Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
Số hiệu: 103/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trần Hoàng Tựu
Ngày ban hành: 13/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 13 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sở Hữu trí tuệ, ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 19/6/2009;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg , ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 11476/QĐ-BCT , ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành công thương thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1951/TTr-SCT ngày 15/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Long, Thủ trưởng các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện nội dung Đề án theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã tỉnh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG:

- Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 29/11/2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 19/6/2009;

- Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg , ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 11476/QĐ-BCT , ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành công thương thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Căn cứ Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN:

Cuối năm 2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, đây là một thị trường chung rộng lớn với dân số trên 600 triệu người, tổng GDP hàng năm đạt gần 3.000 tỷ USD và tại đây, hàng rào thuế quan hầu như được hoàn toàn loại bỏ, các hàng rào phi thuế quan ngày càng hạn chế. Do đó, việc nước ta thiết lập mối quan hệ với Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ vừa là cơ hội và vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

Và để hòa nhập khối kinh tế chung này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ về mọi mặt, trong đó không thể không nói đến việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho riêng mình để đảm bảo thích nghi trong quá trình hội nhập, bởi thương hiệu mang giá trị hữu hình, nó gắn chặt với sự phát triển doanh nghiệp và lợi nhuận thương hiệu mang lại rất lớn.

Đa phần các doanh nghiệp đều cho rằng, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp,… Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp hiểu được rằng xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triển thương hiệu. Do vậy, thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ để phân biệt chứ chưa được thương mại hóa. Thực trạng này xuất phát từ nhận thức của chính các doanh nghiệp, cho rằng việc có một cái tên, một logo đẹp, được đăng ký bảo hộ là hoàn thành việc xây dựng thương hiệu nhưng thực chất việc xây dựng, phát triển thương hiệu là phải làm cho cái tên đó trở lên có ý nghĩa, có tác động mạnh tới tâm lý và hành vi của người tiêu dùng và quan trọng hơn, phải có giá trị thương mại. Đây là công việc lâu dài, mang tính chiến lược của doanh nghiệp, bao gồm việc định hướng chiến lược cho hệ thống thương hiệu, việc quảng bá và định vị thương hiệu và các hệ thống quản lý nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu.

Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang diễn ra tình trạng rất nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp có chất lượng tốt, giá rẻ nhưng do chưa có thương hiệu nên rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường cả trong nước và nước ngoài. Nhiều sản phẩm hàng Việt Nam hiện nay đang được bán trên thị trường thế giới dưới tên thương hiệu mạnh của nước ngoài, thực chất là chúng ta làm gia công cho họ. Hoặc một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường nhưng chưa thực sự nổi bật do các doanh nghiệp chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, kinh phí dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức.

Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Vĩnh Long hiện nay còn mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn manh mún, rời rạc. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì đa số các doanh nghiệp Vĩnh Long có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét của một quốc gia nông nghiệp như tâm lý làm ăn nhỏ, sợ rủi ro trong kinh doanh, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài,… Chỉ khi nào thương hiệu bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm từ bên thứ ba thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ hầu như chưa có khái niệm thương hiệu trong chiến lược kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp quy mô lớn hơn thì vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu chủ yếu thuộc về ban giám đốc, các bộ phận khác như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, phòng tiếp thị mang tính chất phụ trợ, giúp việc. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thời gian qua cho thấy, hầu hết trong các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu.

Từ các thực trạng nêu trên, việc xây dựng đề án “Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” là rất cần thiết và cấp bách. Nhằm tạo động lực giúp doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm bày bán.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015”:

. Kết quả:

Qua 3 năm triển khai đề án đã thực hiện các nội dung mục tiêu đề án đề ra:

- Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá 7 thương hiệu gồm: Thương hiệu nước mắm Gia Hỷ của DNTN CBTP TM Hồng Hương; Thương hiệu gạo sạch Phước Thành IV của Công ty TNHH Phước Thành IV; Thương hiệu kẹo đậu phộng, kẹo hạt điều Saha của Công ty TNHH Sơn Hải; Thương hiệu bún, bánh phở Ba Khánh của Cơ sở bún - phở Ba Khánh; Thương hiệu Bưởi 5 roi Mỹ Hòa của HTX bưởi 5 roi Mỹ Hoà; Thương hiệu Cam sành Tam Bình của HTX TMDV Hoàn Thiện; Thương hiệu Gốm đỏ Vĩnh Long, gạch nung Vĩnh Long của Hiệp hội gạch, gốm Mỹ nghệ Vĩnh Long.

