình thẩm định tại Bộ phận Tiếp nhận và kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Người đề nghị thẩm định hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật.
Một số thủ tục được phép tiến hành song song (nếu có) bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy; văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không... Các thủ tục được tiến hành song song yêu cầu cung cấp hồ trước thời hạn ra kết quả thẩm định là năm (05) ngày làm việc.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định hoặc trả lại hồ sơ thẩm định. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định; người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định: Cơ quan thẩm định tổ chức thẩm theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Trường hợp cơ quan thẩm định thực hiện thẩm định:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức liên quan để lấy ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án; các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trả lời xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình). Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu (việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định).
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra phục vụ công tác thẩm định:
Trong thời gian năm (05) ngày làm việc cơ quan thẩm định có văn bản thông báo cho Chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Thời gian thực hiện thẩm tra không quá mười (10) ngày làm việc. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan thẩm định, người quyết định đầu tư để làm cơ sở cho việc thẩm định BCKTKT điều chỉnh; trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo yêu cầu cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp tạm dừng thẩm định:
Trong quá trình thẩm định cơ quan thẩm định có quyền tạm dừng thẩm định và thông báo đến chủ đầu tư các lỗi, sai sót về phương pháp tính toán, tải trọng, mô tả bản vẽ, sơ đồ... trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: Hồ sơ thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ.
Bước 5: Cơ quan thẩm định trình hồ sơ đã thẩm định để UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt.
Bước 6: Phê duyệt BCKTKT điều chỉnh.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định trình hồ sơ đã thẩm định, UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt BCKTKT điều chỉnh theo quy định.
Bước 7: Chủ đầu tư mang biên nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp phí thẩm định và nhận hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh đã đóng dấu thẩm định để thực hiện việc sao chụp lại hồ sơ và nộp lại cho cơ quan thẩm định (bản photocopy hoặc file PDF) để lưu trữ theo quy định và nhận kết quả giải quyết.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh theo mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
- Văn bản pháp lý:
+ Văn bản chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh BCKTKT của cơ quan có thẩm quyền.
+ Quyết định phê duyệt BCKTKT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có).
+ Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
+ Và các văn bản khác có liên quan.
- Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán điều chỉnh:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ điều chỉnh;
+ Dự toán xây dựng điều chỉnh.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ (hồ sơ gốc được trình bày đúng quy cách, bằng tiếng Việt hoặc song ngữ - ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được chủ đầu tư kiểm tra, đóng dấu xác nhận).
Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
2.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
2.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh.
- Quyết định phê duyệt BCKTKT đầu tư xây dựng điều chỉnh.
2.8. Phí thẩm định:
- Theo quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra: Theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ’ khai:
- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh theo mẫu số 04 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
- Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh theo mẫu 05 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
- Báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế - dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
- Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
- Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
- Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình.
- Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
Mẫu số 04 Phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
………, ngày ….. tháng ….. năm …. |
TỜ TRÌNH
Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế (thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công) và dự toán xây dựng công trình
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình: .............................................................................................................
2. Loại, cấp, quy mô công trình: .......................................................................................
3. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,….): ............................
4. Địa điểm xây dựng: ......................................................................................................
5. Giá trị dự toán xây dựng công trình: .............................................................................
6. Nguồn vốn đầu tư: ........................................................................................................
7. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: ..................................................................
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ...................................................................................
9. Các thông tin khác có liên quan: ...................................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM
1. Văn bản pháp lý:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
- Và các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình…. với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
Mẫu số 05 phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015)
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: ………………………………………..
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày …. của ………… đề nghị thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm định;
Căn cứ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình số .... ngày … của ………;
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định) giao (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan ..........................................................................................
Sau khi xem xét, (cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình …………….. Loại, cấp công trình ...........................................................
- Chủ đầu tư: .....................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...............................................................................
- Nguồn vốn: ......................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: ..........................................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán xây dựng .........................................
- Nhà thầu khảo sát xây dựng ............................................................................................
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Sự phù hợp với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; lập dự toán xây dựng (nếu có). Năng lực cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán xây dựng (nếu có).
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.
4. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
5. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận.
6. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
7. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có)
(Đối với dự án sử dụng vốn khác ngoài các nội dung thẩm định nêu trên thì còn phải thẩm định thêm các nội dung được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 57 Luật Xây dựng năm 2014)
Kết quả thẩm định dự toán (nếu có yêu cầu)
9. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế.
10. Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình.
11. Giá trị dự toán xây dựng: …………… (giá trị dự toán ghi bằng chữ), trong đó:
- Chi phí xây dựng: ..........................................................................................................
- Chi phí thiết bị (nếu có): ................................................................................................
- Chi phí quản lý dự án: ...................................................................................................
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: ....................................................................................
- Chi phí khác: ..................................................................................................................
- Chi phí dự phòng: ..........................................................................................................
12. Nội dung khác (nếu có)
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có)
Nơi nhận: |
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
Mẫu số 01 Phụ lục I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
………, ngày … tháng … năm…… |
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Về hồ sơ trình thẩm định
Kính gửi: (Tên cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình (nếu có) do.... (đơn vị lập);
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
(Tên chủ đầu tư) trình Báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình (nếu có) với các nội dung sau:
1. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật (hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan);
2. Thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
3. Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (nếu có) (ngành nghề được phép thực hiện lập khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (mô tả chi Tiết về năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì);
a. Các chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng: ...(loại hình khảo sát được cấp theo chứng chỉ hành nghề)……… có đủ năng lực khảo sát xây dựng công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
b. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình:
- Chủ nhiệm thiết kế: ………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số …………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
- Chủ trì thiết kế....(theo chuyên môn thiết kế được cấp theo chứng chỉ hành nghề): …………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
Nơi nhận: |
CHỦ ĐẦU TƯ |
Mẫu số 03 Phụ lục I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày … tháng … năm…… |
KẾT QUẢ THẨM TRA
THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: ……………........................
Kính gửi: (Tên chủ đầu tư)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định, Thông tư khác có liên quan;
Căn cứ Văn bản số... ngày... của (Đơn vị đề nghị thẩm tra) ...về việc ...;
Các căn cứ khác có liên quan.
Thực hiện theo Hợp đồng tư vấn thẩm tra (số hiệu hợp đồng) giữa (Tên chủ đầu tư) và (Tên đơn vị thẩm tra) về việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình (Tên công trình). Sau khi xem xét, (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo kết quả thẩm tra như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình: ... Loại, cấp công trình: ...............................................................................
- Thuộc dự án đầu tư: ..........................................................................................................
- Chủ đầu tư: .......................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...................................................................................
- Nguồn vốn:........................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:............................................................................................................
- Đơn vị khảo sát xây dựng: ................................................................................................
- Đơn vị thiết kế, lập dự toán xây dựng: ...............................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
1. Văn bản pháp lý: (Liệt kê các văn bản pháp lý của dự án)
2. Danh Mục hồ sơ đề nghị thẩm tra:
3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra (nếu có)
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình. (Mô tả giải pháp thiết kế chủ yếu của các hạng Mục công trình)
3. Cơ sở xác định dự toán xây dựng công trình
IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
(Nhận xét và có đánh giá chi Tiết những nội dung dưới đây theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư)
Sau khi nhận được hồ sơ của (Tên chủ đầu tư), qua xem xét (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Quy cách và danh Mục hồ sơ thực hiện thẩm tra (nhận xét về quy cách, tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định).
2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014.
3. Nhận xét, đánh giá về dự toán xây dựng, cụ thể:
a) Phương pháp lập dự toán được lựa chọn so với quy định hiện hành;
b) Các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí;
c) Về đơn giá áp dụng cho công trình;
d) Chi phí xây dựng hợp lý (Giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng của công trình bảo đảm Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình).
4. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ Điều kiện hay chưa đủ Điều kiện để thực hiện thẩm tra.
V. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
(Một số hoặc toàn bộ nội dung dưới đây tùy theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn về xây dựng)
1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
a) Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:
- Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:
- Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:
3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:
- Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
- Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
7. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VI. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ TOÁN
1. Nguyên tắc thẩm tra:
a) Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
b) Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các Khoản Mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Về giá trị dự toán công trình.
2. Giá trị dự toán xây dựng sau thẩm tra
Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán sau thẩm tra như sau:
STT |
Nội dung chi phí |
Giá trị đề nghị thẩm tra |
Giá trị sau thẩm tra |
Tăng, giảm (+;-) |
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị (nếu có) |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự án |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
5 |
Chi phí khác |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục chi Tiết kèm theo)
Nguyên nhân tăng, giảm: (nêu rõ lý do tăng, giảm).
