Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình thuộc dự án: Cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh
Số hiệu: 40/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Kim Cự
Ngày ban hành: 15/10/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 40/2007/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VỆ SINH HỘ GIA ĐÌNH THUỘC DỰ ÁN: CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG - TIỂU DỰ ÁN HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Hiệp định vay của Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển Cộng hòa Pháp (AFD) ngày 06/12/2004;

Xét đề nghị của UBND thành phố Hà Tĩnh tại Tờ trình số 145/TTr-UBND ngày 09/8/2007, của Sở Tài chính tại văn bản số 1368/TTr-STC ngày 10/9/2007 về việc phê duyệt quy chế thực hiện chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình thuộc Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh;

Theo Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 659/BC-STP ngày 03/10/2007;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế thực hiện chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình thuộc dự án: Cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo Lưu trữ tỉnh;
- Các Đ/c Phó VP/UB;
- Lưu: VT-XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Kim Cự

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VỆ SINH HỘ GIA ĐÌNH CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG - TIỂU DỰ ÁN HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2007/QĐ-UBND ngày 15/10/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích và yêu cầu của chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Dự án Cải thiện Môi trường Đô thị miền Trung (CRUEIP)

1. Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung bao gồm 5 hợp phần:

a) Hợp phần A: Nâng cao nhận thức và cải thiện vệ sinh hộ người nghèo;

b) Hợp phần B: Thoát nước và phòng chống ngập lụt;

c) Hợp phần C: Nước thải và vệ sinh công cộng;

d) Hợp phần D: Quản lý chất thải rắn;

e) Hợp phần E: Hỗ trợ thực thi dự án và chương trình tăng cường thể chế.

Trong Hợp phần A có:

- Phần A1: Chương trình nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng (CAPP)

- Phần A2: Vệ sinh công cộng (CBS);

- Phần A3: Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình gọi là quỹ quay vòng (QQV). Quỹ này được vận hành như một quỹ quay vòng vốn nhằm cải thiện vệ sinh hộ gia đình.

Quy chế này quy định nội dung thực hiện phần A3, hợp phần A: Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình do ADB tài trợ 100% kinh phí.

2. Mục đích của chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh:

a) Cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp trong khu vực dự án vay vốn để xây, sửa bể tự hoại, nhà vệ sinh hay đấu nối cống thoát nước thải vào hệ thống chung nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư góp phần cải thiện môi trường chung trên địa bàn thuộc dự án.

b) Nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe; vệ sinh môi trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp trong khu vực dự án có thể tiếp cận vay vốn để cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình tham gia vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường, quản lý các dịch vụ đô thị, nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong công tác quản lý đô thị và trong các cơ quan, tổ chức.

3. Yêu cầu của chương trình vệ sinh hộ gia đình:

- Các công trình bể tự hoại, nhà vệ sinh được đầu tư xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam, điều kiện thực tế ở địa phương và phạm vi vốn vay cho phép.

- Sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả góp phần cải thiện môi trường, cộng đồng dân cư.

Điều 2. Nguyên tắc cơ bản của chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình.

1. Đối tượng hưởng lợi từ chương trình là các hộ gia đình nghèo, hoặc những gia đình có mức thu nhập thấp.

2. Duy trì bền vững vốn thông qua việc bảo tồn vốn gốc đến mức tối đa để có thể tiếp tục sử dụng trong những năm sau này tại thành phố Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ người nghèo vì sức khỏe và môi trường tốt hơn.

3. Chương trình được thực hiện và quản lý phù hợp với các nguyên tắc tài chính, kế toán của Nhà nước Việt Nam và quy định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Điều 3. Nội dung của chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình

1. Kinh phí Quỹ quay vòng của Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - thành phố Hà Tĩnh là: 39.380 USD tương đương: 630.080.000 VNĐ (Tỷ giá: 16000VNĐ/1 USD) phù hợp với mức kinh phí theo hiệp định khoản vay và đã được phê duyệt tại quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 08/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

2. Nguồn vốn: ADB tài trợ 100% kinh phí cho chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình từ vốn ngân sách cấp từ khoản vay của ADB theo hiệp định vay số 2034-VIE(SF).

