Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính các lĩnh vực: Văn hóa cơ sở, thư viện, gia đình được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Số hiệu: | 814/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bạc Liêu | Người ký: | Vương Phương Nam |
Ngày ban hành: | 30/05/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 814/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 30 tháng 5 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÁC LĨNH VỰC: VĂN HÓA CƠ SỞ, THƯ VIỆN, GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3637/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tại Tờ trình số 207/TTr-SVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này là 15 (mười lăm) thủ tục hành chính các lĩnh vực: Văn hóa cơ sở, thư viện, gia đình được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế:
- Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
- Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
- Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
- Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo thẩm quyền và thông báo 15 thủ tục hành chính được chuẩn hóa đến tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÁC LĨNH VỰC: VĂN HÓA CƠ SỞ, THƯ VIỆN, GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành theo Quyết định số: 814 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa
STT |
Tên thủ tục hành chính |
I. Lĩnh vực Văn hóa cơ sở |
|
1 |
Cấp giấy phép kinh doanh karaoke (do cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện cấp) |
2 |
Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” |
3 |
Công nhận “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” |
4 |
Công nhận “Tổ dân phố văn hóa” |
5 |
Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” |
6 |
Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” |
7 |
Công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” |
8 |
Công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” |
II. Lĩnh vực Thư viện |
|
1 |
Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản |
III. Lĩnh vực Gia đình |
|
1 |
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
2 |
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
3 |
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
4 |
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
5 |
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
6 |
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
2. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên TTHC |
Tên quyết định công bố thủ tục hành chính (Số, ký hiệu; ngày, tháng năm ban hành; trích yếu QĐ) |
01 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Cấp giấy phép kinh doanh karaoke (do cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện cấp) |
Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện |
02 |
T-BLI-197149-TT |
Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” |
Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của UBND tỉnh về việc công bố TTHC mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu |
03 |
T-BLI-197151-TT |
Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” |
|
04 |
T-BLI-238616-TT |
Công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” |
Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh về việc công bố TTHC mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu |
05 |
T-BLI-238617-TT |
Công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” |
|
06 |
T-BLI-197154-TT |
Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản |
Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu |
07 |
T-BLI-286244-TT |
Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” |
Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện. |
08 |
T-BLI-286245-TT |
Công nhận “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” |
|
09 |
T-BLI-286246-TT |
Công nhận “Tổ dân phố văn hóa” |
|
10 |
T-BLI-286247-TT |
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện) |
|
11 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
|
12 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
|
13 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
|
14 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
|
15 |
Không tìm thấy số hồ sơ |
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện) |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA
I. VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Thủ tục: Cấp giấy phép kinh doanh karaoke (do cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện cấp)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý;
Bước 4: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh karaoke.
Trường hợp không cấp giấy phép phải lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện để nộp lại Giấy hẹn, ký nhận kết quả và nộp lệ phí thực hiện thủ tục hành chính.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012);
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện và cấp giấy phép: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
Phí, lệ phí: (nộp lệ phí khi nhận kết quả TTHC)
- Tại các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 12.000.000đồng/giấy.
- Tại các khu vực khác:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 3.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên.
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ.
- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.
- Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày có hiệu lực 25/7/2011.
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL , Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL , Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. Có hiệu lực từ ngày 15/6/2012.
- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường. Có hiệu lực thi hành từ ngày 05/11/ 2012.
- Quyết định số 2149/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke.
Mẫu số 03: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………….., ngày…… tháng……. năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE
Kính gửi: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch .................
(hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp )
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa) ....................................................................................
- Địa chỉ: .........................................................................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................. ngày cấp................ nơi cấp ….................................................................................................................
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh: ......................................................................................
- Tên nhà hàng karaoke (nếu có): ...................................................................
- Số lượng phòng karaoke: .............................................................................
- Diện tích cụ thể từng phòng: ........................................................................
3. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
|
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
2. Thủ tục: Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Vào đầu năm, tổ chức Công đoàn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận, theo quy định và nộp về Liên đoàn Lao động cấp huyện (Thời gian đăng ký xây dựng và công nhận lần đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là hai (02) năm trở lên)
Bước 2: Liên đoàn Lao động cấp huyện theo dõi, tổng hợp, trình Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện xét duyệt và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 4: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin (Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Phòng Nội vụ cùng cấp, thẩm định, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định công nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” và ký Giấy công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, tổ chức công đoàn cử đại diện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Liên đoàn Lao động cấp huyện.
