Kế hoạch 80/KH-UBND thực hiện Kết luận 104-KL/TU bổ sung quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Chương trình hành động 06-CTR/TU để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Số hiệu: 80/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Đình Cự
Ngày ban hành: 24/12/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Phú Yên, ngày 24 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 104-KL/TU NGÀY 11/7/2012 CỦA TỈNH ỦY VỀ BỔ SUNG CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 06-CTR/TU NGÀY 24/6/2011 CỦA TỈNH ỦY ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TỐT NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW NGÀY 16/01/2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ NHẰM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020

Ngày 21/7/2011, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy về đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu Kinh tế Nam Phú Yên, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững, giai đoạn 2011-2015.

Kế hoạch số 51/KH-UBND nêu trên thực hiện trong bối cảnh Chính phủ triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ; vì vậy, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Tỉnh có ảnh hưởng lớn đến tiến độ. Để điều chỉnh kế hoạch triển khai phù hợp với những năm còn lại của giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn đến năm 2020, đồng thời để thực hiện Kết luận số 104-KL/TU ngày 11/7/2012 của Tỉnh ủy về bổ sung các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Chương trình hành động số 06- CTr/TU của Tỉnh ủy để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, UBND tỉnh đề ra kế hoạch triển khai bổ sung Kế hoạch số 51/KH- UBND ngày 21/7/2012, với một số nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại trên phạm vi toàn Tỉnh, đấu nối phù hợp với hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng và cả nước để tạo điều kiện thu hút đầu tư, liên kết và phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh.

2. Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn Nhà nước tập trung vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội; động viên nhân dân có trách nhiệm tham gia đóng góp vào xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là trong thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thu hẹp khoảng cách vùng, miền, gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng nhanh, bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020, hệ thống kết cấu hạ tầng của Phú Yên được xây dựng cơ bản đồng bộ, tương đối hiện đại, đáp ứng điều kiện xây dựng Phú Yên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của vùng duyên hải Nam Trung bộ, một cửa ngõ mới ra biển Đông cho khu vực Tây nguyên.

2. Mục tiêu cụ thể: Tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực trọng tâm sau:

- Về hạ tầng giao thông: Phát triển hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh; đồng thời bảo đảm kết nối thông suốt các điểm dân cư trong Tỉnh và đấu nối với các tỉnh lân cận.

- Về hạ tầng cung cấp điện: Phát triển mạng lưới điện đồng bộ, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao năng lượng.

- Về hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu: Bảo đảm tưới tiêu chủ động; từng bước chủ động phòng tránh bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Về hạ tầng đô thị: Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các trung tâm đô thị, khắc phục tình trạng úng ngập, cung cấp ổn định điện nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Các hạ tầng khác: Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong Khu Kinh tế Nam Phú Yên, trong các khu công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch.

III. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ, XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về giao thông: Tập trung đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm:

a) Trục giao thông phía Tây tỉnh nối Bình Định - Phú Yên - Đắk Lắk dài trên 119km. Hoàn thành dự án trong năm 2012.

b) Trục ven biển nối thị xã Sông Cầu đến cảng Vũng Rô: Năm 2013 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 từ cầu Hùng Vương đến cảng Vũng Rô, dài khoảng 35,5 km; hoàn thành cầu An Hải trong năm 2012 và tiếp tục triển khai để cơ bản hoàn thành trong năm 2015 đoạn từ cầu An Hải - Gành Đá Đĩa - Quốc lộ 1A (riêng cầu Tiên Châu vượt sông Bình Bá xong trong năm 2016).

c) Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư tuyến cứu hộ, cứu nạn qua 04 huyện, thành phố (Tuy An, thành phố Tuy Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa kể cả cầu Hòa Định), chiều dài 33 km theo hình thức BT. Dự kiến triển khai vào năm 2013-2014, hoàn thành trong năm 2018.

