Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2018 do tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: 40/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Thể
Ngày ban hành: 31/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Lào Cai, ngày 31 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2018

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vững năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm cụ thể hóa việc triển khai và đạt được các mục tiêu của Ban Chấp hành Đng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018;

- Tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa vic làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và hạn chế tái nghèo;

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống và chất lượng sng cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo;

- Cơ bản cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;

- Quan tâm bố trí kinh phí phù hợp, sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng quy định tài chính hiện hành.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ TH

1. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 4%/năm trở lên; riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP giảm trên 5,5%.

2. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Giáo dục, y tế, nhà , nước sạch và vệ sinh môi trường và tiếp cận thông tin).

3. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

4. 100% lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm;

5. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,7%;

6. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông với nhiều hình thức, tăng cường nội dung để người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu qu, các gương thoát nghèo; ưu tiên hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo được tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, thông tin.

2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện chương trình.

Bố trí vốn và cấp vốn kịp thời thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định. Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các chương trình khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, ưu tiên tập trung các hoạt động và nguồn lực đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên, để đy nhanh tiến độ giảm nghèo ở những địa phương này.

3. Tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện Chương trình giảm nghèo

Tăng cường sự tham gia của người dân vào mọi hoạt động của Chương trình; lấy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo là nhiệm vụ trung tâm. Phát huy quyn làm chủ và mọi khả năng sáng tạo của nhân dân tham gia thực hiện giảm nghèo, từ việc xác định đi tượng thụ hưởng chính sách đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở xã, thôn, tổ dân phố; quản lý nguồn vn; giám sát và đánh giá. Thông tin đầy đủ tới người dân các chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo; tổ chức cho nhân dân tham gia các hoạt động, bảo đảm tính công khai, dân chủ và minh bạch. Động viên mọi người dân phát huy nội lực, tự lực, tự cường vươn lên làm giàu chính đáng.

4. Tạo hội để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản; khuyến khích hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, hộ nghèo; thực hiện cung cấp, chi trả các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vn,... đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường nâng cao chất lượng các dịch vụ và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết thực liên quan đến đời sống người dân.

5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững như:

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Chương trình 135; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cp.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vng tại các huyện Bát Xát, Sa Pa,Văn Bàn.

6. Xây dựng cư chế, chính sách đặc thù giảm nghèo bền vững: Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho 44 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 50% trở lên trong quý II năm 2018.

7. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tquốc và các tổ chức thành viên như: Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh,... tham gia thực hiện Chương trình. Tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì người nghèo”, xây dựng và củng cố tổ tiết kiệm - tín dụng, quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được tiếp cận các dịch vụ xã hội bản

a) Đào tạo nghề:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính; ưu tiên lao động nông thôn, lao động thuộc diện hưởng chính sách người có công với cách mạng, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tchức dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo gắn với tạo việc làm; dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghcó thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường, đi xuất khẩu lao động.

- Có chính sách ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các xã khó khăn hoặc thu hút nhiều lao động là người nghèo bằng các chính sách thuế, tiền thuê đất,...; phát triển các nghề có thu nhập cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động nói chung, người nghèo nói riêng.

b) Hỗ trợ về y tế:

- Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo. Sử dụng hiệu quả Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh.

- Đu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế; đào tạo đội ngũ y, bác sỹ về làm việc ở tuyến cơ sở tạo điu kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế.

c) Hỗ trợ về nhà ở:

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 4008/QĐ-UBND ngày 14/09/2017 của UBND tỉnh.

- Các cấp, các ngành chủ động phối hợp với ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo là đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

d) Hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường:

Huy động tối đa nội lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy mạnh cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, nhất là môi trường nông thôn. Phát triển cấp nước và vệ sinh môi trường trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

đ) Hỗ trợ về thông tin:

- Đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện truyền hình số mặt đất tới các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định; trang bị phương tiện tác nghiệp, xây dựng nội dung chương trình thông tin, tuyên truyền cổ động cho các đội thông tin cơ sở.

- Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo, người cận nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo.

2. Giải pháp hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo

a) Vốn vay tín dụng:

- Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn ca các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện cho vay có điu kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xut kinh doanh và được các tchức đoàn thể tín chấp cho vay. Đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ.

- Các tchức đoàn thể, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ.

b) Khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư hướng về người nghèo:

- Trang bị kiến thức về nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư có sự tham gia của người dân và tập hun trên cơ sở mô hình thực tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông cấp xã, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề kèm cặp cho người nghèo theo hình thức cầm tay chỉ việc.

- Đảm bảo có tỷ lệ lao động nghèo được tham dự các hội nghị chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất - kinh doanh. Xây dựng và phát trin các mô hình áp dụng ging mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp.

c) Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng liên kết giữa hộ nghèo, nhóm hộ nghèo với các doanh nghiệp nhằm tạo và nâng cao lợi nhuận cho người nghèo thông qua sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

3. Giải pháp về chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo

a) Chính sách an sinh xã hội:

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng được quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật.

