Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về tổ chức hoạt động tuần tra, bắt giữ, xử lý tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 101/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 13/04/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Nông nghiệp, nông thôn, Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 4 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, BẮT GIỮ, XỬ LÝ TÀU GIÃ CÀO XÂM HẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Theo kết quả đấu tranh với hoạt động của tàu giã cào khai thác thủy sản sai vùng trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 và dự báo tình hình trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Để tiếp tục tăng cường quản lý, nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hoạt động tàu giã cào khai thác thủy sản sai vùng trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đề nghị của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động tuần tra, bắt giữ, xử lý tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép xâm hại vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biển, kịp thời phát hiện, chủ động đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm đối với hoạt động của tàu giã cào khai thác thủy sản vùng ven bờ và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức khác nhau, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh và phòng ngừa. Lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển của tỉnh đối với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khai thác (đánh bắt) thủy sản và công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong hoạt động khai thác thủy sản.
3. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp trong đấu tranh với hoạt động của tàu giã cào sai tuyến, tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, các lực lượng, các tổ chức chính trị xã hội các cấp chống các hành vi khai thác thủy sản trái phép.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát toàn diện các hoạt động khai thác (đánh bắt) thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh; tập trung ngăn chặn các hành vi sử dụng lưới giã cào để khai thác thủy sản vùng ven bờ và các hành vi vi phạm khác ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Công tác tuần tra, kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ và có sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng liên quan, đảm bảo hiệu quả, phải ngăn chặn, giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Các lực lượng chức năng (Kiểm ngư, Biên phòng) tăng cường lực lượng, phương tiện phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn, tập trung những vùng trọng điểm, phức tạp, thường xuyên xảy ra vi phạm để tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, xử phạt hành chính khung cao nhất theo quy định. Tăng cường phối hợp các lực lượng (Kiểm ngư, Biên phòng, Ban quản lý cảng cá tỉnh) để kiểm tra, kiểm soát, xử lý tàu giã cào vi phạm trong vùng cấm khai thác. Các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức thu thập, xác lập đầy đủ và chặt chẽ hồ sơ, chứng cứ để làm cơ sở xử lý tàu cá giã cào vi phạm theo đúng hành vi và mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Tăng cường phối hợp với các tỉnh bạn trong quản lý, xử lý nghiêm các tàu giã cào vi phạm trên vùng biển của tỉnh, có chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề giã cào sang các nghề khai thác phù hợp, không gây tác hại đến môi trường, nguồn lợi thủy sản.
5. Công tác xử lý: Sau khi bắt giữ tàu giã cào vi phạm sẽ đưa về hai địa điểm là cảng Chân Mây và cảng Thuận An để xử lý theo quy định. Đối với các tàu giã cào vi phạm khai thác thủy sản sai tuyến cương quyết xử lý theo quy định pháp luật, tạo sự răn đe, giáo dục; đồng thời yêu cầu ký cam kết không tái phạm khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển của tỉnh. Giám sát việc thực hiện cam kết của chủ tàu, nếu tiếp tục vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm với hình thức cao nhất.
III. CÁC HÌNH THỨC TUẦN TRA
1. Tuần tra riêng lẻ
- Các Đồn Biên phòng, Hải đội 2 Biên phòng tiến hành tuần tra.
- Lực lượng Kiểm ngư tiến hành tuần tra.
2. Tuần tra phối hợp
- Lực lượng Bộ đội biên phòng, Kiểm ngư tuần tra: Sử dụng tàu Kiểm ngư hoặc tàu Biên phòng hoặc sử dụng tàu của cả hai bên tùy thuộc vào tình hình thực tế.
- Các Đồn Biên phòng, dân quân, Công an xã ven biển tuần tra: Sử dụng Canô Biên phòng; tàu của ngư dân hoặc sử dụng đồng thời Canô Biên phòng - tàu của ngư dân kết hợp.
Lực lượng Biên phòng phối hợp với lực lượng Kiểm ngư tổ chức tuần tra định kỳ 01 tháng 01 lần.
Các lực lượng tiến hành tuần tra riêng lẻ hoặc phối hợp tùy theo tình hình vụ việc cụ thể.
IV. NHIỆM VỤ CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch này. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát, chống tàu giã cào khai thác trái phép trên vùng biển của tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tàu giã cào gây thiệt hại tài sản, ngư cụ của ngư dân, các hành vi chống đối, gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ.