d) Tập trung đầu tư 03 tuyến đường theo hướng Đông - Tây:

- Tuyến đường ĐT644 nối Quốc lộ 1A tại thị xã Sông Cầu với trục giao thông phía Tây tại Xuân Lãnh - Đồng Xuân và đoạn bổ sung từ Xuân Lãnh đến thôn Phú Lợi - xã Phú Mỡ - Đồng Xuân (dự án tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân), chiều dài 49 km. Dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

- Tuyến ĐT643 nối Quốc lộ 1A với Sơn Hòa, dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

- Tuyến đường nối huyện Đồng Xuân - huyện Kong Chro (Gia Lai): Dài 63,2 km, đầu tư theo hình thức BT trong giai đoạn 2011-2018.

e) Tuyến giao thông liên huyện Xuân Phước - Phú Hải (Xuân Phước - Phước Tân - Cà Lúi - Krông Pa): Dài 63,6 km, dự kiến triển khai vào năm 2013, hoàn thành vào năm 2015.

g) Nâng cấp bến xe Nam Tuy Hòa đủ chuẩn bến xe loại 2, đến năm 2013 -2014 hoàn thành.

h) Đầu tư khu dịch vụ tổng hợp giao thông vận tải, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2012-2015.

i) Các công tác khác:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, đồng thời thực hiện tốt phần việc của Tỉnh để nâng cấp các Quốc lộ đoạn đi qua Tỉnh: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29; khởi công xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả trong năm 2012; tiếp tục phối hợp với tỉnh Đắk Lắk kiến nghị nối dài Quốc lộ 29 từ Buôn Hồ lên cửa khẩu Đắk Ruê, hình thành trục Đông - Tây nối cảng Vũng Rô lên Tây nguyên và Campuchia; xúc tiến nghiên cứu để sớm triển khai dự án tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Tây Nguyên; tạo điều kiện để thi công đường Đông Trường Sơn. Chú trọng nâng cấp một số tuyến Tỉnh lộ.

- Tạo điều kiện cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam xây dựng cảng Hàng không Tuy Hòa, hoàn thành vào năm 2013.

2. Về cấp điện, nước, các dịch vụ khác:

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp điện, nước và các dịch vụ bảo đảm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và xây dựng các dự án lớn.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các nhà máy thủy điện hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các thủy điện nhỏ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Mở rộng việc cấp nước cho các khu công nghiệp và dịch vụ, các khu đô thị. Triển khai dự án xây dựng Nhà máy nước phục vụ Khu Kinh tế Nam Phú Yên. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư viễn thông, thoát nước, xử lý chất thải triển khai dự án theo tiến độ.

3. Về phát triển hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu:

- Tập trung nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có, xúc tiến xây dựng các dự án thủy lợi mới, củng cố hệ thống đê biển, đê sông, cửa sông, các trạm bơm, tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ. Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, các công trình thủy lợi được đầu tư từ vốn ODA như các hồ, đập: Buôn Đức, Suối Vực, Kỳ Châu, La Bách. Có giải pháp hỗ trợ về tư vấn, kỹ thuật, hoàn tất thủ tục xử lý sai sót, vi phạm và các biện pháp khắc phục để thực hiện hoàn thành hồ Xuân Bình trong năm 2013, hoàn thành dự án cửa Đà Nông trong năm 2014. Phối hợp và tạo thuận lợi để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai dự án hồ Mỹ Lâm giai đoạn 2014-2016. Triển khai đầu tư các công trình thủy lợi khác theo danh mục nêu trong quy hoạch thủy lợi và Kế hoạch số 56/KH- UBND ngày 02/8/2011 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu. Tập trung vào các dự án theo danh mục trình Chính phủ. Trước mắt tập trung: Kè Xuân Hải, kè An Ninh Đông, kè An Phú, kè chống xói lở Đầm Cù Mông; dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt Biển Hồ và đập dâng sông Mới phục vụ phát triển Khu Kinh tế Nam Phú Yên và ứng phó biến đổi khí hậu; dự án nâng cấp và xây dựng một số tuyến đê biển kết hợp với đường ven biển theo quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; dự án trồng rừng phòng hộ nhằm giảm nguy cơ lũ quét và giảm thiểu khí thải. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn Tỉnh; phối hợp với các cơ quan truyền thông và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền về biến đổi khí hậu và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Về phát triển hạ tầng đô thị:

Phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, phù hợp với xu hướng phát triển hệ thống đô thị trong khu vực và cả nước. Tập trung hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các đô thị hiện có. Phấn đấu năm 2013 đưa thành phố Tuy Hòa lên đô thị loại II; chỉnh trang và sớm đưa Hòa Hiệp Trung lên thị trấn trước năm 2015. Đến năm 2018 hình thành được các đô thị loại IV: Thị xã Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, tạo điều kiện để thị trấn Phú Hòa, các huyện lỵ Hòa Vinh, Phú Thứ (Hòa Bình 2) được công nhận xếp hạng đô thị và hình thành thêm các thị trấn: An Mỹ, Vân Hòa. Đưa thị xã Sông Cầu lên đô thị loại III trước năm 2020.

Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông gắn với hệ thống điện, nước, viễn thông, xử lý chất thải cho các khu đô thị mới.

5. Về đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Khu Kinh tế Nam Phú Yên, các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp:

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh, bổ sung các nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020:

- Đầu tư tuyến nối mới: Quốc lộ 1A (Đông Mỹ) đến khu công nghiệp Hòa Hiệp (giai đoạn 1), xong năm 2016.

- Tuyến đường từ Quốc lộ 1A (Phú Khê) nối trung tâm hành chính mới Hòa Tâm - Khu công nghiệp Hòa Hiệp giai đoạn 2: Dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

- Nâng cấp tuyến đường Hòa Vinh đi Phú Hiệp đồng thời chỉnh trang một số tuyến đường trên địa bàn các xã Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam (2012- 2016).

- Đầu tư Khu trung tâm hành chính và tái định cư xã Hòa Tâm, các khu tái định cư Hòa Hiệp Trung và Hòa Hiệp Nam và một số hạ tầng quan trọng trong khu đô thị Nam Tuy Hòa (2013-2017).

- Đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm gắn với đầu tư cảng Bãi Gốc (2012-2020).

- Nâng cấp cảng Vũng Rô nhằm đảm bảo đủ năng lực tiếp nhận tàu 5.000 DWT, dự kiến đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2013-2015 và 10.000 DWT giai đoạn 2015-2020.

- Triển khai đầu tư các dự án tại các khu chức năng trong Khu Kinh tế Nam Phú Yên, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu phi thuế quan, khu công nghệ cao, khu đô thị dịch vụ khu công nghiệp, tập trung hoàn chỉnh các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại còn lại, hoàn thành trước năm 2020.

- Xúc tiến đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có, tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp.

6. Phát triển hạ tầng thương mại:

- Đầu tư mạng lưới chợ, phát triển chợ trung tâm khu vực miền núi, nâng cấp các chợ trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, phát triển siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông, thủy sản, trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, trung tâm bán buôn ngành hàng, các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng xăng dầu, các cửa hàng chuyên doanh, trung tâm mua sắm.

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án: Siêu thị phía Đông thành phố Tuy Hòa, siêu thị tại thị xã Sông Cầu, chợ đầu mối Tây Hòa, Trung tâm Hội chợ triển lãm.