3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đủ Điều kiện để triển khai các bước tiếp theo.
Một số kiến nghị khác (nếu có).
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA CỦA TỪNG BỘ MÔN
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
- …………………
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
(Kết quả thẩm tra được bổ sung thêm một số nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thẩm tra)
Nơi nhận: |
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
3. Thủ tục thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng.
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư (người đề nghị thẩm định) nộp hồ sơ trình thẩm định tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật.
Một số thủ tục được phép tiến hành song song bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy; văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không... Các thủ tục được tiến hành song song yêu cầu cung cấp hồ sơ trước thời hạn ra kết quả thẩm định là 5 ngày làm việc.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến Chủ đầu tư hoặc trả lại hồ sơ thẩm định. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định nếu Chủ đầu tư không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định; Chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định: Cơ quan thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Trường hợp cơ quan thẩm định thực hiện thẩm định:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức liên quan để lấy ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án; các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trả lời xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình. Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra phục vụ công tác thẩm định:
Trong thời gian năm (05) ngày làm việc cơ quan thẩm định có văn bản thông báo cho Chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để Chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Thời gian thực hiện thẩm tra không quá mười (10) ngày làm việc. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan thẩm định, người quyết định đầu tư để làm cơ sở cho việc thẩm định; trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo yêu cầu cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp tạm dừng thẩm định:
Trong quá trình thẩm định cơ quan thẩm định có quyền tạm dừng thẩm định và thông báo đến chủ đầu tư các lỗi, sai sót về phương pháp tính toán, tải trọng, mô tả bản vẽ, sơ đồ... trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục trong thời hạn 20 ngày làm việc thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: Hồ sơ thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ.
Bước 5: Chủ đầu tư mang giấy biên nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp phí thẩm định và nhận hồ sơ đã đóng dấu thẩm định để thực hiện việc sao chụp lại hồ sơ và nộp lại cho cơ quan thẩm định (bản photocopy hoặc file PDF) để lưu trữ theo quy định và nhận kết quả giải quyết.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán công trình theo mẫu số 6, phụ lục II, Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
- Văn bản pháp lý:
+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình;
+ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình.
+ Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
+ Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
+ Các văn bản khác có liên quan.
- Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
+ Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
b) Số lượng hồ sơ:
- 01 bộ hồ sơ (hồ sơ gốc, được trình bày đúng quy cách, bằng tiếng Việt hoặc song ngữ - ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được chủ đầu tư kiểm tra, đóng dấu xác nhận).
- Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
3.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Thông tư 18/2016/TT-BXD .
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư của dự án.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
3.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Thông báo kết quả thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo mẫu 07 Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
3.8. Phí thẩm định
- Theo quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra: Theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính.
3.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (hoặc thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công) đầu tư xây dựng theo mẫu 06, phụ lục II, Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư theo mẫu số 01, phụ lục I, Thông tư 18/2016/TT-BXD .
- Thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán đầu tư xây dựng công trình theo mẫu số 07, phụ lục II, Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế - dự toán xây dựng công trình theo mẫu số 03, phụ lục I, Thông tư 18/2016/TT-BXD .
3.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình.
Mẫu số 06 Phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015)
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
………, ngày … tháng …. năm …….. |
TỜ TRÌNH
Thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình
Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế (thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công) và dự toán xây dựng công trình
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình: .............................................................................................................
2. Cấp công trình: ............................................................................................................
3. Thuộc dự án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt ..............................................
4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...): ............................
5. Địa điểm xây dựng: ......................................................................................................
6. Giá trị dự toán xây dựng công trình: ............................................................................
7. Nguồn vốn đầu tư: .......................................................................................................
8. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: .................................................................
9. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ..................................................................................
10. Các thông tin khác có liên quan: ................................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM
1. Văn bản pháp lý:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
- Các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan thẩm định) thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
Mẫu số 07 Phụ lục II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015)
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
………, ngày …. tháng …. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày …. của ………. đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây dựng (nếu có) công trình …….. thuộc dự án đầu tư .......................................................
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm định;
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây dựng (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định) giao (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan ......................................................................................
Sau khi xem xét, (cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình …………..………….. Loại, cấp công trình ..........................................
- Thuộc dự án đầu tư: ...................................................................................................
- Chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...........................................................................
- Nguồn vốn: .................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: ....................................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán xây dựng (nếu có)
- Nhà thầu khảo sát xây dựng ......................................................................................
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; lập dự toán xây dựng (nếu có). Năng lực cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán xây dựng (nếu có).
2. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước (thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở; thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước).
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình;
4. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
5. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận.
6. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
7. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN (NẾU CÓ YÊU CẦU)
1. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế.
2. Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình.
3. Giá trị dự toán xây dựng là: ……………… (giá trị dự toán ghi bằng chữ), trong đó:
- Chi phí xây dựng: ........................................................................................................
- Chi phí thiết bị (nếu có): ..............................................................................................
- Chi phí quản lý dự án: .................................................................................................
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: .................................................................................
- Chi phí khác: ...............................................................................................................
- Chi phí dự phòng: .......................................................................................................
4. Nội dung khác (nếu có) .............................................................................................
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).
Nơi nhận: |
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
………, ngày … tháng … năm…… |
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Về hồ sơ trình thẩm định
Kính gửi: (Tên cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình (nếu có) do.... (đơn vị lập);
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
(Tên chủ đầu tư) trình Báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình (nếu có) với các nội dung sau:
1. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật (hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan);
2. Thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
3. Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (nếu có) (ngành nghề được phép thực hiện lập khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (mô tả chi Tiết về năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì);
a. Các chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng: ...(loại hình khảo sát được cấp theo chứng chỉ hành nghề)……… có đủ năng lực khảo sát xây dựng công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
b. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình:
- Chủ nhiệm thiết kế: ………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số …………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
- Chủ trì thiết kế....(theo chuyên môn thiết kế được cấp theo chứng chỉ hành nghề): …………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
Nơi nhận: |
CHỦ ĐẦU TƯ |
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày … tháng … năm…… |
KẾT QUẢ THẨM TRA
THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: ……………........................
Kính gửi: (Tên chủ đầu tư)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định, Thông tư khác có liên quan;
Căn cứ Văn bản số... ngày... của (Đơn vị đề nghị thẩm tra) ...về việc ...;
Các căn cứ khác có liên quan.
Thực hiện theo Hợp đồng tư vấn thẩm tra (số hiệu hợp đồng) giữa (Tên chủ đầu tư) và (Tên đơn vị thẩm tra) về việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình (Tên công trình). Sau khi xem xét, (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo kết quả thẩm tra như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình: ... Loại, cấp công trình: ...........................................................................
- Thuộc dự án đầu tư: ........................................................................................................
- Chủ đầu tư: ......................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ................................................................................
- Nguồn vốn:.......................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:...........................................................................................................
- Đơn vị khảo sát xây dựng: ...............................................................................................
- Đơn vị thiết kế, lập dự toán xây dựng: .............................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
1. Văn bản pháp lý: (Liệt kê các văn bản pháp lý của dự án)
2. Danh Mục hồ sơ đề nghị thẩm tra:
3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra (nếu có)
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình. (Mô tả giải pháp thiết kế chủ yếu của các hạng Mục công trình)
3. Cơ sở xác định dự toán xây dựng công trình
IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
(Nhận xét và có đánh giá chi Tiết những nội dung dưới đây theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư)
Sau khi nhận được hồ sơ của (Tên chủ đầu tư), qua xem xét (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Quy cách và danh Mục hồ sơ thực hiện thẩm tra (nhận xét về quy cách, tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định).
2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014.
3. Nhận xét, đánh giá về dự toán xây dựng, cụ thể:
a) Phương pháp lập dự toán được lựa chọn so với quy định hiện hành;
b) Các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí;
c) Về đơn giá áp dụng cho công trình;
d) Chi phí xây dựng hợp lý (Giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng của công trình bảo đảm Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình).
4. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ Điều kiện hay chưa đủ Điều kiện để thực hiện thẩm tra.
V. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
(Một số hoặc toàn bộ nội dung dưới đây tùy theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn về xây dựng)
1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
a) Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:
- Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:
- Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:
3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:
- Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
- Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
7. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VI. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ TOÁN
1. Nguyên tắc thẩm tra:
a) Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
b) Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các Khoản Mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Về giá trị dự toán công trình.