- Triển khai quảng bá 07 thương hiệu thông qua các kênh truyền thông: đài THVL, SCTV, trang VnExpress; tuoitreonline; giao lưu sinh viên trường Đại học Cửu Long, thanhnienonline, báo Vĩnh Long; báo Doanh nhân Sài Gòn; báo Sở hữu trí tuệ; Báo Người tiêu dùng; báo Doanh nhân, …

- Hỗ trợ xây dựng mới 10 nhãn hiệu hàng hóa và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận gồm: 06 Nhãn hiệu tập thể: Tàu hủ ky Mỹ Hoà; Bánh tráng giấy Tường Lộc; Cam sành Tam Bình; Gạch nung Vĩnh Long; Đậu bắp xanh Tân Quới; Bưởi da xanh Vũng Liêm; 04 Nhãn hiệu hàng hoá: Bánh Hải ký; Betong Thành Nguyện; Gạch không nung Phước Lộc Hải; Kim chi Hoàng Long.

- Tổ chức 02 cuộc hội thảo, tập huấn tuyên truyền.

. Hiệu quả kinh tế, xã hội:

Doanh nghiệp có được chiến lược kinh doanh và marketing dài hạn, chiến lược phân phối nhằm đưa sản phẩm đến các kênh phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh nhằm tăng doanh số bán hàng như: Công ty TNHH Phước Thành IV phát triển bao bì mới, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng 30 - 40% so với năm 2014; Cơ sở bún phở Ba Khánh mở mới cửa hàng trong địa bàn tỉnh, chi nhánh tại Tp.HCM và sản phẩm vào các siêu thị như: Co.op Mark, Lottle, Satra, AEON; lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng 20 - 30% so với năm 2014. DNTN Hồng Hương mở rộng phân phối sang các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và sản phẩm vào các siêu thị như: Co.op Mark, Big C, Vinatext, Citymark, BSMark; lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng 15 - 20% so với năm 2014.

Hình ảnh thương hiệu các doanh nghiệp trong tỉnh lần lượt xuất hiện trên các phương tiện truyền thông có lượng xem đài, độc giả lớn như: Đài THVL, SCTV, trang VnExpress; tuoitreonline; thanhnienonline,… tiếp cận phần lớn khách hàng mục tiêu. Việc này không chỉ giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp mà còn thể hiện sức sống mới của doanh nghiệp tỉnh nhà và thương hiệu địa phương tỉnh Vĩnh Long.

Đến nay, nhiều thương hiệu tham gia đề án không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước mà đã từng bước vươn ra thế giới, tạo uy tín và động lực cho các doanh nghiệp Vĩnh Long phát triển giao thương, đầu tư vào công nghệ để đẩy mạnh phân phối. Các doanh nghiệp vừa góp phần khai thác thế mạnh của vùng tạo ra bản sắc cho địa phương, vừa xây dựng kinh tế tỉnh nhà vững mạnh trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, đề án còn mang lại hiệu quả xã hội như tạo việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

IV. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU:

1. Đối tượng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức, người lao động ở các sở ngành, phòng ban, UBND cấp huyện.

2. Mục tiêu chung:

- Trợ giúp các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường, giúp các doanh nghiệp hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN thành công.

- Tạo ra những giá trị vững chắc trong sản xuất, giúp tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nhất là doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững.

3. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng chiến lược phát triển 12 thương hiệu gồm các lĩnh vực: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Nông nghiệp; Dịch vụ, du lịch; vật liệu Xây dựng.

- Xây dựng mới 15 nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hoá).

- Tuyên truyền đến khoảng 500 đại biểu nắm được vai trò, giá trị và cách thức xây dựng thương hiệu cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá thương hiệu tiêu biểu của tỉnh.

4. Nội dung thực hiện, tiến độ, kinh phí thực hiện đề án:

4.1. Nội dung thực hiện:

- Tổ chức 05 cuộc hội thảo chuyên đề liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quảng bá thương hiệu.

- Xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá cho 12 thương hiệu, trong đó: Phấn đấu xây dựng đạt 02 thương hiệu quốc gia (kèm phụ lục).

- Xây dựng 15 nhãn hiệu hàng hóa mới (kèm phụ lục).

- Xây dựng phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá thương hiệu tiêu biểu của tỉnh.

Hàng năm Sở Công thương xây dựng kế hoạch thực hiện và đơn vị thụ hưởng có thể thay đổi theo điều kiện thực tế triển khai.

