Quyết định 55/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu: | 55/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Huỳnh Thế Năng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2010/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 17 tháng 11 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 3 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 4 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số: /TTr-SNN-CCTL ngày tháng năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2194/2005/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Quyết định số 7358/QĐ-UB ngày 15 tháng 10 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Công trình thủy lợi trong Quy định này bao gồm: kênh, rạch, cống, đê bao, đập, trạm bơm, hồ chứa nước, kè bảo vệ bờ sông, kè bảo vệ bờ kênh và kè bảo vệ tuyến dân cư.
3. Riêng việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuộc hệ thống Bắc Vàm Nao thực hiện theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuộc hệ thống Bắc Vàm Nao.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công trình kênh, rạch” (kênh chìm) là công trình thủy lợi có nhiệm vụ dẫn nước để tạo nguồn nước tưới, tiêu, tháo chua, rửa phèn phục vụ sản xuất, dân sinh và giao thông thủy.
a) “Kênh cấp 1” là công trình kênh mà nguồn nước được lấy từ sông, rạch hoặc có thể từ nguồn khác có năng lực phục vụ trên 5.000 ha và qui mô bề rộng mặt kênh trên 30 mét;
b) “Kênh cấp 2” là công trình kênh mà nguồn nước được lấy từ sông, rạch, kênh cấp 1 hoặc có thể từ nguồn khác, có năng lực phục vụ từ 500 ha đến 5.000 ha và qui mô bề rộng mặt kênh từ 20 mét đến 30 mét;
c) “Kênh cấp 2 lớn” là công trình kênh cấp 2 không đạt tiêu chí của kênh cấp 1 nhưng có một số tiêu chí lớn hơn kênh cấp 2;
d) “Kênh cấp 3” là công trình kênh mà nguồn nước được lấy từ kênh cấp 2 hoặc có thể từ nguồn khác, có năng lực phục vụ từ 100 ha đến 500 ha và qui mô bề rộng mặt kênh từ 6 mét đến 20 mét;
đ) “Kênh nội đồng” là công trình kênh nằm bên trong các tiểu vùng đê bao (không bao gồm các tuyến kênh được quy định tại điểm d khoản 1 Điều này).
e) “Kênh ranh tỉnh” là công trình kênh giáp ranh giữa 02 tỉnh;
g) “Kênh ranh huyện” là công trình kênh giáp ranh giữa 02 huyện trong tỉnh;
h) “Kênh ranh xã” là công trình kênh giáp ranh giữa 02 xã trong huyện;
i) “Kênh liên huyện” là công trình kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai huyện trở lên;
k) “Kênh liên xã” là công trình kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai xã trở lên.
2. “Công trình trạm bơm” là công trình thủy lợi xây dựng dùng động lực phục vụ nước tưới, tiêu cho sản xuất và dân sinh, kinh tế.
a) “Kênh tưới” (kênh nổi) là công trình kênh có nhiệm vụ dẫn nước từ trạm bơm để tưới phục vụ sản xuất và dân sinh, kinh tế;
b) “Kênh kiên cố” là công trình kênh tưới đã được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc lát mái bằng bê tông cốt thép hay đá xây;
c) “Công trình đầu mối” là hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: bể hút, bể xả, nhà trạm lắp đặt máy bơm.
3. “Công trình cống” là công trình thủy lợi xây dựng có nhiệm vụ lấy nước tưới, tiêu úng, ngăn lũ phục vụ sản xuất, dân sinh, kinh tế (cống hở và cống ngầm).
a) “Cống hở” là công trình cống có thêm nhiệm vụ phục vụ cho giao thông thủy;
b) “Cống ngầm” là công trình cống không phục vụ giao thông thủy.
4. “Công trình đê bao” là công trình thủy lợi có nhiệm vụ ngăn lũ của sông nhằm bảo vệ cho một khu vực sản xuất (bao gồm đê tháng tám và đê triệt để).
a) “Đê bao tháng tám” là đê bao có cao trình đỉnh đê chống lũ bảo vệ sản xuất vụ Hè thu;
b) “Đê bao triệt để” là đê bao có cao trình đỉnh đê chống lũ bảo vệ sản xuất cả năm;
c) “Đê bao liên vùng” là tuyến đê bao bảo vệ sản xuất cho nhiều vùng của 02 huyện trở lên.
d) “Cơ đê” là khoảng cách an toàn đê, nối liền giữa mái chân đê và bờ kênh;
đ) “Chân đê” là vị trí giao nhau giữa mái đê với cơ đê hoặc mặt đất tự nhiên. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình;
e) “Đỉnh mái kênh” là vị trí giao nhau giữa cơ đê với mái kênh.
