Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025
Số hiệu: 496/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành: 26/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 496/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG TỚI NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII về “Một số chủ trương chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 20/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại: Tờ trình số 4520/TTr-SCT ngày 07/9/2017; công văn số 5463/SCT-QLCN ngày 30/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hà Nội; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công thương;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Ttr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Cục Thuế, Cục Hải quan Hà Nội;
- VPUB: CVP
, PCVP T.V.Dũng, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT
ơng

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Doãn Toản

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG TỚI NĂM 2025
(Ban hạnh kèm theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2018 của UBND Thành phố)

SỰ CẦN THIT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

Chương trình Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) được UBND thành phố Hà Nội triển khai xây dựng từ năm 2005, với mục tiêu: “Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, các công đoạn và các chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm có thương hiệu uy tín thuộc các ngành: Cơ khí; Điện - điện tử; Hóa nhựa; Dệt may - da giầy; Chế biến lương thực - thực phẩm”.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay, thành phố Hà Nội đã có 59 sản phẩm của 46 doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL thành phố Hà Nội được UBND Thành phố cấp “Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội” (thời hạn 24 tháng). Chương trình đã tôn vinh, khuyến khích và động viên các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận, có những tác dụng, hiệu ứng tốt, cần tiếp tục phát huy; tuy nhiên còn có một số tồn tại là: Sức lan tỏa của Chương trình trong cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế, không nhiều doanh nghiệp quan tâm tham gia; Việc lựa chọn, định hướng sản phẩm tham gia xét chọn SPCNCL chưa theo sát Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam và Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội; chưa có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh mang tính đồng bộ và kiến tạo, thúc đẩy phát triển thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chí SPCNCL và nâng tầm sản phẩm - doanh nghiệp công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội.

Chương trình công tác số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020” đã tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành công nghiệp Thủ đô là: “Rà soát, phát triển mạnh các SPCNCL, mũi nhọn giai đoạn 2016-2020. Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, như: công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ vật liệu mới, các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm,...; Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử,..v.v..".

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025” là cần thiết, tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo và cũng là công cụ để quản lý, điều hành, thực hiện định hướng phát triển các SPCNCL mang tính chất mũi nhọn của Thành ph.

Mục tiêu của Đề án là xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển SPCNCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025 nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình 03 của Thành ủy và các chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững; tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các SPCNCL Thủ đô; thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất các SPCNCL trên địa bàn Hà Nội, khu vực phía Bắc và cả nước; xây dựng danh hiệu SPCNCL thành phố Hà Nội được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến như một thương hiệu có uy tín, có sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đề án được xây dựng trên cơ sở pháp lý:

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 - 2020;

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần th XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chương trình công tác số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập” của Thành ủy Hà Nội.

Phần I

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2016

1.1. Tổng quan tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố

Trong thời gian qua, mặc dù bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011 - 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trung bình 7,57% /năm (theo cách tính cũ là 9,23%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức. Năm 2016 cơ cấu kinh tế Thủ đô là: dịch vụ 67,1% (bao gồm hoạt động dịch vụ và thuế sản phẩm), công nghiệp - xây dựng 29,7% (trong đó công nghiệp 21%), nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,2%1. Đang hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế mới hiện đại với chất lượng cao hơn; trong đó dịch vụ, công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...). Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin phát triển mạnh, công nghiệp hỗ trợ được đẩy mạnh2; các khu, cụm công nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển chung của toàn ngành3; các làng nghề truyền thống từng bước được củng cố, xây dựng thương hiệu sản phẩm4.

Trong giai đoạn 2011 - 2016, tỷ lệ đóng góp của khu vực Nhà nước và FDI giảm nhẹ (Nhà nước giảm từ 11,75% năm 2010 xuống còn 10,09% năm 2016; FDI năm 2010 chiếm 46,39%, năm 2016 giảm xuống còn 39,81%), khu vực ngoài Nhà nước tăng lên đáng kể (năm 2010 chiếm 41,52%, năm 2016 tăng lên 49,91%). Với sự phát triển năng động trong những năm vừa qua, cũng như xu hướng phát triển hiện nay, khu vực ngoài Nhà nước sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực chính cho phát triển công nghiệp của Hà Nội trong giai đoạn tới.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) Hà Nội giai đoạn 2011- 2016 bình quân hàng năm đạt 6,83%/năm, năm 2016 GTSXCN Hà Nội đạt 434.730 tỷ đồng với mức tăng trưởng đạt 7,2%/năm5. Công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành công nghiệp, GTSXCN năm 2016 đạt 422.661 tỷ đồng, chiếm hơn 97% GTSX toàn ngành công nghiệp với mức tăng trưởng đạt 7,5%/năm6, tăng gấp 1,4 so với năm 2011 (năm 2011 đạt 304.029 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng GTSX của công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2011-2016 bình quân hàng năm đạt 6,81%/năm, gần tương đương mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Cơ cấu công nghiệp Hà Nội đã có sự thay đổi cả về quy mô và chất lượng, các ngành công nghiệp đã dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn. Ngành nghề và sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Đã hình thành rõ nét các nhóm ngành công nghiệp chủ lực như: cơ khí, điện tử công nghệ thông tin, thiết bị điện, phương tiện vận tải, thực phẩm đồ uống, dệt may, hóa nhựa,... Các SPCNCL như: máy văn phòng, ô tô xe máy, bia, sữa, nhựa gia dụng và nhựa công nghiệp, gốm sứ xây dựng, biến thế, dây và cáp điện,... đã tạo được giá trị thương hiệu có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm. Đang hình thành và phát triển nhanh tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp thế mạnh như: thực phẩm và đồ uống; dệt may, da; gỗ, giấy; cao su nhựa; gốm sứ thủy tinh; cơ khí; điện tử công nghệ thông tin; thiết bị điện, chế tạo máy; phương tiện vận tải. Các ngành công nghiệp không phải thế mạnh như ngành khai khoáng, khai thác mỏ,... có xu hướng giảm dần.

Theo số liệu thống kê năm 2016, các ngành công nghiệp có chỉ s phát triển GTSXCN (theo giá so sánh 2010) đạt cao, gồm: (1) Sản xuất xe có động cơ rơ moóc (tăng 12,1%); (2) Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại (tăng 10,6%); (3) Sản xuất thiết bị điện (tăng 10,2%); (4) Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 8,5%); (5) Sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (tăng 4,3%); v.v... Đây hầu hết là các phân ngành thuộc lĩnh vực điện tử và cơ khí chế tạo, được Chính phủ ưu tiên phát triển. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp khác cũng có chỉ số phát triển GTSXCN tăng khá cao trong năm 2016 như: (6) Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 11,4%); (7) Sản xuất trang phục (tăng 10,7%); (8) sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (tăng 10,2%); (9) Sản xuất giường tủ, bàn ghế (tăng 10,2%); (10) sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (tăng 8,5%); v.v...

Các ngành công nghiệp lớn của Hà Nội vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân trong giai đoạn 2011-2016 đạt cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như: (1) Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc (tăng bình quân 16,78%/năm); (2) Sản xuất trang phục (tăng bình quân 15,59%/năm); (3) sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng bình quân 8,88,%/năm); (4) Sản xuất sản phẩm từ kim loại (tăng bình quân 7,79%/năm); (5) Sản xuất da và SP có liên quan (tăng bình quân 6,91%/năm) và (6) sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (tăng bình quân 6,91%/năm).

