Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về quản lý đầu tư, thực hiện các dự án Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 ( gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: | 05/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Nguyễn Hữu Vạn |
Ngày ban hành: | 27/03/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2009/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 27 tháng 3 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);
Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và vùng núi theo trình độ phát triển;
Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và vùng núi theo trình độ phát triển;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN , ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 126 /TTr-BDT ngày 25 tháng 3 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 và thay thế Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 24/6/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành Qui định về quản lý đầu tư, thực hiện các dự án Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lào Cai./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05 /2009/QĐ-UBND ngày 27 /3 /2009 của UBND tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Qui định này áp dụng đối với các dự án đầu tư, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Lào Cai (các xã và các thôn, bản trong danh sách được Chính phủ phê duyệt) bằng các dự án và chính sách sau:
- Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- Dự án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng;
- Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sông nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định sô 112/2007/QĐ-TTg .
b) Những nội dung quy định đối với các dự án đầu tư, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 không được quy định tại văn bản này, được thực hiện theo các văn pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, hộ gia đình, cá nhân tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II được thụ hưởng chính sách đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II.
Điều 2. Nguồn vốn, nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
1. Nguồn vốn đầu tư:
a) Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước; vốn huy động từ nhân dân địa phương; vốn do các cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội hỗ trợ.
b) Vốn đầu tư hàng năm thực hiện phân bổ cho từng xã, thôn, bản theo tiêu chí, không bình quân chia đều, tiêu chí phân bổ vốn dựa trên các yếu tố: tỷ lệ hộ nghèo, vị trí địa lý, diện tích, số dân, điều kiện đặc thù của từng xã, đảm bảo ưu tiên đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
2. Nguyên tắc: Đầu tư đảm bảo tính công khai, minh bạch và dân chủ, tăng cường phân cấp cho cơ sở
a) Đầu tư và giám sát theo đúng quy định của pháp luật, việc xây dựng dự án và lập kế hoạch do nhân dân cùng bàn bạc, lựa chọn nội dung, danh mục đầu tư theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở và được Thường trực HĐND xã thông qua; trong đó ưu tiên cho những công trình có tác động trực tiếp đến việc giảm nghèo, giải quyết các nhu cầu bức xúc ở cơ sở.
b) Tăng cường phân cấp cho UBND xã quản lý các dự án của chương trình, khuyến khích các xã tự tổ chức cho nhân dân thực hiện các dự án được đầu tư trên địa bàn. Các nhà thầu thi công phải ưu tiên sử dụng lao động trong xã để gắn quyền lợi, trách nhiệm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, quản lý khai thác có hiệu quả dự án đầu tư.
3. Sử dụng vốn đầu tư: Đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mục đích.
Mục 1. DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
1. Hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn (sau đây viết tắt là các xã 135), các thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II: Thực hiện theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo, thì các địa phương được áp dụng theo chuẩn nghèo mới).
2. Nhóm hộ (từ 05 hộ trở lên): Nhóm hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Nhóm hộ gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có uy tín, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng lôi cuốn giúp đỡ các hộ nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo. Nhóm hộ phải có một tổ trưởng do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.
b) Có cam kết hoặc nội quy hoạt động của nhóm quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi đóng góp (công lao động, vật tư, tiền…) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ.
c) Hộ và nhóm hộ được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản trên cơ sở những hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước. Nhóm hộ phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện của hộ nghèo và hộ không phải hộ nghèo có cùng nguyện vọng phát triển một loại hình sản xuất. Số lượng hộ không nghèo trong nhóm không quá 20% tổng số hộ của nhóm và do UBND xã quyết định trên cơ sở ý kiến của đa số hộ nghèo trong nhóm (có biên bản họp và ý kiến nhất trí của các hộ nghèo).
1. Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, gồm:
a) Bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề đề nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn.
b) Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.
2. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới.
a) Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, nông, lâm, thuỷ sản.
b) Mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.
c) Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở xã.
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất
a) Giống vật nuôi, giống thuỷ sản, giống cây trồng các loại; có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương.
b) Vật tư chủ yếu (Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học, thức ăn chăn nuôi).
c) Hướng dẫn kỹ thuật để sử dụng các loại giống đã cung cấp.
4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm.
a) Hỗ trợ máy, công cụ phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn.
b) Hỗ trợ trang thiết bị, máy, công cụ phục vụ chế biến, bảo quản sản phẩm.
c) Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các loại trang thiết bị, máy, công cụ đã cung cấp cho các hộ.
Điều 5. Quy trình lập, phê duyệt kế hoạch.
1. Cấp xã: Căn cứ nhu cầu và kết quả bình xét các hộ hưởng lợi từ thôn, bản; UBND xã lập kế hoạch chi tiết trình UBND huyện phê duyệt.
2 Cấp huyện: Thẩm định phê duyệt kế hoạch các xã, đồng thời tổng hợp kế hoạch chung toàn huyện, gửi Sở Nông nghiệp & PTNT.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch chung toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp & PTNT.
1. Cơ cấu vốn và tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm cho các xã: năm 2009 và 2010 thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh, trên cở sở lồng ghép các nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Hình thức quản lý vốn
Vốn sự nghiệp sử dụng cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, vật tư sản xuất; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển (nếu có) chỉ hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm.
3. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Ban giám sát xã:
a) Chủ đầu tư: UBND huyện giao cho UBND các xã có cán bộ đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 04/6 /2007 của Uỷ ban Dân tộc để phân cấp cho xã làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện toàn bộ nội dung đầu tư trên địa bàn xã; các xã còn lại không đủ năng lực UBND huyện giao cho phòng Nông nghiệp & PTNT (hoặc phòng Kinh tế) làm chủ đầu tư.
b) Ban quản lý dự án: Đối với xã được giao làm chủ đầu tư thì sử dụng Ban quản lý dự án xã để quản lý điều hành thực hiện, trong đó bố trí cán bộ chuyên môn về nông lâm nghiệp của xã tham gia.
c) Trường hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT, hoặc phòng Kinh tế được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, thì phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế, thành lập Tổ công tác thực hiện dự án để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
d) Ban giám sát xã: Giám sát việc thực hiện dự án trên địa bàn xã từ giai đoạn lập dự án, kế hoạch cho đến nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư ở xã.
4. Trình tự thực hiện
a) Phân bổ vốn đầu tư: Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, UBND các huyện, thành phố phân khai kế hoạch chi tiết cho các chủ đầu tư.
b) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch chi tiết: chủ đầu tư căn cứ kế hoạch được giao xây dựng phương án chi tiết trình UBND huyện phê duyệt, tổ chức triển khai, lựa chọn đơn vị, cá nhân có đủ năng lực cung cấp dịch vụ ký hợp đồng; đồng thời phối hợp với Ban giám sát xã giám sát việc thực hiện.