- Chỉ đạo các Đồn, Trạm Biên phòng tuyến biển kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu giã cào khi xuất, nhập cửa lạch, xử lý nghiêm và kiên quyết không cho xuất lạch các trường hợp không thực hiện đăng ký tàu cá, không chấp hành quy định đăng kiểm tàu cá, không có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng và các quy định khác theo quy định.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng tuyến biển, Hải đội 2 chủ động nắm bắt tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên biển. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm ngư, Công an, dân quân các xã ven biển... trong thực hiện thanh tra, kiểm tra tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản trái phép trên biển.
- Bố trí xuồng tuần tra cho các Đồn Biên phòng tuyến biển có công suất từ 60 CV đến 285 CV; tổ chức 02 phương tiện tàu tuần tra trên biển neo đậu tại cảng Thuận An và cảng Chân Mây để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý.
- Bố trí địa điểm neo đậu tàu vi phạm ở cảng Thuận An và cảng Chân Mây. Phối hợp với Thanh tra thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý tàu vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bố trí nhân lực các cơ quan quản lý thủy sản, thực thi pháp luật (Chi cục Thủy sản, Kiểm ngư, Ban quản lý cảng cá) đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép theo nội dung Kế hoạch.
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư tổ chức tàu tuần tra trên biển. Chủ động tuần tra, kiểm soát, đấu tranh xử lý tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ và các hoạt động khai thác hủy diệt trên đầm phá. Triển khai kế hoạch phòng chống nghề giã cào ven bờ bằng thiết bị cắt cáp kết hợp chà rạo nhân tạo, song song với phương pháp cưỡng chế hành chính.
- Phối hợp với Bộ đội biên phòng trong xử lý các phương tiện vi phạm.
- Chỉ đạo Công an các địa phương ven biển chủ động nắm tình hình, phối hợp với lực lượng của các Đồn Biên phòng tổ chức tuần tra, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tàu giã cào khai thác trái phép vùng biển ven bờ và vùng đầm phá của tỉnh.
- Phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh điều tra các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự.
Chỉ đạo dân quân các xã ven biển phối hợp với lực lượng của các Đồn Biên phòng trong tuần tra, đấu tranh, xử lý với hoạt động của tàu giã cào trái phép.
Trên cơ sở kế hoạch này tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hằng năm và bảo đảm các chế độ chính sách cho lực lượng tham gia làm nhiệm vụ.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã ven biển để đưa tin tuyên truyền về công tác quản lý, kết quả đấu tranh, ngăn chặn tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ của tỉnh.
7. UBND các huyện, thị xã ven biển
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch này trên địa bàn quản lý; chủ động nắm tình hình và phối hợp các cơ quan chức năng rà soát, lập danh sách thuyền nghề có nguy cơ vi phạm để theo dõi; xác định các trường hợp hành nghề bất hợp pháp không có giấy phép, thông báo cho cơ quan chức năng xử lý kịp thời; tổ chức cho các chủ thuyền giã cào ký cam kết không vi phạm tuyến khai thác.
- Chủ động và phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan liên quan làm tốt công tác tuyên truyền để ngư dân trên địa bàn không tham gia đánh bắt thủy sản trái phép. Vận động nhân dân trên địa bàn phát huy vai trò trong thực hiện giám sát, thông tin, phối hợp lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn ven biển tùy vào tình hình thực tế chủ động hiệp đồng từ 03 đến 05 phương tiện có công suất từ 300 CV trở lên, để sẵn sàng trưng dụng, huy động, phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh và các lực lượng chức năng tham gia đấu tranh, xử lý với tàu giã cào vi phạm. Tập trung vào các địa bàn trọng điểm Thuận An, Vinh Hiền, Chân Mây, Phong Hải.
- Tổ chức cho các chủ tàu giã cào trên địa bàn ký cam kết chấp hành quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các cơ sở thu mua hải sản ký cam kết không thu mua sản phẩm thủy sản của các tàu giã cào khai thác trái phép; vận động các chủ tàu giã cào ở địa phương chuyển đổi sang các nghề khai thác khác phù hợp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hằng năm căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10. UBND tỉnh giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống tàu giã cào vào tháng 11 hằng năm.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thị xã ven biển kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản Ban hành: 16/05/2019 | Cập nhật: 16/05/2019
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Ban hành: 08/03/2019 | Cập nhật: 08/03/2019