3. Phương thức cấp vốn: Ban Quản lý dự án chuyển tiền từ Tài khoản của dự án, sang tài khoản của chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Tĩnh, theo hướng dẫn của Tư vấn tài chính (BVI) phù hợp với quy định của Nhà tài trợ và quy định của pháp luật Việt Nam đối với kinh phí cấp cho Hợp phần A - phần A3.

4. Sử dụng kinh phí Chương trình vệ sinh hộ gia đình như sau:

a) Giành 85% làm vốn gốc cho vay 34.000,00 USD (Tương đương: 544.000.000,VNĐ) dùng để cho các hộ nghèo và thu nhập thấp vay, nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình. Dự tính trong đợt phát vốn đầu tiên có thể giải ngân cho 136 hộ vay (Mức vay tối đa là 4.000.0000, VNĐ/món vay tương đương 250USD/món vay hộ gia đình). Để vốn gốc của chương trình tín dụng vệ sinh phát huy tối đa hiệu suất, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố khảo sát và tập huấn cho thành viên vay vốn; giải ngân đến mức tối đa vốn gốc vào đợt phát vốn đầu và số tiền thu được từ tiền hoàn trả gốc, lãi hàng tháng sẽ được duy trì, tái sử dụng làm vốn phát ra cho vay. Ban quản lý CTTDVS tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả của người vay để xác định số người cho vay.

b) Dành 5% chi phí vận hành quỹ 1800USD (Tương đương 28.800.000 VNĐ): Sử dụng để trả thù lao cho Ban quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố trong vòng 24 tháng (Từ tháng 10/2007 - 9/2009). Trung bình mỗi tháng 75 USD, bao gồm 01 giám đốc, 01 thủ quỹ, 01 kế toán và 01 cán bộ giám sát kiêm thư ký và từ 4 - 6 cán bộ Hội phụ nữ phường và tổ. Ban Quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình chủ động quản lý, sử dụng tổng số kinh phí trọn gói này và linh hoạt quyết định phương thức trả thù lao cho cán bộ tham gia thực hiện chương trình theo các căn cứ sau:

- Số hộ vay vốn mà cán bộ chương trình đang quản lý;

- Địa bàn người vay mà cán bộ chương trình đang quản lý;

- Cán bộ làm việc toàn phần hay từng phần;

c) Dành 10% dự phòng phí 3.580USD (Tương đương: 57.280.000VNĐ) sử dụng sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép trong các trường hợp:

- Bù đắp các rủi ro xảy ra;

- Trường hợp đặc biệt cần hỗ trợ cho công tác quản lý theo niên độ của dự án thì phải có sự hướng dẫn và phê duyệt của Chủ đầu tư;

- Dùng làm quản lý phí sau 2 năm khi dự án kết thúc để hỗ trợ Hội phụ nữ tiếp tục duy trì bền vững chương trình tín dụng vệ sinh.

5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2009.

Điều 4. Đối tượng và điều kiện vay vốn từ Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình:

Hội phụ nữ và Ban Quản lý cộng đồng phối hợp và hỗ trợ cộng đồng trong khu vực dự án để lựa chọn người vay dựa theo tiêu chí sau:

1. Hộ gia đình nghèo theo tiêu chí quy định của nhà nước và những hộ gia đình thu nhập thấp (Cận nghèo) theo quan điểm xếp hạng của cộng đồng (được bao gồm nhưng không giới hạn trong tiêu chí của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

2. Có nhu cầu vay vốn để cải thiện bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống thoát nước hộ gia đình, có đơn đề nghị vay vốn được thông qua Hội phụ nữ phường và có UBND phường, xã xác nhận và đề nghị về:

- Mức thu nhập;

- Có chỗ ở hợp pháp tại địa bàn;

- Địa điểm thích hợp để xây dựng nhà vệ sinh;

- Chủ hộ có cam kết sử dụng vốn vay để xây, sửa bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống thoát đúng yêu cầu vệ sinh môi trường theo hướng dẫn kỹ thuật của dự án.

- Có khả năng hoàn trả gốc và lãi theo thời hạn quy định.