Liên đoàn Lao động cấp huyện gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hồ sơ gồm: Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan.
- Đối với Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện: Công văn đề nghị của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, kèm Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được đề nghị
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Phòng Nội vụ (Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cấp huyện)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
* Đối với cơ quan, đơn vị:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến trở lên”;
b. 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
c. Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
d. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ. Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở:
a. 90% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
b. Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;
c. Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ;
d. Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hút thuốc lá nơi công sở; không uống rượu, bia trong giờ làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; bài trí khuôn viên công sở theo thiết kế đã phê duyệt.
3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a. 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có người khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật;
c. Thực hiện tốt cải cách hành chính; 8 giờ làm việc có hiệu quả, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
* Đối với doanh nghiệp:
1. Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a. Hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đề ra hàng năm;
b. Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường;
c. Có sáng kiến cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí gián tiếp; phân công lao động hợp lý;
d. 80% trở lên công nhân thường xuyên được tập huấn, nâng cao tay nghề, thi nâng bậc theo định kỳ; lao động có kỷ luật, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp:
a. Có quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động;
b. Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
c. 80% trở lên người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
d. Không có người mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, luân chuyển các sản phẩm văn hóa độc hại; đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
đ. Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật; khuôn viên doanh nghiệp xanh, sạch, đẹp;
e. Không hút thuốc lá tại doanh nghiệp; không uống rượu, bia trong giờ làm việc.
3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động:
a. 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động, có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;
b. Tạo thuận lợi cho công nhân về nơi làm việc, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh hoạt đoàn thể; hỗ trợ công nhân lúc khó khăn, hoạn nạn;
c. Đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a. 100% người sử dụng lao động và công nhân lao động được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực có liên quan;
b. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; tích cực tham gia các chương trình về an sinh xã hội;
c. Thực hiện nghiêm mọi chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của công nhân theo các quy định của pháp luật;
d. Sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện 2: Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu).
Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa vào đầu năm.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Có hiệu lực từ ngày 01/10/2014.
3. Thủ tục: Công nhận “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ấp, khóm đăng ký xây dựng ấp, khóm văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
Bước 2: Trưởng Ban công tác Mặt trận ở ấp, khóm chủ trì phối hợp với Trưởng của các ấp, khóm tổ chức họp dân đề nghị công nhận ấp, khóm văn hóa và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận ấp, khóm văn hóa, Phòng Văn hóa vàThông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và ra quyết định công nhận, công nhận lại và ký Giấy công nhận cho các ấp, khóm văn hóa. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận cho các ấp, khóm văn hóa.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích xây dựng ấp, khóm văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng Ấp, khóm.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
* Điều kiện công nhận ấp văn hóa
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b. Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c. Có nhiều hoạt động hiệu quả: Có 80% trở lên hộ gia đình được tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; có kế hoạch duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương; có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d. Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ. Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia tích cực xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a. Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c. Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d. Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại, 80% trở lên hộ gia đình đạt an toàn về an ninh trật tự;
đ. Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, 80% khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến; trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e. 99% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; hàng năm người mù chữ đều được giảm tỷ lệ trên 1% thực hiện tốt phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương;
g. Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp hơn mức bình quân của tỉnh, trên 95% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h. Thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở cộng đồng khu dân cư;
i. Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a. Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b. Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c. Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
d. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a. Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c. Đảm bảo an ninh chính trị, chấp hành nghiêm luật giao thông, được công nhận ấp an toàn về an ninh trật tự; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện tốt quy ước ở khu dân cư; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d. Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a. Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b. Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
* Điều kiện công nhận khóm văn hóa
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
a. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b. Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c. Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
d. Có nhiều hoạt động hiệu quả: Có 85% trở lên hộ gia đình được tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương; có 75% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú
a. Nhà Văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của địa phương; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 65% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c. Có 85% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d. Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại.
