Quyết định 27/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: 27/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Minh Sanh
Ngày ban hành: 20/04/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 27/2007/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 20 tháng 4 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 1 1 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 509/TTr- STNMT ngày 28/3/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Điều 2 . Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 - để thực hiện;
- VP Chính Phủ;
- Websitte Chính phủ;
- Vụ Địa phương II;
- Bộ Tư Pháp (cục k.tra văn bản);
- Bộ Tài nguyên &MT;
- Cục QL Tài nguyên nước;
- TT Tỉnh uỷ,TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UB MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Trung tầm công báo tỉnh;
- Sở Tư pháp Tỉnh(để kiểm tra);
- Đài PTTH, Báo BR-VT;
- Lưu VT-TH.

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Minh Sanh

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Quy định này ban hành nhằm bảo vệ tài nguyên nước (các nguồn nước mặt, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, đều phải tuân theo Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định này không áp dụng đối với khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các tư ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo vệ tài nguyên nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.

2. Nguồn nước: chỉ nơi có nước như sông, suối, kênh rạch, biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; nước mưa và các dạng tích tụ nước khác.

3. Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất (nước hồ, sông, kênh rạch v.v..).

4. Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.

5. Nước thải: là nước đã qua sử dụng và thải ra môi trường.

6. Hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước: là các hoạt động sản xuất, chế biến thủy, hải sản và các hoạt động sản xuất sử dụng nước khác làm thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần hoá và sinh học so với tình trạng ban đầu của nguồn nước, làm cho nguồn nước không đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng như quy định.

7. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước: là vùng phụ cận khu vực lây nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; Đối với nước dưới đất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh tính từ tâm giếng (bãi giếng) ra xung quanh giếng (bãi giếng); Đối với nước sông, nhánh sông, hồ có ý nghĩa cấp nước sinh hoạt: phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh là bán kính tính từ điểm thu nước ra xung quanh.

8. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước: là lượng nước thải mà nguồn nước có thể tiếp nhận, không làm chất lượng của nguồn đó vượt quá tiêu chuẩn chất lượng cho phép đo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng khu vực cụ thể.

9. Hoạt động về tài nguyên nước: là hoạt động thăm dò nước dưới đất, khai thác, sử dụng nước dưới đất, khai thác sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghê khoan nước dưới đất.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỂN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 3. Thẩm quyền của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

1. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998 và Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.

2. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Chỉ đạo thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ và Quyết định số 6941/QĐ.UB ngày 25/7/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường;

2. Đề xuất và giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng, phát triển tài nguyên nước; thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

3. Phối hợp chặt chẽ với che cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, các cơ quan liên quan trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch, quản lý hoạt động tài nguyên nước; Tham gia xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;

4. Phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương và các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ khâu quy hoạch, cấp phép, thanh tra, kiểm tra việc chủ giấy phép thực hiện nghĩa vụ quy định trong giấy phép; xử lý các trường hợp khai thác không phép, trái phép;

5. Phối hợp với Sở Xây dựng để tham mưu về cơ chế thu hồi đất, giao đất, đền bù đất đai đối với các vùng quy hoạch đội phòng hộ vệ sinh này và các lưu vực có ý nghĩa cấp nước theo quyết định số 06/2006/QĐ.BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng cho các đối tượng quản lý.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu.

Điều 5. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan

Các Sở Ban Ngành chức năng, theo phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chế với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cụ thể như sau :

1. Các Sở chuyên ngành: Khi lập và thẩm định các quy hoạch ngành lưu ý đến các quy định về xây dựng trong vùng đệm bản vệ các hồ chứa nước theo quyết định số 06/2006/QĐ.BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng và các quy hoạch này phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Khi lập quy hoạch khu đô thị, khu dân cư: đối với các ao, hồ, kênh mương, rạch phải được cải tạo, bảo vệ, không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, rạch đã được quy hoạch, hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xây dựng quy định về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, xây dựng công trình thuỷ lợi, khôi phục nguồn nước bị suy thoái cạn kiệt để bảo vệ tài nguyên nước.

3. Sở Xây đựng: chịu trách nhiệm xác định và quy hoạch vùng bảo hộ vệ sinh đối với các hồ cấp nước sinh hoạt hoặc các hồ có ý nghĩa cấp nước sinh hoạt theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng.