Bảng: GTSXCN một số ngành công nghiệp tại Hà Nội từ 2011-2016

Đơn vị: tỷ đng, giá so sánh 2010

TT

Nhóm ngành

2011

2014

2015

2016

TTBQ 2011- 2016 (%)

Tỷ trọng 2016 (%)

I

Toàn ngành công nghiệp

312.375

374.110

405.495

434.730

6,83

100

II

Công nghiệp chế biến, chế tạo

304.029

362.461

393.317

422.661

6,81

97,22

Trong đó, một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo:

238.549

 

 

353.157

8,16

81,24

1

Sản xuất thiết bị điện

24.016

27.788

29.435

32.428

6,19

7,46

2

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

28.495

31.202

31.306

32.655

2,76

7,51

3

Sản xuất máy móc và thiết bị chưa được phân loại vào đâu

10.928

11.338

12.862

13.896

4,92

3,20

4

Sản xuất sản phẩm từ kim loại

36.832

45.826

49.822

54.048

7,97

12,43

5

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

18.434

21.247

22.936

25.372

6,60

5,84

6

Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc

13.939

23.059

26.996

30.271

16,78

6,96

7

Sản xuất phương tiện vận tải khác

47.05

51.911

60.384

63.332

6,12

14,57

8

Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic

16.932

16.005

16.353

17.25

0,37

3,97

9

Sản xuất trang phục

9.765

15.912

18.21

20.15

15,59

4,64

10

Dệt

9.448

11.869

11.986

12.735

6,15

2,93

11

Sản xuất da và SP có liên quan

8.617

9.469

10.923

12.035

6,91

2,77

12

Sản xuất, chế biến thực phẩm

15.362

16.916

17.06

17.709

2,88

4,07

13

Sản xuất đồ uống

10.631

12.329

13.325

14.219

5,99

3,27

14

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ

8.628

9.05

9.531

9.663

2,29

2,22

15

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

8.617

9.469

10.923

12.035

6,91

2,77

16

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

8.251

9.467

10.554

11.447

6,77

2,63

17

Sản xuất thuốc, hóa dược, và dược liệu

4.949

6.245

6.795

7.572

8,88

1,74

(Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội, 2016)

Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu USD, %

TT

Mặt hàng xuất khẩu

2011

2012

2013

2014

2015

2011- 2015

 

Tổng kim ngạch XK

9782

9813

9913

11069

10475

-

 

Tăng trưởng

20.63

0.32

1.02

11.66

-5.37

5.25

1

Hàng dệt may

1083

1053

1310

1473

1635

-

 

Tăng trưởng

10.17

-2.77

24.41

12.44

11.0

10.70

 

Tỷ lệ

11.07

10.73

13.21

13.31

15.61

 

2

LK máy tính và thiết bị ngoại vi

1553

1850

1830

1574

1439

-

 

Tăng trưởng

4.09

19.12

-1.08

-13.99

-8.58

-0.72

 

Tỷ lệ

15.88

18.85

18.46

14.22

13.74

-

3

Nông, lâm, thủy sản

1030

1117

1127

1256

1257

-

 

Tăng trưởng

9.11

8.45

0.90

11.45

0.08

5.90

 

Tỷ lệ

10.53

11.38

11.37

11.35

12.00

-

4

Hàng điện tử

300

355

283

650

572

-

 

Tăng trưởng

1.69

18.33

-20.28

129.68

-12.00

14.16

 

Tỷ lệ

3.07

3.62

2.85

5.87

5.46

-

5

Xăng dầu (tạm nhập, tái xuất)

1602

1235

777

760

533

-

 

Tăng trưởng

79.2

-22.91

-37.09

-2.19

-29.87

-9.83

 

Tỷ lệ

16.4

12.59

7.84

6.87

5.09

-

6

Thủy tinh & các SP từ thủy tinh

289

343

283

345

362

-

 

Tăng trưởng

-4.00

18.69

-17.49

21.91

4.93

3.76

 

Tỷ lệ

2.95

3.50

2.85

3.12

3.46

-

7

Giày dép các loại và SP từ da

200

191

183

249

242

-

 

Tăng trưởng

9.29

-4.50

-4.19

36.07

-2.81

5.75

 

Tỷ lệ

2.04

1.95

1.85

2.25

2.31

-

8

Thủ công mỹ nghệ

122

150

170

189

175

-

 

Tăng trưởng

17.31

22.95

13.33

11.18

-7.41

10.97

 

Tỷ lệ

1.25

1.53

1.71

1.71

1.67

-

9

Than đá

281

185

102

103

33

-

 

Tăng trưởng

-3.4

-34.16

-44.86

0.98

-67.96

-35.29

 

Tỷ lệ

2.87

1.89

1.03

0.93

0.32

-

10

Dây điện và cáp điện

220

128

114

111

90

-

 

Tăng trưởng

25.00

-41.82

-10.94

-2.63

-18.92

-12.55

 

Tỷ lệ

2.25

1.30

1.15

1.00

0.86

-

11

Hàng khác

3102

3206

3734

4359

4137

-

 

Tăng trưởng

26.8

3.35

16.47

16.74

-5.09

11.08

 

Tỷ lệ

31.71

32.67

37.67

39.38

39.49

-

(Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội, 2016)

Về quy mô và trình độ công nghệ:

Những năm vừa qua, một số doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng công nghệ. Điển hình như: Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng chính hãng, bản quyền và gia công chính xác bằng hệ thống sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính, điều khiển số để chế tạo khuôn mẫu ép nhựa (làm các chi tiết chính xác cho ô tô, xe máy cung cấp cho Nhật Bản của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội); Chế tạo sơn xây dựng cao cấp bằng công nghệ siêu mịn nano (Tập đoàn Sơn Kova); Chế tạo dây điện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản (Công ty TNHH Ngọc Khánh); Sản xuất rượu truyền thống bằng công nghệ lên men hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (Nhà máy rượu Việt Xưa - Tập đoàn Delta); Chế tạo đá ốp lát granite mật độ cao theo công nghệ rung nén trong môi trường chân không (Công ty cổ phần Đá p lát Vinaconex),... Một số doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế, điển hình như: chế tạo sắt xốp bằng công nghệ hoàn nguyên từ quặng không dùng than cốc (Công ty cổ phần Mirex); chế tạo máy biến áp 500 KV (Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh)...

Dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng nhìn về tổng thể, việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội vẫn còn yếu và chậm, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Còn nhiều doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội vẫn đang sử dụng công nghệ đơn giản, lạc hậu so với các nước trong khu vực; sản phẩm làm ra chất lượng, giá trị gia tăng thấp; hao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và thời gian sản xuất dẫn tới chi phí cao, hạn chế về năng lực cạnh tranh. Một số doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội đã đầu tư các công nghệ mới của Nhật Bản, G7, Mỹ,... nhưng do đầu tư dàn trải, không đồng bộ nên hiệu quả phát huy chưa cao.

Về tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp Hà Nội:

Năm 2016 toàn ngành công nghiệp thành phố Hà Nội có trên 757 nghìn lao động, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 2,6%/năm. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được trên 719 nghìn lao động, chiếm 95% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp, tốc độ tăng bình quân đạt 2,4%, thấp hơn mức tăng trưởng trong toàn ngành công nghiệp. Giai đoạn 2010-2016, một số ngành thu hút nhiều lao động có xu hướng tăng lên như: sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học, sản xuất chế biến thực phẩm; một số ngành lực lượng lao động có xu hướng giảm như: Dệt; sản xuất kim loại; sản xuất đồ uống...

Về tình hình phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại Hà Nội:

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, quy hoạch tổng quỹ đất phát triển các KCN, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội định hướng đến năm 2020 là 03 khu công nghệ cao, 17 KCN với tổng diện tích khoảng 5.568ha, bên cạnh đó còn có một số khu công nghệ thông tin tập trung;

Đến cuối năm 2017, Hà Nội có 08 KCN đã đi vào hoạt động ổn định với tổng diện tích 1.119ha; thu hút được 628 dự án đầu tư, trong đó có 330 dự án FDI vốn đăng ký 5,34 tỷ USD, 298 dự án trong nước vốn đăng ký 12.911 tỷ đồng. Hiện đã có 600 dự án đi vào hoạt động, doanh thu bình quân đạt 6 tỷ USD/năm, góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp Thủ đô. Các ngành nghề, các lĩnh vực thu hút được lượng vốn đầu tư lớn là lĩnh vực điện - điện tử (52,35%) và cơ khí (16,98%).