đ. Có 90% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; trong đó ít nhất 70% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e. 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; thực hiện tốt phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương;
g. Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; có trên 98% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h. Thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia;
i. Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp
a. Không lấn chiếm lòng lề đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b. Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác thải theo quy định.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
a. Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c. Đảm bảo an ninh chính trị, được công nhận an toàn về an ninh trật tự; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội; giải quyết và phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d. Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng
a. Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b. Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Điều kiện 2: Thời gian đăng ký xây dựng ấp, khóm văn hóa từ 02 năm trở lên (công nhận lần đầu); 03 năm trở lên (công nhận lại).
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
- Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn và quy trình đăng ký, kiểm tra công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
- Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Điểm c và Điểm d, Khoản 1, Điều 5 của Quy định tiêu chuẩn và quy trình đăng ký, kiểm tra công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu.
4. Thủ tục: Công nhận “Tổ dân phố văn hóa”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ dân phố đăng ký xây dựng Tổ dân phố văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư chủ trì phối hợp với Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức họp dân, đề nghị công nhận Tổ dân phố văn hóa và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận Tổ dân phố văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
Bước 5: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và ký quyết định công nhận, công nhận lại và ký cấp Giấy công nhận cho các Tổ dân phố văn hóa. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận “Tổ dân phố văn hóa”.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ trưởng tổ dân phố
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b. Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c. Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
d. Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a. Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
b. Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c. Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d. Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ. Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;
e. 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g. Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i. Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a. Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b. Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a. Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
b. Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d. Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a. Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b. Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Điều kiện 2: Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
5. Thủ tục: Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn thực hiện “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Đề án hoặc kế hoạch xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Đề án hoặc kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn đăng ký.
Sau giai đoạn đăng ký 02 năm trở lên, khi đủ điều kiện để công nhận danh hiệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do không công nhận.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa vàThông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b. Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c. Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d. Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a. Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b. Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c. Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d. Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ. Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a. Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d. Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a. 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d. Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a. 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ 02 năm trở lên.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
6. Thủ tục: Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sau giai đoạn đạt danh hiệu“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” 05 năm trở lên, khi đủ điều kiện để công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do không công nhận.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b. Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c. Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d. Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a. Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b. Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c. Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d. Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ. Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a. Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d. Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a. 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b. Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d. Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a. 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c. 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ năm (05) năm trở lên.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
7. Thủ tục: Công nhận lần đầu “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn:
+ Đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Tổ chức Lễ phát động xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (Phổ biến tiêu chuẩn và thông qua kế hoạch xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”);
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện;
+ Xây dựng báo cáo thành tích gửi Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (có văn bản kiểm tra).
Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Ban Chỉ đạo cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và nêu rõ lý do không công nhận.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích hai (02) năm xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn;
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường, thị trấn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa vàThông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch
a. Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;
b. Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;
c. Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
d. Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;
đ. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.
2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa
a. 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;
b. 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;
c. 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;
d. 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;
đ. 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị
a. 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;
b. Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
c. Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;
d. Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
đ. Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.
4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao
a. Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;
b. 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;
c. Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;
d. Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a. 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;
c. Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;
d. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;
đ. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.
Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ hai (02) năm trở lên.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Có hiệu lực từ ngày 10/3/2013.
8. Thủ tục: Công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn:
+ Đăng ký công nhận lại danh hiệu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện;
+ Xây dựng báo cáo thành tích gửi Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả thực hiện tiêu chuẩn danh hiệu c “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (có văn bản kiểm tra).
Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, kèm theo Giấy công nhận lại; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và nêu rõ lý do không công nhận.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức trao Quyết định và Giấy công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo thành tích năm (05) năm xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận lại.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện 1:
1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch
a. Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;
b. Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;
c. Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
d. Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;
đ. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.
2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa
a. 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;
b. 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;
c. 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;
d. 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;
đ. 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị
a. 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;
b. Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
c. Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;
d. Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
đ. Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.
4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao
a. Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;
b. 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;
c. Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;
d. Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a. 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b. 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;
c. Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;
d. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;
đ. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.
Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ năm (05) năm trở lên.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Có hiệu lực từ ngày 10/3/2013.
II. THƯ VIỆN
1. Thủ tục: Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện. Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện nơi thư viện đặt trụ sở.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Nội quy thư viện.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
- Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
- Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
- Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
+ Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
+ Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 21/02/2009.