5. “Công trình kè” là công trình xây dựng nhằm phòng, chống sạt lỡ để bảo vệ tuyến đê, bờ sông, bờ kênh, cụm, tuyến dân cư vượt lũ và đô thị.
6. “Đập tạm đầu kênh” là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước, điều tiết nước và bảo vệ một vùng có nguy cơ ảnh hưởng do lũ.
7. “Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi” là phạm vi được quy định nhằm bảo vệ an toàn cho công trình, bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình.
a) “Hành lang bảo vệ công trình” là phạm vi được quy định áp dụng đối với từng công trình nhằm bảo vệ an toàn cho công trình;
b) “Hành lang bảo vệ công trình kè” là phần trên mặt kè, thân kè và phần phía bờ sông (đoạn kè hiện hữu).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính. Đồng thời bảo đảm các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình.
2. Mỗi hệ thống công trình thủy lợi hoặc công trình thủy lợi giao cho đơn vị, cá nhân quản lý thì đơn vị, cá nhân đó trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ, phải thực hiện theo quyết định được giao và có trách nhiệm đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp theo đúng quy định.
3. Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã có và tuân theo các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của Pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Kết hợp quản lý ngành và địa phương. Tôn trọng, bảo vệ hiện trạng tự nhiên các công trình đã và đang xây dựng trên địa bàn tỉnh; đề cao ý thức của cộng đồng và phát huy vai trò, khả năng của người hưởng lợi trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Các đơn vị, tổ chức dưới đây được phân cấp quản lý
1. Công ty TNHH một thành viên khai thác Thủy lợi An Giang quản lý, khai thác các công trình sau:
a) Kênh cấp 1;
b) Kênh cấp 2 lớn;
c) Kênh cấp 2 liên huyện;
d) Kênh ranh tỉnh (trên địa bàn tỉnh);
đ) Kênh ranh huyện;
e) Cống hở và cống ngầm do nguồn vốn Trung ương hoặc tỉnh đầu tư trực tiếp;
g) Các đập cao su Tha La và Trà Sư;
h) Công trình trạm bơm do Công ty đầu tư và quản lý khai thác;
i) Các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện việc phân cấp cho Trạm thủy lợi, hoặc Tổ thủy lợi, các Tổ chức Hợp tác dùng nước (Hội dùng nước, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Ban Quản lý tiểu vùng,…) và các tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi còn lại trên từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cấp huyện):
2.1. Trạm Thủy lợi hoặc Tổ Thủy lợi huyện quản lý, khai thác các công trình sau:
a) Công trình kè bảo vệ bờ sông, kè bảo vệ tuyến dân cư và kè bảo vệ bờ kênh trong nội huyện;
b) Kênh cấp 2 nội huyện;
c) Kênh cấp 3 liên xã;
d) Kênh cấp 3 nội xã (trừ kênh trong tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ);
đ) Cống hở do nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc nhân dân đóng góp trong nội huyện;
e) Cống ngầm có qui mô lớn hơn hoặc bằng 1Ø100 do nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc nhân dân đóng góp trong nội huyện (không thuộc hệ thống tưới, tiêu của trạm bơm điện, dầu);
g) Các trạm bơm điện do nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư;
2.2. Đối với công trình hồ chứa nước có dung tích dưới 500.000 m3, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể giao cho Trạm Thủy lợi, hoặc Tổ chức Hợp tác dùng nước, hoặc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về pháp nhân và năng lực quản lý, khai thác tổng hợp.