4.2. Kinh phí và tiến độ thực hiện:

Bảng 1: Tổng kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Tổng
KP

KP
ngân sách

KP đối ứng

I

Tổ chức 05 cuộc hội thảo/tọa đàm liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quảng bá thương hiệu

Cuộc

5

25

125

125

 

II

Xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá cho 12 thương hiệu.

Thương hiệu

12

320

3,840

1,920

1,920

III

Hỗ trợ 15 nhãn hiệu

Nhãn hiệu

15

3.660

54.9

54.9

 

IV

Chi phí xây dựng phòng trưng bày

phòng

1

1,868

1,868

1,868

 

V

Chi phí tổ chức hội nghị tổng kết

Năm

5

3.5

17.5

17.5

 

VI

Chi phí chỉ đạo, quản lý đề án

Năm

5

15

75

75

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

5,980.4

4,060.4

1,920

Bằng chữ: Bốn tỷ không trăm sáu mươi triệu bốn trăm ngàn đồng.

Lưu ý: Về việc xây dựng phòng trưng bày, giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bảng 2: Phân kỳ sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” qua các năm.

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

I

Tổ chức 01 cuộc hội thảo/ tọa đàm liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quảng bá thương hiệu

25

25

25

25

25

II

Xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá thương hiệu.

480

480

320

320

320

III

Hỗ trợ 3 nhãn hiệu

10.980

10.980

10.980

10.980

10.980

IV

Chi phí xây dựng phòng trưng bày

764

276

276

276

276

V

Chi phí tổ chức hội nghị tổng kết

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

VI

Chi phí chỉ đạo, quản lý đề án

15

15

15

15

15

 

TỔNG CỘNG

1,298.480

810.480

650.480

650.480

650.480

5. Giải pháp:

5.1. Công tác quản lý nhà nước:

Các cơ quan, ban ngành chức năng tuyên truyền các nội dung đề án đến các thành phần kinh tế và cùng nhau phối hợp thực hiện đề án xây dựng và phát triển thương hiệu.

Nâng cao vai trò công tác khuyến công, xúc tiến thương mại trong việc phát triển doanh nghiệp ở địa phương.

5.2. Giải pháp về vốn:

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 5,980,400,000 đồng, trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 4,060,400,000 đồng (Bốn tỷ không trăm sáu mươi triệu bốn trăm ngàn đồng).

- Vốn đối ứng của các thành phần kinh tế: 1,920,000,000 đồng.

5.3. Giải pháp về thông tin tuyên truyền:

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề nâng cao kiến thức về các chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về hoạt động này của doanh nghiệp để họ có thể xây dựng được một chiến lược và phát triển thương hiệu phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia các hội chợ triển lãm trong, ngoài tỉnh.

- Lựa chọn các phương tiện quảng cáo phù hợp với từng thị trường ở những thời điểm khác nhau trong chiến lược phát triển thương hiệu. Các phương tiện để tiếp cận và nhận biết thương hiệu có thể là truyền hình, video, mạng internet, báo chí, tờ rơi, trên bao bì sản phẩm, thông qua hệ thống người thân, qua nhân viên bán hàng hoặc tham gia các hội chợ triển lãm.

5.4. Đối với các thành phần kinh tế:

Tích cực tham gia thực hiện, đối ứng kinh phí thực hiện và phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, đơn vị hỗ trợ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công thương:

- Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã, các ngành có liên quan, các địa phương, các thành phần kinh tế tổ chức triển khai thực hiện Đề án này. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án hàng năm và phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các thành phần kinh tế tham gia có liên quan triển khai thực hiện.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại.

- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - đơn vị triển khai thực hiện đề án trong quá trình thực hiện.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh các Hợp tác xã, các ngành có liên quan, các địa phương, các thành phần kinh tế hướng dẫn các thủ tục chuyên ngành về đăng ký, xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương các hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan đến hướng dẫn nộp đơn nhãn hiệu.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương có liên quan tổ chức triển khai, vận động các thành phần kinh tế tham gia thực hiện đề án nhất là tổ chức sản xuất theo hướng quy mô lớn, chuyên canh.

- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP,….

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện đề án này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính; Sở Công thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn để thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020.

5. Sở Tài chính: Phân bổ kinh phí, hướng dẫn chứng từ và thanh quyết toán thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước về tài chính.