2. Giá trị dự toán xây dựng sau thẩm tra
Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán sau thẩm tra như sau:
STT |
Nội dung chi phí |
Giá trị đề nghị thẩm tra |
Giá trị sau thẩm tra |
Tăng, giảm (+;-) |
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị (nếu có) |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự án |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
5 |
Chi phí khác |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục chi Tiết kèm theo)
Nguyên nhân tăng, giảm: (nêu rõ lý do tăng, giảm).
3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đủ Điều kiện để triển khai các bước tiếp theo.
Một số kiến nghị khác (nếu có).
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA CỦA TỪNG BỘ MÔN
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
- …………………
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
(Kết quả thẩm tra được bổ sung thêm một số nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thẩm tra)
Nơi nhận: |
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
4. Thủ tục thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán điều chỉnh của báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng.
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư (người đề nghị thẩm định) nộp hồ sơ trình thẩm định tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật.
Một số thủ tục được phép tiến hành song song bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy; văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không... Các thủ tục được tiến hành song song yêu cầu cung cấp hồ sơ trước thời hạn ra kết quả thẩm định là 5 ngày làm việc.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến Chủ đầu tư hoặc trả lại hồ sơ thẩm định. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định nếu Chủ đầu tư không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định; Chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định: Cơ quan thẩm định tổ chức thẩm định và phát hành văn bản thẩm định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Trường hợp cơ quan thẩm định thực hiện thẩm định:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức liên quan để lấy ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án; các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trả lời xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình. Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra phục vụ công tác thẩm định:
Trong thời gian năm (05) ngày làm việc cơ quan thẩm định có văn bản thông báo cho Chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để Chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Thời gian thực hiện thẩm tra không quá mười (10) ngày làm việc. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan thẩm định, người quyết định đầu tư để làm cơ sở cho việc thẩm định; trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo yêu cầu cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Trường hợp tạm dừng thẩm định:
Trong quá trình thẩm định cơ quan thẩm định có quyền tạm dừng thẩm định và thông báo đến chủ đầu tư các lỗi, sai sót về phương pháp tính toán, tải trọng, mô tả bản vẽ, sơ đồ... trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục trong thời hạn 20 ngày làm việc thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: Hồ sơ thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ.
Bước 5: Chủ đầu tư mang giấy biên nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp phí thẩm định và nhận hồ sơ đã đóng dấu thẩm định để thực hiện việc sao chụp lại hồ sơ và nộp lại cho cơ quan thẩm định (bản photocopy hoặc file PDF) để lưu trữ theo quy định và nhận kết quả giải quyết.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
4.3. Số lượng và thành phần hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định điều chỉnh.
- Văn bản pháp lý:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình hoặc quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (không bắt buộc đối với nhà đầu tư là cá nhân).
+ Giấy phép xây dựng công trình;
+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư.
+ Và các văn bản khác có liên quan.
- Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng bổ sung (áp dụng đối với công trình có phát sinh tăng quy mô, công suất thiết kế).
+ Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ điều chỉnh;
+ Dự toán xây dựng phần điều chỉnh (đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách).
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ trì thiết kế phần điều chỉnh (bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ:
- 01 bộ hồ sơ (hồ sơ gốc, được chủ đầu tư kiểm tra, đóng dấu xác nhận).
- Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
4.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo kết quả thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo mẫu 07 Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
4.8. Phí thẩm định:
Chi phí thẩm định áp dụng theo quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính.
4.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu tờ trình theo mẫu phụ lục 1 kèm theo.
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư theo mẫu số 01, phụ lục I, Thông tư 18/2016/TT-BXD .
- Thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng) theo mẫu phụ lục 2 kèm theo.
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế - dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo mẫu số 03, Phụ lục I, Thông tư 18/2016/TT-BXD .
4.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành.
PHỤ LỤC I
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............. |
..........., ngày.... tháng.... năm......... |
TỜ TRÌNH
Thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công - dự toán đầu tư xây dựng (hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng)
Kính gửi:.........................................................
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên chủ đầu tư) trình........................... thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công - dự toán đầu tư xây dựng (hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng) với các nội dung sau.
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
1. Tên công trình: .........................................................................................................
2. Loại, cấp, quy mô công trình: ...................................................................................
3. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,....): .............................
4. Địa điểm xây dựng: ..................................................................................................
5. Giá trị dự toán xây dựng công trình: ..........................................................................
6. Nguồn vốn đầu tư: ...................................................................................................
7. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: ...............................................................
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ................................................................................
9. Các thông tin khác có liên quan: ...............................................................................
II. QUY MÔ ĐIỀU CHỈNH (Nêu rõ quy mô thiết kế và các thông số kỹ thuật)
III. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BAO GỒM: (Nêu tại PL1 TTHC này)./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
PHỤ LỤC II
UBND HUYỆN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /............ |
Lâm Đồng, ngày.... tháng.... năm......... |
Kính gửi: (Tổ chức, cá nhân đề nghị)
Phòng chuyên môn (tên cơ quan thẩm định) nhận được Tờ trình số... ngày... tháng... năm..... của......................... (Tổ chức, cá nhân đề nghị) trình thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng) công trình..............................................;
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm định;
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng điều chỉnh (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định) giao (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan .......................................................................................
Sau khi xem xét, (cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng điều chỉnh công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình....................................... Loại, cấp công trình ......................................
- Thuộc dự án đầu tư: ..................................................................................................
- Chủ đầu tư: ...............................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ...........................................................................
- Nguồn vốn: ................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: ....................................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán xây dựng (nếu có)
- Nhà thầu khảo sát xây dựng .......................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ HẠNG MỤC PHÁT SINH
- Hạng mục: .................................................................................................................
- Nguồn vốn đầu tư: .....................................................................................................
- Đơn vị tư vấn lập thiết kế điều chỉnh bản vẽ thi công - dự toán: ....................................
- Giá trị dự toán bổ sung trình thẩm định (gồm thuế giá trị gia tăng): ...............................
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN ĐIỀU CHỈNH
1. Sự phù hợp của thiết kế điều chỉnh so với quy hoạch chung khu vực: ........................
2. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế: ........................................................................
3. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình: ............................................................................................................................
4. Sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình: ..
....................................................................................................................................
5. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ: ...................
6. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình: (áp dụng đối với dự án sử dụng vốn NNNNS).
- Giá trị thẩm định: ........................................................................................................
- Nguyên nhân tăng, giảm: ............................................................................................
IV. KẾT LUẬN
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để phê duyệt.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).
Nơi nhận: |
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
………, ngày … tháng … năm…… |
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Về hồ sơ trình thẩm định
Kính gửi: (Tên cơ quan thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình (nếu có) do.... (đơn vị lập);
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
(Tên chủ đầu tư) trình Báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình (nếu có) với các nội dung sau:
1. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật (hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan);
2. Thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
3. Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (nếu có) (ngành nghề được phép thực hiện lập khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (mô tả chi Tiết về năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì);
a. Các chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng: ...(loại hình khảo sát được cấp theo chứng chỉ hành nghề)……… có đủ năng lực khảo sát xây dựng công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
b. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình:
- Chủ nhiệm thiết kế: ………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số …………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
- Chủ trì thiết kế....(theo chuyên môn thiết kế được cấp theo chứng chỉ hành nghề): …………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
Nơi nhận: |
CHỦ ĐẦU TƯ |
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
………, ngày … tháng … năm…… |
KẾT QUẢ THẨM TRA
THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: ……………........................
Kính gửi: (Tên chủ đầu tư)
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định, Thông tư khác có liên quan;
Căn cứ Văn bản số... ngày... của (Đơn vị đề nghị thẩm tra) ...về việc ...;
Các căn cứ khác có liên quan.
Thực hiện theo Hợp đồng tư vấn thẩm tra (số hiệu hợp đồng) giữa (Tên chủ đầu tư) và (Tên đơn vị thẩm tra) về việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình (Tên công trình). Sau khi xem xét, (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo kết quả thẩm tra như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình: ... Loại, cấp công trình: ...........................................................................
- Thuộc dự án đầu tư: ........................................................................................................
- Chủ đầu tư: ......................................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: ................................................................................
- Nguồn vốn:.......................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:..........................................................................................................
- Đơn vị khảo sát xây dựng: ..............................................................................................
