Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: 07/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Lê Diễn
Ngày ban hành: 08/05/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK NÔNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 07/2014/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 08 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới quản lý đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Theo đề nghị của Giám đốc SKế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
-
Cục Kiểm tra VBQPPL-B Tư pháp;
-
Thường trực Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND tỉnh;
-
Đoàn ĐBQH tỉnh;
-
UBMTTQVN tỉnh;
-
Sở Tư pháp;
-
Chi Cục văn thư lưu trữ tỉnh;
-
Đài PTTH tỉnh;
-
Báo Đắk Nông;
-
Công báo tỉnh;
-
Cổng Thông tin điện tử tnh;
-
Các PCVP UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, KT, NN, KHTH(NB).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Diễn

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của UBND tỉnh Đắk Nông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định một số nội dung quản lý nhà nước của các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) và UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 và các hộ kinh doanh hoạt động theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến việc thành lập, tchức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Mục tiêu quản lý nhà nước

Việc tchức quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm những mục tiêu sau:

1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

2. Phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin về hoạt động kinh doanh; kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động; cung cấp thông tin v doanh nghiệp và hộ kinh doanh cho các tchức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Đảm bảo sự phối hp giữa các quan quản lý nhà nước trong việc quản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Chương II

PHỐI HỢP THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

Điều 4. Nội dung kế hoạch kiểm tra, thanh tra

1. Kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh hàng năm của các Sở, Ban, ngành và UBND các cấp phải được UBND tỉnh phê duyệt (gửi thông qua Thanh tra tỉnh trước ngày 31/10 đtổng hp), trường hợp đột xuất phải có sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Nội dung, thời gian và thành phần kiểm tra phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Sở, ngành và UBND các cấp đdoanh nghiệp, hộ kinh doanh biết chấp hành. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong quá trình tổng hợp Kế hoạch thanh, kiểm tra căn cứ tính chất và quy mô của nội dung thanh, kiểm tra; Thanh tra tỉnh đề xuất cơ quan chủ trì, đồng thời lấy ý kiến các đơn vị tham gia thanh tra kiểm tra trước khi trình kế hoạch tổng hợp đến UBND tỉnh. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đtriển khai thực hiện theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi quan chức năng phát hiện Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 5. Trách nhiệm phối hợp trong thanh tra, kiểm tra

Cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung, thời gian thanh kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai thực hiện theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Cơ quan phối hợp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra và cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra.

Điều 6. Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong công tác quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh

1. Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật, đồng thời gửi văn bản xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp), cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh) trong thời hạn 5 ngày làm việc ktừ ngày ban hành văn bản xử vi phạm. Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp vi phạm các quy định tại khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp, cơ quan xử lý vi phạm phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư biết về hành vi vi phạm đó trong thời gian 7 ngày làm việc ktừ ngày phát hiện việc vi phạm, kèm theo hồ sơ xác định vi phạm đcó căn cứ xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi doanh nghiệp đang hoạt động.

2. Trường hp doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm quy định về sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh biết về việc vi phạm, kèm theo hồ sơ xác định vi phạm đcó căn cứ yêu cu doanh nghiệp, hộ kinh doanh đó bổ sung giấy phép, chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc yêu cầu ngừng kinh doanh ngành, nghề không đủ điều kiện.

Điều 7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hp được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

2. Đối với các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu vi phạm các quy định tại khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND tỉnh quyết định xử lý theo quy định của pháp luật, trừ các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

3. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp vi phạm các quy định tại Điều 61 Nghị định s43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 8. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tưquan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có thẩm quyền thu hồi Giấy chng nhận đăng ký hộ kinh doanh của hộ kinh doanh trên địa bàn.