........................

- Phối hợp với Ban Quản lý cộng đồng để thành lập Ban Quản lý quỹ quay vòng và thực hiện quản lý Quy quay vòng vốn vệ sinh hộ gia đình hiệu quả;

- Thảo luận với Ban quản lý cộng đồng để chọn giám sát viên của quỹ theo chi phí lựa chọn;

b) Xem xét yêu cầu của BQL cộng đồng để trình cấp kinh phí, hỗ trợ:

- Số vốn gốc của quỹ quay vòng;

- Chi phí quản lý quỹ;

c) Tập huấn cán bộ truyền thông, giám sát viên, thành viên hưởng lợi dự án và các bên tham gia.

d) Phối hợp với tuyên truyền viên Hội phụ nữ phường để thu xếp giải ngân, thu hồi vốn hoàn trả ở phường cho Ban quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình.

e) Liên hệ với tư vấn dự án và chính quyền địa phương để thực hiện và quản lý hiệu quả chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình.

g) Bảo tồn vốn gốc để phục vụ lâu dài cho người nghèo.

h) Chịu sự giám sát và hỗ trợ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, UBND phường thuộc địa bàn dự án, các bên liên quan và Báo cáo cho Ban chỉ đạo dự án của tỉnh, Ban Quản lý Dự án, Tư vấn dự án và các bên quan tâm khi được yêu cầu.

i) Thực hiện quy định về quản lý tài chính, kế toán quỹ quay vòng theo nguyên tắc, cơ chế hoạt động, quy trình tạm ứng và quyết toán chi phí thực hiện dự án, các khoản thu, chi hoạt động dự án, định mức chi tiêu hoạt động dự án, công tác kế toán dự án và lưu giữ các hồ sơ chứng từ kế toán, sổ kế toán, các báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tư vấn Black & Veatch International (BVI) về quản lý tài chính kế toán hợp phần A, theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về kế toán - thống kê và các quy định của Dự án. Chấp hành đúng các chế độ, quy định về hóa đơn chứng từ kế toán theo Luật Kế toán của Việt Nam.

3. Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung- Tiểu dự án Hà Tĩnh là đơn vị chịu trách nhiệm cấp vốn cho Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình theo đề xuất của Ban Quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố theo lịch trình giải ngân, đồng thời phối hợp với các bên liên quan thực hiện quy trình thủ tục giải ngân cho Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình (sơ đồ 2).

a) Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

b) Mở tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh để nhận vốn bồi hoàn cho các chi tiêu của Ban Quản lý Dự án.

c) Lập kế hoạch giải ngân các nguồn vốn cho các Ban Quản lý cộng đồng (CMC) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (WU) gửi UBND tỉnh (PPC), Ban điều phối dự án (PCU) và cơ quan Tài chính liên quan.

d) Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch giải ngân hàng năm được thể hiện trong kế hoạch Nhà nước, Ban quản lý Dự án (PMU) lập kế hoạch rút vốn gửi các cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh.

e) Thực hiện hạch toán đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Ban quản lý Dự án, cấp vốn cho các Hội phụ nữ để thực hiện Quỹ quay vòng.

g) Theo dõi giám sát hoạt động về tài chính của các Hội phụ nữ nhằm đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

h) Lập báo cáo tài chính về tình hình thu, chi của Dự án do Ban Quản lý Dự án quản lý theo định kỳ (tháng, quý, năm) gửi PPC, ADB, PCU và các cơ quan hữu quan.

i) Quản lý lưu giữ các chứng từ kế toán, sổ kế toán và các báo cáo của WU theo đúng quy định.

