Quyết định 2233/QĐ-UBND năm 2012 về chính sách hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới phát triển kinh tế hộ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: 2233/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 10/09/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KHÁNH HÒA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2233/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003,

Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 6/3/2012 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại công văn số 134/BDT ngày 31 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Quy định chung

1. Quy định này sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới phát triển kinh tế hộ, giảm nghèo bền vững thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

2. Những nội dung về xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, ngư nghiệp và các mô hình khác.

3. Thực hiện phương châm “nhân dân và nhà nước cùng làm”.

4. Hộ gia đình được hỗ trợ đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới phải trực tiếp, quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất có hiệu quả, từng bước nâng cao đời sống, giảm nghèo bền bền vững.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi: Gồm 38 xã; trong đó có 35 xã miền núi theo quy định của Trung ương và 03 xã đồng bng có đồng bào DTTS sinh sống theo Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 06 tng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Khánh Hoà.

2. Đối tượng: Hộ nghèo và hộ cận nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều 3. Nội dung về chính sách xây dựng, nhân rộng mô hình sx mi

1. Htrợ vốn để xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới phát triển kinh tế hộ (giai đoạn 2011-2015).

- Năm đầu tiên, mỗi xã chọn 5 hộ (3 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo) để xây dựng mô hình (ging nhau hoặc khác nhau), từ năm thứ 2 trở đi mỗi xã có thêm 5 hộ khác được chọn đnhân rộng mô hình sản xuất mới.

- Nội dung hỗ trợ: giống cây trồng, vật nuôi (tuỳ theo nhu cầu sản xuất của mi hộ gia đình, địa phương và quy hoạch của ngành để hỗ trợ vốn đầu tư, nhân rộng mô hình sản xuất mới chuyn giao tiến bộ khoa học kthuật).

- Việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi (ngoại trừ là bò) để xây dựng mô hình sản xuất do địa phương lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Các cây con giống phải phù hợp với điều kiện của địa phương về đất đai, khí hậu, nhu cầu thị trường, trình độ sản xuất của đồng bào.

+ Các giống cây trồng, vật nuôi, phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã được kho nghiệm hoặc sản xuất thử thành công tại địa phương.

2. Hỗ trợ lãi suất vay để hộ gia đình phát triển sản xuất.

Phát triển sản xuất hộ gia đình thông qua hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng Chính sách xã hội (theo khả năng, điều kiện, phương án sản xuất và sự cần thiết nhu cầu ca hộ gia đình...).

- Đối tượng: hộ nghèo và hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số mức vay tối đa 10 triệu đồng/ hộ, lãi suất 0,65% /tháng (theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ), thời hạn vay từ 3-5 năm.

+ Hộ nghèo: hỗ trợ 100% lãi suất.

+ Hộ cận nghèo: hỗ trợ 50% lãi suất.

Điều 4.Tiêu chí lựa chọn hộ tham gia xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất mới

- Đối tượng tham gia:

Hộ nghèo và hộ cận nghèo, do chính quyền địa phương và cộng đồng (xã, thôn) lựa chọn và đảm bảo các điều kiện: có lao động, chí thú làm ăn và phải yêu thích mô hình đầu tư này.

- Yêu cầu của mô hình:

Phải thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật, theo hướng đẫn của cán bộ kỹ thuật; phân công cho cán bộ theo dõi từng mô hình giúp người dân từng khâu, có sự giám sát của cộng đồng tại địa phương; xây dựng quy chế cho từng mô hình.

Đối với các mô hình cần hướng dẫn người dân từ khâu lập kế hoạch, làm chuồng trại, làm đất, cách thức thực hiện. Mỗi mô hình cần gắn kết với một hoặc nhiều hộ sn xuất trong khi triển khai, để chdẫn cho người dân.

- Hình thc tổ chức:

Tuỳ vào tình hình thực tế mỗi địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn mô hình, phân công đơn vị chủ trì, lựa chọn hình thức phối hợp triển khai cho phù hợp, thực hiện các nhiệm vụ từ khâu: xây dựng kế hoạch, tchức thực hiện, thu mua ... cho đến khâu kết thúc.

Các hộ tham gia mô hình thường xuyên tổ chức họp để nêu ra những thuận lợi, khó khăn khi triển khai mô hình, để xem xét giải quyết.

Điều 5. Mc hỗ trxây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất mới

- Đối với các hộ được chọn làm mô hình sản xut thì mức hỗ trợ là 10 triệu đồng/hộ, mỗi xã chọn 5 hộ (3 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo).

Tuỳ vào từng mô hình cụ thể, các địa phương áp dụng mức chi (theo đim b,mục 3, điều 4 tại Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành quy định về chính sách khuyến nông).

Điều 6. Chi phí quản lý

- Căn cứ vào mức chi được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 6/3/2012.

Mức chi phí quản lý được tính bng 6% theo kế hoạch vốn hỗ trợ hàng năm, trong đó: cấp xã 3%, huyện 2%, Ban Dân tộc 1%. Bao gồm chi phục vụ công tác qun lý, kiểm tra, tổ chức các cuộc họp chỉ đạo, hội nghị, đánh giá rút kinh nghiệm, sơ kết; tổng kết hàng năm theo quy định trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất mới.

- Nội dung chi cụ thể như sau:

+ Xăng xe, công tác phí.

+ Chi nước uống tổ chức các cuộc họp chỉ đạo, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra.

+ Chi phí văn phòng phẩm.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc:

- Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình sản xut mới.

- Phối hợp các sở, ngành liên quan lập kế hoạch phân kỳ đầu tư thực hiện hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,

- Phối hợp các ngành liên quan và UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh gii quyết những vướng mắc trong quá trình trin khai thực hiện.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với các ngành liên quan, phân bổ kinh phí thực hiện hàng năm. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và thanh quyết toán của các địa phương, đơn vị bảo đảm theo quy định tài chính hiện hành.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: hướng dẫn tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình các loại cây trồng, vật nuôi; xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sn xuất.

5. UBND huyện, thị xã, thành phố:

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện, xây dựng, nhân rộng mô hình theo đúng quy định.

- Phối hợp Ban Dân tộc và các ngành có liên quan, kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh, Ban Dân tộc theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

6. UBND xã:

- Triển khai thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình theo hướng dẫn ca Ủy ban nhân dân huyện, phòng Dân tộc và các sở chuyên ngành.

- Báo cáo UBND cấp huyện tiến độ thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình trên địa bàn theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

- Kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 9. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 9;
-
TT.Tnh ủy; TT. HĐND tnh;
-
TT.UBND tnh;
-
Ban DT & Ban KT-NS HĐND tỉnh;
-
UBMTTQVN và các đoàn thể cấp tỉnh;
-
UBND các huyện, thị xã, thành phố,
-
Trung tâm Công báo tnh; Website;
- Lưu
: VT, HP, HLe.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Đức Vinh