Trong trường hợp giá trị dự toán mua sắm hàng hoá lớn hơn 100 triệu đồng thì chủ đầu tư tổ chức đấu thầu theo quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm hàng hoá.
c) Thẩm định, phê duyệt dự toán một số hàng hoá dịch vụ
- Đối với gói hàng hoá không có đơn giá: chủ đầu tư thực hiện việc thẩm định hàng hoá theo quy định hiện hành về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi mua sắm hàng hoá;
- Đối với gói hàng hoá có đơn giá của tỉnh quy định: Các chủ đầu tư căn cứ đơn giá để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai (không phải thẩm định giá);
- Riêng đối với giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân để sử dụng vào các nội dung của dự án nếu có đơn giá, chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản và UBND xã nơi bán xác nhận. Trong trường hợp hàng hoá không có đơn giá trước khi mua bán phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá.
d) Nghiệm thu: Chủ đầu tư nghiệm thu các nội dung dự án hoàn thành, gồm các thành phần đại diện: Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn (nếu có), đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ, Ban giám sát xã, thôn, bản hưởng lợi.
e) Bàn giao: Chủ đầu tư bàn giao cho UBND xã (nếu cấp huyện làm chủ đầu tư); UBND xã bàn giao các nội dung hoàn thành cho hộ, nhóm hộ trực tiếp quản lý, sử dụng.
Điều 7. Cấp phát và thanh, quyết toán vốn đầu tư.
Công tác cấp phát tạm ứng, thanh toán vốn theo hướng dẫn của Kho bạc tỉnh; quyết toán vốn đầu tư dự án theo hướng dẫn của Sở Tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 2. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
Điều 8. Đối tượng, suất đầu tư công trình (do vốn ngân sách đầu tư).
1. Đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II
a) Giao thông: đầu tư đường liên thôn, bản, thực hiện theo quy định đầu tư về đường giao thông liên thôn của UBND tỉnh; đầu tư công trình thoát nước vĩnh cửu và sửa chữa khắc phục những điểm sạt lở do mưa lũ trên các tuyến đường liên thôn mà nhân dân không có khả năng tự làm được.
b) Thuỷ lợi: Đầu tư công trình trong nội xã, suất đầu tư tối đa của công trình nâng cấp là 70 triệu đồng/ha, làm mới là 120 triệu đồng/ha.
c) Cấp nước sinh hoạt: Công trình nâng cấp là 7 triệu đồng/hộ, xây dựng mới là 14 triệu đồng/hộ.
d) Cấp điện lưới quốc gia tới các thôn, bản không phải là trung tâm xã: Đầu tư xây dựng mới là 15 triệu đồng/hộ.
e) Trường học: Xây dựng trường, lớp học, kể cả điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trợ, trang bị bàn ghế học tập, công trình phục vụ cho học sinh bán trú, nhà ở giáo viên; các phòng học xây dựng theo mẫu thiết kế do UBND tỉnh phê duyệt.
g) Trạm y tế xã (kể cả các công trình phụ trợ, thiết bị): Đầu tư theo mẫu thiết kế do UBND tỉnh phê duyệt.
h) Chợ (gồm nhà lồng chợ và san tạo mặt bằng ban đầu dưới 5000m2).
i) Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, bản: vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/nhà.
2. Đầu tư tại thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực II thuộc Chương trình 135
a) Giao thông: Đầu tư đường liên thôn, bản, thực hiện theo quy định đầu tư về đường giao thông liên thôn của UBND tỉnh; đầu tư công trình thoát nước vĩnh cửu và sửa chữa khắc phục những điểm sạt lở do mưa lũ trên các tuyến đường liên thôn mà nhân dân không có khả năng tự làm được.
b) Thuỷ lợi: Đầu tư công trình trong nội xã, suất đầu tư tối đa của công trình nâng cấp là 70 triệu đồng/ha, làm mới là 120 triệu đồng/ha.
c) Cấp nước sinh hoạt: Đầu tư nâng cấp là 7 triệu đồng/hộ, xây dựng mới là 14 triệu đồng/hộ.
d) Cấp điện lưới quốc gia: Đầu tư xây dựng mới là 15 triệu đồng/hộ.
e) Phân hiệu trường tiểu học, mầm non (kể cả trang bị bàn nghề, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trợ, nhà ở giáo viên).
g) Nhà sinh hoạt cộng đồng: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/nhà.
3. Trường hợp đặc biệt: công trình đường đường đến thôn, liên thôn bản mở mới; công trình có suất đầu tư lớn hơn mức quy định; công trình cấp điện không phải từ điện lưới quốc gia (sức gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ) thì UBND huyện báo cáo, xin ý kiến UBND tỉnh đồng ý mới được triển khai thực hiện.
Điều 9. Xây dựng dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
1. Cấp xã: căn cứ mức vốn bình quân đầu tư một xã, thôn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, hệ số phân bổ vốn do UBND huyện quyết định theo tiêu chí UBND tỉnh ban hành để xác định tổng mức vốn cả giai đoạn đầu tư cho xã. UBND xã tổ chức họp, lấy ý kiến nhân dân và khảo sát từng thôn, bản để thống nhất lựa chọn, đề xuất danh mục công trình, thứ tự ưu tiên, sau đó tổng hợp kế hoạch, thông qua HĐND xã gửi UBND huyện.
2. Cấp huyện: Trên cơ sở kế hoạch đề xuất của các xã, UBND huyện tổ chức rà soát, tổng hợp thành dự án của huyện, thẩm định, phê duyệt, sau đó gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh tổng hợp.
Điều 10. Lập và giao kế hoạch thực hiện hàng năm.
1. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư (tiến hành trong năm trước năm kế hoạch).
a) Cấp xã: Vào tháng 4 năm trước năm kế hoạch, căn cứ kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 của xã đã được UBND huyện phê duyệt, UBND xã lấy ý kiến tham gia của nhân dân có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và xã hội tại địa phương, rà soát lựa chọn danh mục công trình, lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư; kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các công trình báo cáo HĐND xã thông qua, trình UBND huyện.
Nội dung kế hoạch xã đăng ký gồm: tên công trình (lấy theo tên thôn, bản được hưởng lợi); xác định chủ đầu tư (cấp huyện hoặc cấp xã); quy mô, năng lực công trình; tổng mức vốn đầu tư, vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động nhân dân đóng góp; những nội dung công việc do xã tổ chức, huy động nhân dân địa phương thi công xây dựng.
b) Cấp huyện: Trên cơ sở kế hoạch cả giai đoạn, đề nghị của UBND xã, khả năng cân đối vốn Chương trình 135; UBND huyện, thành phố tổ chức tổng hợp kế hoạch chuẩn bị đầu tư, ưu tiên công trình bị thiệt hại do thiên tai; lấy ý kiến thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư (đảm bảo phù hợp về quy hoạch, đối tượng công trình; không trùng kế hoạch nguồn vốn khác); Sau đó quyết định giao danh mục (trong tháng 4 hàng năm) để triển khai khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, xong trước ngày 31 tháng 10 năm trước để bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư năm sau. Kinh phí chuẩn bị đầu tư từng công trình bố trí cùng với kế hoạch vốn thực hiện đầu tư.