2.3. Tổ chức Hợp tác dùng nước quản lý, khai thác các công trình sau:
a) Kênh cấp 3 nội xã (thuộc tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ);
b) Kênh nội đồng;
c) Cống ngầm có qui mô < 1Ø100 do nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc nhân dân đóng góp trong nội xã (không thuộc hệ thống tưới, tiêu của trạm bơm điện, dầu);
d) Các tuyến đê bao kiểm soát lũ tháng 8 và triệt để của từng tiểu vùng;
đ) Các đập tạm ở đầu kênh;
e) Các trạm bơm điện do nguồn vốn của các đơn vị tự đầu tư;
2.4. Tổ chức, cá nhân đầu tư trạm bơm điện được quản lý, khai thác phục vụ sản xuất theo Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Đối với các tuyến đê bao liên vùng (gồm nhiều tiểu vùng) và những tuyến đê bao được nâng cấp thành tuyến đê bao liên vùng, về phân cấp quản lý sẽ được điều chỉnh trong văn bản khác.
4. Ngoài những đơn vị được phân cấp quản lý, khai thác như trên, mọi tổ chức, cá nhân khác nếu có đủ điều kiện, năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi (được cấp có thẩm quyền công nhận) và tự nguyện nhận quản lý, khai thác công trình thủy lợi đều được tham gia.
5. Việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải ưu tiên theo từng tiểu vùng và theo hệ thống công trình để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc khai thác nhằm phục vụ theo yêu cầu sản xuất và đa mục tiêu.
Điều 5. Nội dung giao công trình thủy lợi cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ
1. Việc giao công trình thủy lợi cho tổ chức hợp tác, cá nhân dùng nước thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo bệ công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143) và theo Quy định này.
2. Các trình tự, thủ tục thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước được thực hiện theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn một số quy định tại nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn việc thành lập, cũng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.
Điều 6. Lập kế hoạch xây dựng công trình thủy lợi
1. Các đơn vị được giao trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định tại Điều 4 Quy định này, hàng năm phải lập kế hoạch kinh phí phòng, chống úng, hạn; kế hoạch xây mới, duy tu sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; và kế hoạch sản xuất kinh doanh (nếu có) trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc lập kế hoạch phòng, chống úng, hạn phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, diện tích phục vụ, quy mô công trình và định mức sử dụng điện, xăng, dầu của mỗi trạm bơm.
3. Trường hợp khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra, nếu các chi phí về điện, xăng, dầu để phục vụ cho công tác chống úng, hạn vượt quá mức bình thường hàng năm sẽ được Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, hỗ trợ để đảm bảo cho hoạt động phục vụ sản xuất.
Điều 7. Khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi
1. Khai thác công trình thủy lợi cần theo hướng đa dạng hóa. Nhằm phát huy tối đa việc khai thác, sử dụng tổng hợp các mặt lợi của công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác.
2. Mọi tổ chức, cá nhân đều được quyền tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo đúng Điều 3 của Quy định này, phù hợp với qui hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu làm dịch vụ như: quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi cho các mục đích nêu tại Khoản 1 Điều này phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý công trình thủy lợi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 8. Đầu tư và đổi mới khoa học công nghệ về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Nhà nước ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ về cấp nước sinh hoạt, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán; đổi mới khoa học công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị quản lý công trình thủy lợi được quy định tại Điều 17, Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 143.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi được quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Bộ Luật Dân sự, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước với mục đích tự phục vụ (phi dịch vụ) từ công trình thủy lợi:
a) Được quyền sử dụng nước từ các công trình thủy lợi tại khu vực đang sản xuất và sinh hoạt;
b) Phải có kế hoạch sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước;
c) Có nghĩa vụ bảo vệ công trình thủy lợi tại nơi sử dụng; phát hiện và báo cáo với đơn vị quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng nước không đúng mục đích; xả chất thải ô nhiểm vào môi trường nước và các sự cố khác để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Điều 10. Vận hành khai thác công trình thủy lợi
1. Hàng năm, mỗi đơn vị quản lý, khai thác công trình phải xây dựng kế hoạch về quản lý, khai thác, quy trình vận hành theo quy phạm kỹ thuật và lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy lợi phải tuân thủ quy trình quản lý và vận hành của từng loại công trình. Thực hiện đầy đủ việc ghi chép vào sổ vận hành và quan trắc mực nước.
3. Thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị và công trình. Có kế hoạch nâng cấp, đổi mới thiết bị để vận hành nhanh và khoa học, thực hiện duy tu sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để sẵn sàng hoạt động có hiệu suất cao.
4. Việc quản lý vận hành các trạm bơm phục vụ sản xuất phải sử dụng tiết kiệm điện. Lập kế hoạch chi tiết bơm tưới, tiêu cho từng vụ phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh từng vùng, từng ngành sử dụng nước, nhằm tối đa hiệu quả việc sử dụng nước.
