Quyết định 1037/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt “Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020”
Số hiệu: | 1037/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Văn Cao |
Ngày ban hành: | 17/05/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1037/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 5 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 482 /SNNPTNT-KHTC ngày 21/4/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020” với các nội dung chính sau:
I. PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.
III. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung
- Chủ động khống chế hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch động vật, nguồn lây các ổ dịch động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật”.
- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, vắc xin, hóa chất để chủ động ứng phó các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh lây chung giữa người và động vật, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
- Góp phần tích cực trong việc thực hiện đề án “Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp đến năm 2020”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để;
- Tỷ lệ tiêm phòng (so với diện tiêm):
+ Vắc xin tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng trâu bò: ≥ 90%;
+ Vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương lợn: ≥ 80%;
+ Vắc xin lở mồm long móng lợn nái, đực giống: ≥ 90%.
+ Vắc xin cúm gia cầm: ≥ 90% ở các đàn vịt có tổng đàn 50 con trở lên.
+ Vắc xin các loại khác (E.coli, dịch tả vịt, Niu cát xơn, Laxota, Gumboro, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm…) tăng 5%/năm
- 100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất tỉnh được kiểm dịch tận gốc; 100% gia súc, gia cầm nhập về chăn nuôi của các chương trình, dự án được kiểm tra, cách ly, tiêm phòng; Kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; Kiểm soát, kiểm tra 90% giống tôm thẻ nhập vào tỉnh trước lúc thả nuôi;
- 95% gia súc, sản phẩm gia súc; 60% gia cầm, sản phẩm gia cầm được kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); 80 % cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP);
- 100% các vùng nguy cơ cao được tiêu độc định kỳ; tổ chức 2-3 đợt/năm tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng (VSTĐKT); thực hiện xã hội hóa VSTĐKT;
- Kiểm tra định kỳ, lấy mẫu xét nghiệm 100% cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống hàng năm;
- Xây dựng và công nhận ≥ 80% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung An toàn dịch bệnh động vật;
- 100% các phường, xã, thị trấn có Ban (tổ) Thú y; Xây dựng, củng cố, quản lý > 550 thú y cơ sở đảm bảo năng lực về chuyên môn đáp ứng công tác tiêm phòng, giám sát, thông tin báo cáo dịch tại các xã, phường.
IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Kiện toàn Ban chỉ đạo: Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản (BCĐCNPCDBGSGCTS) các cấp; Ban hành kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và xác định vai trò của người đứng đầu của các đơn vị, địa phương trong việc lãnh chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật; Định kỳ, đột xuất tổ chức họp đánh giá, chỉ ra tồn tại, đề xuất các giải pháp, tham mưu các chủ trương chỉ đạo trong thời gian tới.
2. Các nội dung giải pháp thực hiện khi chưa có dịch xảy ra
a) Tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên mục, các bản tin tuyên truyền chuyên đề trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh và khu vực về các đợt tiêm phòng vắc xin, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và những thời điểm nguy cơ phát dịch bệnh động vật cao.
- In ấn, phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, nuôi thủy sản về: tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi; dự tính, dự báo, xác định các nguy cơ phát sinh dịch bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi của mình.
- Duy trì và phổ biến trang Web của Sở Nông nghiệp và PTNT (http://snnptnt.thuathienhue.gov.vn), Chi cục Chăn nuôi và Thú y (http://www.chicucthuythuathienhue.com) phổ biến rộng rãi các văn bản phòng chống dịch, kế hoạch triển khai, hướng dẫn chuyên môn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh.
b) Đào tạo, tập huấn chuyên môn
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ theo học các lớp đại học, trên đại học, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng với yêu cầu công việc trong tình hình mới.
- Tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn: chẩn đoán xét nghiệm, quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, thú y thủy sản, thanh tra pháp chế... để nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện.
- Tổ chức tập huấn chuyên đề về công tác hành nghề thú y; quán triệt những văn bản pháp luật và hướng dẫn, phổ biến KHKT; công tác giám sát, xác minh, lưu trữ quản lý dịch bệnh; công tác tham mưu kế hoạch phòng chống dịch; công tác quản lý, theo dõi, thiết lập bản đồ dịch tễ; kiến thức thú y thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm... cho cán bộ thú y cơ sở, người kinh doanh mua bán thức ăn, thuốc thú y, cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ, các chủ trang trại, người chăn nuôi, nuôi thủy sản.
- Tổ chức đào tạo 1-2 lớp/năm nghề Chăn nuôi Thú y từ 1- 3 tháng theo hình thức xã hội hóa hoặc phối hợp với các Trung tâm đào tạo nghề để đào tạo bổ sung lực lượng thú y cơ sở
c) Giám sát và quản lý dịch bệnh
- Thường xuyên củng cố hệ thống giám sát, khai báo, thông tin dịch tận thôn, hộ chăn nuôi, hồ nuôi thủy sản trong đó lực lượng thú y cơ sở làm nòng cốt; báo cáo định kỳ hàng tháng ở mỗi cấp. Đối với các trường hợp nghi nhiễm bệnh nguy hiểm như: cúm ở gia cầm, tai xanh ở lợn, LMLM ở gia súc; đốm trắng, đầu vàng, taura... ở tôm nuôi cần báo cáo ngay cho cơ quan Thú y, chính quyền địa phương hoặc qua đường dây nóng miễn phí 054 800115 để lấy mẫu xét nghiệm chính xác mầm bệnh và kịp thời khống chế.