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai đầu tư, xây dựng: 01 KCN (Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội) đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng, diện tích 72ha; 02 Khu công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án đi vào hoạt động và thu hút đầu tư với diện tích 800 ha; Khu công nghệ cao sinh học 200 ha tại huyện Từ Liêm đã giao chủ đầu tư và phê duyệt Quy hoạch chi tiết); Khu công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của Thành phố 38 ha tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên. Các KCN chưa đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng diện tích đất khoảng 2.536ha.

Các KCN đã hoàn thiện hạ tầng và đi vào hoạt động của Hà Nội có tỷ lệ lấp đầy khá cao, quỹ đất còn lại để phát triển công nghiệp tại các khu này là khá hạn chế. Diện tích đất có thể được huy động phục vụ phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn tới tập trung vào các KCN mới đang được xây dựng, hoàn thiện hạ tầng.

Về phát triển cụm công nghiệp, đến nay trên địa bàn Hà Nội có: 43 cụm công nghiệp đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định; 46 cụm công nghiệp đang xây dựng hạ tầng.

Theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 có xét đến 2030: Đến năm 2020, Thành phố có 138 cụm công nghiệp, tổng diện tích 2623 ha; Đến năm 2030, có 159 cụm công nghiệp, tổng diện tích 3204 ha.

Tình hình hoạt động sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội:

Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 47/52 nghề của toàn quốc, trong đó có 297 làng nghề được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống (nghề Sơn mài, khảm trai; Nón, mũ lá; Mây tre, giang đan; Chế biến lâm sản; Thêu ren; Dệt may, da giầy, khâu bóng; Cơ kim khí; chạm điêu khắc; Đan tơ lưới; chế biến nông sản thực phẩm; Gốm sứ; Dát quỳ vàng bạc...).

Tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm các làng nghề truyền thống và làng có nghề) có trên 8000 doanh nghiệp, 195 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 175.889 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút 739.630 lao động. Tổng doanh thu của 297 làng nghề truyền thống đạt 14.500 tỷ đồng/năm, trong đó có một số huyện có mức doanh thu đạt khá cao, cụ thể: huyện Hoài Đức đạt 7.013 tỷ đồng/năm; huyện Thạch Thất đạt 3.377 tỷ đồng/năm, huyện Phú Xuyên đạt xấp xỉ 890 tỷ đồng/năm, huyện Thanh Oai đạt 829 tỷ đồng/năm.

1.2. Tình hình phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu của Thành phố

Theo chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam các ngành cơ khí chế tạo (sản xuất sản phẩm từ kim loại, xe máy, ô tô, máy nông nghiệp...), điện tử công nghệ thông tin, dệt may- da giày, các ngành CNCNC (như tự động hóa, vật liệu mới,...),... là các ngành được ưu tiên phát triển. Đây cũng là các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội, đã đóng góp trên 75% tổng GTSXCN công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội vào năm 2016.

a) Ngành cơ khí chế tạo

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành các nhóm doanh nghiệp chuyên sâu sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cao như: Thép kết cấu, inox, nội ngoại thất, cửa thép, tấm lp, bồn chứa, các loại phụ tùng linh kiện cho thiết bị đồng bộ của ngành dầu khí, xi măng, thủy điện, nhiệt điện, phát dẫn điện, khai thác mỏ, phát thanh, truyền hình,... Bên cạnh đó là nhóm doanh nghiệp chuyên sâu về cơ khí phục vụ chủ yếu cho ngành xe máy, một số ít phục vụ công nghiệp ô tô và điện tử.

Giai đoạn hội nhập, ngành cơ khí đã có sự tăng trưởng nhanh về xuất khẩu với các sản phẩm như: Biến thế, dây và cáp điện, máy xquang, siêu âm, ống thép, khung thép tiền chế, khuôn mẫu, bao bì kim loại, các chi tiết cơ khí cho sản phẩm điện tử, ô tô, xe máy, máy văn phòng.... Các sản phẩm cơ khí giá trị lớn, công nghệ cao như ô tô, xe máy, xe đạp, biến thế, thiết bị thực phẩm, nồi hơi, khuôn mẫu, dây và cáp điện,... đã được công nhận là SPCNCL.

Cơ khí Hà nội đã ứng dụng các công nghệ mới như Công nghệ gia công có sự trợ giúp của máy tính, điều khiển số. Các công nghệ mới về hàn, đột dập tấm lớn, đột dập các chi tiết nhỏ độ chính xác cao. Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng, chế tạo khuôn mẫu, đúc áp lực, sử dụng công nghệ gia công plasma, laser, robots.

Hạn chế và yếu kém của ngành cơ khí Hà Nội là các doanh nghiệp tính chuyên môn hóa và tính liên kết, hợp tác thấp.

b) Ngành điện tử - công nghệ thông tin

Nhiều năm gần đây, nhóm ngành điện tử - CNTT nằm trong tốp dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, là nhóm ngành đón đầu xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc... Hà Nội đã hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin có giá trị sản xuất cao, kim ngạch xuất khẩu lớn.

Năm 2016, lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện - điện tử phát triển nhất với GTSXCN là 32,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,5% tổng GTSXCN của toàn ngành và 7,73% của ngành chế biến, chế tạo; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2016 là 3,65%/năm. Sản phẩm điển hình của ngành công nghiệp này là máy in mầu và máy scaner của Công ty Canon với sản lượng khoảng trên 7 triệu sản phẩm/năm. Đây cũng là sản phẩm công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Hà Nội. Ngoài ra có các sản phẩm điện tử tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản như máy X- quang của Công ty Thiết bị y tế Shimadzu sản lượng 100 chiếc/năm; máy in mã vạch của Công ty Sato sản lượng 30 nghìn chiếc/năm. Một số sản phẩm khác như máy tính thương hiệu Việt của Công ty CMS đã đạt năng lực 100 nghìn sản phẩm/năm. Các sản phẩm điện tử như điện thoại cố định và di động của FPT, Vietel,... cũng đã triển khai lắp ráp tại Hà Nội.

Hạn chế của ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin của Hà Nội là còn nặng về lắp ráp nên mặc dù sản lượng lớn, thu hút nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thật sự thấp. Do tỷ trọng linh phụ kiện nhập khẩu lớn, phần chế tạo trong nước còn quá nhỏ, chuyên môn hóa chưa sâu, sản lượng thấp nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng là thấp so với nhiều nước khu vực. Nguyên nhân chính là công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử còn yếu.

c) Ngành dệt may, da giày

Ngành dệt may, da giày luôn có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với chất lượng và số lượng sản phẩm được khẳng định trên các thị trường xuất khẩu truyền thống. Đây cũng là lĩnh vực có khả năng cạnh tranh mạnh ở thị trường nội địa, so với các sản phẩm công nghiệp khác.

Sản phẩm dệt chính là vải tuyn, vải khổ rộng, khăn mặt, bít tất. Sản phẩm may có hai dòng sản phẩm chính là quần áo dệt kim và dệt thoi. Các doanh nghiệp lớn của phân ngành công nghiệp này là: Dệt 10/10, Hanosimex, 19-5, May 10, May Hồ Gươm, May Đức Giang, May Chiến Thắng,... Các doanh nghiệp ngành dệt may Hà Nội, nhất là ngành may đã có sự thay đổi nhanh về công nghệ so với các ngành công nghiệp khác. Hầu hết các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp may lớn đã đầu tư mới hoàn toàn, đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt chú trọng đầu tư nhiều máy chuyên dùng cao cấp, tạo ra bước đột phá đáp ứng tốt yêu cầu về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, Nhật Bản, chất lượng ổn định hơn hẳn so với trước. Ngành dệt may cũng là ngành đi đầu trong phát triển thị trường, mở thêm nhiều thị trường mới sau khi gia nhập WTO, kết nối với các tập đoàn thời trang lớn của thế giới.