5. Việc quản lý vận hành các cống phải tổ chức chặt chẽ, vận hành linh hoạt, đóng mở, điều tiết nước theo nhu cầu sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí bơm tưới, tiêu bằng động lực:
a) Trong mùa khô: phải lợi dụng thủy triều đóng mở cống để lấy và trữ nước, nhằm nâng mực nước trong kênh, rạch để tạo nguồn nước chống hạn;
b) Trong mùa mưa, lũ: phải lợi dụng thủy triều đóng mở cống tiêu thoát nước nhanh, hạ thấp mực nước ngập úng.
6. Việc quản lý và khai thác hồ chứa và đập thực hiện theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập.
Điều 11. Lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi
Việc lập và thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Điều 21, Điều 22 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 12. Xử lý sự cố công trình thủy lợi
Trường hợp công trình thủy lợi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì thực hiện theo Điều 23 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 13. Thay đổi, bổ sung đối với công trình hiện có
Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng của công trình hiện có và việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi vào hệ thống công trình thủy lợi đã có, thực hiện theo Điều 22 Nghị định 143.
Điều 14. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận (hành lang). Việc bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:
2.1. Đối với kênh tiêu và tạo nguồn tưới (kênh chìm). Phạm vi hành lang bảo vệ từ đỉnh mái của kênh trở ra:
a) Kênh cấp 1: 05 mét;
b) Kênh cấp 2: 04 mét;
c) Kênh cấp 3: 03 mét;
d) Kênh nội đồng: 01 mét;
2.2. Đối với trạm bơm:
a) Công trình đầu mối (nhà trạm, bể hút, bể xả): phạm vi bảo vệ theo hàng rào được xây dựng. Đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xây dựng hàng rào bảo vệ và cấm biển báo hiệu cho các hoạt động giao thông bộ và thủy (nếu có), đồng thời lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền giao quyền sử dụng đất.
Phạm vi hành lang bảo vệ từ hàng rào trở ra 05 mét.
b) Phạm vi hành lang bảo vệ kênh tưới trạm bơm (kênh nổi) được tính từ đỉnh mái kênh trở ra:
- Kênh tưới chính (kênh nổi) đã kiên cố: 05 mét;
- Kênh tưới chính (kênh nổi) chưa kiên cố: 03 mét;
- Kênh tưới nhánh (kênh nổi) đã kiên cố: 03 mét;
- Kênh tưới nhánh (kênh nổi) chưa kiên cố: 02 mét;
- Kênh tưới nhánh bằng ống xi phông ngầm: mỗi bên 01 mét tính từ tim ống.
c) Phạm vi hành lang bảo vệ cống, đập điều tiết nước của trạm bơm được tính từ phần xây đúc ngoài cùng của cống, đập trở ra: 02 mét.
2.3. Đối với đê bao kiểm soát lũ, phạm vi hành lang bảo vệ từ chân mái ngoài của đê trở ra:
a) Đê bao kiểm soát lũ triệt để: 05 mét;
b) Đê bao kiểm soát lũ tháng 8: 03 mét;
2.4. Đối với cống tạo nguồn tưới, tiêu: phạm vi hành lang bảo vệ từ phần xây đúc cuối cùng của cống trở ra:
a) Cống hở có chiều rộng cửa B < 2m: 15 mét;
b) Cống ngầm có chiều rộng cửa 2Φ80: 10 mét;
c) Cống ngầm có chiều rộng cửa ≥1Φ100: 08 mét;
d) Cống ngầm có chiều rộng cửa ≤ 1Φ80: 05 mét;
2.5. Đối với đập ngăn lũ sông: phạm vi hành lang bảo vệ từ chân mái ngoài của đập trở ra tối thiểu là 10 mét.
