Quyết định 2399/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp quận, thành phố Cần Thơ
Số hiệu: 2399/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
Ngày ban hành: 04/10/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2399/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 04 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ TRONG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP QUẬN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư; Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại; Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi; Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư; Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng; Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 151/TTr-STP ngày 20 tháng 9 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính được ban hành mới, 11 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; 02 thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc lĩnh vực tư pháp trong Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp quận tại Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2010 (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Sơn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ TRONG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG ÁP DỤNG TẠI QUẬN, HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(Công bố kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

PHẦN I

A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI

STT

Tên thủ tục hành chính

X. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

19

Xác định lại giới tính

B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

STT

Tên thủ tục hành chính

X. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1

Chứng thực Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản dưới 50 triệu

2

Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

3

Chứng thực Hợp đồng nhà ở theo Luật Nhà ở

4

Chứng thực Hợp đồng ủy quyền

5

Chứng thực Giấy ủy quyền

11

Xác định lại dân tộc

12

Bổ sung hộ tịch

14

Cấp lại bản chính Giấy khai sinh

15

Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch

17

Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác

18

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên

C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ

STT

Tên thủ tục hành chính

X. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

10

Chứng thực Hợp đồng do người thực hiện chứng thực soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu chứng thực hoặc theo mẫu

13

Thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI , THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI

X. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

19. Xác định lại giới tính

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần xác định lại giới tính và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc xác định lại giới tính để đối chiếu. Đối với trường hợp ủy quyền để thực hiện thủ tục thì việc ủy quyền phải lập bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật. Trong trường hợp ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai;

+ Văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính;

+ Tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, trường hợp cần xác minh thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính).

h) Lệ phí: 25.000đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc xác định lại giới tính cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND thành phố Cần Thơ sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007;

- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

X. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1. Chứng thực Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới
50 triệu đồng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

Khi đến nộp hồ sơ hai bên giao dịch phải xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để đối chiếu:

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác (có dán ảnh);

+ Hộ khẩu;

+ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu là vợ chồng có tài sản giao dịch là tài sản chung);

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản;

+ Các loại giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập hợp pháp (nếu là tổ chức).

Trường hợp, một trong hai bên hoặc cả hai bên chủ thể giao kết hợp đồng là tổ chức thì phải là người đứng đầu tổ chức đó hoặc đại diện theo ủy quyền (có giấy ủy quyền) ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc xác định tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần hoặc tài sản riêng còn thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Bên bán (hoặc bên tặng cho), bên mua (hoặc bên được tặng cho) đều phải có mặt để ký vào Hợp đồng mua bán hoặc tặng cho.

+ Công chức trả kết quả viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Hợp đồng mua bán hoặc tặng cho.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Hợp đồng.

h) Lệ phí:

- Dưới 20 triệu đồng thu 10.000 đồng/trường hợp

- Từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thu 20.000 đồng/trường hợp

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Hợp đồng mua bán (hoặc tặng cho)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ quy định về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;

- Chỉ thị số 15/2003/CT-UB ngày 14/7/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc chấn chỉnh thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với động sản trên địa bàn tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ).

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------

HỢP ĐỒNG MUA BÁN (HOẶC TẶNG CHO)

(Ô tô, mô tô, xe máy, tàu thủy, thuyền, súng săn, súng thể thao…)

Hôm nay, ngày…tháng…năm 20….. tại Phòng Tư pháp………………………….., thành phố Cần Thơ.

1/. Chúng tôi gồm có:

* Bên A (Bên bán hoặc tặng cho)

Ông/Bà:………………………… sinh năm……….Số CMND:.......................

cấp tại:………ngày…./…./……, thường trú..……đường…………………phường, xã, thị trấn………..quận, huyện…………...……...,TP. Cần Thơ.

Ông/Bà:………………………..sinh năm……….Số CMND:..........................

cấp tại:……………ngày…../.…./…..…,thường trú..……..đường……….…phường, xã, thị trấn………..…………...quận, huyện…………..………., TP. Cần Thơ.

* Bên B (Bên mua hoặc được tặng cho)

Ông/Bà:……………………… sinh năm………….Số CMND:..........................

cấp tại:…………… ngày….../….../…..…,thường trú..…………đường…………….

phường, xã, thị trấn…………………………..…quận, huyện…….………………

* Người làm chứng (trong trường hợp một trong hai bên không biết chữ)

……………………………..………………………………..…..……………………………………………………………………………………………………………..

Sau khi trao đổi thống nhất, bên A đồng ý....................(bán, tặng cho) cho bên B tài sản gồm:.................................................... Biển số.......................................