7. Phát triển hạ tầng thông tin:

- Thực hiện hoàn tất việc phát triển băng thông rộng; cáp quang hóa toàn Tỉnh. Phát triển, nâng cấp mạng thông tin di động lên công nghệ 3G, 4G; thực hiện phát triển mạng lên mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network), nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất. Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Hoàn thiện cổng thông tin điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu toàn Tỉnh, hoàn thiện hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin quản lý văn bản, các phần mềm dùng chung để phục vụ người dân, doanh nghiệp và công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và phần mềm một cửa điện tử cho một số đơn vị trong Tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành trong các cơ quan quản lý Nhà nước và trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chú trọng phát triển hệ thống cung cấp thông tin liên lạc (hiện đại) trên biển với ngư dân, giúp ngư dân yên tâm sản xuất. Đầu tư hệ thống giao ban trực tuyến đến cấp huyện để các cuộc họp có thể thực hiện qua môi trường mạng; đưa đường truyền số liệu chuyên dùng trong cơ quan Đảng và Nhà nước vào hoạt động để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nước.

8. Phát triển hạ tầng giáo dục - đào tạo:

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giáo dục, xây dựng Phú Yên trở thành một trong những trung tâm giáo dục đào tạo của khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên; có quy mô phù hợp, chất lượng và hiệu quả cao, năng động, linh hoạt theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nhân lực, dân trí và nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu của nhân dân.

- Giáo dục mầm non: Củng cố và mở rộng mạng lưới trường, lớp học. Phấn đấu đến năm 2020, có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tiểu học: Xây dựng hệ thống các trường tiểu học, kiên cố hóa và hiện đại hóa một phần trang thiết bị. Đến năm 2020, 75% số trường tiểu học (không có phân trường) đạt chuẩn quốc gia và 50% số trường tổ chức học 02 buổi/ngày.

- Trung học cơ sở: Tiếp tục đẩy mạnh kiên cố hóa và hoàn thiện mạng lưới trường, lớp; quan tâm đầu tư cơ sở và trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia trên 45%.

- Trung học phổ thông: Phấn đấu có trên 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông trước năm 2018. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất trường học. Đến năm 2020, tỷ lệ lớp/phòng là 01 và 30% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Xây dựng trường chuyên Lương Văn Chánh mới đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là trường chất lượng cao, có uy tín trong nước.

- Giáo dục đại học: Đầu tư cơ sở vật chất trường Đại học Phú Yên, phấn đấu đến năm 2020, trường Đại học Phú Yên là trường đại học có uy tín của khu vực Trung bộ. Nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành cao đẳng. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Cao đẳng Nghề. Chú trọng đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo nghề cấp huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để trường Đại học Xây dựng miền Trung phát triển; phối hợp và tạo điều kiện nâng trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa trở thành trường Đại học Công nghiệp vào năm 2013; tạo điều kiện để Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên tiếp tục phát triển.

9. Phát triển hạ tầng khoa học công nghệ:

- Huy động các nguồn lực để đầu tư Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Quang sớm trở thành Khu Nông nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, là Khu nông nghiệp trong hệ thống khu nông nghiệp công nghệ cao cả nước, tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào khu nông nghiệp.

- Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Đầu tư kết cấu hạ tầng ngành khoa học - công nghệ để đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào công cuộc phát triển Tỉnh nhà.

10. Phát triển hạ tầng y tế:

- Đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng có đủ năng lực về dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do dịch bệnh gây ra.

- Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Các bệnh viện xây dựng mới phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 như: Bệnh viện Chuyên khoa Sản - Nhi, Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện quân dân y. Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến điều trị, bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện; đến năm 2015 đạt trên 95% và năm 2020 đạt 100% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2015, số giường bệnh/vạn dân là 28,6 (trong đó giường bệnh công lập là 20); đến năm 2020 số giường bệnh/vạn dân là 35,2 (trong đó giường bệnh công lập là 26).

- Phát triển, hoàn thiện mạng lưới và nâng cao chất lượng dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng, hạn chế việc chuyển tuyến để giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân và giảm tải cho tuyến trên. Đến năm 2015, 80% số xã có trạm y tế kiên cố đạt chuẩn, năm 2020 bảo đảm hầu hết các xã có trạm y tế kiên cố theo chuẩn Quốc gia.

11. Phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch:

- Phát triển các hạ tầng văn hóa phù hợp với Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ- TTg ngày 06/5/2009; chú trọng tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nâng cao chất lượng của các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa Tỉnh, huyện, các rạp chiếu phim, nhà bảo tàng, thư viện, phòng đọc,… để đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu về văn hóa của nhân dân và khách tham quan.

- Phát huy hiệu quả của các trung tâm, cơ sở tập luyện, thi đấu thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2015, 80% số xã, phường, thị trấn có sân tập luyện thể thao, đến năm 2020 có 100%. Đến năm 2020, 100% huyện, thị xã, thành phố có trung tâm thể dục thể thao và xây dựng nhà thi đấu đa năng. Chuẩn bị để triển khai Khu liên hợp thể dục thể thao giai đoạn 2016-2020.

- Tập trung đầu tư hạ tầng du lịch, đường vào các khu du lịch, sân golf, một số điểm đến, cảng phục vụ du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, Phú Yên trở thành một điểm nhấn, trung tâm du lịch của vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên.

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh về thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư:

- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch về kết cấu hạ tầng trên cơ sở phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh. Quy hoạch phải kịp thời, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai, đô thị, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phải hạn chế sự chồng chéo giữa các loại quy hoạch, quy hoạch kém chất lượng, gây lãng phí.

- Phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương để cụ thể hóa các quy hoạch thành kế hoạch thực hiện. Thường xuyên rà soát, bổ sung các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, kế hoạch thực hiện, tổ chức thi công, giám sát, thanh quyết toán dự án.

2. Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ. Xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, có ưu tiên những công trình trọng điểm.

- Đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Ưu tiên bố trí vốn đối ứng và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án.

- Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích và thu hút đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP,… Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

- Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng. Thông qua chính sách khai thác địa tô chênh lệch do xây dựng công trình đem lại, chính sách phù hợp trong thu hồi đất để tạo vốn hỗ trợ cho xây dựng công trình hạ tầng. Khuyến khích thực hiện đấu thầu dự án và đấu giá quyền sử dụng đất.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

- Phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu Nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tư, rút ngắn tiến độ thực hiện của các dự án để đưa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội, để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

- Tập trung lãnh đạo, phối hợp làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ, đúng quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành trong Tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt kế hoạch này; tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thu hút, huy động, cân đối các nguồn vốn để thực hiện, đảm bảo theo kế hoạch được duyệt. Theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch này và báo cáo cho UBND tỉnh.

2. Yêu cầu Giám đốc các sở ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện và hoàn thành công việc được giao. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh để xử lý.

3. Kế hoạch này bổ sung Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy về đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu kinh tế Nam Phú Yên, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững, giai đoạn 2011-2015./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

DANH MỤC

MỘT SỐ DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG QUAN TRỌNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch s 80/KH-UBND ngày 24/12/2012 ca UBND tnh Phú Yên)

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

N D ÁN

Địa đim xây dng

Năng lực thiết kế

Thi gian hoàn thành

Tng mc đầu tư

Nhu cầu vốn 2011-2015

Nhu cầu vốn 2016-2020

Nguồn vốn

Ghi chú

 

TỔNG CNG

 

 

 

59.212

33.089

24.638

 

 

I

C D ÁN GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các trc giao thông Bắc -Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Trục giao thông phía Tây tỉnh Phú Yên nối các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Đắk Lắk

H. Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh

119km, 2 làn xe

2012

609

200

 

TPCP

 

1.2

Tuyến đường bộ ven biển đon nối Trung tâm hành chính Tnh đến cảng Vũng Rô

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cu Hùng Vương

TP. Tuy Hòa

i 1.400m

2011

477

330

 

TPCP

 