2. Kế hoạch vốn thực hiện đầu tư:
a) Trong tháng 12 năm trước năm kế hoạch, sau khi có tổng mức vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 được UBND tỉnh giao (theo định mức và số xã, thôn bản của huyện được đầu tư theo Chương trình 135); UBND cấp huyện căn cứ tiêu chí phân vốn cho các xã, dự toán công trình để phân bổ kế hoạch chi tiết các công trình; thứ tự ưu tiên bố trí vốn cho công trình hoàn thành quyết toán, công trình chuyển tiếp, sau đó đến công trình khởi công mới. Đối với công trình khởi công mới, chỉ bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư khi đã có hồ sơ báo cáo kinh tế- kỹ thuật được UBND huyện phê duyệt trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch.
b) Vốn bố trí công trình không quá 02 năm (trừ trường hợp công trình có lý do khách quan chậm tiến độ, chưa quyết toán xong).
c) Mức vốn bố trí luỹ kế đạt 100% cho công trình hoàn thành và quyết toán; mức vốn luỹ kế đạt 80 % dự toán đối với công trình chuyển tiếp; mức vốn tối thiểu 50% dự toán cho công trình khởi công mới.
d) Đối với kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình: Trên cơ sở danh mục công trình duy tu, bảo dưỡng do xã đề nghị, tổng nguồn vốn được UBND tỉnh giao cho huyện, thành phố; UBND cấp huyện giao tổng mức kinh phí từng xã (theo tiêu chí phân bổ vốn, kết hợp nhu cầu thực tế của từng xã) đồng thời phân bổ kinh phí từng công trình với mức 100 % dự toán phần ngân sách hỗ trợ để thực hiện trong năm.
Điều 11. Thời hạn thi công hoàn thành công trình.
Công trình có tổng mức vốn dưới 01 tỷ đồng, phải hoàn thành trong năm kế hoạch; công trình có mức vốn đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên, không quá 02 năm, trừ trường hợp đặc biệt.
Điều 12. Phân cấp quản lý đầu tư công trình xây dựng.
1. Phân cấp quyết định đầu tư:
a) UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, các thủ tục đầu tư đối với những công trình đầu tư lồng ghép vốn Chương trình 135 với vốn khác do tỉnh quản lý.
b) UBND huyện, thành phố phê duyệt kế hoạch, các thủ tục đầu tư đối với các công trình đầu tư vốn Chương trình 135 giai đoạn II.
2. Chủ đầu tư:
a) Các công trình đầu tư do UBND cấp huyện hoặc UBND xã làm chủ đầu tư, đại diện cho UBND huyện làm chủ đầu tư là Ban quản lý xây dựng cơ bản của huyện, đại diện cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư là Ban quản lý dự án xã. Đối với các công trình đầu tư thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, UBND xã làm chủ đầu tư.
b) UBND cấp huyện tăng cường phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư. Trường hợp xã có khó khăn trong việc làm chủ đầu tư, UBND huyện có trách nhiệm cử cán bộ hướng dẫn, trợ giúp cán bộ xã để xã có đủ điều kiện làm chủ đầu tư các công trình.
Điều 13. Trình tự chuẩn bị đầu tư công trình.
1. Lập, trình duyệt nhiệm vụ thiết kế:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế đối với những công trình có tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở xuống, không phải thực hiện khâu lập, duyệt nhiệm vụ thiết kế.
b) Nội dung nhiệm vụ thiết kế theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
c) Công trình thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (có bố trí lồng ghép nguồn vốn khác), giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với cơ quan có chuyên ngành xây dựng ở tỉnh thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
d) Công trình thuộc thẩm quyền cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm đầu mối phối hợp với các phòng chức năng ở huyện thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt.
2. Lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
a) Tất cả các gói thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình được phép lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu. Đối với công trình có tổng mức đầu tư dưới 300 triệu đồng, chủ đầu tư được phép tự lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu đủ năng lực; hoặc đề nghị UBND huyện, thành phố chỉ định phòng, ban chuyên môn thuộc huyện, thành phố có chức năng chuyên môn phù hợp lập.
b) Căn cứ kế hoạch giao, chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ điều kiện, năng lực theo quy định thực hiện việc khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan làm đầu mối nhận hồ sơ là Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố.
c) Trình tự, nội dung lựa chọn tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật theo Số tay hướng dẫn công tác đấu thầu Chương trình 135 giai đoạn II do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành.
3. Lập, trình duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thiết kế thi công, dự toán
a) Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, phù hợp với nhiệm vụ thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành.
Trong hồ sơ thiết kế thi công và dự toán công trình phải thống nhất với UBND xã tách riêng khối lượng, kinh phí giao cho nhân dân xã tự tổ chức thi công.
b) Công trình có lồng ghép nguồn vốn khác thuộc thẩm quyền cấp tỉnh quyết định đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối nhận hồ sơ, thẩm định thuyết minh báo cáo kinh tế - kỹ thuật; lấy ý kiến thẩm định bản vẽ cơ sở trong thiết kế thi công (tổng mặt bằng, phương án kiến trúc hướng tuyến, cao độ và kết cấu các hạng mục chính...) của các sở có chuyên ngành, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ báo cáo kinh tế - kỹ thuật được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế thi công và dự toán.
c) Công trình thuộc thẩm quyền cấp huyện quyết định đầu tư
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm đầu mối thẩm định, lấy kết quả thẩm định bản vẽ thiết kế thi công - dự toán của các phòng chức năng liên quan để tổng hợp trình UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt một bước báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thiết kế thi công - dự toán và kế hoạch đấu thầu xây lắp.
d) Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn có đủ tư cách pháp nhân, điều kiện, năng lực theo quy định để thẩm tra thiết kế thi công và dự toán công trình.
e) Định mức chi phí đầu tư công trình theo Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và các quy định của pháp luật về định mức, đơn giá xây dựng công trình.
Điều 14. Thực hiện đầu tư công trình
1. Lựa chọn nhà thầu xây lắp
a) Việc lựa chọn các nhà thầu thi công xây lắp công trình, mua sắm thiết bị thực hiện Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và theo Số tay hướng dẫn công tác đấu thầu Chương trình 135 giai đoạn II do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành.
b) Phân cấp phê duyệt thủ tục lựa chọn nhà thầu:
- UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với công trình có lồng ghép các nguồn vốn khác thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh.
- UBND cấp huyện tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các công trình đầu tư thuộc thẩm quyền. Đối với gói thầu xây lắp có giá trị từ 300 triệu đồng trở xuống, kế hoạch đấu thầu do Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phê duyệt, kết quả đấu thầu do chủ đầu tư phê duyệt.
c) Hình thức lựa chọn nhà thầu
- Tất cả các gói thầu xây lắp đều phải tổ chức đấu thầu, trừ các trường hợp sau đây được áp dụng hình thức chỉ định thầu: Gói thầu thực hiện cấp bách để khắc phục hậu quả thiên tai; gói thầu đã tổ chức đấu thầu, nhưng chỉ có một nhà thầu tham gia; gói thầu thực hiện theo hình thức khoán gọn theo đơn vị sản phẩm nhằm huy động sức lao động của nhân dân, do nhân dân tự tổ chức thực hiện (đường giao thông liên thôn, nhà văn hoá thôn bản …), ngân sách Nhà nước hỗ trợ dưới mức 70 % tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ đầu tư phải thông báo công khai về việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu bằng một trong các phương tiện: đài truyền hình, đài truyền thanh huyện trước ít nhất 15 ngày phát hành hồ sơ yêu cầu. Riêng công trình giao cho cộng đồng thi công chỉ cần niêm yết thông báo công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn, hoặc chợ, họp dân và thông tin trên trạm truyền thanh của xã;
- Gói thầu xây lắp có giá từ 01 tỷ đồng trở lên, tổ chức đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu và các văn bản quy định hiện hành;
- Gói thầu xây lắp hoặc gói thầu xây lắp có giá từ trên 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng tổ chức đấu thầu hạn chế trên cơ sở lựa chọn năng lực và giá dự thầu của ít nhất 3 nhà thầu tham gia. Trường hợp hết thời hạn thông báo, không có đủ 3 nhà thầu tham gia gói thầu thì Chủ đầu tư trình UBND cấp huyện, thành phố xem xét quyết định.
