Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Số hiệu: 29/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Thào Hồng Sơn
Ngày ban hành: 21/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP , ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 1377/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010 ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 6 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững 5 khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và Báo cáo thẩm tra số: 05/BC- KTNS ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo Nghị quyết này).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, công bố Quy hoạch và tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp thứ Hai thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

QUY HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang phù hợp với chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

b) Làm căn cứ chính có tính pháp lý phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc và tạo cơ sở cho công tác kêu gọi nguồn vốn đầu tư xây dựnglập các chương trình đầu tư tiếp theo của dự án, nhằm thực hiện hoàn chỉnh phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Bảo vệ được sự nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, với các kiểu rừng tiêu biểu là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (độ cao từ >700m); kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp (≤700m);

b) Giảm được áp lực hiện có và hạn chế, không để xuất hiện những áp lực mới đối với công tác bảo tồn của khu bảo tồn như: Sức ép của cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm trong và vùng đệm ngoài khu bảo tồn về phá rừng lấy đất sản xuất, vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thu hái lâm sản, khai thác các loài cây gỗ quý hiếm;

c) Phát huy được thế mạnh tiềm năng của tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên độc đáo, những đặc điểm văn hóa nổi bật của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhân văn góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực khu bảo tồn (vùng lõi và vùng đệm) và đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của khu bảo tồn;

d) Tổ chức tốt công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường rừng của khu bảo tồn góp phần vào việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống bên trong 5 khu bảo tồn và ở vùng đệm ngoài.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch về diện tích:

Tổng diện tích quy hoạch 05 khu rừng đặc dụng là 52.412,52 ha, trong đó:

- Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn là 15.006,3 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là 15.012 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang là 8.563,05 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là 5.039,37 ha.

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê là 8.791,8 ha.

2. Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn và tiến độ đầu tư:

Tổng vốn đầu tư quy hoạch 5 khu rừng đặc dụng là 464.291,30 triệu đồng trong đó:

2.1. Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn:

2.1.1. Tổng vốn đầu tư:

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 153.347,14 triệu đồng. Trong đó phân theo các hạng mục:

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)

 

 

1

Chương trình bảo vệ và bảo tồn

25.885,00

 

2

Chương trình phục hồi sinh thái rừng

12.625,00

 

3

Chương trình nghiên cứu khoa học

8.950,00

 

4

Chương trình Phòng cháy chữa cháy rừng

3.660,24

 

5

Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

2.070,00

 

6

Chương trình phát triển Du lịch sinh thái

2.100,00

 

7

Chương trình Xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị

90.556,90

 

8

Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm

7.500,00

 

Tổng cộng

153.347,14

 

Các hạng mục ưu tiên: Thành lập bộ máy tổ chức; tổ chức hội nghị ranh giới, đóng mốc ranh giới, giao quyền sử dụng đất; lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng, xây dựng cơ sở vật chất (trụ sở ban quản lý, trụ sở hạt Kiểm lâm), tiến hành trồng rừng.

2.1.2. Nguồn đầu tư và tiến độ:

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vôn ngân sách Trung ương 107.962,64 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương 6.860 triệu đồng;

+ Vốn khác 38.524,5 triệu đồng.

- Tiến độ:

+ Giai đoạn 1: Năm 2016 - 2017 là 71.350,74 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2020 là 81.996,4 triệu đồng.

2.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh:

2.2.1. Tổng vốn đầu tư:

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 154.576,75 triệu đồng. Trong đó phân theo các hạng mục:

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)

A

Đầu tư trực tiếp

122.170,91

1

Bảo vệ và phát triển rừng

29.472,01

2

Lập dự án đầu tư khu Bảo tồn thiên nhiên

1.000,00

3

Nghiên cứu khoa học

3.520,00

4

Đào tạo nâng cao năng lực

1.140,00

5

Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường

1.449,00

6

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

75.630,90

7

Trang thiết bị

4.959,00

8

Hỗ trợ vùng đệm

5.000

B

Chi phí chung = 5% x (A)

6.108,55

C

Chi phí khác

26.297,29

 

Tổng cộng

154.576,75

Các hạng mục ưu tiên:

- Các hạng mục Lâm sinh: Bảo vệ rừng, trồng rừng, làm giàu rừng, xây dựng vườn thực vật, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh…

- Các hạng mục xây dựng cơ bản: Trụ sở làm việc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh; hạ tầng kỹ thuật khung.

2.2.2. Nguồn đầu tư và tiến độ:

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Ngân sách Trung ương là 120.815,01 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương là 33.761,74 triệu đồng.