- Đơn vị thiết kế, lập dự toán xây dựng: ............................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
1. Văn bản pháp lý: (Liệt kê các văn bản pháp lý của dự án)
2. Danh Mục hồ sơ đề nghị thẩm tra:
3. Các tài liệu sử dụng trong thẩm tra (nếu có)
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình. (Mô tả giải pháp thiết kế chủ yếu của các hạng Mục công trình)
3. Cơ sở xác định dự toán xây dựng công trình
IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA
(Nhận xét và có đánh giá chi Tiết những nội dung dưới đây theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư)
Sau khi nhận được hồ sơ của (Tên chủ đầu tư), qua xem xét (Tên đơn vị thẩm tra) báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Quy cách và danh Mục hồ sơ thực hiện thẩm tra (nhận xét về quy cách, tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định).
2. Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014.
3. Nhận xét, đánh giá về dự toán xây dựng, cụ thể:
a) Phương pháp lập dự toán được lựa chọn so với quy định hiện hành;
b) Các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí;
c) Về đơn giá áp dụng cho công trình;
d) Chi phí xây dựng hợp lý (Giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng của công trình bảo đảm Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình).
4. Kết luận của đơn vị thẩm tra về việc đủ Điều kiện hay chưa đủ Điều kiện để thực hiện thẩm tra.
V. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
(Một số hoặc toàn bộ nội dung dưới đây tùy theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn về xây dựng)
1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
a) Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:
- Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:
- Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:
3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:
- Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
- Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
7. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VI. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ TOÁN
1. Nguyên tắc thẩm tra:
a) Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
b) Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các Khoản Mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Về giá trị dự toán công trình.
2. Giá trị dự toán xây dựng sau thẩm tra
Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán sau thẩm tra như sau:
STT |
Nội dung chi phí |
Giá trị đề nghị thẩm tra |
Giá trị sau thẩm tra |
Tăng, giảm (+;-) |
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị (nếu có) |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự án |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
5 |
Chi phí khác |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục chi Tiết kèm theo)
Nguyên nhân tăng, giảm: (nêu rõ lý do tăng, giảm).
3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đủ Điều kiện để triển khai các bước tiếp theo.
Một số kiến nghị khác (nếu có).
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA CỦA TỪNG BỘ MÔN
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
- …………………
- (Ký, ghi rõ họ tên, chứng chỉ hành nghề số....)
(Kết quả thẩm tra được bổ sung thêm một số nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thẩm tra)
Nơi nhận: |
ĐƠN VỊ THẨM TRA |
5. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình không theo tuyến
5.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lại khi có yêu cầu.
Bước 4: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 5: Chủ đầu tư nộp lệ phí và nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu Phụ lục số 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD ; Đối với trường hợp cấp giấy phép có thời hạn đối với công trình không theo tuyến thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc đơn vị tư vấn có chức năng thẩm tra.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các cá nhân chủ trì các bộ môn.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư
- Ngoài thành phần hồ sơ quy định nêu trên đối với mỗi loại công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Đối với công trình xây chen, có tầng hầm: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư.
+ Đối với công trình yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy tỷ lệ 1/50 - 1/200 được đóng dấu thẩm duyệt (theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy cam kết về việc tự tháo dỡ công trình và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch. Giấy cam kết phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
5.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
5.8. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: 150.000 đồng/giấy phép.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
- Trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình không theo tuyến thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”.
- Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Giấy cam kết của chủ đầu tư: Tháo dỡ công trình (theo mẫu số 1 kèm theo); Bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (theo mẫu số 2 kèm theo).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, quy định quản lý quy hoạch kiến trúc đối với công trình và nhà ở riêng lẻ tại các địa phương hoặc thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
b) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
+ Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt.
+ Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Công trình theo giấy phép xây dựng có thời hạn hết thời gian tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch xây dựng, nếu chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng tiếp thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Thông tư số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THIẾT KẾ
1. Tổ chức thiết kế: …………………………………..
1.1. Tên: ……………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………….
1.3. Số điện thoại: ………………………………………..
1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: …………………………………….
2. Kinh nghiệm thiết kế: ………………………………….
2.1. Kê khai ít nhất 03 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép:
a) ………………………………………..
b) ………………………………………..
2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế:
a) Số lượng: …………………………….
Trong đó:
- Kiến trúc sư: ……………………………………………….
- Kỹ sư các loại: ………………………………………………….
b) Chủ nhiệm thiết kế:
- Họ và tên: ……………………………………………
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn):
- Họ và tên: ………………………………………………..
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
|
……….., Ngày …… tháng.... năm .... |
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT THÁO DỠ CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình có thời hạn)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã) ..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết tự tháo dỡ công trình tại địa điểm nêu trên và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH LÂN CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY CHEN, CÓ TẦNG HẦM
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã)..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết khi xây dựng công trình tại địa điểm nêu trên đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Trong quá trình xây dựng, sử dụng nếu có ảnh hưởng đến công trình lân cận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
6. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình theo tuyến.
6.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh và trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 5: Chủ đầu tư nộp lệ phí cấp phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ chính:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD ; Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình theo tuyến thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy tờ chứng minh Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn: Chủ đầu tư phải có Giấy cam kết về việc tự tháo dỡ công trình và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch. Giấy cam kết phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng gồm:
+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500.
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
+ Văn bản thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư
- Ngoài các tài liệu quy định nêu trên đối với mỗi loại công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Đối với công trình xây chen, có tầng hầm: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
+ Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy tỷ lệ 1/50 - 1/200 được đóng dấu thẩm duyệt (theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
6.7. Kết quả thực hiện TTHC
Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
6.8. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: 150.000 đồng/giấy phép.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Đối với trường hợp cấp giấy phép có thời hạn đối với công trình theo tuyến thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Giấy cam kết của chủ đầu tư: Tự tháo dỡ công trình (theo mẫu 1 kèm theo); Bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (theo mẫu số 2 kèm theo).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
b) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
+ Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;
+ Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Công trình theo giấy phép xây dựng có thời hạn hết thời gian tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch xây dựng, nếu chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng tiếp thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
6.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định 54/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THIẾT KẾ
1. Tổ chức thiết kế: …………………………………..
1.1. Tên: ……………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………….
1.3. Số điện thoại: ………………………………………..
1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: …………………………………….
2. Kinh nghiệm thiết kế: ………………………………….
2.1. Kê khai ít nhất 03 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép:
a) ………………………………………..
b) ………………………………………..
2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế:
a) Số lượng: …………………………….
Trong đó:
- Kiến trúc sư: ……………………………………………….
- Kỹ sư các loại: ………………………………………………….
b) Chủ nhiệm thiết kế:
- Họ và tên: ……………………………………………
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn):
- Họ và tên: ………………………………………………..
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
|
……….., Ngày …… tháng.... năm .... |
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT THÁO DỠ CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình có thời hạn)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã) ..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết tự tháo dỡ công trình tại địa điểm nêu trên và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH LÂN CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY CHEN, CÓ TẦNG HẦM
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã)..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết khi xây dựng công trình tại địa điểm nêu trên đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Trong quá trình xây dựng, sử dụng nếu có ảnh hưởng đến công trình lân cận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
7. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ
7.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Bước 4: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 5: Chủ đầu tư nộp lệ phí cấp phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD; Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đầu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn: Chủ đầu tư phải có Giấy cam kết về việc tự tháo dỡ công trình và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch. Giấy cam kết phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng.
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Ngoài các tài liệu quy định nêu trên đối với mỗi loại công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Đối với công trình xây chen có tầng hầm: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
+ Đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD , kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Hộ gia đình được phép tự thiết kế đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m², hoặc dưới 3 tầng, hoặc có chiều cao dưới 12m, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và sự an toàn của các công trình lân cận (theo điểm b, khoản 7, Điều 79, Luật Xây dựng năm 2014).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
7.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
7.8. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:
- Tại các phường thuộc thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 75.000 đồng/1 giấy phép.
- Tại các xã, thị trấn thuộc các huyện, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 50.000 đồng/1 giấy phép.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Giấy cam kết của chủ đầu tư: Tháo dỡ công trình theo mẫu số (theo mẫu 1 kèm theo); Bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (theo mẫu số 2 kèm theo).
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, quy định quản lý quy hoạch kiến trúc đối với công trình và nhà ở riêng lẻ tại các địa phương hoặc thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
b) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
+ Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;
+ Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Công trình theo giấy phép xây dựng có thời hạn hết thời gian tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch xây dựng, nếu chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng tiếp thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
7.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng v/v Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THIẾT KẾ
1. Tổ chức thiết kế: …………………………………..
1.1. Tên: ……………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………….
1.3. Số điện thoại: ………………………………………..
1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: …………………………………….
2. Kinh nghiệm thiết kế: ………………………………….
2.1. Kê khai ít nhất 03 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép:
a) ………………………………………..
b) ………………………………………..