2.6. Đối với kè:
a) Đối với đoạn sông, kênh có kè: phạm vi bảo vệ là cả đoạn sông, kênh đó. Không được khai thác tài nguyên kể cả ở thượng và hạ lưu kè nếu ảnh hưởng đến an toàn kè.
b) Phạm vi bảo vệ từ phần xây đúc cuối cùng của kè trở ra :
- Đối với đoạn kè sông: 50 mét;
- Đối với đoạn kè kênh: 20 mét;
- Đối với đoạn kè cụm, tuyến dân cư vượt lũ: 10 mét;
2.7 Đối với hồ chứa nước: phạm vi bảo vệ bao gồm hành lang bảo vệ hồ chứa, vùng lòng hồ và hành lang bảo vệ đập được quy định như sau:
a) Hành lang bảo vệ hồ chứa là vùng kể từ đường biên bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên giải phóng lòng hồ;
b) Vùng lòng hồ là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa;
c) Phạm vi hành lang bảo vệ đập: được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là 20 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ công trình chỉ được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn công trình.
Điều 15. Xác lập hành lang, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình
Các đơn vị, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm thực hiện việc xác lập hành lang bảo vệ công trình, cắm mốc chỉ giới hoặc hàng rào bảo vệ đối với từng công trình cụ thể.
1. Đối với công trình xây dựng mới, khi công trình hoàn thành phải thực hiện cắm mốc chỉ giới để bảo vệ an toàn công trình.
2. Đối với công trình đã có, nhưng chưa xác lập hành lang bảo vệ công trình phải tiến hành rà soát, xác định cụ thể từng công trình để có kế hoạch cắm mốc chỉ giới.
3. Đối với công trình triển khai duy tu sửa chữa, nâng cấp mà sử dụng kinh phí bồi hoàn cho công trình, sau khi hoàn thành phải tiến hành cắm mốc chỉ giới bảo vệ để không bị lấn chiếm. Đồng thời phải tiến hành xác định diện tích đất còn lại và cấp lại giấy quyền sử dụng đất theo thực tế.
4. Đối với công trình kè: phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện thủy đi qua khu vực kè. Tiến hành cắm biển thông báo hướng dẫn cho các phương tiên giao thông.
Điều 16. Cấp phép đối với hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi
Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động chỉ được tiến hành khi có giấy phép được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều, Điều 26 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Điều 24 Nghị định 143 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
1. Trình tự, thủ tục xin giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Các đơn vị được phân cấp quản lý cần rà soát, kiểm tra các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Nếu chưa có giấy phép phải tiến hành cho đăng ký bổ sung, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn đối với từng loại.
Điều 17. Trồng cây trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Việc trồng cây lâu năm, cỏ trong phạm vi bảo vệ công trình nhằm các mục đích phòng hộ, chắn sóng, chống sạt lở, tạo cảnh quan phải được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn cho công trình và được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1. Các đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi nào thì lập quy hoạch, kế hoạch trồng cây, cỏ trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các tuyến đê bao: cây lâu năm chỉ trồng trên cơ đê, trên mái đê chỉ được phép trồng cỏ.
1. Về đất: thực hiện theo Điều 97 của Luật Đất đai năm 2003. Đối với công trình đang bị lấn chiếm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác, các đơn vị, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình phối hợp với chính quyền sở tại xác định lại phần diện tích đất cần phải khôi phục lại hiện trạng công trình:
a) Trường hợp đất trong phạm vi bảo vệ công trình đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định diện tích đất để bồi hoàn.
b) Trường hợp đất trong phạm vi bảo vệ công trình không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức khôi phục lại hiện trạng và thực hiện cắm mốc chỉ giới.
2. Về nhà ở, hoa màu, vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng, phạm vi cấp phép tại Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì xử lý theo Điều 25 của Nghị định 143.
Điều 19. Việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả nước thải vào công trình thủy lợi phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước ở công trình đó, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước và việc bảo vệ tài nguyên nước.
3. Ngoài ra, việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải tuân thủ theo Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Điều 20. Nghiêm cấm các hành vi sau đây
Các hành vi nghiêm cấm được quy định tại Điều 7 Luật Đất đai; Điều 28 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Điều 5 Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hoạt động sau đây trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị nghiêm cấm:
1. Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa công trình.
3. Các hành vi gây trở ngại cho công tác khai thác và bảo vệ công trình: chất chà, đăng đó, trồng và khai thác các loại cây, cỏ làm cản trở dòng chảy; đổ đất, đá, rác gây bồi lắng lòng kênh; chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình; cản trở gây khó khăn cho người làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa và bảo vệ công trình.
4. Xê dịch biển báo, mốc cắm của các công trình thủy lợi.
5. Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi.