Năm 2016, sản xuất và xuất khẩu dệt may vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên ở mức thấp hơn so với năm 2015. GTSXCN của ngành dệt đạt 12.735 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 6,48%/năm; sản xuất trang phục đạt 20.150 tỷ đồng, tăng 10,65% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 17,74%/năm;.... Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 1.541 triệu USD, tuy nhiên chỉ đạt 94,3% so với năm 2015; nhóm hàng giầy dép và sản phẩm từ da đạt 234 triệu USD, bằng 96,7% so với năm 2015.

Khó khăn hiện nay của ngành dệt may là đang phải cạnh tranh quyết liệt, phần lớn làm gia công, phụ thuộc nhiều về nguyên liệu nhập khẩu. Những năm gần đây, doanh nghiệp dệt may Hà Nội có xu hướng chuyển dịch sang các địa phương khác vì Hà Nội không còn các lợi thế về mặt bằng và lao động phổ thông giá rẻ,...

d) Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống

Đây là ngành công nghiệp phù hợp với cơ cấu và trình độ của nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước, tạo ra đột biến về giá trị gia tăng trong các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Năm 2016, ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống đạt giá trị sản xuất 31.928 tỷ đồng, chiếm 7,55 % GTSX toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút trên 59 nghìn lao động. Hà Nội đã có một số doanh nghiệp thuộc ngành nông sản thực phẩm và đồ uống đạt quy mô khá lớn như: Bia rượu nước giải khát Hà Nội Habeco, bia Đông Nam Á, Rượu Hà Nội; Sữa Hà Nội, Sữa Quốc tế, Bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà Kotobuki, Hữu Nghị,... Đây là ngành công nghiệp đang có sự phân hóa ngày càng rõ rệt với ưu thế sản lượng tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn đã đầu tư dây chuyền sản xuất khá đồng bộ của Đức, Mỹ, Nhật,...

Bên cạnh các doanh nghiệp đã tạo cho mình uy tín về chất lượng và thương hiệu, vẫn còn rất nhiều các cơ sở sản xuất vẫn chỉ dừng ở mức sản xuất nhỏ tại gia đình, với quy mô 4-5 lao động, công nghệ lạc hậu, nhiều nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ sản xuất nước chấm, kem, chế biến thịt, bánh kẹo, miến phở, rượu, nước đóng chai... nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện.

Mặc dù có sức tăng trưởng khá nhưng các sản phẩm ngành công nghiệp chế biến nông sản và đồ uống Hà Nội được đánh giá là năng lực cạnh tranh thấp, thị phần tương đối nhỏ, chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ, chưa cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp cùng ngành của các địa phương khác như thành phố Hồ Chí Minh cũng như các sản phẩm nhập ngoại.

e) Ngành hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm

Các sản phẩm ngành hóa chất là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho rất nhiều ngành công nghiệp và được coi là đặc trưng quan trọng của quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia. Các sản phẩm hóa dầu, hóa dược đóng góp quan trọng vào giảm nhập siêu, đảm bảo nâng cao mức sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nhóm ngành công nghiệp có thế mạnh của Hà Nội với các phân nhóm chính là: Hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa, phân bón, diêm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sơn, tân dược, dược liệu,...

Năm 2016, ngành hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm Hà Nội đạt giá trị sản xuất 19.019 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chiếm 4,5% GTSX toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút khoảng trên 20 nghìn lao động. Một số sản phẩm như: sơn công nghiệp của Công ty Sơn Tổng hợp, phân NPK của Công ty phân lân nung chảy Văn Điển đã được công nhận là SPCNCL của thành phố Hà Nội. Các doanh nghiệp như: Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí sản xuất hóa chất dầu khí, Dược phẩm BBraun Hà Nội sản xuất dịch chuyền; Dược phẩm Traphaco sản xuất dược phẩm đã đạt quy mô doanh thu sản xuất trên 1 nghìn tỷ đồng/năm.

Nhìn chung, do công nghệ sản xuất ngành hóa chất còn lạc hậu nhiều so với thế giới, lại đang bị cạnh tranh gay gắt, nên sản phẩm hóa chất Việt Nam rất khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại. Ngành dược liệu chưa phát triển được nhiều những sản phẩm có giá trị cao, chủ yếu vẫn là chế biến dựa theo hóa dược có sẵn, công thức có sẵn, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Hoạt động nghiên cứu phát triển R&D còn yếu. Đây là những khó khăn tồn tại chính của nhóm ngành công nghiệp này.

f) Ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất

Các sản phẩm chính ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất của ngành công nghiệp Hà Nội gồm xi măng, gạch, vật liệu chịu lửa, đá ốp lát, sứ vệ sinh, gốm sứ trang trí, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông, kính xây dựng,...

Một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này là: Xi măng Sài Sơn sản xuất xi măng, Viglacera Hà Nội sản xuất gạch ceramic; Picenza, Đá ốp lát Vinaconex, Gạch Thạch Bàn làm gạch ốp lát; Toto, Inax, s Thanh Trì làm sứ vệ sinh; Kính KaLa, Hải Long sản xuất kính; Bình Dương, Bê tông xây dựng Hà Nội sản xuất cọc, cấu kiện bê tông,...

Làng nghề Bát Tràng cũng đã hình thành nhóm doanh nghiệp chuyên làm về sản phẩm gốm sứ trang trí nội thất như Công ty Quang Vinh, Gốm Sứ Bát Tràng, gốm sứ Toàn, Lửa Việt, Khánh An,... có kim ngạch xuất khẩu đạt hàng triệu USD.

Trong những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đã có những bước phát triển khá, kết hợp với đầu tư mở rộng và đầu tư mới. Một số doanh nghiệp như Toto, Inax, Viglacera, Đá ốp lát Vinaconex,.. đã tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu xây dựng và trang trí nội thất của Hà Nội, góp phần cạnh tranh có hiệu quả với sản phẩm nhập ngoại.

Hạn chế của ngành công nghiệp này là nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thiếu lực lượng lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật, việc cơ giới hóa và tự động hóa có mức độ nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại một bộ phận cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công, công nghệ rất lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa được tổ chức sắp xếp lại triệt để. Việc phát triển vật liệu không nung dù được Nhà nước khuyến khích nhưng chưa mạnh, mới chiếm thị phần rất nhỏ bé.

1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp Hà Nội

a) Điểm mạnh

- Là trung tâm kinh tế của cả nước, Hà Nội đã tích tụ và tập trung sản xuất công nghiệp từ khá sớm, thu hút được nhiều doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất công nghiệp. Một số doanh nghiệp nội địa có bước phát triển mạnh về công nghệ kỹ thuật, đã áp dụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến, cung ứng hiệu quả cho các công ty FDI.

- Với vai trò là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - khu vực phát triển về công nghiệp chế biến, chế tạo của cả nước; có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hoạt động từ lâu; với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao được quan tâm đầu tư cùng với hạ tầng giao thông, cung cấp điện, dịch vụ tài chính ngân hàng và bưu chính viễn thông đa dạng, đồng bộ, hiện đại và lớn mạnh hàng đầu miền Bắc, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển các liên kết vùng, mở rộng thị trường. Đặc biệt với tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ những năm gần đây, Hà Nội đã cải thiện môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thuận lợi và năng động hơn. Năm 2016 là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số PCI của Hà Nội tăng hạng, Hà Nội lần đầu tiên bước vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt, trở thành địa điểm tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất công nghiệp.

- Hà Nội có nguồn nhân lực trí thức và lao động đã qua đào tạo dồi dào; tập trung đông đảo các Trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu, Phòng thí nghiệm và đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học với số lượng lớn nhất cả nước là tiền đề quan trọng liên kết, tập hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đầu tư, nâng cao năng lực doanh nghiệp và tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp Thủ đô.

b) Điểm yếu

- Giá thành sản xuất (giá thuê đất, chi phí nhân công) tại Hà Nội cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm nên nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang các địa phương lân cận đầu tư, đặc biệt trong các ngành công nghiệp hạ nguồn quan trọng như ô tô, điện tử, điện thoại di động...Suất đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp khá cao nên khó khăn trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nhằm tạo mặt bằng sản xuất để thu hút đầu tư thứ phát.

- Doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội có số lượng ít, chất lượng chưa cao. Đa số có trình độ công nghệ, quản lý, thương mại ở mức thấp, chưa có hệ thống, công cụ quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; năng lực ngoại ngữ kém; thiếu lao động trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất chế tạo, nhất là công nhân lành nghề được đào tạo về kỹ năng trực tiếp sản xuất và quản lý chất lượng, số lượng doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số. Ít doanh nghiệp có chiến lược dài hạn, chủ động. Thiếu sự liên kết, hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI.

- Dung lượng thị trường nội địa ở Hà Nội về sản phẩm linh kiện, phụ tùng trong các ngành công nghiệp hạ nguồn chưa đủ đáp ứng đầu tư sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành quan trọng như ô tô, máy công nghiệp, máy nông nghiệp..., vì vậy chưa hấp dẫn sản xuất linh, phụ kiện trong nội địa.

- Các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp tại địa phương còn hạn chế và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách mới phù hợp các quy định, chủ trương và yêu cầu hiện nay về hội nhập.

1.4. Thực trạng phát triển SPCNCL Thành phố giai đoạn 2006-2016

a) Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, bên cạnh các cơ chế chính sách của Trung ương, Bộ, ngành thúc đẩy phát triển công nghiệp, trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp nhm khuyến khích phát triển SPCNCL, cụ thể như sau:

(1) Ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 10/10/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai Chương trình phát triển SPCNCL giai đoạn 2005 - 2010; trong đó xác định mục tiêu “Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, sản phẩm chủ lực có lợi thế trên địa bàn, đồng thời xây dựng các cơ chế hỗ trợ đặc thù thúc đy công nghiệp và sản phẩm công nghiệp phát triển”.

(2) Ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội (Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 03/01/2006 của UBND Thành phố); Quy chế hỗ trợ phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội (Quyết định số 81/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 của UBND Thành phố) và Quy định tiêu chí đánh giá, bảng điểm chuẩn và phương pháp tính điểm để xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội (Quyết định số 58/2007/QĐ-UBND ngày 13/6/2007 của UBND Thành phố).

(3) Ban hành Quy chế, đánh giá, xét chọn, hỗ trợ phát triển SPCNCL (Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 53/2013/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND Thành phố thay thế cho các Quy định, Quy chế xét chọn và hỗ trợ SPCNCL đã ban hành năm 2006, 2007); theo đó:

- Sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội là sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng cao, ổn định; hoặc thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng GDP công nghiệp.

- Tiêu chí xét chọn SPCNCL Thành phố theo Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 của UBND Thành phố Hà Nội đối với các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình phát triển SPCNCL, bao gồm: (1) Chỉ tiêu tăng trưởng phát triển sản xuất SPCNCL biểu thị bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu SXCN cao và ổn định; (2) Chỉ tiêu quy mô sản xuất SPCNCL biểu thị bằng doanh thu SXCN do sản phẩm đó tạo ra; (3) Chỉ tiêu năng suất lao động của SPCNCL biểu thị bằng tỷ số giữa khối lượng sản phẩm với số lượng lao động tham gia sản xuất sản phẩm; (4) Chỉ tiêu về khả năng xuất khẩu thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định; (5) Chỉ tiêu đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm được biểu thị bằng tỷ số lượng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; (6) Chỉ tiêu về bản quyền sản phẩm (sở hữu công nghiệp và thương hiệu); (7) Trình độ thiết bị công nghệ sản xuất SPCNCL; (8) Có điều kiện và khả năng đảm bảo phát triển bền vững (không gây ô nhiễm môi trường hoặc có biện pháp xử lý môi trường); (9) Có khả năng thúc đẩy ngành kinh tế kỹ thuật khác phát triển hoặc đảm bảo cung ứng để tăng dần tỷ trọng nội địa hóa hoặc tỷ trọng nguyên vật liệu sản xuất trong nước cho các SPCNCL khác; (10) Hiệu quả SXKD của sản phẩm (thể hiện qua chỉ tiêu nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động).

- Về quy trình đánh giá, xét chọn và công nhận SPCNCL của từng doanh nghiệp, bao gồm: Bước 1: Đề xuất doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình; Bước 2: Khảo sát các sản phẩm công nghiệp tham gia Chương trình; Bước 3: Tổ chức đánh giá, xét chọn; công nhận SPCNCL Thành phố Hà Nội.

- Về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ: Doanh nghiệp có các sản phẩm được công nhận là SPCNCL của Thành phố được tham gia các chương trình và hưởng các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ: về tài chính (hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và lãi suất vốn vay); về khoa học công nghệ (hỗ trợ nghiên cứu đề tài khoa học và ứng dụng công nghệ mới, xây dựng tổ chức khoa học và công nghệ); về xúc tiến thương mại (hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương, thông tin truyền thông quảng bá sản phẩm và xây dựng, phát triển thương hiệu...); về xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14 000; được ưu tiên bố trí vào các Khu cụm công nghiệp của Thành phố khi di dời và mở rộng đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có SPCNCL của Thành phố còn được hỗ trợ thông qua các chương trình: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Áp dụng kế hoạch sản xuất sạch hơn; Tập huấn, đào tạo cung cấp thông tin về thị trường, chính sách mới. Duy trì cơ chế thường xuyên khảo sát, tiếp xúc các doanh nghiệp có SPCNCL để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ hiệu quả, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

(4) Ban hành Chương trình số 76/CTr-UBND ngày 06/6/2011 về việc phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015 với mục tiêu:

- Thủ đô ngày càng có nhiều SPCNCL có sức cạnh tranh cao, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô để sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo hướng kinh tế tri thức. Kích cầu lan tỏa các ngành kinh tế kỹ thuật khác cùng phát triển. Tăng trưởng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, gắn sản xuất với tiêu dùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

- Phấn đấu tăng trưởng bình quân năm cao hơn tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn từ 5-10%. Phấn đấu đến năm 2015, GTSXCN của SPCNCL chiếm 30-35% tổng GTSXCN; kim ngạch xuất khẩu của SPCNCL chiếm 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(5) Ban hành Chương trình hành động số 124/CTr-UBND ngày 19/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về “Hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn có chất lượng và sức cạnh tranh cao; sản phẩm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015”, với mục tiêu: “Chỉ s sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12-13%/năm; Cơ cấu công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 41-42% (trong đó công nghiệp chiếm 31-32%) năm 2015 trong tổng giá trị GRDP của thành phố. Phấn đu để Thành phố có nền công nghiệp hiện đại, phát triển công nghiệp dựa trên nền tri thức, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao; trở thành Trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghiệp gn với khoa học công nghệ, hình thành các Trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới, tạo nên các sản phẩm chất lượng có giá trị cao, khả năng cạnh tranh, đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến trên Thế giới. Gắn sản xuất với tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thay thế hàng nhập khẩu”.

b) Kết quả phát triển SPCNCL Thành phố

Giai đoạn 2005-2010: Thành phố có 53 sản phẩm của 47 doanh nghiệp được công nhận SPCNCL của Thành phố (gồm: 19 sản phẩm cơ khí, 18 sản phẩm điện - điện tử, 05 sản phẩm Dệt may - da giầy, 05 sản phẩm chế biến lương thực - thực phẩm, 04 sản phẩm Hóa nhựa, 02 sản phẩm khác). Các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL nhìn chung đều hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả; GTSXCN của 53 SPCNCL chiếm 26,7% tổng GTSXCN, chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Thành phố. Các doanh nghiệp có SPCNCL thực sự là những doanh nghiệp nòng cốt của công nghiệp Thủ đô, đã có nhiều biện pháp tích cực giữ vững sản xuất và tạo đà tăng trưởng, tạo việc làm ổn định cho người lao động và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến để hội nhập kinh tế quốc tế. Các SPCNCL được công nhận là những sản phẩm tiêu biểu cho công nghiệp Thủ đô; thông qua hoạt động công nhận, khuyến khích, hỗ trợ và tôn vinh của Thành phố đã nâng cao thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế Thủ đô tăng trưởng.