2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế:
a) Số lượng: …………………………….
Trong đó:
- Kiến trúc sư: ……………………………………………….
- Kỹ sư các loại: ………………………………………………….
b) Chủ nhiệm thiết kế:
- Họ và tên: ……………………………………………
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn):
- Họ và tên: ………………………………………………..
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
|
……….., Ngày …… tháng.... năm .... |
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT THÁO DỠ CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình có thời hạn)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã) ..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết tự tháo dỡ công trình tại địa điểm nêu trên và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
8. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình hồ sơ đề nghị cấp phép lại khi có yêu cầu.
Bước 3: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 4: Chủ đầu tư nộp lệ phí cấp phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
- Ngoài các tài liệu quy định nêu trên đối với mỗi loại công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
+ Đối với công trình xây chen, có tầng hầm: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
- Đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề.
- Đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư.
+ Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy tỷ lệ 1/50 - 1/200 được đóng dấu thẩm duyệt (theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
- Đối với công trình phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Đối với các công trình phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Văn bản chấp thuận độ cao công trình của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
8.6. Cơ quan thực TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
8.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
8.8. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép):
+ Tại các phường thuộc thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 75.000 đồng/1 giấy phép.
+ Tại các xã, thị trấn thuộc các huyện, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 50.000 đồng/1 giấy phép.
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/1 giấy phép.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Đối với trường hợp cấp giấy phép có thời hạn đối với công trình theo tuyến thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Giấy cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề theo mẫu 01 kèm theo.
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ Quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
- Quyết định 54/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THIẾT KẾ
1. Tổ chức thiết kế: …………………………………..
1.1. Tên: ……………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………….
1.3. Số điện thoại: ………………………………………..
1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: …………………………………….
2. Kinh nghiệm thiết kế: ………………………………….
2.1. Kê khai ít nhất 03 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép:
a) ………………………………………..
b) ………………………………………..
2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế:
a) Số lượng: …………………………….
Trong đó:
- Kiến trúc sư: ……………………………………………….
- Kỹ sư các loại: ………………………………………………….
b) Chủ nhiệm thiết kế:
- Họ và tên: ……………………………………………
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn):
- Họ và tên: ………………………………………………..
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
|
……….., Ngày …… tháng.... năm .... |
Biểu mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH LÂN CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY CHEN, CÓ TẦNG HẦM
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã)..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết khi xây dựng công trình tại địa điểm nêu trên đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Trong quá trình xây dựng, sử dụng nếu có ảnh hưởng đến công trình lân cận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
9. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình.
9.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn ba (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình hồ sơ đề nghị cấp phép lại khi có yêu cầu.
Bước 3: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 4: Chủ đầu tư nộp lệ phí cấp phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
- Đối với trường hợp cấp giấy phép di dời công trình, nhà ở có thời hạn thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời theo quy định tại Khoản 5 Điều 97 Luật Xây dựng 2014.
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế (bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500; bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới) là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Ngoài các tài liệu quy định nêu trên đối với mỗi loại công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép di dời công trình xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
+ Đối với công trình xây chen, có tầng hầm: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
- Đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư.
+ Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy tỷ lệ 1/50 - 1/200 được đóng dấu thẩm duyệt (theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
- Đối với trường hợp cấp giấy phép di dời công trình có thời hạn: Chủ đầu tư phải có Giấy cam kết về việc tự tháo dỡ công trình và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch. Giấy cam kết phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi có công trình di dời tới.
- Đối với công trình phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Đối với các công trình phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ (nếu có): Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Văn bản chấp thuận độ cao công trình của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
9.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
9.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép di dời công trình kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép di dời công trình xây dựng.
9.8. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép):
+ Tại các phường thuộc thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 75.000 đồng/1 giấy phép.
+ Tại các xã, thị trấn thuộc các huyện, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc: 50.000 đồng/1 giấy phép.
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/1 giấy phép.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Đối với trường hợp cấp giấy phép di dời công trình, nhà ở có thời hạn thì tiêu đề đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”
- Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD
- Giấy cam kết về việc tự tháo dỡ công trình theo mẫu số 1 kèm theo.
- Giấy cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề theo mẫu 02 kèm theo.
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.
- Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.
9.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -
2 -
|
…… ngày ……tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THIẾT KẾ
1. Tổ chức thiết kế: …………………………………..
1.1. Tên: ……………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………….
1.3. Số điện thoại: ………………………………………..
1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: …………………………………….
2. Kinh nghiệm thiết kế: ………………………………….
2.1. Kê khai ít nhất 03 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép:
a) ………………………………………..
b) ………………………………………..
2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế:
a) Số lượng: …………………………….
Trong đó:
- Kiến trúc sư: ……………………………………………….
- Kỹ sư các loại: ………………………………………………….
b) Chủ nhiệm thiết kế:
- Họ và tên: ……………………………………………
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn):
- Họ và tên: ………………………………………………..
- Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): ………………………………………
- Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): …………
|
……….., Ngày …… tháng.... năm .... |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT THÁO DỠ CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình có thời hạn)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã) ..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết tự tháo dỡ công trình tại địa điểm nêu trên và không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Biểu mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH LÂN CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY CHEN, CÓ TẦNG HẦM
(Sử dụng cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi:................................................................
1. Tên chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.............., đường................., phường (xã)..............., thành phố (huyện)..................., tỉnh.........................
- Số điện thoại: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng công trình: Số nhà:.....................Đường........................Phường (xã)..............., thành phố (huyện)................, tỉnh.....................(thửa đất số:..............., tờ bản đồ số..............., phường (xã)..................thành phố (huyện)................., tỉnh...................
3. Loại công trình: ........................................................................................................
4. Cam kết: Tôi xin cam kết khi xây dựng công trình tại địa điểm nêu trên đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Trong quá trình xây dựng, sử dụng nếu có ảnh hưởng đến công trình lân cận tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật./.
|
.......... ngày.... tháng.... năm.... |
Chứng thực của chính quyền địa phương (UBND phường, xã, thị trấn)
(nơi có công trình xây dựng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
10. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng.
10.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
- Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp phép xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh, trình hồ sơ đề nghị cấp phép lại khi có yêu cầu.
Bước 3: UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì phòng chuyên môn được giao thẩm định hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trả kết quả được ghi trên giấy biên nhận.
Bước 4: Chủ đầu tư nhận phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 - 1/200;
Ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng điều chỉnh còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
- Điều chỉnh giấy phép đối với công trình: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Điều chỉnh giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế;
+ Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế (bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 - 1/200) là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
10.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
10.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
10.7. Kết quả thực hiện TTHC: Nội dung giấy phép xây dựng điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã cấp hoặc ghi thành Phụ lục riêng và là bộ phận không tách rời với giấy phép xây dựng đã được cấp.
10.8. Lệ phí: không
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
10.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
10.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp phép xây dựng;
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng V/v Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
PHỤ LỤC SỐ 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ): …………………………………………………………………
- Người đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………………….
- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….
- Số nhà: ……………………… Đường (phố) ………………. Phường (xã) ………………
- Quận (huyện) ………………………………………. Tỉnh, thành phố: ……………………
- Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….
2. Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………
- Lô đất số: ……………………………………………. Diện tích ………………………..m2.
- Tại: ………………………………………………………. Đường: ………………………….
- Phường (xã) …………………………………………. Quận (huyện) ………………………
- Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………….
3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (số, ngày, cơ quan cấp)
Nội dung Giấy phép:
-
4. Nội dung đề nghị Điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):
-
5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………….
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……………. Cấp ngày ……………
- Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………..
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………….do …………… Cấp ngày: ……………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
- Điện thoại: ……………………………………………………………………….
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……………….. cấp ngày ………………………….
6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế Điều chỉnh/gia hạn: ……. tháng.
7. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép Điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -.......................................................................................................................................
2 -.......................................................................................................................................
|
………. ngày……tháng ….. năm …… |
11. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng.
11.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định căn cứ các quy định hiện hành xem xét, trình UBND cấp huyện quyết định việc gia hạn giấy phép xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để gia hạn giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
Bước 3: Chủ đầu tư nộp lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng có ghi thời hạn gia hạn tại bộ phận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
11.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
11.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
11.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Giấy phép xây dựng đã gia hạn (thời gian gia hạn 12 tháng) hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn giấy phép xây dựng.