6. Liên minh Hợp tác xã: Phối hợp với Sở Công thương tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các Hợp tác xã tham gia thực hiện các nội dung của đề án.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, các ngành, các địa phương liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế tham gia thực hiện của đề án.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn đơn vị thụ hưởng đề án phù hợp theo quy định chức năng thuộc 03 sở nêu trên.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các phòng thực hiện đề án, nhất là lựa chọn các đơn vị thụ hưởng.

9. Các thành phần kinh tế tham gia thụ hưởng đề án:

- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị thực hiện đề án trong quá trình tổ chức triển khai đề án, nhất là phân bổ nguồn vốn đối ứng trong việc xây dựng thương hiệu.

- Có nhiệm vụ duy trì và tiếp tục phát triển thương hiệu khi hết thời gian hỗ trợ từ phía nhà nước.

10. Các sở ngành có liên quan khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các công tác liên quan đến việc triển khai thực hiện đề án này.

Hàng quý, 6 tháng, năm các cơ quan đơn vị liên quan nêu trên báo cáo kết quả thực hiện đề án về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC HỖ TRỢ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG NHÃN HIỆU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

 

1

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu SAC

Cty CP Thủy sản Ánh Dương Xanh

2

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Du lịch Vĩnh Long

Cty CP đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Long

3

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Du lịch sinh thái Vinh Sang

Cty TNHH TMDVDL Vinh Sang

4

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi

Cty TNHH xây dựng Hoàn Mỹ

5

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu chậu xi măng

Cty TNHH SXTM Thành Hiệp

6

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cơm cháy chà bông Nhật Quỳnh

Cty TNHH Nhật Quỳnh

7

Hột vịt muối Vĩnh Nghiệp

DNTN Vĩnh Nghiệp

8

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Gạch không nung Phong Dinh

Công ty TNHH XD-TM Phong Dinh

9

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Khoai lang Bình Tân

Cty CP Khoai Lang Nhật Thành

10

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Phân bón Cửu Long

Nhà máy phân bón Cửu Long

11

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu xe vận tải Phú Vĩnh Long

DNTN Phú Vĩnh Long

12

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phân bón On Oanh

Cty TNHH Phân Bón On Oanh

 

XÂY DỰNG NHÃN HIỆU

 

1

Nhãn hiệu cá hô

Cty CP Thủy sản Ánh Dương Xanh

2

Nhãn hiệu cá chạch lấu

Cty CP Thủy sản Ánh Dương Xanh

3

Nhãn hiệu cá chình

Cty CP Thủy sản Ánh Dương Xanh

4

Nhãn hiệu Vinh Long Tours

Cty CP đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Long

5

Nhãn hiệu VinhLong Global Tours

Cty CP đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Long

6

Nhãn hiệu Lẩu gà Vinh Sang

Cty TNHH TMDVDL Vinh Sang

7

Nhãn hiệu bêtoong thương phẩm

Cty TNHH xây dựng Hoàn Mỹ

8

Nhãn hiệu hủ tiếu Nghĩa

Cơ sở sản xuất hủ tiếu Nghĩa

9

Nhãn hiệu gạch không nung Thiên Ân Vĩnh Long

Cty TNHH Thiên Ân Vĩnh Long

10

Nhãn hiệu gạch không nung Phong Dinh

Công ty TNHH XD-TM Phong Dinh

11

Nhãn hiệu gạch không nung Kim Nguyên

Cty TNHH MTV Kim Nguyên

12

Nhãn hiệu xà lách xoong

HTX cải xà lách xoong an toàn Thuận An

13

Nhãn hiệu bánh ngọt Ngọc Tú

Cơ sở Bánh ngọt Ngọc Tú ấp Hưng Thịnh, Tân Hưng, Bình Tân

14

Nhãn hiệu hủ tiếu - bánh canh

Cơ sở Hoàng Yến

15

Nhãn hiệu bánh trung thu Lợi Phát

Cơ sở bánh trung thu Lợi Phát

 

PHỤ LỤC II

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

ĐVT: 1,000 đ

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Tổng
KP

KP
ngân sách

KP đối ứng

I

TỔ CHỨC 05 CUỘC HỘI THẢO/ TỌA ĐÀM LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU, BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

Cuộc

5

25,000

125,000

125,000

 

1

Chi phí báo cáo viên

 

 

 

 2,750

 

 

-

Chi phí báo cáo viên (chuyên gia)

Người

 1

 800

 800

 

 

-

Chi phí báo cáo viên (chuyên viên chính)

Người

 1

 450

 450

 

 

-

Chi phí tàu xe (đi, về)

Lượt

 2

 500

 1,000

 

 