- Theo dõi, cập nhật thông tin, quản lý ổ dịch để lưu trữ xây dựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh và bản đồ dịch tễ điện tử với phần mềm Quantum GIS. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh như: việc xuất nhập, vận chuyển động vật; giết mổ động vật; đường giao thông; phương thức chăn nuôi...Từ đó có giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp cho động vật nuôi trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
- Triển khai giám sát chủ động bằng việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ sự lưu hành của mầm bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh, đốm trắng tại các hộ chăn nuôi, các điểm bán gia cầm sống, các vùng nuôi thủy sản. Giám sát sau tiêm phòng vắc xin để đánh giá đáp ứng miễn dịch của vắc xin.
d) Tiêm phòng vắc xin
- Vắc xin phòng bệnh LMLM:
+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Trâu bò.
+ Tiêm phòng vùng khống chế (huyện A Lưới) vắc xin tiêm phòng cho trâu bò do Trung ương hỗ trợ 100%.
+ Tiêm phòng vùng đệm (huyện Phong Điền, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, Hương Trà) và vùng tiếp giáp với vùng đệm (huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và TP Huế) vắc xin tiêm phòng cho trâu bò do ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.
+ Tiêm phòng cho lợn nái, lợn đực giống vắc xin tiêm phòng do người dân tự chi trả.
+ Tổ chức triển khai: 2 đợt trong năm vào tháng 4,5 và tháng 10,11 hàng năm; Tổ chức tiêm bổ sung quanh năm cho gia súc mới nhập, mới sinh.
- Vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm:
+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc là thủy cầm có tổng đàn 50 con trở lên; đối tượng khác (gà, chim cút) tiêm phòng ở các trang trại, gia trại.
+ Tổ chức triển khai: 2 đợt trong năm, tập trung vào thời điểm tổng đàn thủy cầm lớn (tháng 3,4 và tháng 7,8 hàng năm).
+ Tiêm phòng bao vây chống dịch khi có dịch cúm xảy ra ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận, thời điểm nguy cơ cao: ngân sách tỉnh (dự phòng khoảng 1 triệu liều/năm).
- Các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc khác:
+ Đối với vắc xin THT trâu bò: tiêm phòng bắt buộc cho trâu bò 1 đợt trong năm vào tháng 2, 3 hàng năm.
+ Đối với vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn lợn: tiêm phòng bắt buộc cho đàn lợn 2 đợt trong năm vào tháng 2,3 và 7,8 hàng năm.
+ Đối với vắc xin Nui-cát-xơn, vắc xin dịch tả vịt: tiêm phòng bắt buộc cho gia cầm 2 đợt trong năm vào tháng 2,3 và 7,8 hàng năm.
+ Đối với vắc xin dại chó: tiêm phòng bắt buộc cho đàn chó, mèo 1 đợt trong năm vào tháng 4 hàng năm.
+ Ngoài các vụ tiêm phòng chính, thường xuyên tổ chức tiêm phòng bổ sung quanh năm các loại vắc xin như trên cho gia súc, gia cầm, chó mèo mới nuôi, mới sinh.
đ) Vệ sinh tiêu độc khử trùng
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức 2 lễ phát động/năm và triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng ở thời điểm nguy cơ phát dịch cao;
- Triển khai thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên tại những nơi nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các lò giết mổ... chủ động nguồn hóa chất tiêu độc khử trùng và tranh thủ sự hỗ trợ hóa chất từ Trung ương.
- Huy động nguồn lực của địa phương và của người dân để mua hóa chất, vôi bột, chlorine... thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại nơi có nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi, nuôi thủy sản.
e) Kiểm dịch động vật:
- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc: Gia súc khi vận chuyển được đánh dấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu. Trên cơ sở thực hiện việc đánh dấu theo quy định, xây dựng dữ liệu về gia súc vận chuyển, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đến tận hộ chăn nuôi.
- Thực hiện việc kiểm dịch xuất, nhập tận gốc, đúng quy trình; thực hiện thông tin hai chiều nơi xuất và nơi nhập, thông tin qua chốt kiểm dịch để quản lý.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ gia súc, gia cầm giống nhập về nuôi của các chương trình, dự án, các hộ chăn nuôi để theo dõi, cách ly, tiêm phòng, tiêu độc trước khi nhập đàn, kịp thời xử lý nếu có dịch bệnh xảy ra.
- Kiểm dịch, kiểm soát giống thủy sản xuất, nhập đảm bảo rõ nguồn gốc, an toàn; xét nghiệm tôm giống trước khi thả nuôi.
g) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Phối hợp với các địa phương thực hiện tốt quy hoạch giết mổ gia súc tập trung theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND; các Quyết định bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh về quy hoạch giết mổ tập trung, đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra, đáp ứng với yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn việc nâng cao ý thức của người dân trong khâu giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y theo Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, ga cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; thực hiện đúng quy trình kiểm soát giết mổ tại lò mổ, phát hiện gia súc bệnh để xử lý nhằm ngăn ngừa dịch bệnh và cung cấp sản phẩm động vật an toàn cho người tiêu dùng.
- Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phương tiện vận chuyển thực phẩm có nguồn gốc gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Thẩm định, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giống thủy sản, vùng nuôi thủy sản tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, bảo quản, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, quầy thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi...
- Thực hiện chương trình giám sát các chất cấm, chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi và trong thức ăn chăn nuôi.
h) Kiểm tra định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ 2 lần/năm đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống nhằm phát hiện sự mang trùng ở gia súc, gia cầm giống, kịp thời khống chế dịch bệnh và cung cấp con giống an toàn cho người chăn nuôi kết hợp với công tác đánh giá, bình tuyển lợn đực giống.
- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và các quy định trong chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống.
- Các bệnh kiểm tra định kỳ và lấy mẫu xét nghiệm gồm:
+ Bệnh ở trâu, bò: Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn.
+ Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Xoắn khuẩn.
+ Bệnh ở dê: Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn.
+ Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.
- Có giải pháp thanh lý, xử lý những gia súc, gia cầm giống không đảm bảo chất lượng và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
i) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (CSATDBĐV):
- Tổ chức tập huấn, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi thực hiện các nội dung vệ sinh thú y và xây dựng CSATDBĐV để đăng ký xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
- Hướng dẫn các chủ chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở ATDB ĐV và tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định; tiến hành thẩm định, đề nghị Cục Thú y công nhận một số cơ sở chăn nuôi tập trung ATDBĐV khi đủ điều kiện.
- Các bệnh tập trung xây dựng cơ sở ATDB ĐV gồm: LMLM ở trâu bò; LMLM, dịch tả ở lợn; cúm ở gia cầm; Nui- cát- xơn ở gà; dịch tả ở vịt.
k) Công tác pháp chế, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm
- Xây dựng kế hoạch hàng năm để tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến công tác Thú y mà trọng tâm triển khai Luật thú y (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) và các Nghị định văn bản hướng dẫn luật tới hệ thống cán bộ Thú y, các cán bộ lãnh đạo địa phương và các ban ngành liên quan.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra trên các lĩnh vực hoạt động: Kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; giết mổ gia súc, gia cầm; tiêm phòng vắc xin; vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc thú y... ; kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Duy trì hoạt động của đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm quản lý tình hình dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
3. Các nội dung giải pháp thực hiện khi xảy ra dịch:
a). Đối với gia súc, gia cầm
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng bao vây, khống chế ổ dịch theo Luật Thú y, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quản lý ổ dịch: phân vùng quản lý dịch (vùng dịch, vùng khống chế, vùng đệm, vùng an toàn) và thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong từng vùng để áp dụng các biện pháp phù hợp; quản lý việc xuất nhập gia súc, gia cầm, phương tiện ra vào ổ dịch; cách ly để điều trị hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định đối với từng loại dịch bệnh động vật.
- Lấy mẫu xét nghiệm xác định chính xác mầm bệnh để có giải pháp đúng, can thiệp nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh.
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, những nơi nguy cơ cao theo quy định của cơ quan Thú y.
- Điều tra mở rộng, xác định mối nguy và tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, tiến hành lấy mẫu giám sát chủ động.
- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, đặt biển báo để kiểm soát gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển...ra vào vùng dịch.
- Tổ chức tiêm phòng bao vây vùng đệm, vùng khống chế và tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định tại Pháp lệnh Thú y.
b) Đối với dịch bệnh thủy sản:
- Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định bệnh. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch phải triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý ổ dịch như sau:
+ Trường hợp thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm: Cơ sở nuôi cần thu hoạch ngay nhưng phải đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi xung quanh. Phương tiện, dụng cụ, môi trường trong quá trình thu hoạch, vận chuyển phải được khử trùng. Sau khi thu hoạch xử lý hóa chất ở hồ nuôi.
+ Trường hợp thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Xử lý hồ nuôi bằng các loại hóa chất theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường không cho dịch bệnh lây lan.
+ Trường hợp vẫn còn trong vụ nuôi: Hướng dẫn chủ nuôi tiến hành khử trùng, cải tạo lại trước khi tiếp tục thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Tổ chức điều tra ổ dịch: Kiểm tra, điều tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng để có biện pháp khống chế phù hợp.
- Quản lý vùng dịch: Thực hiện “3 không”: Không giấu dịch, không xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường, không xả bỏ thủy sản chết, thủy sản dịch ra ngoài môi trường; thông báo trên loa truyền thanh về tình hình dịch.
- Giám sát dịch bệnh: Thực hiện chế độ giám sát, báo cáo dịch bệnh.
- Tuyên truyền: Tăng cường thông tin, hướng dẫn cho chủ nuôi chủ động kiểm tra, phát hiện bệnh và chủ động báo cáo kịp thời để được hỗ trợ xử lý.
- Công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y.
V. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Các nguồn kinh phí
a) Ngân sách Trung ương
-100% vắc xin LMLM tiêm phòng cho trâu bò vùng khống chế (A Lưới) được Trung ương chuyển trực tiếp về tỉnh để mua vắc xin tiêm phòng (theo CV số 1395/BNN-TY ngày 25/2/2016)
- Một số hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường, hồ nuôi;
- Giám sát chủ động lưu hành mầm bệnh theo chỉ đạo của Cục Thú y.
b) Ngân sách tỉnh
- 100% vắc xin LMLM tiêm phòng cho trâu bò các vùng còn lại trong tỉnh; vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
- Kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm: theo kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 01/8/2014 về phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018.
- Kinh phí kiểm tra giám sát dịch bệnh, giám sát định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, thủy sản giống; xét nghiệm các ổ dịch nguy hiểm; xét nghiệm lưu hành mầm bệnh; xét nghiệm sau tiêm phòng đối với bệnh cúm gia cầm, LMLM, tai xanh; xét nghiệm con giống và dịch bệnh thủy sản.
- Kinh phí tổ chức triển khai, kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (ATDBĐV), kiểm tra liên ngành.
- Kinh phí tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cấp tỉnh.
- Kinh phí tổ chức chống dịch và hỗ trợ cho người dân tiêu hủy gia súc dịch bệnh (nếu có dịch bệnh xảy ra).
c). Ngân sách huyện, xã
- Kinh phí kiểm tra giám sát dịch bệnh, giám sát định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Kinh phí tổ chức triển khai, kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, xây dựng cơ sở ATDBĐV, kiểm soát giết mổ, kiểm tra liên ngành trong phạm vi huyện.
