Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2017 về tăng cường phối hợp triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Số hiệu: 07/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 13/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 23/03/2017 Số công báo: Từ số 197 đến số 198
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ

Thực hiện Luật căn cước công dân năm 2014, Luật hộ tịch năm 2014 và Quyết định s 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư giai đoạn 2013 - 2020, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cu chính đáng của công dân. Việc tổ chức triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bước đầu đã đạt được một skết quả trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và triển khai thí điểm tại một sđịa phương. Thời gian tới, đbảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc, rút ngắn thời gian triển khai, tăng cường sự phối hp của các bộ, ngành, địa phương và nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc cung cấp thông tin dân cư, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị như sau:

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trách nhiệm được phân công trong việc xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật căn cước công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật căn cước công dân, Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.

b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi bộ, ngành, địa phương quản lý.

c) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xác định nhu cu, mức độ khai thác thông tin dân cư trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chun bị các điều kiện cần thiết phục vụ việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; khi xây dựng các dự án, nhiệm vụ có tổ chức thu thập thông tin cơ bản về công dân cn trao đi, thống nhất với Bộ Công an để tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

2. Trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương:

a) Bộ Công an:

- Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai và hoàn thành thu thập thông tin về dân cư; chuẩn hóa dữ liệu sẵn có đcập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật căn cước công dânĐiều 4, Điều 5 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ.

- Tổ chức tuyên truyền đến từng hộ gia đình, từng người dân về vị trí, vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý dân cư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp làm công tác xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đề xuất lộ trình kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư giữa cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm được phân công trong việc tổ chức thu thập thông tin dân cư, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Tổng hp tình hình, kết quả triển khai; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; chỉ đạo giải quyết và kịp thời kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc.

b) Bộ Tư pháp:

- Chỉ đạo cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch phối hợp với cơ quan Công an thu thập, kiểm tra, đối sánh thông tin cơ bản của công dân được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và giải quyết những tn tại, sai khác trong giấy tờ công dân giữa dữ liệu hộ tịch và dữ liệu cư trú, căn cước công dân đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong thu thập thông tin dân cư.

- Tổ chức triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử; phi hợp với Bộ Công an mở rộng cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh tại những địa phương đủ điều kiện về hạ tng, kỹ thuật.

c) Bộ Ngoại giao:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức thu thập thông tin cơ bản về công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.

d) Bộ Quốc phòng:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức thu thập thông tin cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Chỉ đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội chuẩn bị các điều kiện về tài chính, nhân lực, công nghệ thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thời lượng truyền thông về vị trí, vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thu thập thông tin về dân cư, xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống thông tin của bộ, ngành, địa phương.

- Phối hợp Bộ Công an hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, sẵn sàng kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp khung kiến trúc của Chính phủ điện tử Việt Nam, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 896 tại địa phương theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo đề án 896, trong đó Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, lãnh đạo cơ quan Công an cp tỉnh là Phó Trưởng Ban thường trực phối hợp cùng lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và lãnh đạo các s, ngành có liên quan. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm và sử dụng bộ máy của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong các cơ quan, đơn vị và đến từng hộ gia đình, từng người dân.

- Chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thu thập, kiểm tra, đi sánh thông tin cơ bản của công dân được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác định nhiệm vụ thu thập thông tin dân cư, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong năm 2017.

- Chỉ đạo rà soát, chỉnh sửa các văn bản do địa phương ban hành trong công tác quản lý dân cư phục vụ việc ứng dụng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, hiệu quả, đặc biệt trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

- Tổng hp tình hình, kết quả triển khai; khó khăn vướng mắc và nguyên nhân, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Công an) xem xét, quyết định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung trong Đảng;
- Thtướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (3 ).XH

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Giới tính;

d) Nơi đăng ký khai sinh;

đ) Quê quán;

e) Dân tộc;

g) Tôn giáo;

h) Quốc tịch;

i) Tình trạng hôn nhân;

k) Nơi thường trú;

l) Nơi ở hiện tại;

m) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

n) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

o) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

p) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Xem nội dung VB
Điều 4. Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn sau:

a) Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân;

b) Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

c) Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;

d) Thu thập từ công dân.

2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;

b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.

3. Thông tin về công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu như sau:

a) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;

b) Trường hợp sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư và các cơ sở dữ liệu quy định tại Điểm a Khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

c) Trường hợp không thu thập, cập nhật được thông tin về công dân theo quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thu thập, cập nhật từ công dân hoặc từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Điều 5. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân

1. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch.

2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

4. Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch và từ công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập dữ liệu về công dân cư trú trên địa bàn quản lý từ sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch và từ công dân, chuyển cho Công an cấp huyện.

6. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ về thu thận, cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân.

Xem nội dung VB