- Hỗ trợ, cứu trợ đột xuất kịp thời cho những người nghèo gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn nghiêm trọng,...

b) Htrợ tiền điện cho hộ nghèo:

Tiếp tục hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội; điều kiện và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.

4. Giải pháp về tổ chức thực hiện

a) Nâng cao năng lực hệ thống làm công tác giảm nghèo:

- Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo các cấp, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã. Phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo.

- Sử dụng cán bộ đoàn thở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo; trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã, các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

- Tchức đối thoại chính sách giảm nghèo nhằm xác định đúng hơn nhu cầu, năng lực tham gia của người dân, đặc biệt là của người nghèo.

- Điu tra thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo các cấp.

b) Truyền thông về giảm nghèo:

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên hệ thống truyền thông của tỉnh, in các ấn phẩm truyền thông nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm giảm nghèo của các cấp, của người dân; đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên giảm nghèo từ cấp tỉnh, huyện và xã.

- Tổ chức Hội nghị tuyên dương khen thưởng các gia đình tự vươn lên thoát nghèo, khen thưởng cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác giảm nghèo để khích lệ tinh thần cùng tham gia của cả cộng đồng dân cư đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và thống nhất về công tác giảm nghèo; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kết quả thực hiện công tác giảm nghèo chung trong toàn tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo.

- Chủ trì thực hiện các dự án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; xuất khẩu lao động, truyền thông về giảm nghèo.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại các huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, tổng hợp báo cáo y ban nhân dân tỉnh (tham mưu cho UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành).

- Tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Giúp UBND tỉnh thực hiện sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo hàng năm và giai đoạn gắn với thi đua khen thưởng kịp thời.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch giảm nghèo bền vững vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kim tra, đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của các lĩnh vực gắn với việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí ngân sách cho các sở, ngành, địa phương trin khai thc hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; bố trí kinh phí thực hiện những cơ chế, chính sách của tỉnh góp phn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tổ chức giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng ngun kinh phí giảm nghèo đúng mục đích, có hiệu quả.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và hướng dẫn thực hiện các dự án, chương trình khuyến nông - lâm, khuyến ngư được giao; phát triển các ngành nghề nông thôn; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Triển khai chương trình khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo d tiếp cận và tham gia.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ khuyến nông cơ sở trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các hộ gia đình vay vốn, sử dụng ngun vn, tchức sản xut.

- Thực hiện việc lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

5. SY tế: Chủ trì các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; phối hợp với các ngành thực hiện quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Đẩy mạnh công tác truyn thông về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo. Chủ động phi hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh đối với người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.Thực hiện việc lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lao động nghèo; hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên khuyết tật. Đầu tư có trọng điểm phát triển cơ sở vật chất, trường lớp ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

7. Sở Xây dựng: Chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định đã được y ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo vê thông tin. Hỗ trợ sản xut, biên tập phát sóng, phát hành, chuyn tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh- truyền hình,... để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm gương điển hình về giảm nghèo. Thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân huyện, thành ph tchức quản lý, đảm bảo thực hiện cung cấp nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện lng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

10. Sở Tư pháp: Chủ trì, triển khai Chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các hỗ trợ pháp lý liên quan đến người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Nâng cao năng lực và hiệu quả của các ttư vấn trợ giúp pháp lý. Thực hin lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

11. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hp với các đơn vị liên thực hiện cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tui, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đảm bảo việc khám cha theo quy định. Thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tchức đoàn thể các cấp: Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội, cộng đồng trong công tác giảm nghèo; hướng dẫn các cấp hội, các địa phương lồng ghép phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không đai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tchức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo; vận động thực hiện xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành với chương trình giảm nghèo.

13. Các sở, ngành, đoàn thể ở tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu tác động giảm nghèo bn vững.

14. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; ưu tiên các nguồn lực cho công tác giảm nghèo; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo của đa phương phù hp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội với chương trình giảm nghèo. Huy động nguồn lực từ các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,… cho chương trình giảm nghèo.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nắm chắc số đối tượng nghèo, cận nghèo, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đthực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định. Xây Đán, giải pháp thực hiện đi với những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm; xây dựng các mô hình, loại hình sản xut có hiệu quả, điển hình làm kinh tế giỏi; tuyên truyền nhân rộng tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo áp dụng tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo. Thực hiện tốt quy chế thi đua - khen thưởng trong công tác giảm nghèo của tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Lào Cai năm 2018. Yêu cầu các sở, ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- TT: TU, HĐND,UBND t
nh;
- Thành viên BCĐ xây dựng NTM và GNBV tỉnh;
- UBND các huyện, thành ph
;
- Lãnh đạo V
ăn phòng;
- Cổng thông tin ĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH,
VX, NLN1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Thể

 





Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2014 về Ngày Âm nhạc Việt Nam Ban hành: 26/09/2014 | Cập nhật: 27/09/2014