4. Thành viên hưởng lợi dự án chịu trách nhiệm.

- Vay vốn để xây, sửa bể xí tự hoại, nhà vệ sinh hoặc đấu nối nước thải hộ gia đình vào hệ thống cống chung theo hướng dẫn kỹ thuật của dự án;

- Thu xếp tiết kiệm trung bình 5.000 đồng/hộ gia đình/ngày (Năm ngàn đồng/ngày) để hoàn trả tiền vay theo tháng;

- Hoàn trả vốn và lãi đầy đủ theo khung thời gian cam kết;

- Tham gia các hoạt động do Quỹ quay vòng vốn tổ chức;

Chương III

THỦ TỤC VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN

Điều 7. Thủ tục vay vốn, giao nhận khoản vay: Người vay được lựa chọn sẽ được cán bộ truyền thông, cán bộ giám sát của QQV hỗ trợ vay vốn thông qua các bước sau:

Sơ đồ số 2

Bước 1: Ban quản lý Quỹ quay vòng, cán bộ truyền thông tổ chức họp và truyền thông nội dung, mục đích ý nghĩa hợp phần A (phần A3) của dự án và toàn bộ quy chế này đến tất cả hộ gia đình đúng đối tượng vay, đồng thời phối hợp báo cáo kết quả với tổ dân phố và UBND phường, xã sở tại để phối hợp thực hiện.

Bước 2: Hộ gia đình viết đơn theo hướng dẫn của cán bộ truyền thông, cán bộ Quỹ quay vòng và nộp đơn đề nghị vay vốn theo mẫu quy định cho Hội phụ nữ, cán bộ quỹ quay vòng làm việc hàng tháng tại phường; Đơn có xác nhận về các điều kiện nêu tại điều 4 của Tổ dân phố và của UBND phường, xã nơi cư trú.

Bước 3: Ban quản lý quỹ quay vòng vốn tín dụng vệ sinh Thành phố trực tiếp đến hộ gia đình để xem xét, kiểm tra điều kiện vay vốn và điều kiện xây dựng bể tự hoại. Trường hợp không đáp ứng điều kiện vay vốn, Ban Quản lý quỹ quay vòng thông báo bằng văn bản cho hộ gia đình biết và có nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp hộ gia đình đáp ứng các quy định trong bước 2 và bước 3, Ban quản lý quỹ quay vòng và hộ gia đình cùng thảo luận để ký hợp đồng vay vốn xây dựng bể tự hoại.

Bước 5: Cán bộ giám sát, cán bộ truyền thông của quỹ quay vòng thảo luận chi tiết về vốn vay với người vay. Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Ban quản lý quỹ quay vòng chính thức chấp nhận đơn vay. Ban quản lý quỹ quay vòng thành phố ký hợp đồng vay vốn với hộ gia đình (Theo mẫu).

Bước 6: Ban quản lý dự án cung cấp thiết kế mẫu bể tự hoại, hoặc tư vấn giúp gia đình lựa chọn một mẫu thiết kế đảm bảo kỹ thuật môi trường cho hộ gia đình. Cán bộ truyền thông của quỹ quay vòng thảo luận hướng dẫn kỹ thuật về xây, sửa bể tự hoại, nhà vệ sinh, cống đấu nối. Nếu thấy cần thiết cán bộ truyền thông của quỹ quay vòng sẽ thảo luận với Ban Quản lý cộng đồng, Ban Quản lý dự án, kỹ sư của Ban Quản lý dự án, hoặc của Công ty Quản lý công trình đô thị hướng dẫn kỹ thuật xây, sửa bể tự hoại, nhà vệ sinh, công trình nối vào cống chính của hộ gia đình.

Bước 7: Ban Quản lý quỹ quay vòng phối hợp với Hội Phụ nữ phường, xã và Tổ trưởng dân phố xem xét: Hộ gia đình có thể tự làm, hoặc tổ chức cung cấp vật tư, vật liệu thuê người làm. Đối với những hộ cá biệt không thể tổ chức được như trên thì tổ dân phố và Hội phụ nữ phường, xã phối hợp với chủ hộ tìm người anh em, thân cận của chủ hộ thay mặt chủ hộ đứng ra tổ chức làm; hoặc tổ dân phố tổ chức làm giúp chủ hộ theo tình làng nghĩa xóm.

Bước 8: Giao nhận khoản vay: Ban Quản lý Quỹ quay vòng giao khoản tiền vay cho hộ gia đình (Dù hộ tự làm hay hộ thuê người làm, các bên ký biên bản giao nhận nợ và nghiệm thu từng đợt hay toàn bộ một lần tùy điều kiện cụ thể từng hộ). Ban Quản lý quỹ quay vòng của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Tĩnh phát vốn, đóng dấu và vào sổ.