Chương III

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

Điều 9. Quy định chung về các nội dung quản lý chuyên ngành

Các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và thực hiện các nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành;

2. Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

3. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác;

4. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo nhiệm vụ quản lý và giấy phép chuyên ngành đã cấp;

5. Khi xử lý các trường hp vi phạm pháp luật có liên quan đến việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải kịp thời thông báo chính thức bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đxem xét xử lý;

6. Các sở, ngành và tchức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ công vụ nếu phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có dấu hiệu vi phạm thì có trách nhiệm chuyn hồ đến cơ quan công an đđiều tra xử lý theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, tchức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh;

b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cập nhật và đăng tải thông tin doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử; quản lý, tổ chức thực hiện cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Phối hp với Cục thuế trong việc trao đổi, rà soát các thông tin, dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình truyền, nhận dữ liệu đđảm bảo thống nhất và đồng bộ dữ liệu giữa 2 ngành;

c) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo quy định; hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh theo kế hoạch hàng năm; định kỳ hàng năm và giai đoạn 5 năm nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham mưu UBND tỉnh ban hành để tổ chức thực hiện;

d) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật; chủ trì hoặc đề nghị UBND cấp huyện, các Sở, ngành chuyên môn có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp. Quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thực hiện thu hồi Giấy chng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

đ) Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành theo quy định của pháp luật; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

e) Phối hp với Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh và cơ quan quản lý chuyên ngành tiến hành rà soát, kim tra, thanh tra các doanh nghiệp;

f) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hoặc chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp. Qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đtham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời.

g) Chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh gửi danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý chuyên ngành và Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện theo định kỳ vào tuần thứ 2 hàng tháng. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính

a) Hướng dẫn việc thực hiện các chính sách tài chính, kim tra tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước;

b) Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước nộp báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước hàng năm và đxuất các giải pháp, cơ chế chống thất thu, tăng thu cho ngân sách tỉnh, tham mưu điều chỉnh các khoản phí, lệ phí thu từ doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương và quy định của pháp luật;

d) Bố trí kinh phí hàng năm để triển khai kế hoạch hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp.

3. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh

a) Cung cấp kịp thời mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp theo quy định cho Sở Kế hoạch và Đầu tư;

b) Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế; danh sách doanh nghiệp bị thu hồi mã số doanh nghiệp hoặc không hoạt động ở nơi đăng ký trụ sở chính để phối hợp xử lý vi phạm;

c) Tiến hành kiểm tra quyết toán thuế đối với doanh nghiệp có hồ sơ giải thể trong thi gian quy định của pháp luật; thực hiện việc đóng mã số thuế của doanh nghiệp ktừ thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp, ngay sau khi tiếp nhận thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh về việc giải thể doanh nghiệp;

d) Định kỳ hàng quý phối hợp với sKế hoạch và Đầu tư rà soát, đối chiếu danh sách doanh nghiệp không kê khai báo cáo thuế với danh sách doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Định khàng năm thông báo cho Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động một năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh, hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, không đúng địa chỉ trụ sở, địa điểm kinh doanh đã đăng ký và danh sách các doanh nghiệp còn nợ đóng thuế.

đ) Chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thị xã thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Rà soát và đối chiếu danh sách doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn do Cục Thuế tỉnh chuyển đến quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này;

- Định kỳ báo cáo Cục Thuế tỉnh, UBND cấp huyện tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý, tổ chức thực hiện cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong khu công nghiệp cho các tchức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo quy định;

d) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

đ) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo cho UBND tỉnh và thông báo cho các cơ quan chức năng (S Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh) về tình hình cấp, điều chỉnh thu hồi Giấy chng nhận đầu tư, triển khai và hoạt động của dự án đầu tư, tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, thu hút và sử dụng lao động, tình hình giải quyết tranh chấp lao động, tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp;

e) Trước ngày 25 hàng tháng tổng hp và gửi danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng s Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan quản chuyên ngành. Có thể thực hiện việc trao đổi thông tin qua mạng điện tử.

5. Trách nhiệm của Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an tỉnh tiến hành xác minh, điều tra và xử theo quy định khi thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khi Sở Kế hoạch và Đầu tư có yêu cầu xác minh nhân thân của các nhà đầu tư và của các cá nhân trong doanh nghiệp, phải khẩn trương triển khai thực hiện đđảm bảo thời gian lập các thủ tục, hồ theo quy định;

b) Chủ động đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp và Điều 61 Nghị định s43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; đồng thời thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong các trường hợp này;

c) Chỉ đạo phòng chuyên môn cấp Giy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật;

d) Phối hp với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác nhận hủy con dấu của doanh nghiệp giải th; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trao trả con dấu cho đối tượng quản lý hợp pháp, khi con dấu bị chiếm đoạt, sử dụng, trái quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

a) Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp sau khi nhận được thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

b) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác minh các vụ việc vi phạm đối tượng sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh, đkịp thời tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định.

7. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

a) Tham mưu UBND tỉnh bổ nhiệm các chức danh quản lý doanh nghiệp theo thẩm quyền đối với doanh nghiệp do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý, hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt;

c) Giám sát việc thực hiện chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh;

d) Nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động cho các tchức hội, hiệp hội của doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

e) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tchức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh; phối hợp với các cơ quan liên quan tchức tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tchức thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, tchức và trao tặng các hình thức khen thưởng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và doanh nhân theo quy định của pháp luật.

8. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Tchức hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đúng quy định của pháp luật và đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Hướng dẫn và thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành

Các Sở, Ban, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công quản lý có trách nhiệm:

a) Chủ động trong công tác quản lý doanh nghiệp hoạt động theo ngành, lĩnh vực được phân công theo thẩm quyền;

b) Tổng hợp, giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

c) Tchức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp hoạt động theo ngành, lĩnh vực được phân công theo thẩm quyền;

d) Tchức hướng dẫn doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh; thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chuyên ngành; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Thông báo cho quan đăng ký kinh doanh việc chấp hành các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo thẩm quyền;

đ) Xây dựng báo cáo về số liệu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các quan, tchức có thẩm quyền khác;

e) Tổ chức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật và theo quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành. Hướng dẫn và giám sát UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện quản lý theo ngành dọc trong việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

10. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn;

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh, các chính sách do địa phương ban hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh. Giải quyết đúng thời gian quy định việc lấy ý kiến của các Sở, ngành đối với những vấn đề liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư. Tập trung chỉ đạo việc giải phóng mặt bng tạo quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư.

c) Xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết đ phối hợp quản lý.

d) Hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) tình hình thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung:

- Tình hình tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tình hình chấp hành và vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

- Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo y ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp, xác minh thông tin về doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn huyện, thị xã về việc chấp hành các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư và các hoạt động theo giấy phép chuyên ngành, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các quan liên quan biết.

f) Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc S Kế hoạch và Đầu tư,quan quản lý chuyên ngành và UBND cấp xã nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm kinh doanh theo định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có ththực hiện việc trao đổi thông tin về đăng ký hộ kinh doanh qua mạng điện tử.

11. Trách nhiệm của UBND cấp xã

a) Đôn đốc doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Báo cáo UBND cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc doanh nghiệp vi phạm quy định về trụ sở, biển hiệu; doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng kinh doanh, giải thhoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thông báo tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mà vẫn hoạt động;

c) Phối hợp xác minh, thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo yêu cầu của UBND cấp huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Phát hiện và phản ánh kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn đến các cơ quan chức năng, để kịp thời xử lý theo quy định.

12. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh thường xuyên khảo sát, lấy ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và chuyển ý kiến đến các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã để giải quyết. Đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

13. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đắk Nông mở tăng cườngng tác tuyên truyền, phản ánh đa chiều về sự nỗ lực của UBND tỉnh trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình hoạt động, cũng như tiến độ triển khai các dự án đầu tư một cách chính xác, khách quan, kịp thời. Tăng cường công tác tuyên truyền cải cách hành chính ở địa phương.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Quy chế này được xem xét tuyên dương, khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải khuyến khích và tạo điều kiện đ các tchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức hiệp hội liên quan đến doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện việc vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự giác chấp hành quy định của pháp luật; tham gia, đề xuất với các cơ quan nhà nước những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh; tchức đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

2. Định kỳ trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã gửi báo cáo kết quả kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo thẩm quyền của mình về Sở Kế hoạch và Đầu tư đ tng hp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Trong quá trình thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các quan, tchức, cá nhân có liên quan phải chủ động phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư đkịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./





Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp Ban hành: 01/10/2010 | Cập nhật: 06/10/2010

Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Ban hành: 15/04/2010 | Cập nhật: 19/04/2010

Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư Ban hành: 22/09/2006 | Cập nhật: 20/12/2006