-

Tuyến giao thông Nam cầu Hùng Vương đến KCN Hòa Hiệp-giai đoạn I

TP. Tuy Hòa, Đông Hòa

8,17 km

2013

433

373

 

HT MT

2012 thông tuyến

-

Tuyến giao thông KCN Hòa Hiệp 1- giai đoạn I đến Bắc cầu Đà Nông

H. Đông Hòa

6,94km

2013

223

183

 

HT MT

2012 thông tuyến

-

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tiểu dự án 2, 3

TP. Tuy Hòa, H.Đông Hòa

 

2012

150

150

 

HT MT

 

1.3

Nâng cấp tuyến ven biển đoạn nối TP Tuy Hòa đến cầu An Hải

TP Tuy Hòa, Tuy An

22km

2015

1.000

300

 

QP, HTMTHT DL

 

1.4

Cu An Hải

Huyn Tuy An

173m

2012

33

33

 

BOT

 

1.5

Đầu tư tuyến đường bộ ven biển, đoạn nối từ Cầu An Hải đến Quốc lộ 1A tại Km số 1293+450 (có cầu vượt sông Bình Bá)

Tuy An - Sông Cu

16km

2016

800

300

500

ODA

 

1.6

Tuyến đường cứu hộ, cu nn, tnh lũ nối c huyn, thành phố: Tây Hòa, PHòa, thành phố Tuy Hòa và Tuy An.

H.Tuy An. Tuy Hòa, PHòa, Tây Hòa

33 km; 2 làn xe

2018

950

50

900

HT MT

 

2

Các trc giao thông Đông - Tây

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân

Sông Cầu - Đồng Xuân

49 km; 2 làn xe

2015

966

506

446

TPCP

 

2.2

Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa

Tuy An - Sơn Hòa

39,27 km; 2 làn xe

2013

829

764

 

TPCP

 

2.3

Nâng cấp tuyến đường bộ nối dài hai tỉnh Phú Yên - Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên

H.Đồng Xuân

63,2 km; 2 làn xe

2018

4.662

1.450

3.212

TPCP

 

 

Tuyến liên huyện Xuân Phước- Phú Hải (Xuân Phước- Phước Tân - Cà Lúi- KrôngPa)

H Sơn Hòa, Đồng Xuân

63,6km

2015

802

802

 

ODA, đối ứng

 

2.4

Nâng cấp tuyến QL25 qua tỉnh Pn

TP.Tuy Hòa, H. PHòa, Sơn Hòa

70km, 2-4 làn xe

2013

1.350

600

750

Trung ương đu tư

 

2.5

Sửa chữa, nâng cấp tuyến Quốc lộ 29

TP.Tuy Hòa, H.Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh

2 làn xe

2015

1.740

740

1.000

Trung ương đu tư

 

3

Các dự án khác

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Hầm đường bộ qua Đèo Cả, trên Quốc lộ 1A

H.Đông Hòa

6km hm/ 4 làn xe

2017

15.600

10.000

5.600

BOT, BT

 

3.2

Nâng cấp Cng ng không Tuy Hòa

TP.Tuy Hòa, H.Đông Hòa

Tăng lượng hành khách tiếp nhn đến 555.000 lượt hk/năm

2013

354

354

 

TW đu tư

 

II

CÁC DỰ ÁN CẤP ĐIỆN, CẤP NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các dự án lưới đin phân phối nông thôn, chống quá ti, phát trin lưới đin, cải to đường dây h áp

c huyn

 

2013

846

800

 

Vốn ngành

 

2

Nhà máy nước Nam Tuy Hòa

Đông Hòa

60.000 m3/ngày đêm

 

500

500

 

Vốn ngành

 

III

DỰ ÁN THỦY LỢI VÀ ƯNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sửa chữa H Xuân Bình

Sông Cu

 

2013

5

5

 

NSĐP

 

2

Dự án cửa Đà Nông

Đông Hòa

 

2014

70

70

 

NSTW, NSĐP

 

3

HM Lâm

Tây Hòa

 