Bước 9: Cán bộ truyền thông, giám sát viên của quỹ quay vòng kiểm tra sử dụng vốn vay (tiền vay sử dụng vào việc cải thiện vệ sinh hộ gia đình theo đúng hướng dẫn kỹ thuật và thời hạn cam kết).

Điều 8. Tài khoản quỹ quay vòng tín dụng vệ sinh hộ gia đình.

1. Ban Quản lý quỹ tín dụng vệ sinh hộ gia đình mở tài khoản quỹ quay vòng xây dựng công trình vệ sinh hộ gia đình tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tĩnh (là ngân hàng phục vụ của dự án)

2. Căn cứ đề xuất của Ban Quản lý quỹ quay vòng - Ban Quản lý cộng đồng, Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh chuyển tiền vào tài khoản quỹ quay vòng (kèm theo các tài liệu sau):

- Kế hoạch thực hiện chương trình tín dụng vệ sinh quý, năm;

- Báo cáo thực hiện giai đoạn trước;

- Kế hoạch thực hiện giai đoạn tiếp theo;

- Bảng sao kê chi tiết chi phí quỹ quay vòng xây dựng công trình vệ sinh hộ gia đình đã thực hiện giai đoạn trước kèm theo xác nhận số dư từ Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, số dư tồn quỹ tại Ban Quản lý quỹ quay vòng;

Điều 9. Điều kiện của khoản vay và xử lý vi phạm

1. Điều kiện khoản vay:

a) Sử dụng vốn vay: Số tiền vay chỉ được sử dụng để xây, sửa bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống đấu nối của hộ gia đình vào hệ thống cống chung theo hướng dẫn kỹ thuật của dự án.

b) Số tiền của khoản vay: Mỗi hộ gia đình trong diện được vay vốn một lần với số tiền tối đa là: 4.000.000 VNĐ (Bốn triệu đồng); tương đương 80% giá thành xây dựng 01 bể tự hoại cho một hộ gia đình có số người trung bình trong khu vực dự án).

c) Lãi suất: 0,5% / tháng.

d) Thời hạn của khoản vay: Tối đa là 24 tháng.

e) Thời hạn hoàn trả: Toàn bộ số tiền vay sẽ được hoàn trả trong thời hạn tối đa là 24 tháng kể từ ngày ký nhận nợ (Ngày ký nhận nợ là ngày hộ gia đình ký nhận vốn vay từ Ban Quản lý quỹ quay vòng thuộc Ban Quản lý cộng đồng của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Tĩnh).

g) Cách thức hoàn trả:

- Số tiền vay sẽ được hoàn trả định kỳ hàng tháng;

- Số tiền hoàn trả hàng tháng tối thiểu bằng 1/24 số tiền khoản vay;

- Số tiền hoàn trả đầu tiên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký nhận khoản vay.

h) Các hộ gia đình có quyền hoàn trả vốn vay trước thời hạn.

2. Xử lý vi phạm: Ban Quản lý quỹ quay vòng phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố và các đoàn thể xác định mức độ vi phạm đối với những trường hợp hoàn trả tiền muộn, hoặc không hoàn trả vốn vay, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của Pháp luật, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của chủ hộ trong việc bảo tồn quỹ để xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn cho hộ gia đình và cộng đồng.

Chương IV

QUẢN LÝ VỐN VAY

Điều 10. Cấp phát, cho vay, thu hồi quỹ quay vòng vốn

1. Vốn gốc được Dự án cấp ban đầu cho quay vòng là 34.000 USD, tương đương 544.000.000 VNĐ (Năm trăm bốn mươi tư triệu đồng) số tiền này bằng 85% kinh phí của phần 3, hợp phần A.

2. Nguồn vốn gốc do ADB tài trợ 100%, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định của nhà tài trợ và quy định của Pháp luật Việt Nam.