Mẫu 1
(Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Kính gửi: ………………………..............………
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ: ; Số điện thoại: ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách: ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện: ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện …………………
với……………………………………………………………………………
|
………, ngày……tháng…… năm…… |
Mẫu 2
(Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009)
BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN
STT |
Tên sách |
Tên tác giả |
Nhà xuất bản |
Năm xuất bản |
Nguồn gốc tài liệu |
Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. GIA ĐÌNH
1. Thủ tục: cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình(thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập (không thuộc các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình), chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin phải có kết quả thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để thẩm định, Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn có kết quả thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Phòng Văn hóa và Thông tin phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 5: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thức hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP , gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M4b
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.........., ngày...... tháng.......năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:..........................................................
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng...năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với tên gọi là …………………………...…………….............…
Chúng tôi gồm:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:…………………………………………………………………..
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………………………….……….
Ngày cấp: …………...….. nơi cấp ……………...........................................
- Quốc tịch: ………………………………………………………………….
- Trình độ học vấn …………………………………………………………..
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi địa phương (tỉnh/huyện), trụ sở tại: ...................................................................................................................
Hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
1 Nếu là tập thể thì ghi rõ thông tin các thành viên sáng lập
2. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, nếu bị mất, bị rách hoặc hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Nếu không đồng ý việc cấp lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp lại) cho Phòng Văn hoá và Thông tin để theo dõi, quản lý.
Bước 5: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thức hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu số M8b Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL).
Điều kiện thực hiện thủ tục: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M8b
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
.........., ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:..........................................................
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Nă sinh:……………………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
3. Thủ tục: Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động , nếu có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, người đứng đầu, nội dung hoạt động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hoá và Thông tin phải có kết quả thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để thẩm định thì Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn có kết quả thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Phòng Văn hoá và Thông tin phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 5: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.
Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải nêu rõ lý do bằng văn bản
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thức hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu số M8b1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL).
Điều kiện thực hiện thủ tục: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M8b1
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
.........., ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:........................................................................................
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
- Năm sinh:………………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi …………………….(tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
4. Thủ tục: Cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập (mà không thuộc các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây viết tắt là Nghị định số 08/2009/NĐ-CP), chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin phải có kết quả thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện thẩm định thì Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn có kết quả thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Phòng Văn hóa và Thông tin phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thức hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Quy chế hoạt động của cơ sở được được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP , gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Người làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M4a
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
.........., ngày......tháng.......năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:..........................................................
Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng.....năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi là ………...................……….…………….…
Chúng tôi gồm:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):………………………………………......
- Năm sinh:………………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:………........................................... ngày cấp: ……………........................ nơi cấp ……………....................................
Quốc tịch: ……………………………………………………………….......
- Trình độ học vấn ……………………………………………………..........
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi………, có trụ sở đặt tại:..................................
Hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
1 Nếu là tập thể sáng lập ghi rõ từng thành viên theo thông tin trên
2 toàn quốc/tỉnh/huyện
5. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, nếu bị mất, bị rách hoặc hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Nếu không đồng ý việc cấp lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Cơ sở được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp lại) cho Phòng Văn hoá và Thông tin để theo dõi, quản lý.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lại).
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M8a Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL).
Điều kiện thực hiện thủ tục: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M8a
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
.........., ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:..........................................................
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………….
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
6. Thủ tục: Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Buóc 1: Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, nếu có thay đổi về tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, người đứng đầu, nội dung hoạt động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, xử lý.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hoá và Thông tin phải có kết quả thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện thẩm định thì Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn có kết quả thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, Phòng Văn hoá và Thông tin phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 5: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 6: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân, tổ chức (hoặc cử đại diện) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện ký nhận kết quả thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h phút đến 17h); trừ thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.
Cách thức thức hiện: Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có sửa đổi, bổ sung).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (trường hợp có sửa đổi, bổ sung)
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu số M8a1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL).
Điều kiện thực hiện thủ tục: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.
Mẫu số M8a1
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL)
(Khổ giấy 210mm x 297mm)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.........., ngày...... tháng....... năm..........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kính gửi:..........................................................
