Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: | 86/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Vũ Thị Bích Việt |
Ngày ban hành: | 10/12/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay” và các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao nhận thức của các cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể; của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong phòng chống mại dâm, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm; tạo sự đồng thuận và quyết tâm của toàn xã hội trong công tác phòng chống mại dâm.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cơ sở, địa bàn không để phát sinh ổ nhóm, tụ điểm mới về tệ nạn mại dâm, góp phần đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống mại dâm.
Các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp Ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan liên quan khi để phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý; coi hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn mại dâm là một trong những chỉ tiêu thi đua, đánh giá hàng năm đối với tổ chức, cá nhân. Tăng cường công tác giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên có hành vi thiếu trách nhiệm bao che, dung túng, tham gia tệ nạn mại dâm.
2. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng tệ nạn mại dâm trên địa bàn, thực hiện đồng bộ các hoạt động, giải pháp theo Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015. Tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm, kịp thời phát hiện, triệt xoá, các tụ điểm, đường dây, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm; đưa truy tố, xét xử nghiêm minh các tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm.
3. Thường xuyên, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm các cấp theo Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các địa bàn trọng điểm.
4. Xây dựng và nhân rộng mô hình hỗ trợ tại cộng đồng đối với người bán dâm để có thể cung cấp kịp thời các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp lý; cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người bán dâm tiếp cận, sử dụng các dịch vụ can thiệp dự phòng, khám và điều trị HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chương trình điều trị Methadone cho người bán dâm có sử dụng ma túy; hỗ trợ người bán dâm giảm các tổn thương bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột tình dục; giảm kỳ thị của xã hội cho phụ nữ, đặc biệt là trẻ em vị thành niên bị lôi kéo vào hoạt động mại dâm; việc hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm sau khi bị xử lý hành chính theo hướng dẫn tại công văn số 2335/LĐTBXH-PCTNXH ngày 27/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kỹ năng sống, trợ giúp xã hội, hỗ trợ học nghề, việc làm, tiếp cận các nguồn vốn nhằm tạo cơ hội cho người bán dâm thay đổi công việc, hòa nhập cộng đồng bền vững.
5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, công tác xã hội để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất, tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống mại dâm ở địa phương; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong đấu tranh phòng, chống mại dâm, xây dựng xã, phường, lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm, nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, những địa phương có cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời phê phán những địa phương để tệ nạn mại dâm gia tăng. Hình thức, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với các đối tượng cần tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm.
7. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác chuyển hoá địa bàn, đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; rà soát, đánh giá các mô hình, biện pháp phòng, chống mại dâm có hiệu quả để phát triển nhân rộng.
8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp; phân công nhiệm vụ, phân công địa bàn phụ trách cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới. Địa bàn nào để tình hình mại dâm gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo tỉnh. Duy trì chế độ họp, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn mại dâm cấp tỉnh)
- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện thành phố tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011- 2015 và Kế hoạch này.
- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, giải pháp phòng, chống mại dâm; tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm tiếp cận và sử dụng các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cộng đồng.
- Thực hiện tiếp nhận hỗ trợ người bán dâm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội khi họ có yêu cầu được hỗ trợ trước khi trở về cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm, đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị với Ủy ban nhân dân tỉnh theo qui định.
2. Công an Tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp xác định địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm, đối tượng có hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm, chú trọng đến các loại tội phạm mua bán người vì mục đích mại dâm; chỉ đạo xác minh, xác định, phân loại nạn nhân bị mua bán trong các vụ việc, vụ án điều tra tội phạm liên quan đến mại dâm; tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về mại dâm; làm tốt công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, đặc biệt là các nhà nghỉ, khách sạn, các cơ sở lưu trú ... , nơi có điều kiện, khả năng liên quan đến hoạt động mại dâm.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ngăn chặn, xử lý tình trạng mại dâm thông qua sử dụng công nghệ cao. Rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý về an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện.
3. Sở Y tế: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện về y tế và triển khai các biện pháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong phòng, chống mại dâm tại các cơ sở của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống mại dâm, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm. Duy trì hoạt động các đội chiếu bóng, truyền thanh lưu động ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, cơ sở lưu trú du lịch nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi khiêu dâm, kích dục, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, lợi dụng du lịch để tổ chức hoạt động mại dâm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng thông qua sử dụng mạng điện thoại di động, mạng Intenet để hoạt động mại dâm.
6. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, rà soát đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, Luật xử lý vi phạm hành chính; phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tuyên truyền giáo dục pháp luật, mở thêm chuyên mục giáo dục pháp luật thường xuyên trên sóng phát thanh và truyền hình của địa phương.
7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực hợp pháp để bố trí kinh phí cho Chương trình phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích và theo quy định của Nhà nước.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn; tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn trong tình hình hiện nay, phân công nhiệm vụ, phân công địa bàn phụ trách cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người, phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm huyện, thành phố.
- Thường xuyên báo cáo Huyện ủy, Thành uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị chức năng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết triệt để tệ nạn mại dâm tại những địa bàn trọng điểm; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả công tác của Đội kiểm tra liên ngành 178 của địa phương.
- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Công an tỉnh đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện công tác phòng, chống mại dâm nhằm đạt được các mục tiêu theo Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 theo qui định.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh: Tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng cơ quan, đơn vị, địa bàn trong sạch, lành mạnh không có tệ nạn xã hội và tham gia công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng, 01 năm, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp) theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Ban hành: 26/05/2020 | Cập nhật: 26/05/2020
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2019 về tăng cường công tác an ninh hàng không dân dụng trong tình hình hiện nay Ban hành: 30/08/2019 | Cập nhật: 10/09/2019
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước Ban hành: 07/08/2018 | Cập nhật: 10/08/2018
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2017 về tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế Ban hành: 23/05/2017 | Cập nhật: 25/05/2017
Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016 Ban hành: 03/06/2016 | Cập nhật: 09/06/2016
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước Ban hành: 27/08/2015 | Cập nhật: 28/08/2015
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2014 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 Ban hành: 05/08/2014 | Cập nhật: 07/08/2014
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay Ban hành: 15/10/2013 | Cập nhật: 16/10/2013
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2012 điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước những tháng cuối năm Ban hành: 05/09/2012 | Cập nhật: 08/09/2012
Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm Ban hành: 15/10/2004 | Cập nhật: 10/12/2009