Ngoài ra còn có thể huy động nguồn vốn tự có và huy động hợp pháp của các tổ chức Quốc tế, tổ chức từ thiện môi trường trong nước và quốc tế.

- Tiến độ đầu tư:

+ Giai đoạn 1: Năm 2016 - 2017 là 41.483,62 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2020 là 113.093,13 triệu đồng.

2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang:

2.3.1. Tổng vốn đầu tư

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là: 48.879,56 triệu đồng. Trong đó phân theo các hạng mục:

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)

1

Ch­ương trình bảo tồn

16.843,70

2

Ch­ương trình phục hồi sinh thái

2.810,00

3

Ch­ương trình nghiên cứu khoa học

3.100,00

4

Ch­ương trình phòng cháy chữa cháy rừng

3.563,31

5

Ch­ương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.214,40

6

Chương trình phát triển du lịch sinh thái

1.620,00

7

Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị

14.728,15

8

Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm

5.000,00

 

Tổng cộng

48.879,56

Các hạng mục ưu tiên: Xác định ranh giới và đóng mốc ngoài thực địa, sửa chữa khu văn phòng, xây dựng các trạm, ưu tiên các thôn vùng lõi và giáp ranh.

2.3.2. Nguồn đầu tư và tiến độ:

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách trung ương 42.945,16 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương 4.314,4 triệu đồng;

+ Vốn khác 1.620 triệu đồng.

- Tiến độ đầu tư được chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Năm 2016 - 2017 là 24.146,58 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2020 là 24.732,98 triệu đồng.

2.4. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn:

2.4.1. Tổng vốn đầu tư:

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 44.817,6 triệu đồng. Trong đó phân theo các hạng mục:

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)

 

 

1

Chương trình bảo vệ và bảo tồn

13.657,4

 

2

Chương trình phục hồi sinh thái

7.285,0

 

3

Chương trình nghiên cứu khoa học

2.990,0

 

4

Chương trình phòng cháy, chữa cháy rừng

3.301,0

 

5

Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

930,0

 

6

Chương trình phát triển du lịch sinh thái

1.600,0

 

7

Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị

10.454,2

 

8

Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm

4.600,0

 

 

Tổng cộng

44.817,6

 

Các hạng mục ưu tiên: Xác định ranh giới và đóng mốc ngoài thực địa, sửa chữa khu văn phòng, xây dựng các trạm, ưu tiên các thôn vùng lõi và giáp ranh.

2.4.2. Nguồn đầu tư và tiến độ:

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là: 39.297,6 triệu đồng;

+ Nguồn vốn liên doanh liên kết: 1.600 triệu đồng;

+ Nguồn vốn khác: 3.920 triệu đồng.

- Tiến độ:

+ Giai đoạn 1: Năm 2016 - 2017 là 21.305,7 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2020 là 23.511,9 triệu đồng.

2.5. Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê:

2.5.1. Tổng vốn đầu tư:

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 62.670,25 triệu đồng. Trong đó phân theo các hạng mục:

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)

 

 

1

Chương trình bảo vệ và bảo tồn

9.046,00

 

2

Chương trình phục hồi sinh thái

5.625,00

 

3

Chương trình nghiên cứu khoa học

3.550,00

 

4

Chương trình phòng cháy chữa cháy

3.154,45

 

5

Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

1.044,00

 

6

Chương trình phát triển du lịch sinh thái

640,00

 

7

Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị

35.610,80

 

8

Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm

4.000,00

 

 

Tổng cộng

62.670,25

 

Các hạng mục ưu tiên: Xác định ranh giới và đóng mốc ngoài thực địa, sửa chữa khu văn phòng, xây dựng các trạm, ưu tiên các thôn vùng lõi và giáp ranh.

2.5.2. Nguồn đầu tư và tiến độ:

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Từ ngân sách trung ương: 55.070,20 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 3.431,00 triệu đồng;

+ Vốn khác (ODA, liên doanh,…): 4.169,05 triệu đồng.

- Tiến độ:

+ Giai đoạn 1: Năm 2016 - 2017 là 33.608,08 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2020 là 29.062,17 triệu đồng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát và trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh các chỉ tiêu của Quy hoạch; rà soát điều chỉnh kết quả 3 loại rừng và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các quy hoạch khác cho phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cụ thể hóa thành các kế hoạch hoạt động hàng năm.

3. Đánh giá và báo cáo định kỳ 5 năm một lần vào thời điểm cuối kỳ kế hoạch về kết quả thực hiện Quy hoạch và kế hoạch 5 năm về phát triển lâm nghiệp, bảo tồn các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang./.