Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 73/2013/NQ-HĐND về phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
Số hiệu: 117/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Kim Cự
Ngày ban hành: 28/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 3 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 73/2013/NQ-HĐND NGÀY 18/12/2013 CỦA HĐND TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 của HĐND tỉnh về phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp trong việc phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức phổ biến rộng rãi Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 để các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện đúng định hướng, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cụm công nghiệp từ nay đến 2020 của tỉnh. Phân định trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa nhiệm vụ theo từng giai đoạn, kết quả đạt được mỗi giai đoạn thể hiện đúng định hướng, về phát triển cụm công nghiệp của tỉnh từ nay đến năm 2020. Hàng năm có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện Nghị quyết đảm bảo hiệu quả.

- Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo thực hiện tốt nội dung công việc được phân công tại kế hoạch này.

II. NHIỆM VỤ

1. Rà soát các cụm công nghiệp hiện có, thực hiện việc chuyển đổi, xử lý theo quy định tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 19/8/2009; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định hiện hành

1.1. Chuyển đổi cấp có thẩm quyền thành lập cụm (cấp tỉnh) đối với các cụm công nghiệp do Ban quản lý Khu kinh tế UBND cấp huyện thành lập, bao gồm:

- Cụm công nghiệp Thạch Đồng (thành phố Hà Tĩnh).

- Cụm công nghiệp Trường Sơn (huyện Đức Thọ)

- Cụm công nghiệp Kỳ Ninh (KKT Vũng Áng).

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh, UBND huyện Đức Thọ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh lập hồ sơ chuyển đổi cụm công nghiệp theo quy định, nộp Sở Công Thương để tổ chức thẩm định (hoàn thành trước tháng 9/2014);

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

1.2. Thực hiện hồ sơ, thủ tục thành lập các cụm công nghiệp (đã được hình thành trước khi có Quyết định sơ 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009; Thông tư 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009) theo quy định hiện hành, bao gồm:

- Cụm công nghiệp Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh)

- Cụm công nghiệp Nam thị trấn Kỳ Anh (huyện Kỳ Anh)

- Cụm công nghiệp Phù Việt (huyện Thạch Hà)

- Cụm công nghiệp tập trung huyện Đức Thọ (huyện Đức Thọ)

- Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên)

- Cụm công nghiệp tập trung huyện Can Lộc (huyện Can Lộc)

- Cụm công nghiệp Yên Huy (huyện Can Lộc)

- Cụm công nghiệp Vũ Quang (huyện Vũ Quang)

Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh, UBND các huyện: Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà lập hồ sơ thành lập cụm công nghiệp theo quy định, nộp Sở Công Thương để tổ chức thẩm định (hoàn thành trước tháng 10/2014);

UBND các huyện: Kỳ Anh, Vũ Quang, Can Lộc, lập hồ sơ thành lập cụm công nghiệp theo quy định, nộp Sở Công Thương để tổ chức thẩm định (hoàn thành trước tháng 06/2015);

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2. Thành lập mới các cụm công nghiệp đã được quy hoạch theo từng giai đoạn, bổ sung vào quy hoạch, làm thủ tục hủy bỏ các các cụm công nghiệp đã đưa ra khỏi quy hoạch, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt

2.1. Thành lập mới, bổ sung các cụm công nghiệp vào quy hoạch:

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, kết hợp với điều kiện các cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn đã có tỷ lệ lấp đầy trên 60%, việc thành lập được triển khai sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương về kết quả rà soát thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan, thời gian thành lập mới các cụm công nghiệp theo từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2015

+ Cụm công nghiệp Cổng Khánh 1 (thị xã Hồng Lĩnh)

+ Cụm công nghiệp Thạch Châu (huyện Lộc Hà)

+ Cụm công nghiệp Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên)

- Đến năm 2020

+ Cụm công nghiệp Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh):

+ Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh (huyện Nghi Xuân)

+ Cụm công nghiệp Lạc Thiện (huyện Đức Thọ)

+ Cụm công nghiệp Thạch Khê (huyện Thạch Hà)

+ Cụm công nghiệp Lưu Vĩnh (huyện Thạch Hà)

+ Cụm công nghiệp Hương Phúc (huyện Hương Khê)

+ Cụm công nghiệp Khe Cò (Hương Sơn)

UBND các huyện, thị xã lập hồ sơ thành lập cụm công nghiệp theo quy định, nộp Sở Công Thương để tổ chức thẩm định;

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2.2. Thực hiện hồ sơ, thủ tục đưa ra khỏi quy hoạch các cụm công nghiệp đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết

- Đến năm 2015;

+ Cụm công nghiệp Bắc Thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê).

+ Cụm công nghiệp sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi cung cấp giống bò sữa xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn).

Sở Xây dựng chủ trì phối hợp vơi Sở Công Thương, UBND huyện Hương Khê, UBND huyện Hương Sơn và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND tỉnh (hoàn thành trước tháng 10/2014).