- Kinh phí tuyên truyền, củng cố, quản lý, tập huấn cho cán bộ cấp huyện và cơ sở và cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản.
- Kinh phí vật tư, hóa chất, dụng cụ phòng chống dịch.
- Kinh phí tổ chức chống dịch cấp huyện, xã (nếu có dịch bệnh xảy ra).
Các huyện chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng, nếu khó khăn báo cáo với UBND tỉnh để giải quyết.
d) Nguồn đóng góp của nhân dân:
- 100% kinh phí vắc xin tụ huyết trùng (THT) trâu bò; vắc xin THT, dịch tả, phó thương hàn (PTH), E.coli, suyễn, tai xanh, LMLM... ở lợn, vắc xin dại chó và các loại vắc xin gia cầm.
- 100% tiền công tiêm phòng đối với các loại vắc xin.
- Hóa chất tiêu độc định kỳ, đột xuất tại khu vực chăn nuôi.
- Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung trả toàn bộ kinh phí các loại vắc xin, công tiêm phòng.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Tổng kinh phí: 81.887triệu đồng
- Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 5.808 triệu đồng
+ Ngân sách tỉnh: 13.483 triệu đồng
+ Ngân sách huyện, xã: 9.440 triệu đồng
+ Nhân dân: 52.257 triệu đồng
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tỉnh.
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh, BCĐ chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tỉnh và triển khai thực hiện nội dung trong công tác phòng chống dịch bệnh ở động vật.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thông tấn báo chí, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Y tế, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chia sẻ thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản theo quy định. Duy trì trang thông tin điện tử của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động phòng chống dịch động vật nuôi; tổ chức giám sát dịch bệnh, khoanh vùng, xử lý dịch bệnh không để lây lan; tổ chức quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin đạt hiệu quả; thực hiện quy trình kiểm dịch động vật; quy hoạch giết mổ tập trung và nâng cấp điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ để cung cấp thực phẩm an toàn cho cộng đồng...
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản xây dựng lịch thời vụ nuôi thủy sản, quan trắc môi trường, quản lý vùng nuôi, quản lý giống thủy sản và tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các ngư dân.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác phòng chống dịch bệnh động vật.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn quản lý. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của BCĐ chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cấp huyện; phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi tại địa phương. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật; có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động đối phó khi có dịch bệnh động vật xảy ra.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh động vật để người dân chủ động tự bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi của mình và cộng đồng.
- Triển khai tổ chức giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê các số liệu về chăn nuôi, nuôi thủy sản để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng, chống dịch, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; quy hoạch giết mổ tập trung; vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn.
- Triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi năm 2016 của tỉnh, huyện tới UBND các xã thuộc địa bàn quản lý để thực hiện.
3. Sở Y tế: Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong phòng chống dịch bệnh lây chung theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT- BNNPTNT về hướng dẫn phối hợp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi hàng năm theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT đủ nguồn lực để triển khai.
5. Sở Công Thương: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tham gia kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật và sản phẩm động vật; giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương và xử lý vi phạm về kinh doanh, buôn bán, vân chuyển động vật và sản phẩm động vật theo quy định. Phối hợp trong công tác kiểm tra liên ngành, chốt chặn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực có ổ dịch nguy hiểm và khu vực tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức thông tin kịp thời, chính xác cho nhân dân về nguy cơ, tác hại, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi và các văn bản quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh.
8. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng trong ngành tham gia tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi; cử cán bộ phối hợp trong hoạt động kiểm tra, chốt chặn, tổ cơ động cũng như xử lý các trường hợp vi phạm.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chi đạo các đồn Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép ở biên giới đường bộ và đường biển. Xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm theo chức năng của mình.
10. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), Báo Thừa Thiên Huế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về các nội dung phòng chống dịch bệnh động vật.
11. Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam tại Thành phố Huế, các tổ chức chính trị xã hội... phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác phòng chống dịch động vật; chỉ đạo trong hệ thống từ tỉnh đến cơ sở vận động hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật trong gia đình và cộng đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TỪ 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ...../QĐ-UBND, ngày... tháng... năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính (triệu đồng) |
Ghi chú |
|
|||||||||
Tổng kinh phí 2016-2020 |
Trong đó |
Phân bổ nguồn ngân sách Tỉnh hàng năm |
|
||||||||||
