Quyết định 54/2014/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 54/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Lê Tiến Phương |
Ngày ban hành: | 17/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2014/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 17 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 964/TTr-STNMT ngày 20 tháng 11 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành; thay thế Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đính chính Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, thủ trưởng các cơ quan ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦACÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước.
2. Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, lập quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường; công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh đã được phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận định kỳ 05 năm 1 lần; tổng hợp kết quả kiểm kê của các lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp;
b) Nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công thương, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước của tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thì căn cứ tình hình thực tế về thông tin, dữ liệu tài nguyên nước để tổ chức thực hiện các nội dung trong điều tra cơ bản phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
d) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
4. Tổ chức thực hiện khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi, các khoáng sản khác trên sông; lập, công bố danh mục hồ, ao không được san lấp.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dòng sông, đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, hành lang an toàn các trạm thủy văn thuộc mạng lưới trạm điều tra cơ bản quốc gia và dùng riêng để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập, công bố danh mục hồ, ao không được san lấp trên địa bàn tỉnh đề phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
5. Tổ chức lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước:
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước.
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước:
7. Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thu phí, lệ phí về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện việc thu phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp phép về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; quản lý hồ sơ cấp phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Thanh tra, kiểm tra giấy phép và các hoạt động về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, thực hiện việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp phải đăng ký theo quy định của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
8. Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước tại địa phương:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương;
b) Quy định nội dung, chế độ quan trắc tài nguyên nước thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.
10. Tổng hợp kế hoạch đầu tư kinh phí cho các chương trình, dự án về hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
11. Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch thủy lợi phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước; lập danh mục hồ, ao không được san lấp; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
4. Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho ngành nông nghiệp, cuối năm báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi tổng hợp tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước toàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức lập quy hoạch cấp, thoát nước khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước; lập danh mục hồ, ao không được san lấp; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa, các công trình giao thông theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa chương trình giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên có nội dung liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đến các đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm và dài hạn cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Căn cứ các quy định và hướng dẫn của Trung ương, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Trên cơ sở dự toán chi hoạt động quản lý tài nguyên nước theo từng nhiệm vụ do Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì phối hợp với các viện, trường trong và ngoài tỉnh, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Bình Thuận đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; tổ chức bàn giao các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch thuỷ điện phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước; lập danh mục hồ, ao không được san lấp; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ kiểm tra, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp, thoát nước cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
1. Tổ chức thực hiện thu thuế tài nguyên, các loại phí có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, các chính sách thu hiện hành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng thuế tài nguyên nước, phí xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên nước phục vụ an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 16. Trách nhiệm của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận
Cung cấp sơ đồ, bản đồ khoanh vùng và công bố công khai những khu vực đã có mạng lưới cấp nước tập trung cho Sở Tài nguyên và Môi trường; chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp đủ lưu lượng và chất lượng nước cho các tổ chức, cá nhân tại những khu vực đã có mạng lưới cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước; giám sát việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 18. Trách nhiệm của Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tuyên truyền các văn bản, quy định của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến hoạt động về tài nguyên nước để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện đúng theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước. Đề xuất chính sách quản lý cho từng thời kỳ đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
a) Bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn quản lý, bao gồm: nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, địa điểm khai thác, sử dụng nguồn nước trên địa bàn;
c) Kiểm soát, giám sát chặt chẽ ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải trên địa bàn; trong thực hiện việc đào, xây dựng các hố chôn xác động vật chết khi có dịch và đáy, thành bên các hồ phải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước;
d) Đối với những đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông phối hợp với các ngành chức năng xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường;
e) Đối với vùng ven biển và vùng ảnh hưởng thủy triều, phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp quản lý, bảo vệ đê biển, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo đúng quy trình; khai thác nước dưới đất phải bảo đảm phòng chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất; bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng để phòng chống xâm nhập mặn và nước biển dâng;
g) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do khai thác nước gây ra, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
5. Tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
6. Tổ chức đăng ký và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước tại địa phương.
7. Thu thập, lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định, cung cấp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.
8. Định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình quản lý, bảo vệ, hoạt động tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; thống kê, theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước; tổ chức hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
4. Thường xuyên kiểm tra các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo thẩm quyền. Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng, kịp thời có biện pháp khắc phục trong khả năng đồng thời báo cáo ngay tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp khắc phục.
5. Tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất trong vùng phải đăng ký cho sinh hoạt của hộ gia đình.
6. Tiếp nhận, kiểm tra, thực hiện các trình tự đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; quản lý, lưu trữ hồ sơ, lập sổ theo dõi, ghi chép, thống kê, tổng hợp kết quả đăng ký và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý, bảo vệ trạm quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn.