- Đến năm 2020:

+ Cụm công nghiệp Bắc Thạch Quý (Thành phố Hà Tĩnh)

Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, UBND thành phố Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND tỉnh.

3. Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp hiện có, quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp mới thành lập

Thực hiện theo tình hình thực tế phát sinh của mỗi cụm.

UBND các huyện, thành phố, thị xã lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp theo quy định, nộp Sở Xây dựng để tổ chức thẩm định;

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

4. Đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp

- Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo hình thức “đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp”.

- Trong thu hút đầu tư hạ tầng, nếu có đơn vị đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) thì mạnh dạn xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định.

- Phân cấp ngân sách nhằm gắn nghĩa vụ và quyền lợi trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa tỉnh và các địa phương.

Đến năm 2015:

Hoàn thiện một phần kết cấu hạ tầng trong cụm công nghiệp, trong đó tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp thoát nước của các cụm công nghiệp theo thứ tự ưu tiên vốn cho các cụm công nghiệp gắn với làng nghề; các cụm công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các cụm công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao trong các cụm công nghiệp sau:

- Cụm công nghiệp Thái Yên (huyện Đức Thọ)

- Cụm công nghiệp Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh)

- Cụm công nghiệp Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh)

- Cụm công nghiệp tập trung huyện Đức Thọ (huyện Đức Thọ)

- Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên)

- Cụm công nghiệp Phù Việt (huyện Thạch Hà)

- Cụm công nghiệp Thạch Đồng (thành phố Hà Tĩnh)

- Cụm công nghiệp tập trung huyện Can Lộc (huyện Can Lộc)

- Cụm công nghiệp Gia Phố (huyện Hương Khê)

- Cụm công nghiệp Vũ Quang (huyện Vũ Quang)

- Cụm công nghiệp CBHS Thạch Kim (huyện Lộc Hà)

- Cụm công nghiệp Trường Sơn (huyện Đức Thọ)

- Cụm công nghiệp Yên Huy (Can Lộc)

Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài Chính phối hợp xử lý trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố, thị xã liên quan.

Đến năm 2020

Cơ bản hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã được thành lập, phê duyệt theo quy định và có tỷ lệ lấp đầy cao.

Căn cứ tình hình phát triển các cụm công nghiệp, hiệu quả thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các cụm, liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính xem xét tham mưu việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm theo nhiệm vụ này theo từng năm.

5. Di dời các cơ sở sản xuất vào cụm

Đến năm 2015

Từng bước di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề vào cụm, trong đó tập trung ưu tiên thực hiện di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Thạch Kim (Lộc Hà), Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) vào cụm công nghiệp.

Đơn vị thực hiện: UBND huyện Lộc Hà, UBND Thành Phố Hà Tĩnh và các địa phương liên quan.

Đến năm 2020

Thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất trong các làng nghề vào cụm công nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng di dời các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, gây cháy nổ cao.

Đơn vị thực hiện: UBND huyện, thành phố, thị xã có liên quan.

6. Tổ chức thực hiện tốt các Hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; Kế hoạch đào tạo cung ứng nguồn nhân lực:

Trên cơ sở Kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động phi nông nghiệp... các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phục vụ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Hàng năm căn cứ vào nội dung nhiệm vụ trọng tâm và phân công thực hiện của Kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ngành

Theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Đề án phát triển cụm và quy chế quản lý nhà nước về cụm công nghiệp được ban hành tại Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND tỉnh và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, xây dựng chương trình, qui chế, các giải pháp thực hiện và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ.

2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Căn cứ Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, xây dựng kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn quản lý. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, báo cáo tình hình triển khai thực hiện, gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, tổ chức thực hiện việc đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng trong việc thực hiện chức năng đầu mối giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về cụm công nghiệp; chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, phòng chống cháy nổ, môi trường... của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp

- Chỉ đạo lập hồ sơ thành lập, mở rộng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai sau khi được duyệt.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, xây dựng phương án, lập hồ sơ thành lập bộ máy quản lý cụm công nghiệp của huyện theo quy định hiện hành, gửi Sở Nội vụ, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan thẩm định.

- Thực hiện việc kêu gọi, xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư, xã hội hóa đầu tư và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư... đảm bảo tiến độ và đúng quy định.

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch di dời và tổ chức thực hiện việc di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề, khu dân cư vào cụm công nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp.

Yêu cầu các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Công Thương; giao Sở Công Thương nghiên cứu tổng hợp, đề xuất phương án giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Giao Sở Công Thương thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:

- TTr Tnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
-
Ch tịch, các PCT UBND tnh;
-
Các Ban ca HĐND tnh;
-
Các s, ngành, cấp tnh;
-
Huyện ủy, Thành ủy, Thị y;
-
HĐND, UBND huyện, thành phố, thị xã;
-
UBND xã, phường có QH CCN;
-
Chánh, Phó VP.UBND tnh;
-
Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
-
Các t chuyên viên VP/UB;
- Lưu: VT, CN1.
-
Gi: VB giấy và điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Kim Cự