- Gói thầu xây lắp có giá trị dưới 300 triệu đồng, thực hiện theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Chủ đầu tư thông báo cho dân biết để cộng đồng đăng ký tham gia thực hiện. Trường hợp có nhiều nhóm cộng đồng cùng đăng ký tham gia thì Chủ đầu tư tổ chức họp các nhóm đã đăng ký để công khai lựa chọn, dựa vào các tiêu chí giá cả, tiến độ và chất lượng để phê duyệt kết quả đấu thầu; nếu hết thời hạn thông báo (do Chủ đầu tư quy định) chỉ có 1 nhóm cộng đồng tham gia thì chủ đầu tư giao cho nhóm đó thực hiện. Trường hợp không có nhóm cộng đồng tham gia thì Chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu phù hợp để đàm phán, ký hợp đồng thực hiện.
2. Lựa chọn nhà thầu về dịch vụ tư vấn xây dựng (tư vấn giám sát, tư vấn công tác đấu thầu …) thực hiện theo Luật Đấu thầu và theo Sổ tay hướng dẫn về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành.
3. Huy động lực lượng địa phương tham gia: nhân dân, các đoàn thể, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn xã, gọi tắt là đội thi công của xã. Các đội thi công của xã do UBND xã quyết định thành lập.
a) Công trình đầu tư có khối lượng sử dụng lao động phổ thông, trước hết ưu tiên cho tổ thi công của xã tham gia đấu thầu xây lắp, ký kết hợp đồng với Ban quản lý dự án, tổ chức lao động địa phương thi công.
b) Trong Hợp đồng thi công, Ban quản lý dự án, nhà thầu và Tổ đội tham gia thi công phải có cam kết về kế hoạch phối hợp thi công công trình để đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian.
4. Cấp phép xây dựng: Các công trình đầu tư không phải xin cấp phép xây dựng.
5. Khởi công xây dựng: Các công trình được khởi công xây dựng phải có trong kế hoạch hàng năm và đảm bảo đủ các thủ tục quản lý và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
6. Tạm ứng: Sau khi có ký kết hợp đồng xây lắp giữa Ban quản lý dự án với đơn vị thi công, bên thi công được tạm ứng vốn như sau: công trình do nhân dân, tổ đội trong xã thực hiện được tạm ứng tối thiểu 50% giá trị hợp đồng, nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của công trình; công trình do các doanh nghiệp thi công, hình thức đấu thầu và chỉ định thầu được tạm ứng tối thiểu 30% giá trị hợp đồng nhưng không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của công trình.
7. Quản lý chất lượng công trình.
Quản lý chất lượng trong quá trình đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành đồng thời có sự giám sát thường xuyên của Ban giám sát xã (chi phí hoạt động của Ban giám sát được lấy trong kinh phí đầu tư từng công trình).
Điều 15. Nghiệm thu hoàn thành, bàn giao, quyết toán công trình.
1. Công trình hoàn thành, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã để giao cho cơ quan, đại diện cơ sở sử dụng công trình. Thành phần tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình gồm: Đại diện chủ đầu tư, giám sát của chủ đầu tư; đại diện nhà thầu thi công xây lắp; đại diện đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; đại diện Ban giám sát xã; đại diện cơ quan, cơ sở sử dụng, tuỳ trường hợp cụ thể chủ đầu tư mời thêm các thành phần có liên quan tham gia nghiệm thu.
2. Công trình thi công xong phải gắn biển vĩnh cửu tại vị trí phù hợp, ghi: Chương trình 135 giai đoạn II; tên công trình; tháng, năm khởi công; tháng, năm hoàn thành;
3. Quyết toán công trình: Chậm nhất sau 03 tháng kể từ khi công trình thi công hoàn thành, nghiệm thu bàn giao sử dụng phải lập, phê duyệt xong báo cáo quyết toán. Trình tự việc quyết toán công trình theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
4. Bảo hành công trình: Công trình xây dựng xong phải được bảo hành theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình.
1. Việc tổ chức thực hiện quản lý khai thác sử dụng, duy tu, bảo dưỡng công trình thực hiện theo Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vốn ngân sách chỉ hỗ trợ một phần công tác duy tu, bảo dưỡng công trình, còn lại do xã huy động người hưởng lợi và cộng đồng tham gia, đóng góp thực hiện.
2. Đối tượng công trình sử dụng vốn Chương trình 135 giai đoạn II.
Các công trình phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã đặc biệt khó khăn, bao gồm cả những công trình hạ tầng được đầu tư bằng các nguồn vốn không thuộc chương trình 135, do cấp có thẩm quyền giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý. Sử dụng vốn chương trình 135 giai đoạn II để duy tu, bảo dưỡng công trình: cấp nước sinh hoạt; trường học; trạm y tế xã; chợ; nhà văn hoá xã, thôn, bản; trụ sở xã, công trình giao thông thôn bản ngoài đối tượng bố trí vốn ngân sách tỉnh duy tu, bảo dưỡng.
3. Các công trình: Giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, phòng khám khu vực, trường dân tộc nội trú được bố trí các nguồn vốn khác và vốn do cộng đồng đóng góp để duy tu, bảo dưỡng theo quy định.
4. Nội dung công tác duy tu, bảo dưỡng công trình
Tổ chức kiểm tra, phát hiện để xử lý đề phòng những hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình; không bố trí kinh phí để sửa chữa công trình đã bị hư hỏng.
5. Trình tự thực hiện
a) Sau khi có kế hoạch được UBND huyện, thành phố giao, UBND xã tiến hành lập dự toán chi tiết từng công trình, gồm: chi phí vật liệu, nhân công, chi phí máy thi công và chi phí khác, trong đó chia ra vốn do địa phương huy động đóng góp, vốn ngân sách hỗ trợ, gửi đến Phòng tài chính-Kế hoạch thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt. Giá vật tư, nhân công tính theo giá thực tế tại khu vực xã, do UBND xã xác nhận, nhưng tối đa không được vượt mức quy định hiện hành của tỉnh trong từng thời điểm.
b) Căn cứ dự toán chi tiết được duyệt, Uỷ ban nhân dân xã ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy định.
c) Ban Quản lý dự án xã và Ban Giám sát xã phối hợp giám sát quá trình thực hiện của các đối tượng tham gia.
d) Cấp phát, thanh, quyết toán vốn: Thực hiện theo hình thức cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí uỷ quyền ngân sách tỉnh.
Mục 3. DỰ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ XÃ, THÔN VÀ CỘNG ĐỒNG
Điều 17. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
1. Cán bộ một số ngành, cơ quan có liên quan của huyện, tỉnh.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã và cấp thôn, bản theo các quy định hiện hành.
3. Cán bộ cấp trên tăng cường về giúp xã.
4. Các thành viên trong Ban quản lý và Ban giám sát xã.
5. Người có uy tín trong cộng đồng của thôn bản.
6. Hộ nghèo và các hộ có kinh nghiệm có vai trò tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của xã và thôn bản.