Giai đoạn 2011-2016: Thành phố có 59 sản phẩm của 46 doanh nghiệp được công nhận là SPCNCL; trong đó, có 21 sản phẩm ngành Cơ khí (chiếm tỷ trọng 36%); 19 sản phẩm ngành Điện - Điện tử (chiếm tỷ trọng 32%); 9 sản phẩm ngành hóa-nhựa (chiếm tỷ trọng 16%); 5 sản phẩm ngành Dệt may - Da giầy (chiếm tỷ trọng 8%); 5 sản phẩm ngành Chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỷ trọng 8%). Một số chỉ tiêu cụ thể của các SPCNCL giai đoạn này đạt được như sau:

- Về doanh thu: Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu của các doanh nghiệp có SPCNCL từ 10-11%. Nhiều doanh nghiệp có mức doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm (như: Cơ điện Trần Phú, Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Dệt 10/10,...).

- Tổng số tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp có SPCNCL được công nhận năm 2015 là 4.394 tỷ đồng.

- Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có SPCNCL chiếm tỷ trọng từ 9 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tốt như: Dệt 10/10, Dệt kim Đông Xuân, Kim khí Thăng Long,...

- Về đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường: Các SPCNCL của Thành phố được sản xuất trên dây chuyền thiết bị và công nghệ tiên tiến. Cùng với việc tích cực đầu tư nhà xưởng và thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến đa dạng hóa sản phẩm để hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên vật liệu và làm tốt công tác thị trường. Điển hình là Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông khi đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), thu hút nhiều nhà khoa học trong ngành để nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản phẩm phục vụ lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh, sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

- Về nhân lực: Các doanh nghiệp có SPCNCL chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, ổn định, có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp này chiếm từ 75 - 80% tổng số lao động trong doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động cho gần 50 nghìn người. Thu nhập bình quân của người lao động từ 6,0 - 6,5 triệu đồng/người/năm (một số doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng như: Phân lân nung chảy Văn Điển; Bia rượu nước giải khát Hà Nội; Chế tạo thiết bị điện Đông Anh; Bóng đèn phích nước Rạng Đông; Cơ điện Trần Phú; Kỹ thuật Seen; Vicostone;)....

- Một số SPCNCL và doanh nghiệp tiêu biểu: (1) Sản phẩm Hệ thống dây chuyền đồng bộ sản xuất rượu bia nước giải khát của Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa (Polyco, giai đoạn 2011-2015 tăng trung bình khoảng 15%/năm, năm 2015 doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng); (2) Sản phẩm máy biến áp của Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC, giai đoạn 2011-2015 tăng trung bình khoảng 10%/ năm, năm 2015 doanh thu là 1.200 tỷ đồng); (3) Sản phẩm đồ gia dụng của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse (năm 2015 doanh thu đạt 1.150 tỷ đồng); (4) Sản phẩm dây và cáp điện của Công ty CP Dây và cáp điện Thượng Đình (giai đoạn 2011-2015 tăng trung bình khoảng 16%/ năm, năm 2015 doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng); (5) Sản phẩm may mặc của Tổng công ty may 10 - công ty CP (giai đoạn 2011-2015 tăng trung bình khoảng 8%/ năm, năm 2015 doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng); (6) Sản phẩm phân lân nung chảy, các loại phân NPK của Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển (giai đoạn 2011 - 2015 tăng trung bình khoảng 10%/ năm, năm 2015 doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng); (7) Sản phẩm bia Hà Nội của Tổng công ty CP bia rượu NGK Hà Nội (năm 2015 doanh thu đạt 7.500 tỷ đồng).

c) Tình hình triển khai các chương trình, cơ chế hỗ trợ phát triển SPCNCL của Thành phố:

Hỗ trợ tài chính: Các doanh nghiệp có SPCNCL luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong các cơ chế hỗ trợ của Thành phố như: Ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi suất vốn vay, lãi suất sau đầu tư, Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi,

Từ năm 2011 - 2016, UBND Thành phố đã ban hành các Quyết định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong đó đã hỗ trợ 14 doanh nghiệp có SPCNCL với tổng số tiền 50,5 tỷ đồng. Khoản hỗ trợ lãi suất trên đã khuyến khích các doanh nghiệp duy trì và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh sản phẩm, giữ vững và mở rộng thị trường trong điều kiện lãi vay cao.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Các doanh nghiệp SPCNCL được ưu tiên tham gia và hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động giao thương trong và ngoài nước (như: Hội chợ giao thương chuyên ngành Dệt may, da giầy tại các nước: Sec, Brazil, Hoa Kỳ; Triển lãm công nghiệp chế tạo linh kiện phụ tùng tại Nhật Bản, Thái Lan; Các Hội chợ công thương khu vực: Miền Trung - Tây Nguyên - Nhịp cầu Xuyên Á; Tây Bắc; Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long...).

H trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ: Các SPCNCL cũng được ưu tiên lựa chọn từ khi xây dựng Đề cương nghiên cứu đến xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN), trong đó có 03 dự án SXTN được hỗ trợ với tổng kinh phí là 22,5 tỷ đồng, gồm: (1) Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số loại đèn Led panel dùng trong chiếu sáng dân dụng và chiếu sáng công cộng do Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông chủ trì được hỗ trợ 1,4 tỷ đồng; (2) Dự án “Hoàn thiện, thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo máy biến áp 220 KV đạt tiêu chuẩn IEC 60076” do Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh chủ trì được hỗ trợ 19,9 tỷ đồng; (3) Dự án “Sản xuất rượu đặc sản ở quy mô công nghiệp" do Công ty TNHH MTV Bia rượu Eresson chủ trì được hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tiếp nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp có SPCNCL để kết nối các nhà khoa học nghiên cu, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.

Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đã hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 18/46 doanh nghiệp có SPCNCL thành phố Hà Nội; Hướng dẫn 23/46 doanh nghiệp là cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm xây dựng báo cáo, kế hoạch hàng năm, 5 năm; 6/46 doanh nghiệp đánh giá, lập hồ sơ tham gia các cuộc thi xét chọn về “Quản lý năng lượng trong công nghiệp”,...

Chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn: Hỗ trợ 4/46 doanh nghiệp có SPCNCL Thành phố thực hiện đánh giá nhanh Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;...

Các chương trình khác: Tập huấn, đào tạo cung cấp thông tin về thị trường, chính sách mới, quản lý phát triển thương hiệu,...(12/46 doanh nghiệp); Hỗ trợ xây dựng thương hiệu (8/46 doanh nghiệp); Hỗ trợ áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 (2/46 doanh nghiệp); Hỗ trợ xây dựng tổ chức khoa học và công nghệ;...

1.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển SPCNCL Thành phố

a) Những mặt đạt được:

Các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL thực sự là những doanh nghiệp nòng cốt của ngành công nghiệp Thủ đô, luôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của công nghiệp Thủ đô.

Đến năm 2016, tổng giá trị SX các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp chủ yếu chiếm 81,24% tổng giá trị SX toàn ngành công nghiệp trên địa bàn, tương ứng 83,56% tổng giá trị SX lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 của nhóm ngành này là 8,16%/năm, so với lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là 6,81%/năm và toàn ngành công nghiệp trên địa bàn là 6,83%/năm.

Các doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển SPCNCL của Thành phố đã có điều kiện phát triển thị trường, đầu tư đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm trong nước và khu vực, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu. Việc công nhận và tôn vinh các SPCNCL của Thành phố góp phần tăng giá trị thương hiệu, qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững.

Các SPCNCL là những sản phẩm có chất lượng, thương hiệu nổi tiếng, nhiều doanh nghiệp nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt; được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao; nhiều doanh nghiệp có SPCNCL nằm trong top 500 doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam như: Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Quốc tế Sơn Hà, Cơ điện Trần Phú, May 10...