(Mỗi động sản chuyển dịch làm thành 1 hợp đồng)

2/. Đặc điểm và tính năng kỹ thuật của động sản mua bán hoặc tặng cho (Ghi đặc điểm và tính năng kỹ thuật theo giấy đăng ký động sản)

* Loại xe mô tô 2 bánh

* Loại xe 4 bánh, tàu, thuyền, xà lan

Nhãn hiệu:

Loại phương tiện:

Dung tích xi lanh:

Hiệu máy:

Chủng loại:

Công suất

Màu sơn:

Tải trọng

Số máy:

Số máy:

Số khung:

Năm sản suất:

Số đăng ký:

Số đăng ký:

Phần ghi thêm về đặc điểm và tính năng kỹ thuật của loại động sản khác (nếu có):

………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………………………

Phần ghi thêm cề đặc điểm và tính năng kỹ thuật của loại động sản khác (nếu có):

…………………..................................................................................................................................................................................................................................................

3/ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (Ghi giấy chứng nhận đăng ký và các loại giấy tờ khác, nếu có)

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4/ Giá trị tài sản và phương thức thanh toán (Nếu tài sản được tặng cho thì ghi giá trị tài sản để tính lệ phí công chứng, chứng thực và thuế trước bạ)

Số tiền:...................................(Bằng chữ.............................................)

Hình thức thanh toán:............................................................................

5/. Các thỏa thuận khác (Ghi thỏa thuận về lệ phí chứng thực; lệ phí trước bạ do bên nào chịu; thủ tục đăng ký sang tên bên nào thực hiện và các thỏa thuận khác nếu có)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản như nhau: mỗi bên giữ 01 bản, nộp cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu 01 bản khi đăng ký và 01 bản lưu tại cơ quan chứng thực.

 

BÊN MUA (HOẶC ĐƯỢC TẶNG CHO)

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN (HOẶC TẶNG CHO)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

* Hướng dẫn:

- Nếu là tài sản chung: điền đầy đủ các thông tin về cá nhân của vợ chồng

- Nếu là tài sản cá nhân: điền thông tin của cá nhân đứng tên tài sản

- Nếu là tài sản của tổ chức: Ghi tên của tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp

* Thời gian qui định phải kê khai lệ phí trước bạ chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày là giấy tờ chuyển giao tài sản hợp pháp giữa 2 bên (Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế).

* Khi đến cơ quan chứng thực, 2 bên giao kết hợp đồng phải xuất trình bản chính và bản photo các loại giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô hoặc quyền sở hữu tài sản.

- CMND; Hộ khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu đã có vợ, có chồng); giấy sưu tra hộ tịch (nếu độc thân); Quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án (nếu đã ly hôn); Quyết định bổ nhiệm hoặc biên bản phân công người đứng đầu pháp nhân (nếu là pháp nhân).

2. Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người yêu cầu chứng thực phải có mặt trực tiếp để ký vào văn bản và phải xuất trình bản chính các giấy tờ sau để đối chiếu:

+ Giấy chứng tử của người chết để lại di sản.

+ Tờ khai hộ tịch (Tờ khai quan hệ thừa kế).

+ Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng người chết để lại di sản (nếu có).

+ Giấy khai sinh của tất cả những người con của người chết để lại di sản, kể cả con riêng hoặc con nuôi theo quy định.

+ Giấy chứng minh nhân dân và Hộ khẩu (hoặc giấy tạm trú) của tất cả những người thừa kế của người chết theo hàng thừa kế được hưởng di sản.

+ Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với các tài sản do người chết để lại.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Phòng Tư pháp quận, huyện.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai hộ tịch (Tờ khai quan hệ thừa kế)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày thông báo niêm yết tại UBND phường, khu vực nơi có tài sản, nơi thường trú.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Văn bản khai nhận di sản thừa kế

h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.

3. Chứng thực Hợp đồng về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, nếu tài sản chung của hộ có cả vợ chồng thì phải kèm theo Giấy chứng nhận kết hôn của người giao dịch (bản chính) để đối chiếu. Ngoài ra, việc xác định tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần hoặc tài sản riêng và tùy tính chất giao dịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp cần xác minh thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp có hẹn ngày trả kết quả).

+ Bên bán (hoặc bên tặng cho), bên mua (hoặc bên được tặng cho); bên cho thuê hoặc bên thuê, phải có mặt và ký vào Hợp đồng.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu có), viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Hợp đồng (theo mẫu quy định) hoặc Hợp đồng đã được soạn thảo sẵn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, trường hợp cần xác minh thì không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Hợp đồng.

h) Lệ phí:

- Dưới 20.000.000 đồng thu 10.000 đồng/trường hợp.

- Từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thu 20.000 đồng/trường hợp.

- Từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thu 50.000 đồng/trường hợp

- Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thu 100.000 đồng/trường hợp.

- Từ 300.000.000 đồng đến dưới 1 tỷ đồng thu 200.000 đồng/trường hợp.

- Từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng thu 500.000 đồng/trường hợp.

- Từ 2 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng thu 1.000.000 đồng/trường hợp.

- Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng thu 1.500.000 đồng/trường hợp.

- Từ trên 5 tỷ đồng trở lên thu 2.000.000 đồng/trường hợp.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005;

- Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Thông tư liên tịch số 93/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.

4. Chứng thực Hợp đồng ủy quyền

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người xin ủy quyền phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu và các giấy tờ có liên quan chứng minh việc ủy quyền của bên ủy quyền và bên được ủy quyền để đối chiếu.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Cả hai bên có yêu cầu chứng thực Hợp đồng đều phải có mặt để ký vào Hợp đồng. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến thì bên ủy quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực Hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc Hợp đồng ủy quyền này.

+ Công chức trả kết quả viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Hợp đồng ủy quyền

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Hợp đồng ủy quyền

h) Lệ phí: 20.000 đồng/trường hợp

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000, của Chính phủ quy định về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.

5. Chứng thực Giấy ủy quyền

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin ủy quyền phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu và các giấy tờ có liên quan chứng minh việc ủy quyền của bên ủy quyền để đối chiếu. Bên ủy quyền phải có mặt trực tiếp để ký vào Giấy ủy quyền.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Công chức trả kết quả viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy ủy quyền

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Giấy ủy quyền.

h) Lệ phí: 10.000 đồng/trường hợp

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ quy định về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.

11. Xác định lại dân tộc

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần xin xác định dân tộc và các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc xác định lại dân tộc để đối chiếu. Trường hợp người xin xác định dân tộc không thể trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai;

+ Tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính);

- Số lượng: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, trường hợp cần phải xác minh thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính).

h) Lệ phí: 25.000 đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chỉ áp dụng đối với những người đã đăng ký khai sinh ở UBND xã, phường, thị trấn trước đây mà nay thuộc địa giới hành chính của UBND quận, huyện;

- Việc xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

- Đối với việc xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND thành phố Cần Thơ sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ;

- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch;

- Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc.

12. Bổ sung hộ tịch

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc bổ sung hộ tịch để đối chiếu. Trường hợp người xin bổ sung hộ tịch không thể trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Công chức trả kết quả ghi vào Sổ hộ tịch, yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung bổ sung vào bản chính Giấy khai sinh.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã đăng ký khai sinh ở UBND phường, xã, thị trấn trước đây mà nay thuộc địa giới hành chính của UBND quận, huyện;

- Việc bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ.

14. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Công chức trả kết quả ghi vào Sổ hộ tịch, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai;

+ Bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh (bản chính - cấp lại).

h) Lệ phí: 10.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.

15. Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện hoặc nhận qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ.

+ Công chức trả kết quả, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai trích lục hoặc Bản sao (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy khai tử) tùy theo yêu cầu của người nộp hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao Giấy khai tử hoặc giấy xác nhận (trong trường hợp trích lục không có chứng thư hộ tịch).

h) Lệ phí: 3.000 đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã đăng ký ở UBND xã, phường, thị trấn trước đây mà nay thuộc địa giới hành chính của UBND quận, huyện.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ;

- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.

17. Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người xin điều chỉnh phải xuất trình các giấy tờ có liên quan đến nội dung điều chỉnh để đối chiếu. Trường hợp người xin điều chỉnh không thể trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Công chức trả kết quả ghi vào Sổ hộ tịch; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Các giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do UBND cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu lại tại UBND cấp huyện, thì UBND cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

18. Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình bản chính giấy khai sinh và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch để đối chiếu. Trường hợp người xin thay đổi, cải chính hộ tịch không thể trực tiếp đến nộp hồ sơ phải có văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND quận, huyện.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai;

+ Tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp đương sự có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, trường hợp cần xác minh thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp quận, huyện

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và bản chính Giấy khai sinh (trong trường hợp có yêu cầu cấp lại Giấy khai sinh bản chính).

h) Lệ phí: 25.000 đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã đăng ký khai sinh ở UBND xã, phường, thị trấn trước đây mà nay thuộc địa giới hành chính của UBND quận, huyện;

- Việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND thành phố Cần Thơ sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ;

- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.

 





Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi Ban hành: 21/03/2011 | Cập nhật: 24/03/2011

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010

Nghị định 85/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý thuế Ban hành: 25/05/2007 | Cập nhật: 09/06/2007

Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư Ban hành: 26/02/2007 | Cập nhật: 03/03/2007

Công văn 1446/VPCP-ĐP xác nhận thành phần dân tộc Ban hành: 20/03/2007 | Cập nhật: 06/10/2011

Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở Ban hành: 06/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006

Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực Ban hành: 08/12/2000 | Cập nhật: 10/01/2013