Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2017 về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 29/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 17/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 17 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 2170/TTr-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu quy hoạch:

- Lập lại trật tự trong quản lý thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh có hiệu quả, đảm bảo môi trường, phát triển bền vững.

- Xây dựng ngành công nghiệp khoáng sản Bình Thuận từng bước phát triển tương đối toàn diện; có cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại; tăng dần giá trị gia tăng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, góp phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, cải thiện kết cấu hạ tầng ở những vùng khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

- Đảm bảo việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; gắn với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; tuân thủ các quy định về sử dụng đất, không chồng lấn với đất lúa, đất rừng, đất quốc phòng, an ninh; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trước mắt và lâu dài, trước hết là phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

2. Nội dung quy hoạch:

- Quy hoạch 05 loại khoáng sản gồm: Đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, vật liệu san lấp và than bùn giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 (phụ lục I kèm theo Nghị quyết này).

- Quy hoạch khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản (phụ lục II kèm theo Nghị quyết này).

- Quy hoạch khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản (phụ lục III kèm theo Nghị quyết này).

- Quy hoạch khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (phụ lục IV kèm theo Nghị quyết này).

- Quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản (phụ lục V kèm theo Nghị quyết này).

3. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản về pháp luật bảo vệ và khai thác tài nguyên khoáng sản. Thực hiện tốt việc công bố công khai nội dung quy hoạch để người dân biết, tham gia giám sát và thu hút đầu tư.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gắn với kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao năng lực thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khai thác. Quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó chú ý phân rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

- Khuyến khích thu hút các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa công nghệ từ khâu thăm dò, khai thác đến chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, ít ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kém.

- Rà soát đánh giá các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép nhưng khai thác không hiệu quả, không chú trọng bảo vệ môi trường, không phục hồi môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, danh lam thắng cảnh để chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép nếu cố tình vi phạm. Đánh giá lại hiệu quả khai thác cát dưới các lòng sông để có quy hoạch phù hợp. Riêng núi Tà Zôn không quy hoạch cấp phép khai thác mới, các mỏ đã cấp giấy phép được hoạt động khai thác đến ngày giấy phép hết hạn và không được gia hạn.

- Thực hiện nghiêm túc cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở các khu vực đã tổ chức thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản và thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động thăm dò khai thác; xóa cơ chế “Xin - cho”. Tăng cường quản lý chặt chẽ các khu vực đang hoạt động khoáng sản đảm bảo đúng pháp luật, nâng công suất để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế tại địa phương.

- Tiếp tục rà soát để công bố công khai những điểm cấm và tạm cấm hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định. Đối với các mỏ chồng lấn đất lúa, đất rừng tự nhiên hiện có phải kiên quyết đưa ra ngoài quy hoạch khai thác khoáng sản theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các điểm quy hoạch dự trữ khoáng sản, các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo luật định.

- Đối với các mỏ đã cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản, tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng khai thác của từng mỏ về mức độ tuân thủ pháp luật; tăng cường quản lý, khai thác tốt các nguồn thu từ hoạt động khai khoáng trên địa bàn tỉnh, nhất là nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.

- Tăng cường công tác giám sát việc cải tạo phục hồi môi trường. Ban hành quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật san ủi, hoàn thổ, cải tạo, trồng cây phục hồi môi trường; thực hiện nghiêm túc việc nộp tiền ký quỹ phục hồi môi trường trước khi cấp phép, bảo đảm việc phục hồi môi trường được thực hiện đúng quy định. Rà soát lại các vị trí, các khu vực đã khai thác khoáng sản, chưa cải tạo phục hồi môi trường trên địa bàn toàn tỉnh để có biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật; đảm bảo sau khi hoàn thổ xong toàn bộ diện tích khai thác được tái sử dụng vào các mục đích khác có hiệu quả, tránh lãng phí quỹ đất. Thực hiện tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai đúng hiện trạng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp giám sát, kiểm tra việc phục hồi môi trường của các mỏ đã kết thúc việc khai thác theo quy định. Đối với các chủ đầu tư có dự án khai thác khoáng sản hết thời hạn khai thác (giấy phép hết hạn), trước khi được cấp phép khai thác khoáng sản mới phải hoàn phục môi trường theo cam kết và hoàn chỉnh các thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định.

- Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các cơ sở hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, đảm bảo tuân thủ Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định pháp luật liên quan khác trong hoạt động khoáng sản; tuân thủ nghiêm pháp lệnh về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; kiên quyết xử lý, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm. Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cấp tỉnh, huyện, xã.