Ngân sách TW |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện, xã |
Nhân dân |
|
|||||||||
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|
||||||||
1 |
Phòng chống dịch cúm gia cầm |
22.400 |
3.000 |
2.700 |
6.700 |
10.000 |
540 |
540 |
540 |
540 |
540 |
|
|
2 |
Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng |
19.292 |
2.808 |
8.345 |
1.147 |
6.992 |
1.408 |
1.686 |
1.718 |
1.750 |
1.783 |
|
|
3 |
Phòng chống bệnh dại ở chó |
5.666 |
|
210 |
216 |
5.240 |
40 |
43 |
43 |
43 |
43 |
|
|
4 |
Phòng chống dịch bệnh thủy sản |
7.037 |
|
1.326 |
436 |
4.375 |
282 |
284,5 |
253,3 |
253,3 |
253,3 |
|
|
5 |
Phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác |
26.506 |
|
316 |
540 |
25.650 |
56 |
65 |
65 |
65 |
65 |
|
|
6 |
Tập huấn, quản lý mạng lưới thú y |
987 |
|
586 |
401 |
|
100 |
122 |
122 |
122 |
122 |
|
|
|
TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
81.887 |
5.808 |
13.483 |
9.440 |
52.357 |
2.426 |
2.739 |
2.740 |
2.773 |
2.805 |
|
|
KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ..../QĐ-UBND, ngày... tháng... năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phân bổ theo kế hoạch 86/KH-UBND của UBND tỉnh) |
4.480 |
600 |
540 |
1.340 |
2.000 |
Theo Kế hoạch số: 86/ KH-UBND ngày 01/8/2014 của UBND tỉnh về phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018; năm 2019-2020 tương tự như giai đoạn 2014-2018 |
B |
Kinh phí năm 2017 |
4.480 |
600 |
540 |
1.340 |
2.000 |
|
1 |
Dự phòng VX chống dịch khi tỉnh công bố dịch; Giám sát, kiểm tra theo mầm bệnh và xử lý cúm gia cầm; T truyền cấp TW... |
600 |
600 |
|
|
|
|
2 |
Giám sát bị động (lấy mẫu, XN, điều tra ổ dịch) |
65 |
|
20 |
45 |
|
|
3 |
Xử lý ổ dịch (tiêu hủy, tiêu độc, chốt chặn...) |
120 |
|
30 |
90 |
|
|
4 |
Tiêm phòng |
|
|
|
|
|
|
|
Vắc xin tiêm vịt ở nơi nguy cơ cao (1 triệu liều/năm) |
400 |
|
400 |
|
|
|
|
Vắc xin tiêm vùng khác (2 triệu liều/năm) |
800 |
|
|
|
800 |
|
|
Công tiêm phòng |
900 |
|
|
|
900 |
|
5 |
Kiểm dịch vận chuyển |
|
|
|
|
|
|
|
Hỗ trợ chốt chặn, kiểm tra cố định và lưu động |
65 |
|
20 |
45 |
|
|
|
Xử lý gia cầm và SPGC không rõ nguồn gốc |
65 |
|
20 |
45 |
|
|
6 |
Tập huấn, xây dựng cơ sở ATDB tại trại chăn nuôi gà > 2000 con |
90 |
|
|
90 |
|
|
7 |
Nâng cấp việc giết mổ, kinh doanh gc và spgc |
800 |
|
|
800 |
|
|
8 |
Tuyên truyền (tờ rơi, tin bài phát sóng...) |
110 |
|
20 |
90 |
|
|
9 |
Tiêu độc khử trùng |
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nguy cơ cao |
110 |
|
20 |
90 |
|
|
|
Các hộ chăn nuôi |
300 |
|
|
|
300 |
|
10 |
Kiểm tra, hội nghị |
55 |
|
10 |
45 |
|
|
C |
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
22.400 |
3.000 |
2.700 |
6.700 |
10.000 |
|
PHỤ LỤC 3
KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH LMLM 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ...../QĐ-UBND, ngày... tháng... năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phê duyệt theo kế hoạch 101/KH-UBND của UBND tỉnh) |
4.251 |
972 |
1.408 |
171 |
1.700 |
Cơ chế theo QĐ476 QĐ/BNN_TY ngày 17/2/2016 về việc phê duyệt chương trình phòng chống bệnh LMLM 2016-2020; nguồn kinh phí TW sẽ chuyển trực tiếp cho tỉnh chủ động theo CV 1395 ngày 25/1/2016 của Bộ NNPTNT |
B |
Kinh phí năm 2017 |
3.649 |
459 |
1.686 |
244 |
1.260 |
|
I |
Kinh phí Vắc xin, phiếu tiêm phòng |
2.921 |
459 |
1.622 |
0 |
840 |
|
1 |
Vắc xin type OA trâu bò vùng Khống chế (A Lưới): 8829 con x 2 liều/con x 26000đ/liều |
459 |
459 |
|
|
|
|
2 |
Vắc xin type OA trâu bò vùng còn lại của tỉnh: 31.000 con x 2 liều/con x 26.000đ/liều; các năm sau tăng đàn 2%/năm |
1.612 |
|
1.612 |
|
|
|
3 |
Vắc xin type O tiêm lợn nái và đực giống toàn tỉnh: 28.000 con *2 liều/con x 15.000đ/liều; các năm sau tăng đàn 5%/năm và vắc xin tiêm tại các doanh nghiệp, trang trại nghiệp |
840 |
|
|
|
840 |
|
4 |
Phiếu tiêm phòng: 140.000 tờ x 70đ |
10 |
|
10 |
|
|
|
II |
Công tiêm phòng: 80000liều TB x 4.000đ/mũi; 50.000 liều lợn x 2.000đ/mũi |
420 |
|
|
|
420 |
Theo QĐ 1442/QĐ-TTG ngày 23/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ |
III |
Xét nghiệm nhiễm LMLM tự nhiên tại cơ sở giống, trang trại (tiền xét nghiệm 10 cơ sở x 14 mẫu x 82.000đ/mẫu + dụng cụ, hóa chất, công lấy mẫu 18.000đ/mẫu) |
14 |
|
14 |
|
|
|
IV |
Kiểm tra định kỳ, thẩm định cơ sở giống, trang trại chăn nuôi |
50 |
|
5 |
45 |
|
|
V |
Giám sát mầm bệnh lưu hành và xử lý; BHLĐ phòng chống dịch |
100 |
|
10 |
90 |
|
|
VI |
Công tiêu độc khử trùng nơi nguy cơ cao |
55 |
|
10 |
45 |
|
|
VII |
Vận chuyển, bảo quản vắc xin |
13 |
|
4 |
9 |
|
|
VIII |
Tuyên truyền |
42 |
|
15 |
27 |
|
|
1 |
Bản tin |
32 |
|
5 |
27 |
|
|
2 |
In tờ rơi |
10 |
|
10 |
|
|
|
IX |
Hội nghị triển khai, sơ tổng kết |
20 |
|
2 |
18 |
|
|
X |
Văn phòng phẩm |
11 |
|
1 |
10 |
|
|
XI |
Thẩm định, đăng báo đấu thầu vắc xin |
3 |
|
3 |
|
|
|
C |
Kinh phí năm 2018 |
3.723 |
459 |
1.718 |
244 |
1.302 |
Vắc xin TB tăng 2%, lợn 5%/năm do tăng đàn
|
D |
Kinh phí năm 2019 |
3.797 |
459 |
1.750 |
244 |
1.344 |
|
E |
Kinh phí năm 2020 |
3.872 |
459 |
1.783 |
244 |
1.386 |
|
|
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
19.292 |
2.808 |
8.345 |
1.147 |
6.992 |
PHỤ LỤC 4
KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TỪ 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ......./QĐ-UBND, ngày... tháng... năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phê duyệt theo kế hoạch 101/KH-UBND của UBND tỉnh) |
1.575,5 |
|
40 |
35,5 |
1.500 |
|
B |
Kinh phí năm 2017 |
1.023 |
0 |
43 |
45 |
935 |
|
I |
Kinh phí tuyên truyền |
45 |
0 |
27 |
18 |
|
|
1 |
Chuyên đề phát sóng truyền hình |
6 |
|
6 |
|
|
|
2 |
Tờ rơi phòng chống bệnh dại |
10 |
|
10 |
|
|
|
3 |
Xăng xe tuyên truyền lưu động |
19 |
|
10 |
9 |
|
|
4 |
Băng rôn |
10 |
|
1 |
9 |
|
|
II |
Kinh phí quản lý chó nuôi: |
8 |
0 |
8 |
0 |
|
|
|
Sổ theo dõi tiêm phòng cho thôn, tổ: 1 quyển/thôn x 1488 thôn= 1500 quyển x 5000đ |
8 |
|
8 |
|
|
|
III |
Hội nghị triển khai tiêm phòng dại |