Khi thẩm định các hồ chứa nước: phải xác định rõ diện tích đất cần thiết cho vùng bảo hộ vệ sinh theo quy định để bảo vệ nguồn nước.

Điều 6. Ủy ban nhân dân chức huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn địa phương, kết hợp với với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định;

2. Trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các điều kiện có liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên nước;

4. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý về tài nguyên nước từ khâu quy hoạch, cấp phép; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài nguyên nước và xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp hoạt động về tài nguyên nước không có giấy phép, trái phép tại địa bàn quản lý;

5. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về mọi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước tại địa bàn quản lý; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; Phải thường xuyên kiểm tra, thông báo cho UBND cấp huyện biết, (trường hợp nghiêm trọng phải thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết) để phối hợp xử lý các trường hợp hoạt động không phép, trái phép, các hiện tượng thay đổi chất lượng nguồn nước và nguồn nước có nguy cơ bị cạn kiệt ô nhiễm; Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi phục vụ xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý.

2. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật.

Chương III

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 8: Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khác phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức, cá nhân muốn khai thác, sử dụng nước tại che sông, nhánh sông, hồ để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất đều. phải lập thủ tục đề nghị cấp phép khai thác theo quy định tại Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

3. Sở Tài nguyên và môi trường, các cơ quan chuyên ngành, chính quyền cấp huyện, cấp xã cần. phối hợp xây đựng kế hoạch phòng chống và khôi phục suy thoái cạn kiệt nguồn nước, hướng dẫn việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước; Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương

4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tài nguyên nước có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng nước tiết kiệm; phải tuân theo các quy định về phòng, chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

5. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức gần nhất để kịp thời xử lý.

Điều 9. Các hoạt động bảo vệ nguồn nước

1. Bảo vệ chất lượng nước

a). Các cơ quan chuyên ngành khi quy hoạch, thẩm định và ban hành các quy định về quản lý các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung, bệnh viện, khu chăn nuôi và giết mổ gia súc có quy mô lớn, bãi chứa chất thải, khu chôn lấp chất phóng xạ, rác thải, khu nghĩa trang phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn nước, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.

b). Cấm bố trí các công trình khai thác nước cung cấp nước ăn uống sinh hoạt ở nguồn nước đã bị ô nhiễm, ở gần những nơi nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm. Trên bề mặt xung quanh các công trình khai thác phải có biện pháp khoanh đội bảo vệ vệ sinh để ngăn ngừa chất thải, nhiễm bẩn nguồn nước khai thác.

c) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn nước. Tuân thủ Quyết định số 3528/2005/QĐ.UBND ngày 3528/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 “về việc ban hành quy định về xả thải nước thải vào các vùng nước và phân vùng phát khí thải để áp đụng tiêu chuẩn về môi trường TCVN 2000, 2001 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

2. Bảo vệ nước dưới đất

a). Tổ chức, cá nhân khoan thăm dò địa chất, thăm dò nước, xử lý nền móng công trình phải thực hiện các quy trình và biện pháp thích hợp để bảo vệ tài nguyên nước và môi trường liên quan theo quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định hiện hành của pháp luật.

b). Tổ chức, cá nhân khai khoáng, xây dựng công trình ngầm dưới đất, thi công công trình khai thác nước phải tuân theo quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước gây sụt lún nghiêm trọng mặt đất, bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt.

c). Trong quá trình thi công khoan giếng và khai thác nước, đơn vị thi công và đơn vị khai thác có trách nhiệm thực hiện các biện pháp hữu hiệu để cách ty tốt riêng từng tầng chứa nước và với nước mặt. Trong trường hợp giếng khoan khai thác không đáp ứng được yêu cầu hoặc không thể sử dụng được thì phải lấp giếng đúng kỹ thuật và bảo vệ nguồn nước.

d). Các hoạt động khoan các lỗ khoan, giếng hấp thụ để thải nước bẩn hoặc để chôn vùi chất thải công nghiệp, sinh hoạt vào lòng đất, xây dựng các công trình ngầm, các công trình trên mặt đất xét thấy có nguy cơ gây tổn thất hoặc ô nhiễm nguồn nước phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận.

đ). Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sinh hoạt.