7. Cán bộ nguồn trong diện qui hoạch của xã.
8. Cộng tác viên trợ giúp pháp lý xã, thành viên câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã.
9. Thanh niên người dân tộc thiểu số và thanh niên thuộc hộ nghèo trong độ tuổi từ 16-25 của xã, thôn, bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (áp dụng chính sách bồi dưỡng nghề cho lao động nông thôn). Trong những đối tượng trên, ưu tiên đối tượng nữ, người dân tộc thiểu số.
Điều 18. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
1. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; bồi dưỡng kiến thức kho học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình.
2. Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 135: kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá, báo cáo tổng hợp, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đầu tư, báo cáo tổng hợp và giám sát đánh giá; thanh quyết toán vốn các dự án và chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
3. Qui chế dân chủ ở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện Chương trình: tổ chức họp dân, tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch, giám sát đầu tư.
4. Hỗ trợ dạy nghề cho đồng bào người dân tộc thiểu số (thực hiện lồng ghép với Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chỉ áp dụng đối với thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 25).
5. Kiến thức pháp luật có liên quan
Điều 19. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.
1. Trên cơ sở tài liệu do các Bộ, ngành Trung ương biên soạn, đồng thời căn cứ vào những yêu cầu và điều kiện đặc thù của tỉnh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp thống nhất cùng các ngành tổ chức biên soạn, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn toàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Đối với từng huyện, thành phố trường hợp cần thiết bổ sung tài liệu có tính đặc thù thì do UBND cấp huyện, thành phố chuẩn bị và đưa vào chương trình giảng dạy cho phù hợp với từng loại đối tượng, hàng năm sẽ tổ chức biên tập, chỉnh lý tài liệu cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
3. Quá trình thực hiện căn cứ theo từng loại đối tượng áp dụng chương trình, bài giảng cho phù hợp
a) Bồi dưỡng cán bộ huyện và giảng viên, nội dung về nhận thức quan điểm; các điểm mới của cơ chế, chính sách; phương pháp vận dụng, tổ chức triển khai thực hiện.
b) Bồi dưỡng cán bộ xã, nội dung về các cơ chế chính sách cụ thể, phương pháp cách thức triển khai thực hiện, quản lý, theo dõi, giám sát và báo cáo.
c) Bồi dưỡng trưởng thôn, bản, cộng đồng và hộ dân về các nội dung cơ bản của các cơ chế chính sách, vai trò tham gia quản lý, thực hiện các dự án, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo, một số kỹ thuật cơ bản về sản xuất nông, lâm nghiệp, kỹ năng quản lý thôn, bản, huy động sự tham gia của cộng đồng.
Điều 20. Tổ chức, hình thức đào tạo bồi dưỡng.
1. Bồi dưỡng cán bộ huyện, xã và thôn bản
a) Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh cho những giảng viên của huyện, một số ban ngành ở tỉnh; một số cán bộ chủ chốt của các xã. Hình thức chủ yếu là mở lớp tập trung ngắn hạn tại tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện chủ trì tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho các đối tượng còn lại tại huyện do giảng viên của huyện đảm nhiệm, có thể mời giảng viên của tỉnh hỗ trợ. Hình thức chủ yếu là mở lớp tập trung ngắn hạn tại huyện, trường hợp cần thiết tuỳ điều kiện từng địa phương có thể mở lớp tại xã. Cụ thể như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã và thôn, bản: thời gian cho một lớp từ 03 - 04 ngày, tối đa không quá 07 ngày. Riêng đối với Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư nếu xét thấy cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho một lớp không quá 20 ngày; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh chỉ đạo biên soạn và phê duyệt;
- Đào tạo, bồi dưỡng cộng đồng (người dân): thời gian cho một lớp từ 02 - 03 ngày, tối đa không quá 05 ngày. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung tại từng thôn bản, tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan học tập mô hình sản xuất;
- Nếu xét thấy nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết thì có thể tập huấn, đào tạo lặp lại lần 2 sau 6 tháng hoặc một năm trở lên, nhưng phải lựa chọn nội dung cho thiết thực và thời gian tập huấn, đào tạo không quá 02 ngày.
2. Bồi dưỡng nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
a) Uỷ ban nhân dân các huyện chủ trì tổ chức mở lớp dạy nghề theo phương thức hợp đồng với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh làm dịch vụ đào tạo. Quá trình thực hiện các huyện xây dựng kế hoạch đào tạo và đăng ký nhu cầu về cơ sở làm dịch vụ đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phân công và tư vấn về cơ sở đào tạo để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của từng địa phương. Đối với các huyện đã có Trung tâm dạy nghề thì sử dụng tối đa năng lực của Trung tâm để đảm nhiệm việc dạy nghề 135 theo kế hoạch. Hình thức chủ yếu là mở lớp trung hạn, ngắn hạn tại huyện, tại trung tâm cụm xã và tại xã.
b) Ngoài các hình thức nêu trên các ngành và các huyện phối hợp tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ bằng các hình thức khác như: Phổ biến tại các cuộc họp, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thôn, bản, phát tài liệu, tham quan học tập trong và ngoài tỉnh.
Điều 21. Trình tự xây dựng dự án, kế hoạch.
Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cả giai đoạn và nguồn vốn được Trung ương giao, hàng năm UBND tỉnh giao tổng thể nguồn kinh phí thực hiện dự án, để các ngành có liên quan và các huyện, thành phố tự cân đối xác định chỉ tiêu và chủ động tổ chức thực hiện từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo cơ quan thường trực dự án, bao gồm:
- Nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh gồm: Đào tạo giảng viên, cán bộ của huyện và một số ngành tỉnh; đào tạo bồi dưỡng một số cán bộ chủ chốt cấp xã;
- Nguồn kinh phí giao cho các huyện gồm: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã và thôn bản; bồi dưỡng cho cộng đồng và các đối tượng khác còn lại theo qui định; bồi dưỡng nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.
Riêng đối với chỉ tiêu bồi dưỡng nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tuổi từ 16-25 khi triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo phần kinh phí đạt tối thiểu bằng 20% tổng kinh phí dự án được giao cho địa phương.
Điều 22. Lồng ghép dự án đào tạo.
Đối với các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn khác có một số đối tượng, nội dung đào tạo giống như quy định tại Điều 19, Điều 20 của Quy định này thì có thể lồng ghép để đào tạo cùng với các đối tượng ở xã, thôn, bản không thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, nhưng chi phí đào tạo các đối tượng ở xã, thôn, bản ngoài danh sách Chương trình 135 không sử dụng nguồn vốn Chương trình 135.
Điều 23. Tiêu chuẩn, chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của dự án thực hiện như sau:
1. Chi in ấn các loại tài liệu đào tạo thực hiện theo qui định hiện hành.
2. Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Mức chi áp dụng theo qui định tại Thông tư 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học.
3. Chi thù lao cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài (nếu có) theo mức qui định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hiện hành.