3. Trong thời gian thực hiện dự án Ban Quản lý Quỹ quay vòng, Ban Quản lý cộng đồng, Hội LHPN Thành phố tổ chức thu, nhận tiền hoàn trả từ các hộ gia đình vay vốn để nhập vào “Tài khoản tín dụng vệ sinh hộ gia đình” tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tĩnh và sử dụng cho quay vòng tới các hộ gia đình khác có nhu cầu tiếp theo theo quy trình, thủ tục vay vốn của quy chế này. UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố giám sát việc thực hiện Quỹ quay vòng.

Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố trình Ban Quản lý dự án yêu cầu cấp vốn theo đợt (6 tháng hoạt động) và trình cấp kinh phí trước 1 tháng. Kinh phí cho hoạt động của Chương trình tín dụng bao gồm:

a) Chi phí điều hành.

b) Vốn gốc cho các hộ nghèo vay cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình.

c) Hỗ trợ từ phần A1 cho hoạt động của Quỹ bao gồm tiền mặt hoặc hiện vật hay nguồn nhân lực (trang thiết bị, cán bộ truyền thông, tài liệu tuyên truyền, in ấn tờ rơi, họp cộng đồng, khảo sát, hướng dẫn kỹ thuật về mô hình và giám sát xây dựng bể tự hoại, chi phí tham quan trao đổi, học tập kinh nghiệm...)

4. Quy trình chuyển tiền cho hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình.

Sơ đồ số 3

- Chi phí tổ chức hội thảo, tập huấn, khảo sát, đi lại, dự tập huấn hội thảo, tham quan trao đổi học tập kinh nghiệm...

b) Lãi vốn vay 30% sẽ được quyết định tại hội thảo sơ kết thành viên vay vốn để sử dụng cho việc động viên và xây dựng năng lực cho thành viên vay vốn hoặc bù đắp rủi ro:

- Phần thưởng cho người vay và hoàn trả vốn vay trước thời hạn, người vay có sáng kiến tìm giải pháp cho trường hợp rủi ro.

- Bù đắp rủi ro.

Điều 11. Phí điều hành quản lý quỹ quay vòng

Hội phụ nữ có 3 nguồn sau đây để sử dụng cho chi phí quản lý, vận hành quỹ quay vòng:

1. Phần A1 của hợp phần A sẽ hỗ trợ Hội phụ nữ:

a) Thù lao cho tuyên truyền viên Quỹ quay vòng;

b) Trang thiết bị văn phòng như máy ảnh, máy tính, máy in, bàn ghế văn phòng phẩm.

c) In ấn tài liệu truyền thông và sổ sách quản lý quỹ;

d) Tổ chức hoạt động cộng đồng, đánh giá, tập huấn... v.v, dự toán kinh phí Hợp phần A đã được phê duyệt tại quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 08/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

2. Số tiền 1.800 USD tương đương: 28.800.000 VNĐ (Hai mươi tám triệu, tám trăm ngàn đồng chẵn); số tiền này là tiền trích 5% nguồn kinh phí ban đầu của phần A3, hợp phần A).

3. Thu nhập 70% từ tiền lãi của món vay phát ra hàng tháng.

Quản lý và sử dụng chi phí này theo chế độ hiện hành về tài chính-kế toán của nhà nước Việt Nam.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Điều 12. Khi được thông báo có tiền dự án, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Tĩnh sẽ thực hiện các hoạt động sau:

1. Lựa chọn 01 giám đốc, 01 thủ quỹ, 01 kế toán, 01 cán bộ kỹ thuật giám sát, thư ký và 4 - 6 cán bộ làm việc ở tổ và phường. Tiêu chí cán bộ Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình:

- Nắm vững địa bàn và được cộng đồng tín nhiệm.

- Nhiệt tình và có thời gian làm việc trực tiếp với các hộ gia đình vay vốn.

- Có khả năng làm việc độc lập và cộng tác với các bên liên quan.

- Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn và hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh của dự án.

2. Mở tài khoản Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tĩnh (Ngân hàng phục vụ của dự án).

3. Thu xếp văn phòng cho Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình (Tại Hội Liên hiệp phụ nữ), mua sắm thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.