8. Thực hiện điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
9. Định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình quản lý, bảo vệ, hoạt động tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
10. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
CẤP PHÉP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Thực hiện theo quy định tại các Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Điều 22. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Điều 4 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Thẩm quyền tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn đối với trường hợp khai thác nước dưới đất với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày-đêm trong vùng phải đăng ký cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ, phục vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa, tôn giáo;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất trong vùng phải đăng ký cho sinh hoạt của hộ gia đình;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hồ sơ đăng ký công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và tổng hợp báo cáo số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường;
d) Tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất lập theo hướng dẫn tại Phần VI của phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động tài nguyên nước
1. Trình tự, thủ tục cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại các Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và mẫu đăng ký khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước
1. Các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tài nguyên nước có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 38 và Điều 43 của Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012.
2. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất theo đúng nội dung được ghi trong giấy phép và các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên nước;
b) Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất, trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống những người trong khu vực thăm dò thì phải xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời báo cáo ngay tới chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp xử lý;
c) Thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt công trình trước khi thi công;
d) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất mà mình đã thi công khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi gặp sự cố gây ảnh hưởng xấu đến số lượng, chất lượng nguồn nước hoặc phát hiện các trường hợp bất thường về số lượng, chất lượng nguồn nước, sụt lún đất, nghiêng lệch, rạn nứt nhà cửa và các hiện tượng bất thường khác phải báo cáo ngay cho các cấp quản lý chuyên môn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý.
Điều 25. Công tác trám lấp giếng
Việc trám lấp giếng phải tuân thủ theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Đơn vị lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện về năng lực chuyên môn và điều kiện kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Định kỳ trước ngày 05 tháng 12 hàng năm và đột xuất, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng kết, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đăng ký hoạt động tài nguyên nước thuộc ngành và trên địa bàn quản lý về Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung báo cáo cần trình bày rõ tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị và đề xuất giải quyết.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận các báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ hoạt động tài nguyên nước của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Điều 28. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước trái phép, không có giấy phép của cấp có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở việc bảo vệ tài nguyên nước, cản trở hoạt động tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, cản trở việc kiểm tra, thanh tra tài nguyên nước hoặc các vi phạm khác của pháp luật và Quy định này thì tùy mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gây ra.
Căn cứ nội dung Quy định này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 28/06/2019 | Cập nhật: 18/07/2020
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tại Một cửa điện tử Ban hành: 17/04/2019 | Cập nhật: 27/05/2019
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực khuyến nông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 04/03/2019 | Cập nhật: 15/03/2019
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình Ban hành: 18/02/2019 | Cập nhật: 13/05/2019
Quyết định 519/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm năm 2018 Ban hành: 05/04/2018 | Cập nhật: 31/05/2018
Quyết định 519/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 17/03/2016 | Cập nhật: 23/03/2016
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2016 về đưa ra khỏi Danh mục thủ tục hành chính có tính chất đặc thù đã được chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Ban hành: 28/03/2016 | Cập nhật: 04/04/2016
Quyết định 519/QĐ-UBND về phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kế hoạch năm 2016 Ban hành: 17/03/2016 | Cập nhật: 30/11/2016
Thông tư 56/2014/TT-BTNMT quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước Ban hành: 24/09/2014 | Cập nhật: 18/10/2014
Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước Ban hành: 30/05/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 04/04/2014 | Cập nhật: 30/11/2015
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 26/03/2013 | Cập nhật: 30/11/2015
Quyết định 519/QĐ-UBND về đính chính Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND của tỉnh Bình Thuận Ban hành: 08/03/2013 | Cập nhật: 22/04/2013
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 05/04/2012 | Cập nhật: 02/12/2014
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2009 bổ sung tổ chức, cơ quan, đơn vị không cắt điện và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được ưu tiên cấp điện khi xảy ra thiếu hụt nguồn điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 23/02/2009 | Cập nhật: 28/11/2014
Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng Ban hành: 04/09/2007 | Cập nhật: 24/09/2007
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2007 quy định đối tượng và mức hỗ trợ chi trả tiền khám, chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo từ nguồn kinh phí của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và Dự án “Hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Ban hành: 03/08/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai Ban hành: 26/12/2006 | Cập nhật: 23/03/2013
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND về tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2007; giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 22/12/2006 | Cập nhật: 26/12/2012
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Pleiku kèm theo các Quyết định 124/2004/QĐ-UB, Quyết định 97/2005/QĐ-UB, Quyết định 08/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 15/01/2010
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND Quy định mức trợ cấp y tế thôn bản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 01/12/2006 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 23/11/2006 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND quy định mức thu và quản lý phí chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 13/09/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Ban hành: 13/09/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND về Bảng đơn giá đất để tính giá cho thuê đất và lệ phí trước bạ đất đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 29/08/2006 | Cập nhật: 04/04/2015
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND sửa đổi quy định điều kiện cho đối tượng có thu nhập thấp vay tiền tại quỹ Phát triển nhà ở thành phố để tạo lập nhà ở do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 22/06/2006 | Cập nhật: 28/06/2006
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND quy định về phòng, chống dịch bệnh lở mồm, long móng gia súc và chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 02/04/2013
Quyết định 91/2006/QĐ-UBND xếp lại hạng các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 04/04/2006 | Cập nhật: 16/03/2015