3. Bảo vệ chất lượng mặt

a). Khi lập quy hoạch các hồ chứa nước để cấp nước sinh hoạt, các công trình khai thác nước phải xác định vùng bảo hộ vệ sinh theo quy định tại quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bô xây dựng tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Đối với các hồ chứa nước hiện hữu hoặc hồ chứa nước có ý nghĩa cung cấp nước sinh hoạt, phải xây dựng ngay đội bảo vệ vệ sinh và các biện pháp tránh gây ô nhiễm nguồn nước theo Điều 9 của Quy định này.

b). Cấm không được đổ nước thải không đạt quy định vào nước mặt gây nhiễm bẩn nguồn nước. Cấm đổ các chất thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt chưa được xử lý vào nước mặt.

c). Cấm đổ nước bẩn, rác và hàng hoá từ các tàu thuỷ và các phương tiện nổi khác, cũng như việc để rò rỉ dầu và các sản phẩm dầu xuống nước mặt.

d). Nước thải có nồng độ các chất độc hại vượt quá các mức quy định phải qua khâu làm sạch sơ bộ đạt tiêu chuẩn về môi trường TCVN 2000, 2001 hoặc theo tiêu chuẩn về môi trường TCVN 5945-2005 trước khi đổ vào hệ thống thoát nước của các điểm dân cư.

đ). Cấm làm nhiễm bẩn nước mặt khi tiến hành các công việc xây dựng, khi đặt cáp điện, ống dẫn và các hệ thống giao thông phục vụ nông nghiệp và các dạng cũng việc khác trong nguồn nước hoặc gần vành đai bảo vệ nước.

e). Ở nơi thả bè gỗ, nồng độ cho phép của các chất nhựa và chất truân chạy từ gỗ vào nước và lượng cho phép oxy hoà tan trong nước phải theo các quy định hiện hành; các bè nuôi cá trên sông, hồ khi sử dụng thức ăn phải bảo đảm các quy định theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g). Khi tưới không được để nước chứa phân khoáng và phân vô cơ hoặc thuốc trừ sâu, các chất có hại với nồng độ vượt mức qui định xâm nhập trở lại vào nước bề mặt.

4. Vùng bảo vệ vệ sinh các nguồn nước

a). Vùng bảo vệ vệ sinh khu vực khai thác nước dưới đất:

- Vành đai trong (khu vực I)

Vành đai trong của vùng bảo vệ vệ sinh: là vùng trực tiếp bao quanh vị trí giếng khoan (hoặc cụm giếng khoan) tính từ tâm giếng (hoặc cụm giếng khoan) ra xung quanh (kích thước của vùng bảo vệ vệ sinh được xác định theo các tài liệu pháp quy hiện hành). Trong vành đai này không được phép tiến hành hoạt động nào có thể dẫn đến nhiễm bẩn tầng nước, làm hại đến công trình lấy nước hoặc làm cho nước bị nhiễm bẩn thâm nhập vào đường ống dẫn nước.

- Vành đai ngoài hoặc vành đai địa chất thuỷ văn (khu vực II)

Vành đai ngoài hay vành đai địa chất thuỷ văn: là vành đai tiếp liền với vành đai trong. Trong vành đai này hạn chế các hoạt động có thể gây tác động không tốt đến sự hình thành nguồn dự trữ nước dưới đất.

b). Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực khai thác nước mặt

- Giới hạn khu vục I vùng bảo vệ vệ sinh của hồ chứa làm nguồn cấp nước sinh hoạt cần quy định theo điều kiện vệ sinh, địa hình, thuỷ văn, khí hậu địa phương (có tính đến khả năng mở rộng diện tích xây dựng công.trình xử lý và đặt các ống dẫn trong tương lai) và phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:

+ Theo mặt nước, cách công trình thu về mỗi hướng lớn hơn 100 m;

+ Cách bờ hồ về phía có công trình thu không nhỏ hơn 100 m tính từ mực nước cao nhất.

- Trong phạm vi khu vực I: Cấm xây dựng bất kỳ loại công trình nào cho người ở, kể cả công nhân quản lí; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt cá, chăn thả trâu bò; cấm sử dụng hoá chất độc, phân hữu cơ và các loại phân khoáng để bón cây.