6. Các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước của công trình thủy lợi như: thải chất độc hại, rác, xác súc vật chết, chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật; nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp hay khu công nghiệp, nước thải từ các khu sản xuất, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, khu kinh doanh (các loại nước thải nêu trên chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép) vào công trình thủy lợi.
7. Vận hành công trình thủy lợi trái với quy định, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.
8. Sử dụng phương tiện giao thông cơ giới quá tải qua công trình thủy lợi gây mất an toàn trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
9. Cất chuồng, trại chăn nuôi và thả gia súc, gia cầm.
10. Trồng và khai thác các loại cây, cỏ không đúng quy định.
11. Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
12. Kinh doanh dịch vụ nghỉ ngơi giải trí, du lịch gây ảnh hưởng đến an toàn công trình.
13. Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ hàng hóa; tập kết nguyên liệu, vật liệu; nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu và đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
14. Mọi hành vi của các phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
15. Đối với công trình kè:
a) Cấm khai thác cát trái phép trong phạm vi bảo vệ kè;
b) Không được xây dựng công trình, nhà có tải trọng lớn gần khu vực kè làm ảnh hưởng như gây trượt, mất ổn định kè;
c) Các hành động lấn chiếm mặt sông, cản trở thoát lũ, làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến hiện tượng xói lở cục bộ phía trước và sau công trình;
d) Phương tiện vận tải thủy khi lưu thông qua công trình kè phải giảm vận tốc tránh tạo sóng nhân tạo gây nên xói lở;
đ) Neo, đậu ghe, tàu thuyền trong khu vực an toàn của mái kè;
g) Các phương tiện giao thông bộ có tải trọng lớn hơn quy định cho phép;
h) Các hành vi đánh cắp, phá hoại các rọ đá mái kè, khoan đục thân kè, đào đất trong khu vực kè.
DUY TU, BẢO DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 21. Duy tu, bảo dưỡng và vận hành
1. Các đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình cấp huyện quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ, nạo vét, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi thông qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) tổng hợp để xây dựng kế hoạch của huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) có trách nhiệm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để xây dựng kế hoạch chung cho toàn tỉnh.
2. Công ty TNHH một thành viên khai thác Thủy lợi có trách nhiệm lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ, nạo vét, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi thông qua Chi cục Thủy lợi để tổng hợp, kiểm tra, tổng hợp báo cáo chung, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện chung cho toàn tỉnh.
3. Thời gian lập kế hoạch cho năm sau phải được tiến hành xong vào tháng 5 của năm trước và hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục (khảo sát, thiết kế,…) trong tháng 10 của năm đó để có cơ sở triển khai thi công phục vụ sản xuất.
4. Thời gian báo cáo các hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải báo cáo tình hình hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ và nạo vét, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi theo định kỳ hàng tuần, tháng… hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 22. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành và duy tu, sửa chữa
Nguồn kinh phí thực hiện cho việc quản lý, duy tu và sửa chữa công trình thủy lợi bao gồm các nguồn sau:
1. Nguồn kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí theo khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143.
2. Nguồn thu do người dùng nước thỏa thuận đóng góp với đơn vị quản lý khai thác để vận hành, duy tu sửa chữa, nâng cấp công trình.
3. Các nguồn thu khác do khai thác tổng hợp công trình thủy lợi và do Nhà nước qui định.
4. Riêng đối với công trình kênh cấp 1 việc duy tu sửa chữa, nâng cấp do ngân sách Trung ương đầu tư.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Thống nhất quản lý Nhà nước về quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Lập, thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi của tỉnh.
3. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh.
4. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán.
6. Tổ chức thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, phối hợp với địa phương có liên quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đơn vị trực tiếp quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đào tạo cán bộ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Hướng dẫn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện thành lập các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn từng huyện.
Điều 24. Các Sở, Ban, Ngành tỉnh
1. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống công trình thủy lợi.
2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nằm trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi và không gây ô nhiễm môi trường nước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập phương án khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng mới công trình thủy lợi (trừ các công trình cấp bù thủy lợi phí) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sở Tài chính chủ trì, xem xét và bố trí kinh phí phòng chống úng, hạn trên cơ sở tổng hợp kế hoạch từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, Ban, ngành liên quan.
6. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Điều 25. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và lập phương án phòng, chống úng, hạn ở địa phương.