2016

960

60

900

Vốn TW

 

4

Kè chống xói lở đm Cù Mông

Sông Cu

 

2015

185

185

 

ODA, đối ứng

 

5

Các kè chống xói lở Xuân Hải, An Ninh Đông, An Phú

Sông Cu, Tuy An, TP Tuy Hòa

 

2020

500

 

500

Chương trình đê kè ven bin

 

IV

ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU KINH TẾ NAM PHÚ YÊN, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tuyến nối Quốc lộ 1A (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp-giai đoạn I

Đông Hòa

i 4,6 km. rộng 42 m

2016

416

270

146

HT MT

 

2

Tuyến đường từ QL1A (Phú Khê) - TT hành chính mới xã Hòa Tâm - KCN Hòa Hiệp-giai đoạn II

Đông Hòa

i 6 km, rộng 56 m

2016

605

300

305

BOT, BT

 

3

Nâng cấp tuyến đường Hòa Vinh đi Phú Hiệp, chỉnh trang một số tuyến đường trên địa bàn các xũ Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam

Đông Hòa

 

2012-2015

 

 

 

 

 

4

Đầu tư khu trung tâm hành chính và tái định cư xã Hòa Tâm, các khu tái định cư Hòa Hiệp Trung và Hòa Hiệp Nam và một số hạ tầng quan trọng khu đô thị Nam Tuy Hòa

 

 

2012-2017

 

 

 

 

 

5

Đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm gắn với đầu tư cảng Bãi Gốc

Đông Hòa

 

2012-2020

 

 

 

 

 

-

Dự án cảng Bãi Gốc

Đông Hòa

HT cầu cảng ti trọng từ 50.000 đến 300.000 DWT

 

7.000

4.000

3.000

Vốn nhà đu tư

 

-

Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Tâm, quy mô 1.935 ha (hóa dầu 1.080ha, KCN đa ngành 855 ha)

Đông Hòa

Qui mô 1.935 ha

 

10.000

6.000

4.000

Vốn nhà đu tư

 

6

Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phục vụ KCN Hòa Hiệp

Đông Hòa

131ha

2015

262

262

 

HT MT

 

7

Nâng cấp cảng Vũng Rô tiếp nhận tàu 5.000DWT giai đoạn 2013-2015 và 10.000 DWT giai đoạn 2015-2020

Đông Hòa

tàu 10.000 DWT và Khu hu phương

2020

500

500

 

Vốn nhà đu tư

 

8

Trin khai đu tư c d án ti các khu chức năng trong Khu kinh tế Nam Pn

 

 

2020

 

 

 

Vốn nhà đu tư

 

-

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu phi thuế quan

Đông Hòa

Quy mô 320 ha

 

1.020

1.016

 

 

 

-

Dán khu công ngh cao

 

Quy mô 370 ha

 

 

 

 

 

 

-

Dán Khu đô thị dch vụ ven bin

 

Quy mô 1.540 ha

 

 

 

 

 

 

V

C D ÁN GIÁO DC

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp, mở rộng trường Đại học Phú Yên giai đoạn I

TP Tuy Hòa

3.500 sinh viên/ năm

2020

236

96

140

HTMT và ngân sách tỉnh

 

2

Ký túc xá sinh viên

TP Tuy Hòa

13.500 chỗ ở cho SV

2016

690

500

190

TPCP

 

3

Trường Cao đng nghề cơ sở II

TP Tuy Hòa

 

2015

50

50

 

ODA,MT QG

 

4

Trường chuyên Lương Văn Chánh

TP Tuy Hòa

1.600 học sinh

2020

120

60

60

CTMTQG, NSĐP

 

VI

HTẦNG KHOA HỌC CÔNG NGH

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu Nông nghip công nghệ cao Pn

PHòa

Quy mô 1,080 ha

2020

4.269

1.280

2.989

HTKHCN, NS TW, NS tỉnh và DN