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………..…
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: ………………………………………………………………...…
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………… (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân xin |
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2020 về Nội quy làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 24/04/2020 | Cập nhật: 03/07/2020
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình điện tử thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Ban hành: 12/05/2020 | Cập nhật: 16/06/2020
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 16/04/2020 | Cập nhật: 18/05/2020
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2020 về các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 03/04/2020 | Cập nhật: 21/05/2020
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 15/04/2020 | Cập nhật: 29/04/2020
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đấu thầu - lựa chọn nhà đầu tư, thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang Ban hành: 07/05/2020 | Cập nhật: 07/07/2020
Quyết định 998/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 26/03/2020 | Cập nhật: 23/11/2020
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ, bổ sung quy hoạch tuyến đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong vào Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Tịnh Phong và Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 17/12/2019 | Cập nhật: 01/08/2020
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2019 đính chính văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 345/QĐ-UBND và 626/QĐ-UBND Ban hành: 23/04/2019 | Cập nhật: 15/05/2019
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 21/03/2019 | Cập nhật: 03/05/2019
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục gồm 20 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh và bãi bỏ 05 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính trong lĩnh vực quản lý công sản Ban hành: 28/09/2018 | Cập nhật: 02/11/2018
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Y tế dự phòng thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Cà Mau Ban hành: 14/09/2018 | Cập nhật: 24/11/2018
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 12/07/2018 | Cập nhật: 22/09/2018
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ lĩnh vực Du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị Ban hành: 31/05/2018 | Cập nhật: 14/08/2018
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau Ban hành: 21/06/2018 | Cập nhật: 28/06/2018
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình Ban hành: 18/05/2018 | Cập nhật: 17/12/2018
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý công sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài chính tỉnh An Giang Ban hành: 07/05/2018 | Cập nhật: 14/05/2018
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục thủ tục hành chính Ngành Nội vụ có thực hiện và không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 29/08/2017 | Cập nhật: 17/10/2017
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định 2348/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 16/08/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 08/05/2017 | Cập nhật: 29/09/2017
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục thủ tục hành chính có thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình Ban hành: 29/03/2017 | Cập nhật: 28/04/2017
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2017 về phương thức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 20/04/2017 | Cập nhật: 19/08/2017
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2017 công bố bộ đơn giá dự toán công tác duy trì hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 10/03/2017 | Cập nhật: 24/03/2017
Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2017 thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú" lần thứ 12 Ban hành: 06/01/2017 | Cập nhật: 10/01/2017
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn đối với sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025 Ban hành: 06/12/2016 | Cập nhật: 09/01/2017
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khép kín khu dân cư thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Ban hành: 04/11/2016 | Cập nhật: 02/12/2016
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hiện giao đất cho nhân dân làm nhà ở, tại xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Ban hành: 14/09/2016 | Cập nhật: 01/10/2016
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2016 Quy định thực hiện chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 16/09/2016 | Cập nhật: 20/10/2016
Quyết định 1478/QĐ-UBND về mức thu thủy lợi phí năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 06/07/2016 | Cập nhật: 24/11/2016
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới và bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Phú Yên Ban hành: 01/07/2016 | Cập nhật: 04/07/2016
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 29/04/2016 | Cập nhật: 06/05/2016
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Trị Ban hành: 12/05/2016 | Cập nhật: 30/05/2016
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long năm 2020 Ban hành: 01/04/2016 | Cập nhật: 21/06/2016
Quyết định 3637/QĐ-BVHTTDL năm 2015 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành: 26/10/2015 | Cập nhật: 29/10/2015
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 24/07/2015 | Cập nhật: 26/08/2015
Quyết định 1196/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Ban hành: 03/07/2015 | Cập nhật: 20/09/2018
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 Ban hành: 15/06/2015 | Cập nhật: 18/06/2015
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Cao ốc kinh doanh tổng hợp trung tâm thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 28/05/2015 | Cập nhật: 09/06/2015
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 06/04/2015 | Cập nhật: 13/04/2015
Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 Ban hành: 06/01/2015 | Cập nhật: 08/01/2015
Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 16/01/2015