2. Lập, trình phê duyệt, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi hàng năm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Hướng dẫn thi hành các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.
4. Quyết định theo thẩm quyền các biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; thực hiện việc điều hòa phân phối nguồn nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán.
5. Thực hiện thành lập các đơn vị Trạm thủy lợi (trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Ban quản lý,…) quản lý, khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý. Tổ chức phân cấp quản lý công trình thủy lợi cho các đơn vị này.
6. Tổ chức công tác thanh tra về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đến các xã, phường, thị trấn và người dân.
Điều 26. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)
1. Xây dựng kế hoạch về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, kế hoạch đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn quản lý.
2. Kiểm tra việc thực hiện quản 1ý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương. Tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Tổng hợp và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý.
4. Tham gia, đề xuất việc giao cho các Tổ chức Hợp tác dùng nước và cá nhân thực hiện quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn cấp xã quản lý tại mục 2.3 và mục 2.4, khoản 2, Điều 4 của Quy định này.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Mọi tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo các quy định hiện hành và quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử phạt áp dụng theo Nghị định 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; và Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất tỉnh Trà Vinh Ban hành: 26/11/2009 | Cập nhật: 14/07/2015
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 23/12/2009
Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Ban hành: 12/10/2009 | Cập nhật: 15/10/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định số lượng, mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ không chuyên trách ở thôn, xóm, bản, tổ nhân dân và phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm Ban hành: 01/09/2009 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho cơ quan tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 07/09/2009 | Cập nhật: 20/01/2010
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 14/08/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định bồi thường, hỗ trợ về đất đối với các hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trên đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 28/07/2009 | Cập nhật: 18/08/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bình Tân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 23/09/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 20/07/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào Cụm công nghiệp Mỹ Xuyên, huyện Thái Thuỵ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Ban hành: 14/08/2009 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 23/06/2009 | Cập nhật: 08/07/2010
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện đầu tư - xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 23/07/2009 | Cập nhật: 14/09/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 26/06/2009 | Cập nhật: 27/01/2010
Quyết định 12/2009/QD-UBND quy định công nhận sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 28/05/2009 | Cập nhật: 18/03/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và chức vụ tương đương cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Ban hành: 08/06/2009 | Cập nhật: 12/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái Ban hành: 24/06/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ Ủy ban nhân dân sang các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 20/05/2009 | Cập nhật: 31/10/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về việc đổi tên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 9 thành Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 27/04/2009 | Cập nhật: 12/06/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy định mức phụ cấp hàng tháng cho cán bộ làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 19/05/2009 | Cập nhật: 02/08/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 27/04/2009 | Cập nhật: 03/07/2015
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự liên quan đến quyền của người sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 25/05/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 24/04/2009 | Cập nhật: 04/02/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và phối hợp giải quyết đăng ký con dấu cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 17/04/2009 | Cập nhật: 25/06/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND điều chỉnh giá đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch Trung tâm Điện lực Long Phú, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 01/04/2009 | Cập nhật: 27/07/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về kiện toàn Ban an toàn giao thông tỉnh Hải Dương Ban hành: 12/05/2009 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định bảng giá tối thiểu dùng để thu lệ phí trước bạ đối với tài sản là xe ô tô, hai bánh gắn máy được quy định tại Điều 1, Quyết định 25/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 21/02/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 04/03/2009 | Cập nhật: 30/07/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về các thủ tục hành chính đối với các công việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 09/04/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo cơ chế một cửa liên thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Ban hành: 01/04/2009 | Cập nhật: 22/11/2011
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng Ban hành: 04/03/2009 | Cập nhật: 21/04/2014
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND Quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 11/05/2009 | Cập nhật: 17/08/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về thành lập Ban Quản lý chợ Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 25/03/2009 | Cập nhật: 01/09/2017
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND điều chỉnh quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham dự hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 20/04/2009 | Cập nhật: 13/07/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận Ban hành: 03/03/2009 | Cập nhật: 03/07/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang Ban hành: 25/03/2009 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình Ban hành: 10/02/2009 | Cập nhật: 21/12/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 03/03/2009 | Cập nhật: 17/06/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 14/04/2009 | Cập nhật: 08/05/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 68/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 13/04/2009 | Cập nhật: 27/06/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở giáo dục & đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 23/02/2009 | Cập nhật: 06/11/2012
