Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 51/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Phạm Văn Xuyên
Ngày ban hành: 30/09/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Thái Bình, ngày 30 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2013-2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đán tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đán Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích:

- Tạo sự chủ động của các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy sức mạnh của các lực lượng trong toàn xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật;

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm;

- Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra;

- Phấn đấu đến năm 2016 có 100% cán bộ, công chức, những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan và 70% nhân dân tại địa bàn trọng điểm được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật của cán bộ, công chức, nhân dân;

- Phấn đấu kiềm chế và làm giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và svụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng đim, đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Xây dựng được mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học có nhiều vi phạm pháp luật theo từng lĩnh vực đrút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

2. Yêu cầu:

- Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật với việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; gn kết chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc triển khai kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và đạt mục tiêu đã đề ra.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi:

- Lựa chọn một số địa bàn trọng điểm hay xảy ra vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh để tập trung cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Giai đoạn 2013-2014 thực hiện chỉ đạo điểm ở 8 địa bàn thuộc 4 huyện, thành phố: Thành phố Thái Bình, các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư và huyện Kiến Xương. Giai đoạn 2014-2016 sẽ nhân rộng trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào các nội dung như: Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; đền bù giải phóng mặt bằng; môi trường; hình sự; ma túy; tội phạm; HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội khác; an toàn giao thông; xây dựng nông thôn mới…

2. Đối tượng:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở các địa bàn trọng điểm;

- Nhân dân, học sinh, sinh viên tại địa bàn trọng điểm;

- Các đối tượng nghiện ma túy, có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao, trọng tâm là các đối tượng nằm trong diện quản lý nghiệp vụ ca lực lượng công an; đối tượng có trình độ nhận thức và văn hóa hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đ án tại các địa bàn trọng điểm

- Xây dựng kế hoạch, phiếu khảo sát và tổ chức khảo sát về nhu cầu tìm hiểu pháp luật tại các địa bàn;

- Xác định đối tượng, nội dung, hình thức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp ở từng địa bàn trọng điểm.

Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.

2. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở các địa bàn trọng điểm đã lựa chọn

a) Tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp thông qua các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các cuộc họp tại thôn, tổ dân phố, khu dân cư tại cơ sở.

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở những địa bàn trọng điểm.

b) Biên soạn tài liệu:

- Xây dựng kế hoạch biên soạn, in ấn, phát hành các loại tài liệu gồm tờ rơi, tờ gp, sách hỏi đáp pháp luật vcác lĩnh vực: Đt đai, đn bù giải phóng mặt bng; môi trường; hình sự; ma túy; tội phạm; HIV/AIDS, giao thông, xây dựng nông thôn mới...phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân và các đối tượng vi phạm pháp luật; tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyên truyn pháp luật, tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới...cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở;

- Hỗ trợ, cung cấp đề cương, tài liệu pháp luật cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tủ sách pháp luật của các trường học, xã, phường thị trấn.

Thời gian thực hiện: Hằng năm, từ năm 2013-2016.

c) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật:

Tchức một số cuộc thi viết hoặc thi sân khấu hóa tìm hiểu các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, ma túy, HIV/AIDS, an toàn giao thông

Thực hiện lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật vào sinh hoạt văn hóa, lễ hội và các hoạt động khác phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

d) Tchức, hưởng ứng các chiến dịch, Tuần lễ pháp luật, Ngày pháp luật, Tháng hành động, phong trào ra quân thực hiện pháp luật...

đ) Phổ biến giáo dục pháp luật trên hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương, loa truyền thanh cơ s.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình tăng cường xây dựng, duy trì, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục pháp luật;

- Mời các chuyên gia pháp luật tham gia giải đáp pháp luật, trả lời bạn xem truyền hình, thực hiện các phóng sự, trao đổi, tọa đàm trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Phối hợp với các Đài Truyền thanh huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở thực hiện tuyên truyền pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Thời gian thực hiện: Hằng năm, từ năm 2013-2016.

e) Phát hiện, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc chấp hành và thực hiện pháp luật tại các địa bàn trọng đim;

g) Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp, có hiệu quả tại địa phương.

3. Thực hiện chỉ đạo điểm một số hoạt động về tăng cường công tác ph biến, giáo dục pháp tại một số địa bàn trọng điểm đã lựa chọn nhm xây dựng mô hình hiệu quả áp dụng trong toàn tỉnh

a) Lựa chọn, triển khai xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các phường xã, thị trấn và trường học có nhiều vi phạm pháp luật về đất đai, đn bù giải phóng mặt bằng, môi trường, hình sự, ma túy, tội phạm, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới... qua các hình thức:

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hội nghị thông tin lưu động, tư vấn trực tiếp cho nhân dân để giải đáp vướng mắc pháp luật về đt đai, đn bù giải phóng mặt bằng góp phn giải quyết các tranh chp, mâu thun về đt đai trong cộng đồng dân cư;

- Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường bằng các hình thức như: Phát động Tháng hành động vì môi trường; phong trào vì môi trường xanh - sạch - đẹp; hưởng ứng Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm; làm điểm về chấp hành nghiêm pháp luật về môi trường tại một số làng nghề, khu vực sản xuất, kinh doanh tập trung; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về môi trường;

- Tuyên truyền trực tiếp các quy định pháp luật về an toàn giao thông; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; treo băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động, triển lãm hình ảnh liên quan đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông; ra quân hưởng ứng các chiến dịch tuyên truyền pháp luật...;