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 10/11/2014 | Cập nhật: 04/12/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy tắc ứng xử của cán bộ, công, viên chức làm việc trong cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Tân và Ủy ban nhân dân 10 phường trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 05/11/2014 | Cập nhật: 11/11/2014
Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa", "Đơn vị đạt chuẩn văn hóa", "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 24/09/2014 | Cập nhật: 07/10/2014
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 05/09/2014 | Cập nhật: 10/09/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hỗ trợ đầu tư Ban hành: 05/09/2014 | Cập nhật: 25/09/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 01/07/2014 | Cập nhật: 16/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định về thu các khoản phí: Phí vệ sinh; Phí qua phà; Phí qua đò; Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 22/07/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 30/06/2014 | Cập nhật: 29/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định giá tiêu thụ nước sạch do Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Quảng Bình sản xuất và cung cấp Ban hành: 20/06/2014 | Cập nhật: 03/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND điều chỉnh tiêu chuẩn và quy trình đăng ký, kiểm tra công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Ban hành: 19/06/2014 | Cập nhật: 16/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 16/06/2014 | Cập nhật: 18/08/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 16/06/2014 | Cập nhật: 17/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La Ban hành: 05/06/2014 | Cập nhật: 21/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hình thức công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 17/06/2014 | Cập nhật: 21/08/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 12/05/2014 | Cập nhật: 04/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 19/05/2014 | Cập nhật: 31/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 09/05/2014 | Cập nhật: 01/12/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 18/08/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 06/05/2014 | Cập nhật: 24/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 05/05/2014 | Cập nhật: 09/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước thuộc tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 13/05/2014 | Cập nhật: 17/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về mức hỗ trợ bệnh nhân Phong khu điều trị K10 Nậm Zin thuộc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội Ban hành: 22/04/2014 | Cập nhật: 26/08/2014
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương thành phố Cần Thơ Ban hành: 05/05/2014 | Cập nhật: 06/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 08/05/2014 | Cập nhật: 17/10/2015
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 60/2008/QĐ-UBND và 08/2009/QĐ-UBND Ban hành: 08/05/2014 | Cập nhật: 30/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 12/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng, hoa màu cho người bị thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Quyết định 19/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2008/QĐ-UBND Ban hành: 08/04/2014 | Cập nhật: 03/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 03/2009/QĐ-UBND thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan bành chính, nhà nước tỉnh Lào Cai Ban hành: 31/03/2014 | Cập nhật: 12/04/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại Quyết định 20/2009/QĐ-UBND Ban hành: 26/03/2014 | Cập nhật: 27/08/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 11/04/2014 | Cập nhật: 30/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy định Bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 07/03/2014 | Cập nhật: 03/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi tiêu chí và mức đạt tiêu chí danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” kèm theo Quyết định 31/2012/QĐ-UBND Ban hành: 03/03/2014 | Cập nhật: 31/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn tại Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 17/02/2014 | Cập nhật: 22/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 14/03/2014 | Cập nhật: 30/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh An Giang Ban hành: 25/02/2014 | Cập nhật: 29/04/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 11/03/2014 | Cập nhật: 14/07/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về bảng giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để sử dụng vào mục đích kinh doanh, trụ sở làm việc trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 06/03/2014 | Cập nhật: 26/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 25/03/2014 | Cập nhật: 14/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 28/02/2014 | Cập nhật: 17/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 01/04/2014 | Cập nhật: 21/04/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Ban hành: 24/02/2014 | Cập nhật: 05/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy định phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 28/02/2014 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý bến thủy nội địa tham gia hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 06/02/2014 | Cập nhật: 17/02/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về điều kiện học sinh trung học phổ thông không thể đi đến trường và về nhà trong ngày đối với địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn theo Quyết định 12/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 15/04/2014 | Cập nhật: 29/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 24/03/2014 | Cập nhật: 07/06/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Ban hành: 25/01/2014 | Cập nhật: 24/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về mức thu và sử dụng phí bến bãi, mặt nước áp dụng tại Cảng cá Láng Chim, huyện Duyên Hải và Cảng cá Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Ban hành: 12/02/2014 | Cập nhật: 31/01/2015