4. Thiết lập hệ thống sổ sách quản lý.

5. Lựa chọn thành viên vay vốn.

6. Khảo sát cơ bản về nhu cầu vay vốn và tình hình hiện tại về vệ sinh hộ gia đình và hàng tháng khảo sát thẩm định vốn vay. Nếu được yêu cầu sẽ kết hợp khảo sát số liệu về bể xí tự hoại, cống đấu nối hộ gia đình liên quan đến Công ty quản lý công trình công cộng.

7. Hàng tháng tập huấn và tổ chức lễ phát vốn, thu hồi hoàn trả vốn vay.

Ban Quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Tĩnh làm việc từ 1-2 ngày/tháng tại UBND các phường, xã tham gia dự án, để:

a) Tổ chức tập huấn cho những người vay là những người được cán bộ truyền thông, cán bộ giám sát của Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình đến thẩm định vốn vay và đáp ứng tiêu chí lựa chọn.

Nội dung tập huấn bao gồm:

- Quy chế cho vay, hoàn trả vốn vay của quỹ;

- Hướng dẫn kỹ thuật xây, sửa cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình;

- Cung cấp thông tin về nâng cao ý thức, thái độ hành vi thay đổi có lợi cho vệ sinh môi trường (Ví dụ: vấn đề rác thải, nước thải, nhà vệ sinh, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng).

b) Tổ chức lễ phát vốn và hướng dẫn quy chế vốn vay.

c) Thu hồi, hoàn trả vốn vay.

Điều 13. Theo dõi và báo cáo.

1. Các chỉ số theo dõi (sử dụng trong các báo cáo về hoạt động trong tháng, quý, cả năm).

- Số hộ gia đình vay vốn (Số nam; số nữ; số hộ vay vốn có chủ hộ là nữ)

- Số thành viên tham gia các hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh Hộ gia đình (Tỉ lệ nữ ít nhất là 50%).

- Số thành viên các khóa tập huấn của Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình (Tỷ lệ nữ - ít nhất là 50%).

- Số vốn phát ra cho vay;

- Số gốc hoàn trả;

- Số lãi hoàn trả;

- Số trả chậm;

- Số nợ khó đòi;

- Tỷ lệ hoàn trả;

- Số dư nợ.

- Sử dụng vốn;

- Sử dụng lãi;

- Số bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống rãnh được xây hoặc sửa;

- Số bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống rãnh được xây hoặc sửa và được giám sát kỹ thuật;

- Số bể xí tự hoại, nhà vệ sinh, cống rãnh được xây hoặc sửa không đúng kỹ thuật;

2. Báo cáo:

- Hàng tháng, Ban Quản lý Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình lập báo cáo gửi Ban Quản lý cộng đồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Quản lý dự án;

- Hàng quý, hàng năm Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Tĩnh trình báo cáo theo mẫu của dự án cho Tư vấn dự án và các bên quan tâm;

- Copy các chứng từ của ngân hàng;

- Copy các chứng từ của Hội Liên hiệp Phụ nữ về việc phát vốn và thu hồi hoàn trả vốn vay;

- Báo cáo tài chính;

- Báo cáo giám sát sử dụng vốn vay (Sử dụng vốn, kỹ thuật xây, sửa);

- Báo cáo tình hình hoàn trả vốn vay và tái sử dụng vốn;

- Báo cáo tiến độ để giám sát hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình;

- Danh sách người vay và danh sách sử dụng vốn vay;

- Danh sách thành viên tham dự các khóa tập huấn và các hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình;

- Dự kiến kế hoạch tiếp theo;

Điều 14. Giám sát: Toàn bộ hoạt động của Chương trình tín dụng vệ sinh sẽ chịu sự giám sát của Ban Quản lý dự án, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Ban Quản lý cộng đồng và các cơ quan chức năng theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Các thành viên Ban chỉ đạo, Giám đốc các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Tĩnh, Trưởng Ban Quản lý dự án, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Tĩnh, Trưởng Ban Quản lý cộng đồng, Trưởng Ban Quản lý quỹ quay vòng tín dụng vệ sinh hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy chế này. Hàng quí, 6 tháng có sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá để phát huy những ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Các cơ quan, đơn vị có thành tích sẽ được biểu dương khen thưởng, các tổ chức, cá nhân vi phạm tùy mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.