Quyết định 81/QĐ-UBND năm 2021 công bố quy trình nội bộ, liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: 81/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Hoàng Việt Phương
Ngày ban hành: 28/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân sự, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 81/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH TUYÊN QUANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 09 quy trình nội bộ, liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.

(Có Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Công khai trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở làm việc của Sở theo Quy định tại Điều 15 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thiện quy trình điện tử đối với 09 thủ tục hành chính nêu tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này theo quy định; công khai đầy đủ nội dung của thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, địa chỉ www.tuyenquang.gov.vn; Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: dichvucong.gov.vn; Cổng Dịch vụ công của tỉnh, địa chỉ: dichvucong.tuyenquang.gov.vn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục KSTTHC-VPCP; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Sở Thông tin và truyền thông;
- Như điều 4; (thực hiện)
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Viễn thông Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; (đăng tải)
- Phòng Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, KSTTHCNhung

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Phương

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ, LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH TUYÊN QUANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 81/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Quy trình nội bộ số: 01

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (Gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất)

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký (như trường hợp có 01 đơn đăng ký thế chấp kèm theo nhiều thửa đất được cấp nhiều GCN khác nhau, trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đối với nhiều hạng mục, 01 tài sản thế chấp tai nhiều tổ chức tín dụng,…) thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn/Lãnh đạo Chi nhánh để phân công giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Lãnh đạo đơn vị giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa;

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai/ Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình duyệt

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

06 bước

 

 

01 ngày làm việc

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang).

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 02

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở, NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký (như trường hợp có 01 đơn đăng ký thế chấp kèm theo nhiều thửa đất được cấp nhiều GCN khác nhau, trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đối với nhiều hạng mục, 01 tài sản thế chấp tai nhiều tổ chức tín dụng,…) thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận);

- Trưởng phòng giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Viên chức VPĐK đất đai

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy.

Viên chức VPĐK đất đai

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy hồ sơ trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai ký xác nhận.

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 6

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai

Thực hiện ngay sau khi Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai ký xác nhận

Bước 7

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả từ phòng chuyên môn

07 bước

 

 

01 ngày làm việc

 

Ghi chú: Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

 

Quy trình nội bộ số: 03

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở MÀ TÀI SẢN ĐÓ ĐÃ HÌNH THÀNH NHƯNG CHƯA ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phậận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

06 bước

 

 

01 ngày làm việc

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 04

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TRONG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CÓ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

06 bước

 

 

01 ngày làm việc

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 05

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐÃ ĐĂNG KÝ

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 06

THỦ TỤC SỬA CHỮA SAI SÓT NỘI DUNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐÃ ĐĂNG KÝ DO LỖI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phậận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 07

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 08

THỦ TỤC CHUYỂN TIẾP ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN TÀI SẢN PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi Lãnh đạo đơn vị ký các nhận

 

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).

 

Quy trình nội bộ số: 09

THỦ TỤC XÓA ĐĂNG KÝ NỘI DUNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Thứ tự các bước thực hiện

Nội dung các bước thực hiện

Bộ phận giải quyết

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Bước 1

Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Một cửa tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (tiếp nhận trực tiếp) kiểm tra danh mục hồ sơ; In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả;

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Thực hiện ngay

01 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ (trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nộp trước 15 giờ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau 15 giờ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo)

Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 2

- Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố).

- Trưởng phòng (Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố) giao cho viên chức phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa

Trưởng phòng (hoặc Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai); Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố)

Thực hiện ngay

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, ký xác nhận, chứng nhận đăng ký vào Phiếu yêu cầu, Trang bổ sung kèm theo GCN; Dự thảo Thông báo đăng ký biến động hồ sơ; Trình Trưởng phòng kiểm tra, ký nháy để trình Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố ký xác nhận.

Viên chức VPĐK, Chi nhánh VPĐK đất đai;

Trưởng phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Thực hiện ngay sau khi được giao nhiệm vụ

Bước 4

Kiểm tra, Ký duyệt hồ sơ: Lãnh đạo đơn vị kiểm soát, ký xác nhận vào: Phiếu yêu cầu, Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; Thông báo đăng ký biến động hồ sơ và chuyển viên chức sao lưu hồ sơ.

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố

Thực hiện ngay sau khi viên chức trình ký

Bước 5

Thực hiện sao lưu hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả/ Bộ phận Một cửa trả kết quả; chuyển Thông báo đăng ký biến động hồ sơ cho cán bộ Văn thư (hoặc kiêm công tác văn thư) sao lưu, đóng dấu gửi UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Viên chức VPĐK đất đai; Chi nhánh VPĐK đất đai.

Thực hiện ngay sau khi sau khi Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận

Bước 6

- Tiếp nhận kết quả, Thông báo kết quả cho người sử dụng đất.

- Trả kết quả cho người sử dụng đất.

- Thu phí, lệ phí.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả/Một cửa

Thực hiện ngay sau khi nhận kết quả

 

Ghi chú: - Văn phòng Đăng ký đất đai: Tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân (nơi có đất).





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010