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật trực tiếp cho nhân dân và các đi tượng vi phạm pháp luật về hình sự, dân sự, tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác;

- Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn trọng điểm; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động của các nhóm đng đẳng, tình nguyện viên trong cộng đng; thiết lập đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư;

- Xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật và các hình thức Câu lạc bộ khác, thông qua đó đẩy mạnh các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên. Phấn đấu có ít nhất 60% trở lên nhóm nòng cốt tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từng bước phát trin đu khắp phong trào toàn dân học tập và làm theo pháp luật, trong đó chú trọng những mô hình thiết thực, thật sự hiệu quả, nhm phát triển nhân rộng. Có từ 90% trở lên hòa giải viên cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; 100% vụ việc hòa giải tại cơ sở được lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật.

b) Tổ chức các cuộc giao lưu, giới thiệu, phổ biến các mô hình, sáng kiến hay về phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện điểm.

c) Đánh giá kết quả chỉ đạo điểm, t kinh nghiệm, nhân rộng mô hình ra các địa bàn có đặc điểm, điều kiện và tình hình vi phạm pháp luật tương tự.

Thời gian thực hiện: Thực hiện thí điểm năm 2013-2014. Thực hiện hiệu quả sẽ tiến hành nhân rộng trong năm 2015-2016

4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền, đoàn thể ở cơ sở; người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên tại địa bàn trọng điểm

- Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn; các khóa bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở cho cán bộ chính quyền, đoàn thể và đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở các địa bàn trọng điểm;

- Xây dựng, phát hành, cung cấp các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phbiến, giáo dục pháp luật cần thiết hỗ trợ, phục vụ việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa bàn trọng điểm;

- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, tham khảo kinh nghiệm giữa các cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật ở địa bàn trọng điểm nói riêng và nhân dân nói chung.

5. Huy động hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đóng trên các đa bàn trng điểm tham gia ph biến, giáo dục pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng đim

- Xây dựng mới hoặc huy động các nhóm nòng cốt, các tổ chức tự quản, các mô hình đã có ở cộng đồng dân cư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật ở địa bàn; chú trọng vai trò của các tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cán bộ của các tổ chức đoàn thể...

- Khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tchức các hoạt động phbiến, giáo dục pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Hướng dẫn, khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật;

- Xác định cơ chế phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể; giao trách nhiệm cụ thể để phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, chấp hành pháp luật, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật tại mỗi khu dân cư nói riêng và địa bàn trọng điểm nói chung.

6. Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch

- Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp hằng năm lng ghép kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này trong chương trình kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật thường niên của Hội đng nhm đánh giá kịp thời việc tổ chức triển khai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch;

- Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả Kế hoạch thực hiện Đán theo từng giai đoạn cụ thể làm cơ sở định hướng nội dung tiếp tục trin khai thực hiện trong những năm tiếp theo;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, tiến hành sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện Kế hoạch và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo;

+ Tổ chức kiểm tra: Hằng năm, từ năm 2014-2016.

+ Tổng kết 02 năm (2013 - 2014) thực hiện Kế hoạch: Quý IV năm 2014.

+ Tổng kết 4 năm (2013 - 2016) thực hiện Kế hoạch: Quý IV năm 2016.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm:

a) Sở Tư pháp:

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016 và Kế hoạch triển khai Đề án hằng năm;

- Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát, chỉ đạo điểm hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức, địa phương, trường học liên quan tổ chức triển khai các hoạt động ph biến, giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực: Quản lý, sdụng đất đai; môi trường, trật tự, an toàn giao thông, hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội khác...;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện nội dung, biện pháp phbiến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, bồi dưỡng ngun nhân lực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn này;

- Lập dự trù kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định thực hiện Đề án;

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

b) Sở Tài chính: Thẩm định và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan. Phối hợp với các sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp và huy động nguồn lực tuyên truyn, vận động cán bộ, công chức, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật.

d) Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân các huyện, thành phố thực hiện xét xử lưu động các vụ án điểm tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, nht là các vụ án rt nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về đất đai, môi trường, ma túy, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.

đ) Đnghị Viện kim sát nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dn Viện kim sát các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.

e) Đnghị Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phchủ động phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tổ chức các phiên tòa xét xlưu động tại các địa bàn trọng điểm.

g) Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình tăng cường thời lượng, chuyên trang, chuyên mục phổ biến các văn bản pháp luật phục vụ cho Đề án.

h) Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách liên quan có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện về nhân lực, kinh phíthực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách để bồi dưỡng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị mình.

i) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chđộng xây dựng kế hoạch tổng thể giai đoạn 2013-2016, kế hoạch chi tiết hằng năm và đảm bảo kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch ở địa phương; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về STư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp;

- Bố trí đủ biên chế cho Phòng Tư pháp và các phòng chuyên môn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.

2. Kinh phí:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách của Sở Tư pháp từ năm 2013 đến 2016.

Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc lập dự toán, bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo phân cấp ngân sách và quy định tài chính hiện hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này nếu có khó khăn, vướng mc đề nghị các sở, ngành, địa phương phn ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tnh xem xét, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
-
Vụ PBGDPL- Bộ Tư pháp;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
-
Các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh;
-
UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT,NC
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Xuyên