4. Đối với đối tượng tham gia tập huấn, bồi dưỡng được chi hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại, văn phòng phẩm, nước uống và các khoản chi khác cho học viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 5/7/2007 về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Riêng đối với đối tượng là cán bộ công chức cấp xã, cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn ở các xã ĐBKK, xã biên giới, xã ATK, xã khu vực II có thôn ĐBKK, thôn bản ĐBKK ở xã khu vực II và người không hưởng lương khi được tham gia học tập bồi dưỡng thuộc diện đầu tư chương trình thì được cấp toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, đi lại theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 5/7/2007 về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, toàn bộ kinh phí do cơ quan tổ chức hội nghị đài thọ.
5. Kinh phí đi tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh tối đa không quá 5% tổng kinh phí kế hoạch vốn dự án hàng năm.
6. Đối với thanh niên người dân tộc thiểu số tuổi từ 16 -25 được cấp có thẩm quyền cử đi học nghề thì ngoài chế độ theo qui định tại Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn còn được hỗ trợ thêm:
a) Tiền ăn trong thời gian học nghề: tối đa 10.000đồng/người/ngày;
b) Tiền đi lại: Người nghèo học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá xé phương tiện giao thông công cộng, nhưng tối đa không quá 200.000đồng/người/khoá học.
c) Chi phí quản lý lớp học (tối đa không quá 5% giá trị dự toán)
Khi có các văn bản điều chỉnh về tiêu chuẩn, chế độ đào tạo, bồi dưỡng của dự án thì việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của dự án thực hiện theo những văn bản điều chỉnh.
Điều 24. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 19/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Uỷ ban dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật và Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về việc “Ban hành quy định về mức hỗ trợ, phân cấp quản lý và sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Mục 5. KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ
Điều 25. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
1. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 135 giai đoạn II tỉnh, chủ trì phối hợp các ngành Thường trực các dự án hợp phần căn cứ mục tiêu của Chương trình 135, điều kiện thực tế của tỉnh, chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, cả giai đoạn để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 135 giai đoạn II tỉnh chủ trì đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về cơ quan thường trực Chương trình 135 Trung ương (Uỷ ban Dân tộc)
3. Các cơ quan, đơn vị các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong quá trình thực hiện có trách nhiệm tạo điều kiện để HĐND, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng nhân dân phối hợp tham gia giám sát thực hiện Chương trình.
1. Căn cứ chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình của Uỷ ban Dân tộc ban hành, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo hướng dẫn thực hiện thu thập báo cáo ở các cấp địa phương, tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương. Các cơ quan tham gia quản lý Chương trình phải bố trí cán bộ chuyên trách về công tác tổng hợp báo cáo. Riêng số liệu giải ngân vốn, trước khi gửi báo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu số liệu có xác nhận của Kho bạc nhà nước tại nơi mở tài khoản.
2. Báo cáo định kỳ tháng, quý, năm thực hiện theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc Ban hành Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Ngoài báo cáo chung các cơ quan chuyên môn của tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định
1. Ban dân tộc: là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh, chủ trì phối hợp các sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình, có nhiệm vụ:
a) Thường trực Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
b) Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động TB&XH, Sở Tài chính tỉnh, hướng dẫn các huyện, thnàh phố lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện từng năm trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh.
c) Tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 các huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn.
d) Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương; chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành hướng dẫn phù hợp với điều kiện ở địa phương.
e) Thực hiện một số nội dung của dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng khi được UBND tỉnh giao.
g) Chủ trì giúp Ban Chỉ đạo chương trình 135 giai đoạn II tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của tỉnh và Cơ quan Thường trực Chương trình 135 Trung ương.
h) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành thường trực các Dự án hợp phần của Chương trình, hướng dẫn, thẩm định, tổng hợp và đề xuất khen thưởng khi kết thúc chương trình.
i) Tổng hợp kết quả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được phân công giúp đỡ các xã 135 giai đoạn II, 6 tháng một năm báo cáo UBND tỉnh.
k) Thực hiện các nội dung khác do UBND tỉnh phân công
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo việc triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cụ thể:
a) Xây dựng định mức hỗ trợ cho các nội dung của dự án; xây dựng tiêu chí phân bổ vốn theo Thông tư số 12/2009/TT-BN ngày 06/3/2009.
b) Xây dựng đề cương chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 2006-2010 cho cấp huyện, tổng hợp dự án chung của toàn tỉnh.
c) Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch đầu tư, thực hiện kế hoạch hàng năm, báo cáo về cơ quan thường trực.
d) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan xây dựng đơn giá giống cây trồng vật nuôi; cơ chế hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở lập, phê duyệt dự toán và thanh quyết toán.
e) Soạn thảo, phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng tài sản dùng chung của nhóm hộ được hình thành từ dự án và các tài liệu cần thiết khác để hướng dẫn thực hiện dự án;
g) Phối hợp chỉ đạo và hướng dẫn các chủ dự án tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn.
h) Hướng dẫn công tác báo cáo của cấp huyện, cấp xã; kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, báo cáo ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý, năm; tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo các bộ, ngành Trung ương theo yêu cầu.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu.
b) Hướng dẫn và thống nhất với UBND các huyện, thành phố xây dựng, giao kế hoạch đầu tư hàng năm; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc và UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn lực kể cả việc lồng ghép các nguồn vốn phù hợp.
c) Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn tổ chức hoạt động cụ thể của Ban quản lý dự án và Ban giám sát cấp xã;
d) Hướng dẫn công tác báo cáo của cấp huyện, cấp xã về dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý dự án đào tạo trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã xây dựng kế hoạch đào tạo cả giai đoạn và hàng năm.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi kế hoạch và việc thực hiện mở lớp của các huyện, thành phố.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan biên soạn, in ấn và cấp phát tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi dự án trên địa bàn tỉnh trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được giao.
d) Trực tiếp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh cho đội ngũ giảng viên, một số cán bộ chủ chốt của các xã.
đ) Hướng dẫn các đơn vị báo cáo và tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ thực hiện dự án theo quy định.
e) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và Ban Dân tộc tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định lồng ghép nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II với các nguồn vốn khác để thực hiện.
5. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo đánh giá kết quả quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg , gửi cơ quan thường trực chương trình 135 tỉnh và các cơ quan khác theo quy định.
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo đánh giá kết quả quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động văn hoá - Thông tin theo Quyết định số 12/2007/QĐ-TTg , gửi cơ quan thường trực chương trình 135 tỉnh và các cơ quan khác theo quy định.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo học bán trú theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg .
8. Các sở, ban, ngành khác có liên quan như: Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Nội vụ, Tài chính, Kho bạc Nhà nước có văn bản hướng dẫn; kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý.
Điều 28. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn.
2. Kiện toàn tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện các dự án trên địa bàn, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 29. Uỷ ban nhân dân các xã.
1. UBND xã là chủ đầu tư Dự án trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả dự án trên địa bàn.
2. Thành lập, kiện toàn Ban quản lý dự án xã, Ban giám sát xã, kể cả các xã khu vực II có các thôn bản ĐBKK trong diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.
3. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Thông tư 12/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 06/03/2009 | Cập nhật: 18/03/2009
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện dự án quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2015 Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định hoạt động đo đạc và bản đồ Ban hành: 17/12/2008 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về bảng giá các loại đất trong phạm vi tỉnh Trà Vinh năm 2009 do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 13/01/2009
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí Ban hành: 27/10/2008 | Cập nhật: 21/11/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định mức thu phí và lệ phí; sửa đổi về phí, lệ phí tại phụ lục kèm theo Quyết định 84/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 08/06/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về Quy chế Số hóa thông tin và chia sẻ thông tin số trong cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Hà Nam Ban hành: 31/10/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND điều chỉnh mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn và tổ dân phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 01/10/2008 | Cập nhật: 03/06/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Ban hành: 11/11/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 3318/2003/QĐ-UB về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 15/10/2008 | Cập nhật: 05/11/2014
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 29/09/2008 | Cập nhật: 07/10/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Cà Mau Ban hành: 03/10/2008 | Cập nhật: 17/05/2017
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 25/08/2008 | Cập nhật: 18/09/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu Ban hành: 10/09/2008 | Cập nhật: 19/12/2012
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 29/08/2008 | Cập nhật: 21/04/2015
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ làng văn hoá, khu phố (tổ dân phố) văn hoá Ban hành: 04/09/2008 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về giá thu tạm thời dịch vụ y tế tại trạm y tế tuyến xã tỉnh Kiên Giang Ban hành: 05/08/2008 | Cập nhật: 15/10/2012
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND thành lập Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình quận, huyện và tương đương thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 19/09/2008 | Cập nhật: 23/09/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 28/08/2008 | Cập nhật: 01/10/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về số lượng, điều kiện và chế độ thù lao đối với nhân viên khuyến nông ở xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 08/09/2008 | Cập nhật: 23/05/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 08/08/2008 | Cập nhật: 15/02/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 21/07/2008 | Cập nhật: 23/11/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về quy định sửa đổi phí, lệ phí, học phí; giá thu một phần viện phí Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế xã, phường, trị trấn và chính sách huy động, sử dụng khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 04/08/2008 | Cập nhật: 15/04/2011
Quyết định 04/2008/QĐ-UBDT về chế độ và biểu mẫu báo cáo chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 do Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Ban hành: 08/08/2008 | Cập nhật: 28/08/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 23/07/2008 | Cập nhật: 24/12/2012
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 15/07/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tỉnh Bình Định đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 07/07/2008 | Cập nhật: 17/08/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý đầu tư, thực hiện các dự án Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 24/06/2008 | Cập nhật: 28/05/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình kiến trúc, cây trái và hoa màu trên đất khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 24/06/2008 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về quy chế khen thưởng về các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 18/06/2008 | Cập nhật: 13/03/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi mục 7 Điều 1 Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Điện Biên Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND thành lập Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum Ban hành: 05/06/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 30/11/2009
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 2126/2007/QĐ-UBND Quy định về công tác quản lý, khai thác mạng lưới đường thuỷ nội địa và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 11/06/2008 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tách ra khỏi lâm phần và đất lâm nghiệp khi thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng sau quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 16/05/2008 | Cập nhật: 06/07/2010
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định các khu vực phải xin giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động loại 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 28/05/2008 | Cập nhật: 26/07/2010
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định cơ quan, đơn vị thu một số khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân kèm theo quyết định 23/2007/QĐ-UBND Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp hoạt động trong phát triển kinh tế tập thể tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 21/06/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II Ban hành: 28/05/2008 | Cập nhật: 27/06/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, hai bánh gắn máy, tàu thuyền và máy tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 11/07/2008 | Cập nhật: 04/10/2010
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 21/05/2008 | Cập nhật: 05/06/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 06/05/2008 | Cập nhật: 27/04/2010
Nghị định 58/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Ban hành: 05/05/2008 | Cập nhật: 10/05/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định tổ chức hoạt động và đầu tư xây dựng trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã giai đoạn 2008- 2010 trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 25/06/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND bổ sung bảng giá tối thiểu các loại xe hai bánh gắn máy nhập khẩu và xe đã qua sử dụng kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 28/04/2008 | Cập nhật: 29/07/2010
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 24/06/2008 | Cập nhật: 23/07/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND thành lập Phòng Y tế huyện do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 24/06/2008 | Cập nhật: 09/07/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về việc xây dựng hệ thống biển báo biên giới và quy định vị trí cắm các bảng, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia thuộc tỉnh Đắk Lăk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk ban hành Ban hành: 26/05/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 02/05/2008 | Cập nhật: 10/05/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 22/04/2008 | Cập nhật: 25/04/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về miễn phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 25/04/2008 | Cập nhật: 12/01/2011
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 13/05/2008 | Cập nhật: 15/01/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 07/05/2008 | Cập nhật: 13/01/2010
Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước Ban hành: 16/06/2008 | Cập nhật: 20/06/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2008 đến năm 2012 Ban hành: 21/04/2008 | Cập nhật: 18/03/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND thành lập Phòng Văn hóa và Thông tin quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Ban hành: 16/06/2008 | Cập nhật: 07/07/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất trong phạm vi gia đình trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 14/04/2008 | Cập nhật: 11/11/2010
Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 23/04/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định mức chi trợ cấp ngày công lao động, mức chi hỗ trợ tiền ăn đối với cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, mức chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng Ban hành: 24/04/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 06/05/2008 | Cập nhật: 12/05/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 11/01/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2008 - 2015 Ban hành: 24/03/2008 | Cập nhật: 28/05/2012
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 11/03/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND bổ sung chi tiết phẫu thuật, thủ thuật mục C 2.7 ở Phụ lục 1 và dịch vụ phục hồi chức năng ở Phụ lục 2 tại Quyết định 2340/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 20/06/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 14/12/2012
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 11/04/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2008 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 24/04/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê Ban hành: 28/03/2008 | Cập nhật: 17/09/2015
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Ban hành: 12/06/2008 | Cập nhật: 09/05/2011
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý biên chế sự nghiệp Y tế Ban hành: 24/03/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 02/04/2008 | Cập nhật: 19/08/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND Quy định một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 01/04/2008 | Cập nhật: 07/01/2009
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 06/03/2008 | Cập nhật: 19/02/2011
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/03/2008 | Cập nhật: 05/04/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 04/04/2008 | Cập nhật: 11/04/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giữa các Sở, ban, ngành với Liên hiệp Hội và các Hội thành viên Ban hành: 28/01/2008 | Cập nhật: 15/04/2015
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về bản quy định về quản lý nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 31/03/2008 | Cập nhật: 04/04/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 14/03/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 1909/QĐ/UB-BT về thực hiện chính sách hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện nhà ở Ban hành: 25/02/2008 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông Ban hành: 04/02/2008 | Cập nhật: 23/10/2017
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND bãi bỏ nội dung giá cước vận chuyển hành khách bằng ô tô trên các tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 20/03/2008 | Cập nhật: 25/03/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về đơn giá dịch vụ công ích đô thị của tỉnh Lai Châu Ban hành: 04/04/2008 | Cập nhật: 17/12/2012
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 49/2006/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ nông dân mua máy, thiết bị cơ khí sản xuất trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 22/02/2008 | Cập nhật: 28/04/2008