11.8. Lệ phí gia hạn giấy phép: 15.000 đồng.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
11.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp phép xây dựng;
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng V/v Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
PHỤ LỤC SỐ 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ): …………………………………………………………………
- Người đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………………….
- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….
- Số nhà: ……………………… Đường (phố) ………………. Phường (xã) ………………
- Quận (huyện) ………………………………………. Tỉnh, thành phố: ……………………
- Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….
2. Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………
- Lô đất số: ……………………………………………. Diện tích ………………………..m2.
- Tại: ………………………………………………………. Đường: ………………………….
- Phường (xã) …………………………………………. Quận (huyện) ………………………
- Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………….
3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (số, ngày, cơ quan cấp)
Nội dung Giấy phép:
-
4. Nội dung đề nghị Điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):
-
5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………….
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……………. Cấp ngày ……………
- Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………..
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………….do …………… Cấp ngày: ……………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
- Điện thoại: ……………………………………………………………………….
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……………….. cấp ngày ………………………….
6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế Điều chỉnh/gia hạn: ……. tháng.
7. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép Điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -.......................................................................................................................................
2 -.......................................................................................................................................
|
………. ngày……tháng ….. năm …… |
12. Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng
12.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế và Hạ tầng (phòng Quản lý đô thị) căn cứ các quy định hiện hành xem xét, trình UBND cấp huyện quyết định việc cấp lại giấy phép xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trên giấy biên nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
Bước 4: Chủ đầu tư nộp lệ phí cấp phép xây dựng và nhận giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND các huyện, thành phố.
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư 15/2016/TT-BXD .
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.
12.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
12.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
12.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
12.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng.
12.8. Lệ phí cấp lại giấy phép xây dựng:.............................................
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Giấy phép xây dựng chỉ cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
12.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp phép xây dựng;
- Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng V/v Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
PHỤ LỤC SỐ 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ): …………………………………………………………………
- Người đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………………….
- Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….
- Số nhà: ……………………… Đường (phố) ………………. Phường (xã) ………………
- Quận (huyện) ………………………………………. Tỉnh, thành phố: ……………………
- Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….
2. Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………
- Lô đất số: ……………………………………………. Diện tích ………………………..m2.
- Tại: ………………………………………………………. Đường: ………………………….
- Phường (xã) …………………………………………. Quận (huyện) ………………………
- Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………….
3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (số, ngày, cơ quan cấp)
Nội dung Giấy phép:
-
4. Nội dung đề nghị Điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):
-
5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………….
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……………. Cấp ngày ……………
- Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………..
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………….do …………… Cấp ngày: ……………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
- Điện thoại: ……………………………………………………………………….
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……………….. cấp ngày ………………………….
6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế Điều chỉnh/gia hạn: ……. tháng.
7. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép Điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 -.......................................................................................................................................
2 -.......................................................................................................................................
|
………. ngày……tháng ….. năm …… |
13. Thủ tục cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
13.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan thẩm định căn cứ các quy định hiện hành để trình UBND cấp huyện quyết định việc cấp giấy phép chặt hạ, chuyển dịch cây xanh cho tổ chức, cá nhân đề nghị hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đối với các trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép và trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
13.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị (theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ).
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển (cỡ ảnh tối thiểu 9 x 12 cm ở góc độ thể hiện rõ vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ nghiêng...)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
13.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
13.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
13.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh (Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ).
13.8. Lệ phí: Không có.
13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị (Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ).
13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Cây xanh đã chết, đã đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm.
- Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không bảo đảm an toàn.
- Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị.
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/ 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính gửi: Cơ quan cấp giấy phép
Tên tổ chức/cá nhân: ............................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………….. Fax: ........................................................................
Xin được chặt hạ dịch chuyển cây …………………… tại đường ……………………, xã (phường): ………....................…, huyện (thành phố, thị xã): ................................................................................................................
Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): …………….. đường kính (m): ............
Mô tả hiện trạng cây xanh: ..................................................................................................
............................................................................................................................................
Lý do cần chặt hạ dịch chuyển, thay thế .............................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên quan.
|
……., ngày … tháng … năm …….. |
Tài liệu kèm theo:
- Ảnh chụp hiện trạng;
- Sơ đồ vị trí cây (nếu có).
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH
Số: …………/GPCX
Căn cứ Quyết định số ………/.…./QĐ-UBND ngày … tháng … năm .... của UBND tỉnh/thành phố quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố ……………
Xét đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh của
...........................................................................................................................................
1. Cấp cho: .......................................................................................................................
- Địa chỉ: ............................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………….. Fax: ....................................................................
- Được phép chặt hạ, dịch chuyển cây …………………… tại đường ……………………, xã (phường): …………..............., huyện (thành phố, thị xã): ................................................................................................................
- Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): …………….. đường kính (m): ........
- Hồ sơ quản lý: .................................................................................................................
- Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển:........................................................................................
2. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển: ...................................................................
3. Thời gian có hiệu lực của giấy phép là 30 ngày kể từ ngày được cấp phép. Quá thời hạn này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển thì giấy phép này không còn giá trị.
4. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh có trách nhiệm:
- Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và tuyệt đối an toàn.
- Thực hiện đúng thời gian quy định.
- Thông báo cho chính quyền địa phương biết thời gian thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
Nơi nhận: |
.........., ngày .... tháng .... năm .... |
II. Lĩnh vực nhà ở
1. Thủ tục phê duyệt danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn huyện. Trên cơ sở báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở.
1.2. Cách thức thực hiện: Gửi báo cáo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo tổng hợp danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn huyện;
- Ý kiến của các Phòng, ban liên quan;
- Văn bản báo cáo của UBND cấp xã kèm theo danh sách người có được hỗ trợ về nhà ở của từng xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: Tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động và Thương binh xã hội, các phòng chuyên môn cấp huyện có liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở do UBND cấp huyện phê duyệt.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở (Mẫu tổng hợp danh sách hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở theo phụ lục số III của Thông tư số 09/2013/TT-BXD).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật nhà ở năm 2014;
- Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
- Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
- Quyết định số 577/QĐ-BXD ngày 26/5/2014 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành giữa cơ quan nhà nước với nhau có liên quan đến tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
PHỤ LỤC SỐ III
MẪU BÁO CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng)
TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở NĂM …………… CỦA HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ....):
STT |
Tên phường, xã, thị trấn và tên người có công được hỗ trợ |
Địa chỉ nhà ở được hỗ trợ |
Thuộc diện xây dựng mới nhà ở (40 triệu đồng/hộ) |
Thuộc diện sửa chữa nhà ở (20 triệu đồng/hộ) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
I |
Xã A |
|
|
|
1 |
Nguyễn Văn B |
Số 12, đường … quận ….., TP.... |
40.000.000 |
20.000.000 |
2 |
Nguyễn Thị C |
……………….. |
40.000.000 |
20.000.000 |
3 |
……………… |
|
……………. |
|
II |
Phường B |
|
|
|
1 |
……………. |
|
|
|
2 |
…………… |
|
|
|
III |
Thị trấn C |
|
|
|
1 |
…………… |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
1. Tổng số hộ được hỗ trợ (bằng chữ ………………………………….………………………..)
2. Tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở (bằng chữ ……………………………………..)
3. Tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở (bằng chữ ………………………………………….)
|
TM. UBND huyện (quận, thị xã...) |
Ghi chú:
- Năm báo cáo: Đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ trong năm 2013 thì ghi 2013 và lập riêng 01 danh sách. Đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng mới phát sinh do thống kê, rà soát trong năm 2013 thì ghi 2014 và lập riêng 01 danh sách để báo cáo vào tháng 10/2013.
- Cột 2: Ghi tên xã, phường, thị trấn và tên người có công có ở nhà thuộc diện được hỗ trợ của từng xã, phường, thị trấn.
III. Lĩnh vực quy hoạch.
1. Thủ tục cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Căn cứ vào thông tin quy hoạch, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2: Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thẩm định cấp huyện
- Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến Chủ đầu tư hoặc trả lại hồ sơ thẩm định. Trong thời hạn hai mươi (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định nếu Chủ đầu tư không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị dừng việc thẩm định; Chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
- Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng quản lý đô thị tổ chức thẩm định.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan liên quan; các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trả lời xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình). Trường hợp có những ý kiến chỉnh sửa hoặc ý kiến khác, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư biết rõ lý do và trả lại hồ sơ để chủ đầu tư hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch lại khi có yêu cầu.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị trừ nhà ở; công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) tổ chức thẩm định và trình hồ sơ đã thẩm định để UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Bước 4: UBND cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) trình hồ sơ đã thẩm định; UBND cấp huyện xem xét cấp giấy phép quy hoạch.