- Nhà xây dựng trong khu vực I của vùng bảo vệ vệ sinh phải có hệ thống thoát nước. Nếu không có hệ thống thoát nước thì ngăn thu của nhà vệ sinh phải được chống thấm và phải đặt ở vị trí không gây ô nhiễm khi lấy phân.

- Khu vực I của vùng bảo vệ vệ sinh phải được san bằng và tổ chức thoát nước mặt ra ngoài phạm vi khu vực.

- Các nhà ở, nhà máy hiện có ở gần phạm vi khu vực I của vùng bảo vệ vệ sinh phải có biện pháp chống ô nhiễm.

- Khu vực I phải được cách ly bằng hàng rào và cây xanh.

- Trên khu vực I vùng bảo vệ vệ sinh của nguồn cấp nước và công trình xử lí phải tổ chức tuần tra bảo vệ thường xuyên hoặc đặt tín hiệu báo động.

- Giới hạn khu vực II của hồ làm nguồn cấp nước phải xác định theo thời gian chảy của nước tự do đến công trình thu với tốc độ lớn nhất phải đảm bảo chất lượng nước ở nguồn cấp nước với khoảng cách tới công trình thu như sau:

+ Đối với nguồn nước lưu thông - 1 km về phía thượng lưu

+ Đối với nguồn nước không lưu thông - 1 km về cả hai phía.

- Nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước trong phạm vi khu vực II vùng bảo vệ vệ sinh phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh;

Trong phạm vi khu vục II của vùng bảo vệ vệ sinh nghiêm cấm:

Xây bãi chăn thả súc vật cách ranh giới khu vực I dưới 100m

- Cần tổ chức tuần tra bảo vệ trong khu vực II

c). Cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hoá chất độc làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường;

d). Phải định kỳ dọn rong tảo và bùn lắng đọng ở đáy hồ;

đ). Chỉ được phép dùng các chế phẩm đã được cơ quan vệ sinh phòng dịch quy định để khử rong tảo trong nước.

e). Đối với hồ làm nguồn cấp nước hoặc có ý nghĩa cấp nước trong phạm vi 300 m tính từ mức nước cao nhất, cấm sử dụng hoá chất độc, phân hữu cơ và vô cơ để bón cây;

g). Phải quy định chỗ cho người tắm, giặt quần áo và chỗ uống nước cho trâu bò;

h).Trong khoảng cách 500 m tính từ mực nước cao nhất không được xây dựng trại chăn nuôi.

i) Khi có tàu thuyền qua lại phải có các biện pháp chống nhiễm bẩn nguồn nước (tàu phải có bể tập trung nước thải, rác rưởi, trên cảng phải có thùng chứa rác . . . )

Điều 10. Giám sát hoạt động xả nước thải vào nguồn nước

1. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được phép của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu, có Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã thẩm định theo quy định, trừ các trường hợp không phải xin phép theo quy định tại Quyết định số 693/2006/QĐ-UBND ngày 07/3/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Phải tuân thủ Điều 9 của quy định này.

2. Mọi hoạt động xả nước thải vào nguồn nước phải thực hiện theo đúng phân vùng xá thải được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 3528/2005/QĐ.UBND ngày 03/10/2005 ban hành “quy định về xả thải nước thải vào các vùng nước và phân vùng phát khí thải để áp dụng tiêu chuẩn về môi trường TCVN 2000, 2001 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

3 . Tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải có nghĩa vụ :

a) Lắp đặt thiết bị đổ lưu lượng nước xả thải theo đúng quy định và ghi nhận lại lưu lượng nước đã xả thải vào nguồn nước hàng ngày vào sổ vận hành công trình;

b) Kiểm tra chất lượng, thành phần nước thải, chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải định kỳ sáu (6) tháng một (1) lần.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi gặp sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước hoặc phát hiện các trường hợp bất thường về chất lượng nguồn nước phải báo cáo ngay cho sở Tài nguyên và Môi trường hoặc ủy ban nhân dân huyện, xã, phường nơi xảy sự cố để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Khen thưởng

1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác, sử đụng hợp lý, tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên nước ;

2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài nguyên nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Tài nguyên nước, các quy định khác của pháp luật về quản lý tài nguyên nước và Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính theo Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, theo thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước theo quy định tại các điều 66, 67 của Luật Tài nguyên nước, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan..

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Điều khoản thi hành

Giao trách nhiệm cho Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối trình UBND xem xét, quyết định.