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước do tỉnh Nghệ An quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 20/03/2008 | Cập nhật: 22/01/2010
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức hỗ trợ, phân cấp quản lý và sử dụng vốn, thực hiện các chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg giai đoạn 2008 – 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 31/03/2008 | Cập nhật: 15/05/2010
Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/03/2008 | Cập nhật: 13/08/2014
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi phụ lục 1, 2 Điều 1 Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ban hành giá tối thiểu dùng để thu lệ phí trước bạ đối với tài sản là xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 19/03/2008 | Cập nhật: 10/05/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về mức thu học phí của trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 24/01/2008 | Cập nhật: 03/03/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 21/01/2008 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 31/01/2008 | Cập nhật: 06/03/2008
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố trong tỉnh Kiên Giang Ban hành: 14/02/2008 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 13/02/2008 | Cập nhật: 15/03/2008
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định ban hành bộ đơn giá xây dựng và công bố bộ đơn giá xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 07/01/2008 | Cập nhật: 14/11/2009
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về đề án vận động đóng góp xây dựng một số hạng mục công trình trong Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Bác Hồ xã Châu Thới – huyện Vĩnh Lợi Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 30/01/2008 | Cập nhật: 13/11/2009
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2008 Ban hành: 24/12/2007 | Cập nhật: 01/04/2015
Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về hỗ trợ bằng giao đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc bằng tiền khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 04/02/2008 | Cập nhật: 31/03/2010
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 14/02/2008
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung bản Quy định kích thước mặt cắt ngang quy hoạch tuyến đường giao thông kèm theo Quyết định 62/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 19/12/2007 | Cập nhật: 21/10/2011
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về giá đất và phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2008 Ban hành: 28/12/2007 | Cập nhật: 28/07/2012
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND ban hành bảng giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 04/01/2008
Thông tư 02/2008/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 02/01/2008 | Cập nhật: 03/01/2008
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 14/12/2007 | Cập nhật: 22/12/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về hạn mức giao đất ở tại đô thị và nông thôn; xác định diện tích và công nhận diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao áp dụng cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 25/08/2014
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 28/01/2011
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND công bố Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 23/06/2012
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định 167/1998/QĐ-UB thành lập Hội đồng giám định lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật Ban hành: 31/10/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 01/10/2007 | Cập nhật: 18/10/2007
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND quy định về quy trình quản lý, xử lý, xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 01/10/2007 | Cập nhật: 24/11/2009
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Quy chế khoán quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 27/08/2007 | Cập nhật: 09/01/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về khung giá tối thiểu áp dụng tính thuế đối với dịch vụ cho thuê nhà để kinh doanh, ở, mặt bằng và nhà xưởng do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 17/09/2007 | Cập nhật: 07/10/2010
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 17/09/2007 | Cập nhật: 14/08/2010
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1, Điều 20 Quy chế thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 16/10/2007 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND về mức thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 27/09/2007 | Cập nhật: 03/05/2010
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND điều chỉnh và bổ sung mức thu học phí trường Trung học y tế từ năm học 2007-2008 trở đi do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 10/09/2007 | Cập nhật: 29/10/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động triển khai Quyết định 123/2006/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 06/08/2007 | Cập nhật: 25/05/2015
Thông tư 06/2007/TT-UBDT hướng dẫn mức Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg do Ủy ban dân tộc ban hành Ban hành: 20/09/2007 | Cập nhật: 04/10/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND Quy định về kỹ thuật làm giảm vật liệu cháy trong phòng cháy rừng thông ở Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 10/09/2007 | Cập nhật: 29/03/2011
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 09/08/2007 | Cập nhật: 02/08/2012
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND quy định mức chi xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 23/08/2007 | Cập nhật: 03/05/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 03/08/2007 | Cập nhật: 30/07/2010
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời thực hiện đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 22/08/2007 | Cập nhật: 01/09/2010
Quyết định 05/2007/QĐ-UBDT về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành Ban hành: 06/09/2007 | Cập nhật: 17/10/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND sửa đổi quy chế Về công tác thi đua, khen thưởng kèm theo quyết định 06/2006/QĐ-UBND Ban hành: 15/08/2007 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan địa phương thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 12/09/2007 | Cập nhật: 28/08/2010
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND ban hành mức thu, mức trích, cơ quan thu và đối tượng miễn giảm phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 21/08/2007 | Cập nhật: 09/04/2010
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng và phát triển thuỷ lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 05/09/2007 | Cập nhật: 05/02/2010
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Đơn giá xây dựng công trình - Phần Lắp đặt khu vực tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 23/07/2007 | Cập nhật: 23/06/2011
Quyết định 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II Ban hành: 20/07/2007 | Cập nhật: 30/07/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cư trú do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 09/07/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức trưng cầu ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 14/06/2007 | Cập nhật: 29/11/2010
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND Ban hành: 30/05/2007 | Cập nhật: 02/11/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 12/07/2007 | Cập nhật: 20/04/2011
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 05/07/2007 | Cập nhật: 16/05/2011
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về mức thu, tỷ lệ phân bổ số thu, quản lý, sử dụng, thanh và quyết toán lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 20/06/2007 | Cập nhật: 30/03/2011
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND Quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 04/07/2007 | Cập nhật: 08/11/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành: 09/05/2007 | Cập nhật: 24/10/2012
Thông tư 01/2007/TT-UBDT hướng dẫn xác định năng lực và quy trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban dân tộc ban hành Ban hành: 04/06/2007 | Cập nhật: 19/07/2007
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND về Bản Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng thi công dự án: MEKONG GOLF & VILLAS tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 04/06/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về chuyển Chi cục Kiểm lâm thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Ban hành: 25/06/2007 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 02/07/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 2 Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Ban hành: 15/06/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tỉnh Nghệ An Ban hành: 11/04/2007 | Cập nhật: 03/09/2015
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án xã hội hoá các hoạt động văn hoá giai đoạn 2006-2010 Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 31/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND về giá đất thu tiền sử dụng đất cho các hộ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 07/05/2007 | Cập nhật: 25/08/2010
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 80/2004/QĐ-UB về chế độ trợ cấp ưu đãi đối với cán bộ, công chức- viên chức do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 30/03/2007 | Cập nhật: 05/05/2007
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Y tế Dự phòng quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 23/02/2007 | Cập nhật: 05/05/2007
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND về Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên là đất, cát, đá, sỏi, nước ngầm, lâm sản phụ và cá tự nhiên do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 07/03/2007 | Cập nhật: 20/01/2011
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND bổ sung chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất hành lang bảo vệ đường bộ, đường thủy công trình Hệ thống thủy lợi An Sơn - Lái Thiêu tại Quyết định 131/2001/QĐ-UB do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 27/03/2007 | Cập nhật: 31/07/2013
Quyết định 55/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 05/03/2007 | Cập nhật: 24/07/2013
Quyết định 31/2007/QĐ-UBND quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 14/03/2007 | Cập nhật: 24/09/2009
Quyết định 12/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Ban hành: 24/01/2007 | Cập nhật: 03/02/2007
Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Ban hành: 27/11/2006 | Cập nhật: 19/11/2007
Quyết định 164/2006/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn,xã biên giới,xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010(Chương trình 135 giai đoạn II) Ban hành: 11/07/2006 | Cập nhật: 29/07/2006
Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 10/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 08/11/2011
Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 08/07/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Ban hành: 16/12/2004 | Cập nhật: 05/05/2007
Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn Ban hành: 21/10/2003 | Cập nhật: 10/12/2009
Thông tư 87/2001/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn Chương trình, giáo trình các môn học Ban hành: 30/10/2001 | Cập nhật: 16/12/2009