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về kế hoạch cải cách hành chính năm 2009 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 16/02/2009 | Cập nhật: 07/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng vốn uỷ thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 13/03/2009 | Cập nhật: 30/09/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND ban hành mức thu, tỷ lệ phân bổ số thu, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 05/02/2009 | Cập nhật: 18/02/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La Ban hành: 13/04/2009 | Cập nhật: 21/06/2014
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 03/04/2009 | Cập nhật: 12/07/2013
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 04/02/2009 | Cập nhật: 30/09/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 18/02/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 02/10/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 06/02/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 30/01/2009 | Cập nhật: 11/02/2009
Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 16/01/2012
Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi Ban hành: 14/11/2008 | Cập nhật: 17/11/2008
Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi Ban hành: 20/10/2008 | Cập nhật: 23/10/2008
Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 09/07/2008 | Cập nhật: 12/07/2008
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND Ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 19/07/2014
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 04/04/2011
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2002/QĐ-UBND, 41/2006/QĐ-UBND, 42/2006/QĐ-UBND và 43/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 14/12/2007 | Cập nhật: 16/07/2012
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Danh mục các dự án đầu tư theo các hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT); trái phiếu công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 01/04/2014
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định được cử đi học do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 08/01/2008
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP và Chương trình hành động 12-CTr/TU về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 15/10/2014
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 15/11/2007 | Cập nhật: 28/01/2011
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về quy chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng nam, giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 11/10/2007 | Cập nhật: 12/10/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực đất đai, lao động Thương binh và Xã hội tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 23/10/2007 | Cập nhật: 27/04/2011
Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Ban hành: 10/10/2007 | Cập nhật: 13/10/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về Quy định chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 03/08/2007 | Cập nhật: 04/05/2011
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế làm việc của đài phát thanh và truyền hình do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 07/09/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Nghị định 129/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều Ban hành: 02/08/2007 | Cập nhật: 08/08/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 30/07/2007 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010 Ban hành: 02/08/2007 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng quỹ phòng, chống ma tuý Ban hành: 28/08/2007 | Cập nhật: 31/07/2013
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 01/08/2007 | Cập nhật: 23/06/2012
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về điều chỉnh Kế hoạch nguồn vốn hỗ trợ đầu tư y tế từ nguồn thu xổ số kiến thiết chuyển tiếp sang kế hoạch năm 2007 Ban hành: 15/08/2007 | Cập nhật: 25/06/2014
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kèm theo Quyết định 75/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 05/09/2007 | Cập nhật: 06/10/2010
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND quy định diện tích đất và mức giá đất để hỗ trợ bằng tiền đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư; đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư khi nhà nước thu hồi đất quy định tại điều 43 Nghị định 84/2007/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 20/08/2007 | Cập nhật: 30/12/2009
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuộc hệ thống Bắc Vàm Nao do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 27/08/2007 | Cập nhật: 25/11/2010
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 12/07/2007 | Cập nhật: 19/07/2010
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu phí thuộc lĩnh vực địa chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 13/08/2007 | Cập nhật: 01/02/2010
Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều Ban hành: 28/06/2007 | Cập nhật: 04/07/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 21/05/2007 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 41/2007/QĐ-UBND Ban hành: 10/05/2007 | Cập nhật: 03/09/2014
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND Quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 19/04/2007 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Nghệ An Ban hành: 27/04/2007 | Cập nhật: 25/07/2013
Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập Ban hành: 07/05/2007 | Cập nhật: 15/05/2007
Quyết định 44/2007/QĐ-UBND ban hành Danh mục cây cấm trồng và hạn chế trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 15/03/2007 | Cập nhật: 21/04/2007
Nghị định 140/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Ban hành: 11/11/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 2194/2005/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do UBND tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 01/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư 75/2004/TT-BNN hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước Ban hành: 20/12/2004 | Cập nhật: 18/06/2007
Quyết định 56/2004/QĐ-BNN về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi Ban hành: 01/11/2004 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 55/2004/QĐ-BNN Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi Ban hành: 01/11/2004 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Ban hành: 28/11/2003 | Cập nhật: 06/12/2012
Quyết định 7358/QĐ-UB năm 1997 ban hành Quy định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 15/10/1997 | Cập nhật: 25/11/2010