11 |
|
2 |
9 |
|
|
IV |
Chi phí tiêm phòng: Vắc xin, phiếu, công: 55.000 con |
935 |
|
|
|
935 |
|
V |
Tập huấn tiêm phòng cho TYCS 9 huyện |
9 |
|
|
9 |
|
|
VI |
Giám sát bệnh dại |
15 |
|
6 |
9 |
|
|
C |
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
5.666 |
0 |
210 |
216 |
5.240 |
|
PHỤ LỤC 5
KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: …../QĐ-UBND, ngày… tháng… năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phê duyệt theo kế hoạch 101/KH-UBND của UBND tỉnh) |
2.111 |
900 |
282 |
54 |
875 |
|
B |
Kinh phí năm 2017 |
1.255 |
0 |
284,5 |
95,5 |
875 |
|
1 |
Kít xét nghiệm, bảo hộ, dụng vụ, môi trường |
200 |
|
200 |
|
|
|
2 |
Hóa chất xử lý dịch bệnh |
675 |
|
|
|
675 |
|
3 |
Khử trùng, cải tạo ao nuôi bị dịch bệnh (khoảng 100ha) |
200 |
|
|
|
200 |
|
4 |
Hỗ trợ công, xăng xe chỉ đạo xử lý dịch (Tỉnh và 5 huyện, thị có nuôi tôm) |
60 |
|
15 |
45 |
|
|
5 |
Giám sát, kiểm tra vùng nuôi: (Tỉnh và 5 huyện, thị có nuôi tôm) |
40 |
|
15 |
25 |
|
|
6 |
Tuyên truyền (tờ rơi, chuyên mục, bản tin) |
30 |
|
20 |
10 |
|
|
7 |
Dụng cụ đo độ mặn: 5.200ngđ/cái (tỉnh+ 5 huyện = 6 cái) |
31 |
|
31 |
|
|
Chỉ năm 2017 |
8 |
Test NH3, pH: 1,3 triệu/1 bộ (Tỉnh và 5 huyện có nuôi tôm) |
7,8 |
|
1,3 |
6,5 |
|
|
9 |
Triển khai, sơ tổng kết |
11 |
|
2 |
9 |
|
|
C |
Kinh phí 2018 |
1.224 |
0 |
253 |
96 |
875 |
|
D |
Kinh phí 2019 |
1.224 |
0 |
253 |
96 |
875 |
|
E |
Kinh phí 2020 |
1.224 |
0 |
253 |
96 |
875 |
|
|
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
7.037 |
900 |
1.326 |
436 |
4.375 |
|
PHỤ LỤC 6
KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ...../QĐ-UBND, ngày… tháng… năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phê duyệt theo kế hoạch 101/KH-UBND của UBND tỉnh) |
9.014 |
|
56 |
108 |
8.850 |
|
B |
Kinh phí năm 2017 |
4.373 |
0 |
65 |
108 |
4.200 |
|
I |
Vắc xin, phiếu, công tiêm phòng THT trâu bò (90%TĐ = 40.000 liều x 15.000đ/liều) |
600 |
|
|
|
600 |
|
II |
Vắc xin, phiếu, công tiêm phòng Tam liên lợn (80% tổng đàn x 2 vụ = 260.000 liều x 10.000/liều) |
2.600 |
|
|
|
2.600 |
|
III |
Vắc xin và công tiêm phòng các loại vắc xin gia cầm cho khoảng 1 triệu con *1000đ/con |
1.000 |
|
|
|
1.000 |
|
IV |
Vật tư, hóa chất, bảo hộ phòng chống dịch |
90 |
|
|
90 |
|
|
V |
Kiểm tra định kỳ các cơ sở giống và xây dựng cơ sở ATDB động vật |
83 |
0 |
65 |
18 |
0 |
|
1 |
Vật tư, dụng cụ, bảo hộ cho việc lấy mẫu |
10 |
|
10 |
|
|
|
2 |
Hỗ trợ công kiểm tra, lấy mẫu cơ sở giống |
23 |
|
5 |
18 |
|
|
3 |
Thẩm định cơ sở an toàn dịch |
9 |
|
9 |
|
|
|
4 |
Bảo quản và gửi mẫu xét nghiệm |
2 |
|
2 |
|
|
|
5 |
Tập huấn cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm giống và xây dựng CSATDB |
10 |
|
10 |
|
|
|
6 |
Kít xét nghiệm HI, HA: cúm 4tr/bộ kít, dịch tả 25 tr/ bộ kit |
29 |
|
29 |
|
|
|
B |
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
26.506 |
0 |
316 |
540 |
25.650 |
|
PHỤ LỤC 7
KINH PHÍ TẬP HUẤN CHUYÊN SÂU 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: ...../QĐ-UBND, ngày… tháng… năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nội dung |
Đơn vị: triệu đồng |
Ghi chú |
||||
Tổng cộng |
Trong đó nguồn |
||||||
TW |
Tỉnh |
Huyện, xã |
Nhân dân |
||||
A |
Kinh phí năm 2016 (đã phân bổ theo kế hoạch 101/KH-UBND của UBND tỉnh) |
145 |
|
100 |
45 |
|
|
B |
Kinh phí năm 2017 |
211 |
|
122 |
89 |
|
|
1 |
Quán triệt và triển khai Luật Thú y 2015 và các nghị định, Thông tư cho cán bộ Thú y và cán bộ quản lý các cấp, các ngành |
65 |
|
20 |
45 |
|
|
2 |
Tập huấn chuyên sâu cho cán bộ tỉnh, huyện: Quản lý dịch; kiểm dịch; kiểm soát giết mổ; vệ sinh thú y; thú y thủy sản |
30 |
|
30 |
|
|
|
3 |
Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật trạm CĐXN về xét nghiệm chuyên sâu |
20 |
|
20 |
|
|
|
4 |
Tập huấn cán bộ tỉnh, huyện về giám sát, xác minh, quản lý, theo dõi, thiết lập bản đồ dịch: 1 lớp x 15 người |
7,5 |
|
7,5 |
|
|
|
5 |
Tập huấn, quản lý hành nghề cho Thú y cơ sở toàn tỉnh: 550 người |
88 |
|
44 |
44 |
|
|
C |
TỔNG KINH PHÍ 2016-2020 |
987 |
0 |
586 |
401 |
0 |
|
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 23/09/2020 | Cập nhật: 26/09/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về tiếp nhận, đón công dân Quảng Ngãi từ thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam có nguyện vọng về Quảng Ngãi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Ban hành: 20/08/2020 | Cập nhật: 28/10/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2022 Ban hành: 26/08/2020 | Cập nhật: 01/02/2021
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 07/08/2020 | Cập nhật: 10/09/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản Ban hành: 15/07/2020 | Cập nhật: 04/02/2021
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2021 Ban hành: 16/06/2020 | Cập nhật: 13/08/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Ban hành: 15/05/2020 | Cập nhật: 26/05/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 08/04/2020 | Cập nhật: 31/07/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về tổ chức hoạt động tuần tra, bắt giữ, xử lý tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 13/04/2020 | Cập nhật: 13/05/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020 Ban hành: 01/04/2020 | Cập nhật: 20/08/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2020 về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030 Ban hành: 23/03/2020 | Cập nhật: 13/05/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND về thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tĩnh Bắc Kạn năm 2020 Ban hành: 20/02/2020 | Cập nhật: 14/04/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND về triển khai công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020 Ban hành: 25/02/2020 | Cập nhật: 05/05/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về cải cách hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2020 Ban hành: 03/12/2019 | Cập nhật: 20/04/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển thành ngành kinh tế quan trọng trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 1685/QĐ-TTg Ban hành: 17/10/2019 | Cập nhật: 14/01/2020