Phần lớn sản phẩm được công nhận là SPCNCL phục vụ nhu cầu thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu, một số sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng; nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các công ty lớn của Nhật Bản; một số doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra những sản phẩm điển hình (Sản xuất máy biến áp, động cơ công suất lớn; Dây chuyền đồng bộ sản xuất rượu bia;...).

b) Những mặt tồn tại:

- Chưa đạt được các mục tiêu tại Chương trình Phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015;

- Chưa có nhiều hạt nhân, mô hình phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch như mục tiêu và nhiệm vụ đề ra tại Chương trình công tác số 03 Thành ủy Hà Nội khóa 15 về Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững.

- Chưa khẳng định vai trò động lực phát triển của SPCNCL trong phát triển kinh tế Thủ đô; chưa gắn kết các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL trong vai trò hạt nhân, thúc đẩy, lôi kéo các doanh nghiệp khác tham gia hình thành chuỗi sản xuất...

- Tiêu chí xét chọn và Quy chế hỗ trợ của Thành phố rất chặt chẽ và có một số nội dung không còn phù hợp nên việc hỗ trợ đối với nhiều doanh nghiệp bị hạn chế; số lượng sản phẩm được công nhận chưa nhiều, chưa đủ đại diện cho các sản phẩm tiêu biểu của Hà Nội, nhất là đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chưa có một cơ chế hỗ trợ đủ mạnh mang tính đồng bộ và kiến tạo, thúc đẩy phát triển nâng tầm sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp chủ lực. Công tác trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL, tham gia các hoạt động: xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm; đổi mới và cải tiến công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... còn khiêm tốn. Các SPCNCL chưa được quan tâm thích đáng trong việc xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu rộng rãi trong và ngoài nước. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công tác phối kết hợp giữa các Sở, ngành chưa chặt chẽ từ việc giới thiệu, lựa chọn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển SPCNCL đến việc triển khai công tác hỗ trợ cho sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ... Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề với chức năng là cầu nối giữa các doanh nghiệp tham gia vào công tác tuyên truyền chưa sâu rộng.

- Một số doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL Thành phố đã di dời sang tỉnh khác, một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải khi mở rộng sản xuất. Các Khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhu cầu mặt bằng đầu tư, mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp này, đặc biệt là về giá. Các doanh nghiệp chưa tích cực đề xuất nghiên cứu các đề tài khoa học để ứng dụng vào sản xuất.

1.6. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội đến năm 2030

Thứ nhất: Tận dụng tối đa cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu theo hướng kinh tế tri thức. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và doanh nghiệp. Xây dựng các SPCNCL của Thành phố có uy tín, thương hiệu, có tính biểu tượng, sức lan tỏa và giá trị cao trong cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai: Phát huy tinh thần tự chủ - tự lực - tự cường, chủ động hội nhập, phát triển của các doanh nghiệp; Tinh thần khởi nghiệp với các ý tưởng và phương hướng sản xuất kinh doanh mới mẻ, hiệu quả, đẩy mạnh tổ chức theo hướng chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ ba: Kịp thời tháo gỡ và kiến nghị giải quyết các bất cập về chính sách, tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh tự do, bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển. Từng bước hình thành và thiết lập các cơ chế nhằm minh bạch thị trường, kinh doanh như: kiểm định chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; chuyên môn hóa các hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;... cùng với việc bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, môi trường kinh doanh.

Thứ tư: Đề cao việc kiến tạo cơ chế và môi trưng hợp tác cho doanh nghiệp hơn là việc hỗ trợ kinh phí một cách trực tiếp. Việc h trợ doanh nghiệp cần phù hợp với các quy định tại các hiệp định thương mại tự do, các FTA mà Việt Nam gia nhập và theo hướng chọn lọc, mạnh mẽ, có tác dụng hiệu quả.

Thứ năm: Chú trọng nhóm giải pháp đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, bên cạnh việc hỗ trợ xúc tiến, nghiên cứu và dự báo thị thường. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn, yếu kém khi hội nhập kinh tế, tránh sự dàn trải và thiếu trọng tâm.

Phần II

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SPCNCL THÀNH PHỐ TỚI NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

2.1. Quan điểm phát triển SPCNCL Thành phố

- Phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội gắn với thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng, mục tiêu tái cấu trúc công nghiệp Thủ đô, chủ trương cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp, tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào, đảm bảo hiệu quả đầu ra, gắn với yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu.

- Tập trung phát triển nhanh sản phẩm công nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên của Thành phố. Kết hợp phát triển có chọn lọc nhóm sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, có thương hiệu uy tín, không gây ô nhiễm môi trường; các nhóm SPCNCL xuất khẩu thế mạnh, thay thế hàng nhập khẩu.

- Mở rộng thêm đối tượng xét chọn SPCNCL: ngành công nghiệp hóa dược, công nghiệp môi trường, CNTT, thủ công mỹ nghệ; đối tượng doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề, mục tiêu có xu hướng thị trường tốt; Đặc biệt chú trọng, ưu tiên các sản phẩm công nghệ cao, CNHT, CNTT, có giá trị gia tăng cao.

- Gắn kết sự phát triển các doanh nghiệp và SPCNCL của Hà Nội, với các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp Vùng Thủ đô, các tỉnh lân cận và khu vực phía Bắc, cả nước, tạo chuỗi liên kết giá trị sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong hợp tác và hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội

a) Mục tiêu chung

- Tập trung phát triển nhanh một số SPCNCL có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, như: công nghệ vật liệu mới, sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm, thời trang cao cấp,v.v...

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề.

- Từng bước xây dựng danh hiệu “Sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội” được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến như một thương hiệu có uy tín, có sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Rà soát, đẩy nhanh tốc độ phát triển SPCNCL thông qua việc nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất SPCNCL trên địa bàn Thành phố.

- Khuyến khích đầu tư sản xuất SPCNCL từ mọi thành phần kinh tế, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất các SPCNCL trên địa bàn Hà Nội nhằm gia tăng số lượng và chất lượng SPCNCL;

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020, có trên 80 sản phẩm các loại được công nhận SPCNCL. Doanh thu SXCN của các SPCNCL được công nhận chiếm tỷ trọng từ 33 đến 35% doanh thu SXCN trên địa bàn; Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2020: 9 -10%. Kim ngạch xuất khẩu của các SPCNCL được công nhận chiếm tỷ trọng từ 12 đến 14% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đến năm 2025, có trên 120 sản phẩm các loại được công nhận SPCNCL. Doanh thu SXCN của các SPCNCL được công nhận chiếm tỷ trọng từ 45 đến 50% doanh thu SXCN trên địa bàn; Kim ngạch xuất khẩu của các SPCNCL được công nhận chiếm tỷ trọng trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.

2.3. Định hướng xét chọn và công nhận SPCNCL Thành phố

2.3.1. Hoàn thiện, thống nhất khái niệm SPCNCL phù hợp mục tiêu phát triển công nghiệp của Thành phố tới năm 2020, định hướng đến năm 2025

(Thay thế Quy chế đã ban hành tại Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 và Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 sửa đổi, bổ sung của UBND Thành phố).

Ở Việt Nam, khái niệm công nghiệp chủ lực xuất hiện tại một số văn bản quản lý nhà nước từ những thập niên đầu của thế kỷ XXI để chỉ những lĩnh vực công nghiệp mà sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu mạnh, chiếm tỷ trọng kim ngạch cao hoặc có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước.

Theo Quyết định 55/2007/QĐ - TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020, có 10 lĩnh vực công nghiệp được chú trọng phát triển là: Dệt may, Da giày, Nhựa, Chế biến nông - lâm - thủy - sản, Thép, Hóa chất, Cơ khí chế tạo, Thiết bị điện tử viễn thông, sản phẩm từ công nghệ mới.

Theo Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố, SPCNCL là sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng cao, ổn định; hoặc thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng GDP công nghiệp.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020”, một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hiện hành và kết quả thực hiện Chương trình phát triển SPCNCL Thành phố thời gian qua.

