Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 21/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Phạm Thành Tươi |
Ngày ban hành: | 18/06/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2007/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 18 tháng 6 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN TỈNH CÀ MAU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Căn cứ ý kiến của Bộ Thuỷ sản tại Công văn số 2169/BTS-KT&BVNL ngày 28/9/2006 và Công văn số 2611/BTS-PC ngày 07/11/2006 về việc thống nhất cho ban hành quy định quản lý khai thác trên ngư trường tỉnh Cà Mau;
Xét đề nghị của Sở Thuỷ sản tại Tờ trình số 285/TT-STS ngày 30/5/2007 (kèm Văn bản thẩm định số 250/STP-XD&KTVB ngày 13/4/2007 và số 337/STP-XD&KTVB ngày 21/5/2007 của Sở Tư pháp),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thuỷ sản triển khai, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; thường xuyên tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thuỷ sản, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1293/QĐ-CTUB ngày 19/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc nghiêm cấm khai thác thuỷ sản khu vực 240 km2 bãi bồi phía tây Ngọc Hiển./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21 /2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Cà Mau)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này quy định về khu vực khai thác, ngành nghề, thời gian cấm khai thác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng biển tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển tỉnh Cà Mau.
Trong quy định này, một số thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Chương II
KHU VỰC, NGÀNH NGHỀ VÀ THỜI GIAN CẤM KHAI THÁC THUỶ SẢN
Điều 4. Đối với khu vực Bãi Bồi.
1. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác thuỷ sản trong khu bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (bao gồm cả diện tích phía trong cột mốc mới của Bãi Bồi), trừ trường hợp được UBND tỉnh cho phép.
2. Thời gian cấm khai thác: mọi thời điểm trong năm.
1. Nghiêm cấm các nghề như: te, trủ, xiệp, đáy khai thác trong vùng nước có độ sâu từ 05 mét trở vào bờ (độ sâu tính khi thuỷ triều thấp nhất, tương đương với khoảng cách từ bờ ra 03 hải lý).
2. Thời gian cấm khai thác: mọi thời điểm trong năm.
Điều 6. Quy định về phát triển ngành nghề và cỡ loại tàu khai thác thuỷ sản.
Cấm phát triển mới loại tàu có công suất dưới 50 sức ngựa làm các nghề khai thác thuỷ sản và loại tàu có công suất dưới 150 sức ngựa làm nghề cào (kể cả cào đơn và cào đôi).
Điều 7. Quy định về thời gian cấm khai thác đối với nghề đáy biển.
Nghiêm cấm hoạt động khai thác thuỷ sản bằng nghề đáy trong khoảng thời gian từ ngày 01/4 đến ngày 30/6 hàng năm trên các vùng biển tỉnh Cà Mau.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản phải chấp hành nội dung Quy định này và các quy định khác có liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản. Tích cực tham gia với các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm.
2. Trong quá trình khai thác thuỷ sản, các tổ chức, cá nhân phải chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng về nghề, ngư cụ và phương pháp khai thác; khu vực cấm khai thác, thời gian cấm khai thác; chủng loại, kích cỡ sản phẩm thuỷ sản khai thác; trang bị an toàn và thủ tục của người, phương tiện tham gia khai thác thuỷ sản.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin đại chúng:
1. Sở Thuỷ sản có trách nhiệm:
a. Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan, cơ quan thông tin đại chúng, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, để các tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện.
b. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, quản lý các phương tiện hoạt động nghề cá; tổ chức đăng ký, đăng kiểm cấp giấy phép hoạt động cho tàu cá; kiểm tra, quản lý, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện quy định này và các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn quản lý. Ngăn chặn tình trạng phát sinh phương tiện khai thác thuỷ sản sai quy định.
b. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định hiện hành.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin đại chúng theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, bằng nhiều hình thức, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện quy định này và các quy dịnh khác có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Điều 11. Xử lý vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, và các quy định hiện hành khác có liên quan. Nếu vi phạm mức độ nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Quy định này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị kỷ luật theo quy định hiện hành./.
Nghị định 128/2005/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản Ban hành: 11/10/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản Ban hành: 04/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006