Bước 5: Chủ đầu tư mang biên nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nộp lệ phí cấp phép và nhận kết quả giải quyết.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
- Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.
- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư.
- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến trong thời gian ba mươi (30) ngày làm việc.
- UBND các huyện, thành phố xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép quy hoạch sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo mẫu 2 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015.
- Giấy phép quy hoạch sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ theo mẫu 4 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015.
1.8. Lệ phí: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng)/01 giấy phép.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/NĐ-CP , mẫu số 1 Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010).
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ, mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/NĐ-CP mẫu số 1 Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
- Thông tư số 23/2012/TT-BTC ngày 16/02/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)
Kính gửi:................................................
1. Chủ đầu tư: ...........................................................................................................
- Người đại diện:.............................................................. Chức vụ: ..........................
- Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................
- Số nhà:........................Đường...................................... Phường (xã) ......................
- Tỉnh, thành phố: ......................................................................................................
- Số điện thoại: .........................................................................................................
2. Vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư: ...................................................................
- Phường (xã).......................................... Quận (huyện) .............................................
- Tỉnh, thành phố: ......................................................................................................
- Phạm vi dự kiến đầu tư: ..........................................................................................
- Quy mô, diện tích: ................................................................................................... (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất: ...........................................................................................
3. Nội dung đầu tư: ...................................................................................................
- Chức năng dự kiến: ................................................................................................
- Cơ cấu sử dụng đất dự kiến: ...................................................................................
4. Tổng mức đầu tư dự kiến: .....................................................................................
5. Cam kết: Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
........., ngày... tháng... năm...... |
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)
Kính gửi:................................................
1. Chủ đầu tư: ...........................................................................................................
- Người đại diện:.............................................................. Chức vụ: ..........................
- Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................
- Số nhà:........................Đường...................................... Phường (xã) ......................
- Tỉnh, thành phố: ......................................................................................................
- Số điện thoại: .........................................................................................................
2. Vị trí, quy mô xây dựng công trình: ........................................................................
- Phường (xã).......................................... Quận (huyện) .............................................
- Tỉnh, thành phố: ......................................................................................................
- Phạm vi ranh giới: ...................................................................................................
- Quy mô, diện tích: ................................................................................................... (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất: ...........................................................................................
3. Nội dung đầu tư: ...................................................................................................
- Chức năng công trình: .............................................................................................
- Mật độ xây dựng: ................................................................................................... %
- Chiều cao công trình: .............................................................................................. m.
- Số tầng: .................................................................................................................
- Hệ số sử dụng đất: .................................................................................................
- Dự kiến tổng diện tích sàn: ...................................................................................... m2.
4. Tổng mức đầu tư dự kiến: .....................................................................................
5. Cam kết: Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
........., ngày... tháng... năm...... |
2. Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để thẩm định theo quy định pháp luật.
Bước 2: Tổ chức thẩm định
Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
Thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 kể từ ngày làm việc nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thẩm định của phòng chuyên môn, UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Bước 4: Chủ đầu tư nộp phí thẩm định và nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đối với thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết (theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP), thành phần hồ sơ gồm: (1) Tờ trình đề nghị thẩm định; (2) thuyết minh nội dung nhiệm vụ; (3) dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; (4) các bản vẽ in màu thu nhỏ; (5) các văn bản pháp lý có liên quan.
- Đối với thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, điểm dân cư nông thôn (theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP), thành phần hồ sơ gồm: (1), (2), (3), (4), (5) và văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Đối với thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết (theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP): 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, điểm dân cư nông thôn (theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP): 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thẩm định của phòng chuyên môn.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Báo cáo thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch.
2.8. Phí thẩm định: Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch được tính toán tùy thuộc vào quy mô quy hoạch, căn cứ vào Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về “hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị”.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009 ngày 17/6/2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị”.
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án QHXD, QH đô thị”.
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn thiết kế đô thị”
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
3. Thẩm định và phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư nộp hồ sơ trình thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Cán bộ, công chức tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ, công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ tới cơ quan thẩm định thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng - đối với các huyện; Phòng Quản lý đô thị - đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) để thẩm định theo quy định pháp luật.
Bước 2: Tổ chức thẩm định
Trong quá trình thẩm định đồ án quy hoạch, đồ án điều chỉnh quy hoạch cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
Thời gian thẩm định đồ án quy hoạch, đồ án điều chỉnh quy hoạch không quá 25 kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Phê duyệt đồ án quy hoạch.
- Sau khi nhận hồ sơ đồ án quy hoạch, đồ án điều chỉnh quy hoạch đã thẩm định của phòng chuyên môn, UBND cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thời hạn phê duyệt đồ án quy hoạch, đồ án điều chỉnh quy hoạch là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đã thẩm định của phòng chuyên môn.
Bước 4: Chủ đầu tư nộp phí thẩm định và nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết (theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP), thành phần hồ sơ gồm: (1) Tờ trình đề nghị thẩm định; (2) thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; (3) dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; (4) dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; (5) các phụ lục tính toán kèm theo; (6) các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; (7) các văn bản pháp lý có liên quan;
- Đối với thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, điểm dân cư nông thôn (theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP), thành phần hồ sơ gồm: (1), (2), (3), (4), (6), (7) và văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời gian phòng chuyên môn thẩm định: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thẩm định của phòng chuyên môn.
3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình
3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp Huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị.
3.7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Kết quả thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
- Quyết định phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch của UBND cấp Huyện.
3.8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí lập đồ án quy hoạch quy định tại bảng 12 mục 3 phần I Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng.
Ghi chú: Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch theo định mức chi phí quy định tại Bảng số 12 chưa bao gồm chi phí cho công việc khảo sát thực địa phục vụ việc thẩm định đồ án quy hoạch (nếu có). Trường hợp phải đi khảo sát thực địa phục vụ công tác thẩm định đồ án quy hoạch thì cơ quan quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch lập dự toán để bổ sung chi phí thẩm định đồ án quy hoạch.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 03/11/2020 | Cập nhật: 12/11/2020
Quyết định 1516/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để thực hiện Dự án tăng cường an toàn, vệ sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2020 Ban hành: 08/07/2020 | Cập nhật: 08/09/2020
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2020 quy định về hệ số điều chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực việc làm Ban hành: 02/07/2020 | Cập nhật: 28/12/2020
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2020 về giảm giá bán nước sạch, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Định do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 Ban hành: 24/04/2020 | Cập nhật: 21/05/2020
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2020 phê duyệt Thỏa thuận giữa Việt Nam và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về thành lập Trung tâm nghiên cứu và đào tạo toán học quốc tế dưới sự bảo trợ của UNESCO (Trung tâm dạng 2) tại Hà Nội, Việt Nam Ban hành: 11/04/2020 | Cập nhật: 13/04/2020
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Quản lý, phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035 tỉnh Tây Ninh Ban hành: 22/07/2019 | Cập nhật: 14/11/2019
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia giai đoạn 2019-2029" Ban hành: 20/06/2019 | Cập nhật: 11/10/2019
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 17/09/2018 | Cập nhật: 15/10/2018
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2018 công bố chuẩn hóa danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả tại bộ phận một cửa các cấp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Ban hành: 19/09/2018 | Cập nhật: 24/11/2018
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2018 về Nội quy Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 31/08/2018 | Cập nhật: 26/09/2018
Quyết định 1516/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Ban hành: 14/05/2018 | Cập nhật: 09/08/2018
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 09/05/2018 | Cập nhật: 15/05/2018
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 25/05/2018 | Cập nhật: 15/08/2018
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2017 về công bố Danh mục thủ tục hành chính Ngành Khoa học và công nghệ có thực hiện và không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 01/09/2017 | Cập nhật: 12/10/2017
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2017 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 (đợt 2) Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 12/07/2017
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình thực hiện theo cơ chế một cửa Ban hành: 10/11/2016 | Cập nhật: 07/12/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2009/QĐ-UBND Ban hành: 17/10/2016 | Cập nhật: 31/10/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận 6, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 05/10/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý, vận hành, cung cấp và sử dụng thông tin trên Trang thông tin điện tử cải cách hành chính tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 30/09/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 14/09/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/08/2016 | Cập nhật: 14/09/2016
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Ban hành: 27/07/2016 | Cập nhật: 07/10/2016
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Hà Giang Ban hành: 15/07/2016 | Cập nhật: 16/08/2016
Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 30/06/2016
Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 30/06/2016 | Cập nhật: 30/06/2016
Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 29/06/2016 | Cập nhật: 13/07/2016