-

Chi phí thuê phòng nghỉ

Phòng

 1

 500

 500

 

 

2

Chi in ấn tài liệu phục vụ hội thảo

Bộ

 100

 40

 4,000

 

 

3

Chi hỗ trợ phụ cấp cho đối tượng không hưởng lương Nhà nước

Người

 40

 100

 4,000

 

 

4

Chi phí tổ chức hội thảo

 

 

 

 14,250

 

 

-

Thuê hội trường

Ngày

 1

 4,000

 4,000

 

 

-

Băng rol, khánh tiết, hoa tươi

Lần

 1

 3,000

 3,000

 

 

-

Chi văn phòng phẩm

Người

 100

 15

 1,500

 

 

-

Chi phí nước uống trái cây giữa giờ

Người

 100

 20

 2,000

 

 

-

Chi khác (tiền làm thêm giờ, tem thư, in giấy mời, tiếp chuyên gia,…..)

 

 

 

 3,750

 

 

II

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ CHO 12 THƯƠNG HIỆU.

Thương hiệu

12

320,000

3,840,000

1,920,000

1,920,000

1

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu.

 

 

 

200,000

 

 

-

Phân tích SOWT doanh nghiệp

 

1

35,000

35,000

 

 

-

 Phân tích chiến lược kinh doanh

 

1

45,000

45,000

 

 

-

Kế hoạch kinh doanh, tiếp thị

 

1

50,000

50,000

 

 

-

Chiến lược phát triển thương hiệu

 

1

50,000

50,000

 

 

-

 Huấn luyện nhân sự

 

 

20,000

20,000

 

 

2

Quảng bá thương hiệu: truyền thông thương hiệu, viết bài PR trên báo in, báo mạng phóng sự, truyền hình, video, giao lưu sinh viên, kết nối giao thương…

 

1

120,000

120,000

 

 

III

HỖ TRỢ 15 NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu

15

3,660

54,900

54,900

 

 

Chi phí 1 nhãn hiệu

 

 

 

3,660

 

 

-

Thiết kế logo, nhãn hiệu

 

1

2,000

2,000

 

 

-

Xây dựng quy chế sử dụng và quản lý nhãn hiệu

 

1

1,000

1,000

 

 

-

Phí đăng ký nhãn hiệu

 

1

660

660

 

 

IV

CHI PHÍ XÂY DỰNG PHÒNG TRƯNG BÀY

 

 

 

1,868,000

1,868,000

 

1

Thuê địa điểm

Tháng

60

18,000

1,080,000

 

 

2

Xây dựng phòng trưng bày

m2

60

 

360,000

 

 

-

Thuê tư vấn thiết kế (nội thất, ngoại thất)

 

 

 

20,000

 

 

-

Thi công

m2

60

2,000

120,000

 

 

-

Vật liệu xây dựng

 

 

 

220,000

 

 

3

Trang trí (đèn, hoa, tranh ảnh, thiết bị điện, tủ, kệ trưng bày…)

 

 

 

100,000

 

 

4

Mua sản phẩm trưng bày

Sản phẩm

100

100

10,000

 

 

5

Chi Lễ khai mạc phòng trưng bày

 

 

 

16,000

 

 

-

Chi in và gửi giấy mời

Cái

100

10

1,000

 

 

-

Băng rol, khánh tiết, hoa tươi,…

Lần

1

4,000

4,000

 

 

-

Thiết kế, In tờ bướm quảng bá

Tờ

300

30

9,000

 

 

-

Chi tiền nước uống

Người

100

20

2,000

 

 

6

Chi phí điện nước, thuê người quản lý

 

 

 

300,000

 

 

-

Thuê người quản lý

người

60

3,000

180,000

 

 

-

Chi phí điện nước

tháng

60

2,000

120,000

 

 

7

Chi khác

 

 

 

2,000

 

 

V

CHI PHÍ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Lần

 5

 3,500

 17,500

 17,500

 

 

Chi phí tổ chức hội nghị tổng kết

 

 

 

 3,500

 

 

-

Thuê hội trường

Ngày

 1

 500

 500

 

 

-

Băng rol, khánh tiết, hoa tươi

Lần

 1

 1,000

 1,000

 

 

-

Chi tài liệu, văn phòng phẩm

Người

 50

 20

 1,000

 

 

-

Chi phí nước uống giữa giờ

Người

 50

 20

 1,000

 

 

VI

CHI PHÍ CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỀ ÁN

Năm

5

15,000

75,000

75,000

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

5,980,400

4,060,400

1,920,000