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” Ban hành: 19/06/2019 | Cập nhật: 16/09/2019
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 02/07/2019 | Cập nhật: 14/10/2019
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống hoạt động nhập lậu hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ, gắn mác “Made in Việt Nam” Ban hành: 24/05/2019 | Cập nhật: 31/07/2020
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 thực hiện Dự án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 Ban hành: 23/04/2019 | Cập nhật: 10/05/2019
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 11/04/2019 | Cập nhật: 28/09/2019
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 về chi tiết, hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 07/03/2019 | Cập nhật: 26/11/2019
Kế hoạch 101/KH-UBND về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III, từ hạng III lên hạng II đối với giáo viên mầm non công lập tỉnh Thái Bình năm 2018 Ban hành: 27/12/2018 | Cập nhật: 12/11/2019
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 về triển khai thi hành Luật Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 07/09/2018 | Cập nhật: 24/09/2018
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018 - 2020 Ban hành: 27/07/2018 | Cập nhật: 13/09/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 28/08/2018 | Cập nhật: 24/12/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 về đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Ngãi năm 2019, 2020 Ban hành: 10/07/2018 | Cập nhật: 27/08/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 về biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính và tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2019 của tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 28/06/2018 | Cập nhật: 19/12/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện chương trình hành động 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới Ban hành: 16/07/2018 | Cập nhật: 05/03/2019
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” Ban hành: 19/06/2018 | Cập nhật: 03/12/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND về dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2018 Ban hành: 28/05/2018 | Cập nhật: 09/07/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 11/05/2018 | Cập nhật: 17/07/2018
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 29/05/2018 | Cập nhật: 21/08/2018
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2018 triển khai phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 07/05/2018 | Cập nhật: 28/06/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2018 Ban hành: 12/04/2018 | Cập nhật: 19/06/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 28/03/2018 | Cập nhật: 04/07/2018
Kế hoạch 86/KH-UBND về hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai năm 2018 Ban hành: 13/03/2018 | Cập nhật: 25/07/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 Ban hành: 02/03/2018 | Cập nhật: 15/03/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về ứng phó sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 29/11/2017 | Cập nhật: 05/12/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch 57-KH/TU Ban hành: 25/10/2017 | Cập nhật: 03/11/2018
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về Đề án triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 14/11/2017 | Cập nhật: 27/12/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 Ban hành: 02/10/2017 | Cập nhật: 08/11/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 25/09/2017 | Cập nhật: 10/10/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2017 tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân Ban hành: 23/08/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ban hành: 30/06/2017 | Cập nhật: 10/10/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về chủ động hội nhập quốc tế về kinh tế Ban hành: 29/06/2017 | Cập nhật: 18/07/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 28/07/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 09/05/2017 | Cập nhật: 16/05/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2017 phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Hà Nội Ban hành: 14/04/2017 | Cập nhật: 08/05/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác xây dựng Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 08/05/2017 | Cập nhật: 22/05/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Thừa Thiên Huế năm 2017 Ban hành: 17/04/2017 | Cập nhật: 08/05/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 21/02/2017 | Cập nhật: 10/03/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 Ban hành: 28/12/2016 | Cập nhật: 10/05/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 26/12/2016 | Cập nhật: 21/03/2017
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 11/01/2017
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 10/10/2016 | Cập nhật: 28/11/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 triển khai Nghị quyết 21/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 13/10/2016
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bến Tre Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 23/07/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 27/06/2016 | Cập nhật: 06/07/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) Thành phố Hà Nội Ban hành: 30/05/2016 | Cập nhật: 07/07/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND về thanh tra, kiểm tra công vụ tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 Ban hành: 13/04/2016 | Cập nhật: 10/06/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 về kiểm tra thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch tại huyện Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai Ban hành: 15/04/2016 | Cập nhật: 04/06/2016