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2016 về Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Trà Vinh Ban hành: 18/07/2016 | Cập nhật: 15/08/2016
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống một cửa điện tử tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 04/07/2016 | Cập nhật: 16/08/2016
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành Công ty Cổ phần giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Sơn La Ban hành: 28/06/2016 | Cập nhật: 24/08/2016
Thông tư liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 22/06/2016 | Cập nhật: 07/07/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 11/05/2016 | Cập nhật: 16/05/2016
Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam Ban hành: 06/05/2016 | Cập nhật: 12/05/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 08/03/2016 | Cập nhật: 18/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau Ban hành: 24/03/2016 | Cập nhật: 04/04/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 21/03/2016 | Cập nhật: 26/05/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bổ sung danh mục, giá ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy điện tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 22/02/2016 | Cập nhật: 23/05/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 30/03/2016 | Cập nhật: 04/06/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 28/01/2016 | Cập nhật: 10/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 01/02/2016 | Cập nhật: 19/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn” trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 03/02/2016 | Cập nhật: 23/02/2017
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định mức chi, nội dung chi, tỷ lệ phần trăm (%) để lại cho các cơ quan thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 12/01/2016 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 29/01/2016 | Cập nhật: 25/04/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về quy định mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Ban hành: 02/02/2016 | Cập nhật: 22/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bổ sung quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Phú Thọ quản lý tại Quyết định 21/2014/QĐ-UBND Ban hành: 15/01/2016 | Cập nhật: 12/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 4 của Quy định hạn mức giao, hạn mức công nhận quyền sử dụng các loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Ban hành: 12/01/2016 | Cập nhật: 12/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND tiếp tục thực hiện Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 02/02/2016 | Cập nhật: 12/04/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 12/01/2016 | Cập nhật: 19/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 15/01/2016 | Cập nhật: 13/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về miễn giảm tiền thuê đất đối với dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 06/01/2016 | Cập nhật: 22/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 24/05/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 21/01/2016 | Cập nhật: 22/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định chế độ hỗ trợ và công tác phí đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp (áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 19/01/2016 | Cập nhật: 05/04/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Dạy nghề, Y tế, Văn hóa, Thể dục thể thao, Môi trường, Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 06/01/2016 | Cập nhật: 07/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 01/02/2016 | Cập nhật: 19/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2014/QĐ-UBND Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp hàng tháng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 19/01/2016 | Cập nhật: 25/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 02/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy định tạm thời mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 14/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 14/01/2016 | Cập nhật: 02/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 01/02/2016 | Cập nhật: 16/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 21/05/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định cải tạo, sửa chữa công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở, nhà làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy định việc cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bổ sung giá đất Đường quy hoạch D2 thuộc Khu quy hoạch Suối Hội Phú vào Bảng phân loại đường và giá đất thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, kèm theo Quyết định 41/2014/QĐ-UBND Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 02/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 11/01/2016 | Cập nhật: 16/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 14/01/2016 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp thẩm quyền và trình tự, thủ tục tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 28/01/2016 | Cập nhật: 22/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 22/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 13/01/2016 | Cập nhật: 19/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND điều chỉnh giá tối thiểu sản phẩm tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để tính thuế tài nguyên Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 08/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 12/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương Ban hành: 13/01/2016 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 20/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định mức trần thù lao công chứng và mức trần chi phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 08/01/2016 | Cập nhật: 19/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành: 13/01/2016 | Cập nhật: 09/03/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc quản lý, sử dụng vốn ủy thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng Ban hành: 05/01/2016 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/01/2016 | Cập nhật: 27/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai kèm theo Quyết định 33/2013/QĐ-UBND Ban hành: 13/01/2016 | Cập nhật: 04/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 08/01/2016 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 13/01/2016 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về bộ "Đơn giá bồi thường các loại nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả, tàu thuyền, máy móc thiết bị, nông cụ, ngư cụ, cây cối, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản” khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 08/01/2016 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về quy định giá lúa thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 08/01/2016 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 15/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý an toàn thực phẩm ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 04/01/2016 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Nam Định có sử dụng ngân sách Nhà nước Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 15/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 13/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư mở đường bay mới đến Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 04/01/2016 | Cập nhật: 28/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 22/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 12/01/2016 | Cập nhật: 25/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 10/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình Ban hành: 12/01/2016 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trồng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt bổ sung dự toán chi phí thực hiện đồ án “Quy hoạch mạng lưới cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 29/10/2015 | Cập nhật: 28/08/2017
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng Ban hành: 18/06/2015 | Cập nhật: 22/06/2015
Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Ban hành: 12/05/2015 | Cập nhật: 15/05/2015
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng Ban hành: 06/05/2015 | Cập nhật: 11/05/2015
Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 27/02/2015
Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng Ban hành: 25/03/2015 | Cập nhật: 26/03/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 07/03/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch, quản lý và khai thác quỹ đất công theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 26/12/2014 | Cập nhật: 06/01/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 17/12/2014 | Cập nhật: 31/12/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về Bảng đơn giá cắm mốc phân lô, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 30/12/2014 | Cập nhật: 08/01/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND quy định mức thu phí, quy định tỷ lệ (%) số thực thu để lại cho công tác thu phí và tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 27/12/2014 | Cập nhật: 30/01/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về Quy định Thi đua, Khen thưởng trong phong trào thi đua “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên" Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 20/01/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 do Tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 27/04/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND Ban hành: 19/11/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 02/12/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2013/QĐ-UBND về Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe mô tô, ô tô và phương tiện thủy trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 06/11/2014 | Cập nhật: 10/11/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 29/10/2014 | Cập nhật: 05/11/2014
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020 Ban hành: 16/10/2014 | Cập nhật: 02/11/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về Bộ đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Ban hành: 12/11/2014 | Cập nhật: 03/12/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, điểm truy nhập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 22/10/2014 | Cập nhật: 19/11/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 14/10/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 25/09/2014 | Cập nhật: 26/09/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 64/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Ban hành: 09/09/2014 | Cập nhật: 19/09/2014
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 671/QĐ-UBND Ban hành: 15/09/2014 | Cập nhật: 11/10/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về thu Phí qua đò trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 29/09/2014 | Cập nhật: 18/10/2014
Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi Ban hành: 31/07/2014 | Cập nhật: 01/08/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 04/09/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 30/08/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về thu phí sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 23/08/2014
Quyết định 54/2014/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 15/07/2014 | Cập nhật: 07/03/2015
Thông tư 75/2014/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng của Bộ Tài chính Ban hành: 12/06/2014 | Cập nhật: 18/06/2014
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh Ban hành: 06/06/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 1555/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 tỉnh Bình Phước Ban hành: 22/08/2013 | Cập nhật: 09/09/2013
Thông tư 09/2013/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 01/07/2013 | Cập nhật: 05/07/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 13/05/2013 | Cập nhật: 17/05/2013
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Hòa Bình Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 30/03/2013
Thông tư 01/2013/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 08/02/2013 | Cập nhật: 28/02/2013
Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Ban hành: 18/09/2012 | Cập nhật: 20/09/2012
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa áp dụng chung tại cấp xã Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 11/06/2013
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2012 thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 24/08/2012
Thông tư 23/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch Ban hành: 16/02/2012 | Cập nhật: 17/02/2012
Thông tư 176/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng Ban hành: 06/12/2011 | Cập nhật: 17/12/2011
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2011 về Quy định việc xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng Viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 05/12/2011 | Cập nhật: 09/12/2011
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 20/07/2011 | Cập nhật: 04/11/2015
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đường dây 220kV Đắk Nông - Phước Long - Bình Long thuộc địa bàn huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước Ban hành: 01/07/2011 | Cập nhật: 08/09/2017
Thông tư 01/2011/TT-BXD hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 27/01/2011 | Cập nhật: 10/02/2011
Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2010 điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thị trấn Mường Khương – huyện lỵ huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Ban hành: 09/11/2010 | Cập nhật: 11/11/2010
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2010 về sửa đổi bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 12/07/2010 | Cập nhật: 22/04/2011
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2010 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng do tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 14/06/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 15/06/2010
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Ban hành: 07/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010
Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông Ban hành: 05/10/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết số 43/NQ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc huyện Chư Sê; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê để thành lập huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai Ban hành: 27/08/2009 | Cập nhật: 03/09/2009
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 21/07/2009 | Cập nhật: 30/07/2011
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 07/07/2009 | Cập nhật: 09/04/2011
Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 25/04/2011