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 11/02/2014 | Cập nhật: 14/02/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về việc đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 27/01/2014 | Cập nhật: 12/04/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 75/2009/QĐ-UBND về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 27/01/2014 | Cập nhật: 24/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 10/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy định nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 25/01/2014 | Cập nhật: 24/02/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2014, 2015 trên địa bàn Ban hành: 20/01/2014 | Cập nhật: 10/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định mức sửa chữa nhà ở cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 07/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 17/01/2014 | Cập nhật: 19/05/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 91/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/01/2014 | Cập nhật: 26/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND quy định về phương thức đặt hàng thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 20/03/2014 | Cập nhật: 09/03/2019
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về quản lý, khai thác sử dụng quỹ đất được cấp có thẩm quyền thu hồi giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/03/2014 | Cập nhật: 28/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình Ban hành: 18/03/2014 | Cập nhật: 31/03/2014
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Ban hành: 18/03/2014 | Cập nhật: 27/03/2014
Quyết định 1478/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công, viên chức liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013" Ban hành: 15/07/2013 | Cập nhật: 23/09/2013
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 05/07/2013 | Cập nhật: 07/09/2013
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg và 239/QĐ-TTg Ban hành: 02/07/2013 | Cập nhật: 06/07/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu Ban hành: 02/05/2013 | Cập nhật: 05/11/2013
Quyết định 1196/QĐ-UBND phân bổ kế hoạch dư nợ cho vay hộ cận nghèo vốn Trung ương năm 2013 Ban hành: 10/05/2013 | Cập nhật: 05/12/2014
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 15/04/2013 | Cập nhật: 23/04/2013
Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 24/01/2013 | Cập nhật: 02/02/2013
Thông tư 156/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường Ban hành: 21/09/2012 | Cập nhật: 24/09/2012
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 18/06/2012 | Cập nhật: 17/10/2012
Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL, 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định 55/1999/QĐ-BVHTT do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 02/05/2012 | Cập nhật: 15/05/2012
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 19/04/2012 | Cập nhật: 16/05/2012
Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành: 04/01/2012 | Cập nhật: 06/01/2012
Thông tư 17/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 02/12/2011 | Cập nhật: 28/12/2011
Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 10/10/2011 | Cập nhật: 13/10/2011
Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 07/06/2011 | Cập nhật: 18/06/2011
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2011 về Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 Ban hành: 01/04/2011 | Cập nhật: 06/06/2015
Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2011 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004 - 2011 Ban hành: 04/01/2011 | Cập nhật: 06/01/2011
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Ban hành: 24/05/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt đơn giá ngày công lâm sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 16/05/2011
Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL quy định về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 16/03/2010 | Cập nhật: 18/03/2010
Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 16/12/2009 | Cập nhật: 09/01/2010
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng Ban hành: 06/11/2009 | Cập nhật: 11/11/2009
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 28/08/2009 | Cập nhật: 02/04/2011
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2009 về công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 25/04/2011
Nghị định 02/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 13/01/2009
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Ban hành: 04/02/2009 | Cập nhật: 09/02/2009
Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ cho Công đoàn Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam thuộc Bộ Công Thương Ban hành: 04/01/2008 | Cập nhật: 05/01/2008
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2007 thành lập đội kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội thành phố Hồ Chí Minh (đội 1) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 14/03/2007 | Cập nhật: 01/12/2007
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2006 phân loại, hệ số đường quy hoạch tại khu quy hoạch dân cư thôn 1 thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa theo Quyết định 05/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 02/06/2006 | Cập nhật: 04/07/2012
Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2006 về việc chỉ định đơn vị cung cấp vật tư thiết bị (Phần bổ sung) Dự án: Phát triển lưới điện nông thôn QN - ĐN (giai đoạn II). Hạng mục: Hộp công tơ nhựa 1 pha do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 16/05/2006 | Cập nhật: 27/05/2006
Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2006 giao việc quản lý hộ chiếu và chịu trách nhiệm về nhân sự cho thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp có cán bộ, công, viên chức đi nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Ban hành: 07/04/2006 | Cập nhật: 07/11/2012
Nghị định 72/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thư viện Ban hành: 06/08/2002 | Cập nhật: 10/12/2009
Pháp Lệnh thư viện năm 2000 Ban hành: 28/12/2000 | Cập nhật: 07/01/2010
Quyết định 55/1999/QĐ-BVHTT về Quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu Ban hành: 05/08/1999 | Cập nhật: 10/10/2012