Kế hoạch 86/KH-UBND triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 Ban hành: 31/03/2016 | Cập nhật: 30/06/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 114-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp Ban hành: 07/03/2016 | Cập nhật: 09/04/2016
Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” Ban hành: 17/02/2016 | Cập nhật: 01/03/2016
Kế hoạch 101/KH-UBND về định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 18/06/2015 | Cập nhật: 04/07/2015
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 14/04/2015 | Cập nhật: 29/02/2016
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 30/12/2014 | Cập nhật: 19/01/2015
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 20/12/2014 | Cập nhật: 30/01/2015
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 25/12/2014 | Cập nhật: 31/01/2015
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND thay đổi giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 05/01/2015
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 16/12/2014 | Cập nhật: 31/12/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy định cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn II trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 04/12/2014 | Cập nhật: 24/12/2014
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn hành vi sử dụng các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 13/11/2014 | Cập nhật: 28/02/2015
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 29/10/2014 | Cập nhật: 04/11/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 03/12/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 29/10/2014 | Cập nhật: 05/11/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND quy định mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý Ban hành: 14/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ kinh phí dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề, bổ túc văn hóa + nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND Ban hành: 06/11/2014 | Cập nhật: 05/12/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về cấp nhà, hạng nhà, giá nhà, giá vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 30/10/2014 | Cập nhật: 13/11/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thư viện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 19/09/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về thu Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 29/09/2014 | Cập nhật: 18/10/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thuộc lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 23/10/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 19/09/2014 | Cập nhật: 29/10/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Nghệ An Ban hành: 29/08/2014 | Cập nhật: 11/10/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 18/08/2014 | Cập nhật: 01/09/2014
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 Ban hành: 28/07/2014 | Cập nhật: 26/07/2015
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 14/03/2016
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về thu phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 23/08/2014
Quyết định 53/2014/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 9 của Quy định nội dung xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh kèm theo Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Ban hành: 11/07/2014 | Cập nhật: 07/03/2015
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 Ban hành: 06/05/2014 | Cập nhật: 04/06/2014
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 28/02/2015
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 06/09/2013 | Cập nhật: 13/09/2013
Kế hoạch 86/KH-UBND về truyền thông quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2015 Ban hành: 28/05/2013 | Cập nhật: 31/05/2013
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 21-CT/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (khóa XI) đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Ban hành: 17/06/2013 | Cập nhật: 19/06/2013
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 09/11/2012 | Cập nhật: 15/03/2016
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2012) Ban hành: 15/06/2012 | Cập nhật: 20/06/2012
Kế hoạch 86/KH-UBND thực hiện Quyết định 678/QĐ-TTg về chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 08/12/2011 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 23/08/2011 | Cập nhật: 25/08/2011
Kế hoạch 86/KH-UBND triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020" Ban hành: 04/07/2011 | Cập nhật: 06/02/2013
Kế hoạch 86/KH-UBND về tổ chức cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp” chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 21/06/2010 | Cập nhật: 30/07/2010
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2010 điều động bổ nhiệm ông Trịnh Đình Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 28/05/2010
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2008 về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 06/10/2008 | Cập nhật: 16/10/2008
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 05/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 26/10/2007
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 19/06/2007
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng An ninh nhân dân Phạm Quốc Hùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an nghỉ công tác để chữa bệnh Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 25/11/2006
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2006 về việc thí điểm thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 15/05/2006 | Cập nhật: 27/05/2006
Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y Ban hành: 15/03/2005 | Cập nhật: 14/01/2013