- Nghiên cứu tính chất tro xỉ của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân làm vật liệu xây dựng, trước hết là làm vật liệu san lấp. Điều chỉnh giảm việc đưa vào khai thác vật liệu san lấp ở những khu vực mà tro xỉ nhiệt điện có thể thay thế. Nghiên cứu quy hoạch các khu vực khai thác đá xây dựng để chuẩn bị các điều kiện cần thiết thay thế khi các cơ sở sản xuất đá hiện nay ở khu vực núi Tà Zôn chấm dứt hoạt động.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu UBND tỉnh có đề nghị điều chỉnh, bổ sung về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh căn cứ vào các quy định của pháp luật, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương và tình hình thực tế của địa phương để quyết định điều chỉnh, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận Khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh)

Loại khoáng sản

Tổng trữ lượng, tài nguyên tham gia kỳ

Quy hoạch 2016 - 2020 (m3)

Nhu cầu giai đoạn 2016 -2020

Tổng trữ lượng, tài nguyên dự trữ định hướng giai đoạn 2021 -2030 (m3)

Các mỏ đã cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản

Các mỏ không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Các mỏ đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Tổng cộng

1. Đá xây dựng

13.044.808

0

2.850.000

15.894.808

15.532.410

613.638.339

2. Cát xây dựng

3.514.081

340.000

2.838.300

6.692.381

5.950.000

96.151.544

3. Sét gạch ngói

2.770.410

20.000

1.060.000

3.850.410

3.600.360

43.431.805

4. Vật liệu san lấp

2.894.158

2.280.000

7.800.000

12.974.158

12.665.000

85.065.312

5. Than bùn

0

0

50.000

50.000

 

560.000

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH KHU VỰC ĐÃ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh)

Tên khoáng sản

Diện tích (ha)

Tổng trữ lượng phê duyệt khai thác (m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

Trữ lượng còn lại hiện tại (m3)

Trữ lượng tham gia trong kỳ quy hoạch (m3)

Trữ lượng còn lại (dự trữ) sau kỳ quy hoạch (m3)

1. Đá xây dựng

(36 giấy phép)

723,1

246.187.533

8.610.214

245.314.147

13.044.808

232.269.339

2. Cát xây dựng

(25 giấy phép)

515,3

13.245.005

1.275.944

12.840.825

3.514.081

9.326.744

3. Sét gạch ngói

(22 giấy phép)

704,4

29.768.424

1.044.470

27.673.424

2.770.410

24.903.014

4. Vật liệu san lấp (22 giấy phép)

146,9

6.634.311

1.064.000

6.449.720

2.894.158

3.555.562

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH KHU VỰC ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh)

Tên khoáng sản

Diện tích (ha)

Tổng tài nguyên dự báo (m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

Trữ lượng tham gia trong kỳ quy hoạch (m3)

Trữ lượng còn lại (dự trữ) sau kỳ quy hoạch (m3)

1. Đá xây dựng (18 khu vực)

222,3

25.269.000

1.450.000

2.850.000

22.419.000

2. Cát xây dựng (37 khu vực)

509,5

12.835.900

1.435.000

2.838.300

9.997.600

3. Sét gạch ngói (12 khu vực)

316,3

9.204.000

250.000

1.060.000

8.144.000

4. Vật liệu san lấp (86 khu vực)

1367,0

54.280.750

3.900.000

7.800.000

46.480.750

5. Than bùn (01 khu vực)

100,0

500.000

25.000

50.000

450.000

 

PHỤ LỤC IV

QUY HOẠCH KHU VỰC KHÔNG ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh)

Tên khoáng sản

Diện tích (ha)

Tổng tài nguyên dự báo (m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

Trữ lượng tham gia trong kỳ quy hoạch (m3)

Trữ lượng còn lại (dự trữ) sau kỳ quy hoạch (m3)

1. Cát xây dựng (11 khu vực)

27,2

722.000

150.000

340.000

382.000

2. Sét gốm gọ (01 khu vực)

0,7

504.791

10.000

20.000

484.791

3. Vật liệu san lấp (50 khu vực)

153,8

6.439.000

1.110.000

2.280.000

4.159.000

 

PHỤ LỤC V

QUY HOẠCH KHU VỰC DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh)

Tên khoáng sản

Diện tích (ha)

Tài nguyên (dự trữ)

định hướng đến 2030 (m3)

1. Đá xây dựng (38 khu vực)

3814

358.950.000

2. Cát xây dựng (25 khu vực)

3313

76.445.200

3. Sét gạch ngói (05 khu vực)

396

9.900.000

4. Vật liệu san lấp (14 khu vực)

1029

30.870.000

5. Than bùn (01 khu vực)

22

110.000