Khái niệm SPCNCL của thành phố Hà Nội được đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp mục tiêu tới năm 2020, định hướng đến năm 2025 như sau:

Sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội là sản phẩm công nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, nền tảng, có tính lan tỏa mạnh đến kinh tế Thành phố, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng cao, ổn định; Hoặc thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp; là sản phẩm phát huy được giá trị truyền thng và tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn; Là sản phẩm mới, phù hợp, đón đầu xu hướng thị trường, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững.

2.3.2. Định hướng xét chọn SPCNCL

Chú trọng phát triển các sản phẩm công nghệ cao phù hợp với ngành nghề lựa chọn SPCNCL (theo danh mục tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); mở rộng đối tượng xét chọn đến các sản phẩm có doanh thu cao trên 100 tỷ đồng/năm và có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về tăng trưởng, xuất khẩu, trình độ sản xuất thông qua hệ thống tiêu chí, phương pháp đánh giá xét chọn SPCNCL của Thành phố; ưu tiên, khuyến khích sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp (Start - Up) tham gia xét chọn SPCNCL. Cụ thể:

Đối tưng th 1: Các sản phẩm công nghệ cao

Các sản phẩm công nghệ cao (theo Danh mục tại Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014, Quyết định 13/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ) có doanh thu từ 10 tỷ đồng/năm trở lên có báo cáo chứng minh, cam kết việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác sẽ được xem xét, đưa vào danh sách trình UBND Thành phố quyết định công nhận là SPCNCL.

(Chi tiết Danh mục xem tại Phụ lục kèm theo).

Đối tượng th 2: Các sản phẩm không thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao

- Điều kiện để được xem xét xét chọn SPCNCL là phải có doanh thu sản xuất công nghiệp đạt mốc 100 tỷ/năm trở lên (không áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp (Start - Up)).

- Điều kiện để được xem xét xét chọn SPCNCL đối với doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ là phải có mức kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 triệu USD/năm trở lên.

- Điều kiện để được xem xét xét chọn SPCNCL đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là có ý tưởng sáng tạo, xu hướng phát triển và khả năng hội nhập cũng như các yếu tố mang ý nghĩa xã hội khác.

Đạt điều kiện trên, tiếp tục xem xét, đánh giá sản phẩm dựa trên kết quả chấm điểm theo hệ thống tiêu chí của Thành phố. Việc xây dựng tiêu chí bao gồm phương pháp đánh giá và thang điểm có sự tính toán phân chia phù hợp theo đối tượng và mục tiêu lựa chọn SPCNCL. Sản phẩm có tổng điểm theo hệ thống tiêu chí đánh giá xét chọn SPCNCL Thành phố từ 70 trở lên sẽ được đưa vào danh sách trình UBND Thành phố quyết định công nhận là SPCNCL.

Hệ thống tiêu chí đánh giá xét chọn SPCNCL Thành phố bao gồm 2 phần:

Tiêu chí chung gồm: (1) Doanh thu; Tốc độ tăng trưởng về doanh thu sản xuất của sản phẩm; (2) Giá trị xuất khẩu của sản phẩm; (3) Giá trị nộp ngân sách do sản phẩm đó tạo ra; (4) Các nội dung về bảo vệ môi trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, dây chuyền thiết bị và áp dụng khoa học công nghệ; (5) Các nội dung về nguồn nhân lực, đào tạo và nghiên cứu phát triển (R&D); (6) Các yếu tố về giải quyết việc làm, sử dụng lao động; (7) Các yếu tố về xu hướng phát triển, thay thế hàng nhập khẩu, phát triển sản phẩm mới,...

Tiêu chí đặc thù: Chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp (Start - up) tham gia xét chọn phát triển SPCNCL với mục đích cộng điểm thêm, khuyến khích; Điểm tối đa tiêu chí đặc thù này là 30 điểm.

Bảng: Bảng tiêu chí đánh giá xét chọn SPCNCL

TT

Tiêu chí đánh giá

Đim chun tối đa

Phương pháp đánh giá

Ghi chú

A

Nhóm tiêu chí chung

 

 

 

1

Tiêu chí 1: Chỉ tiêu tăng trưởng phát triển sản xuất SPCNCL biểu thị bằng tốc độ tăng trưởng về doanh thu SXCN cao và ổn định.

15

Lấy mức tăng trưởng chung năm trước ngành sản xuất của sản phẩm đăng ký làm chuẩn để so sánh. Mức tăng trưởng của sản phẩm đăng ký bằng chuẩn thì tính 0 điểm và cứ cao hơn chuẩn 0,3% được cộng thêm 1 điểm.

Kế thừa tiêu chí 1 của Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND

2

Tiêu chí 2: Chỉ tiêu năng suất lao động của SPCNCL được biểu thị bằng tỷ số giữa doanh thu SXCN do sản phẩm đó tạo ra với số lượng lao động tham gia sản xuất sản phẩm đó

10

Lấy tỷ số giữa doanh thu sản xuất công nghiệp trên số lao động của ngành sản xuất của sản phẩm đăng ký làm chuẩn để so sánh (số liệu năm trước). Chỉ tiêu năng suất lao động của sản phẩm đăng ký bằng chuẩn thì tính 0 điểm; cứ tăng 1% thì cộng 0,5 điểm.

Trên cơ sở rà soát tiêu chí 3 của Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND

3

Tiêu chí 3: Chỉ tiêu về khả năng xuất khẩu thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định.

15

Lấy mức tăng trưởng chung của kim ngạch xuất khẩu ngành sản xuất của sản phẩm đăng ký trong năm trước đó làm chuẩn so sánh. Nếu mức tăng trưởng của sản phẩm đăng ký bằng mức chung được tính 0 điểm. Cứ tăng 1% được cộng thêm 1 điểm.

Trên cơ sở rà soát tiêu chí 4 của Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND

4

Tiêu chí 4: Chỉ tiêu đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm được biểu thị bằng số lượng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

10

- Đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm và ngành hóa dược: Đơn vị đã áp dụng HACCP hoặc GMP được tính 4 điểm.

- Đối với các ngành sản xuất công nghiệp còn lại: Đơn vị đã áp dụng ISO 9001:2000 được tính 4 điểm.

- Đối với tất cả các ngành sản xuất công nghiệp: Cứ áp dụng thêm 1 hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế khác (ngoài 3 hệ thống nêu trên) đem lại hiệu quả thiết thực được cộng thêm 2 điểm

Trên cơ sở rà soát tiêu chí 5 của Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND

5

Tiêu chí 5: Chỉ tiêu về bản quyền đối với sản phẩm (Sở hữu công nghiệp và thương hiệu)

10

- Sản phẩm đã đăng ký bảo hộ trong nước quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa được cộng 2 điểm.

- Sản phẩm đã đăng ký bảo hộ ở nước ngoài quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa dược cộng 2 điểm.

- Sản phẩm đã đăng ký kiểu, dáng công nghiệp được cộng 2 điểm.

- Sản phẩm là kết quả của sáng chế hay giải pháp hữu ích đã đăng ký được cộng 2 điểm.

- Sản phẩm được bình chọn hoặc đạt giải thưởng trong Hội chợ được cộng 2 điểm.

Trên cơ sở rà soát tiêu chí 6 của Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND .

6

Tiêu chí 6: Đảm bảo phát triển bền vững không gây ô nhiễm môi trường.

10

- Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp không có nước thải, chất thải hoặc có nước thải, chất thải ra nhưng đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép theo quy định được 4 điểm.

- Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp không có khí thải hoặc có khí thải ra nhưng đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép được cộng thêm 4 điểm

- Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp luôn đảm bảo tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép được cộng thêm 2 điểm.

Nội hàm của tiêu chí được điều chỉnh mở rộng hơn trên cơ sở tiêu chí 8 của Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND

7

Tiêu chí 7: Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của sản phẩm thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng giá trị nộp ngân sách của doanh nghiệp.

10

Lấy mức tăng trưởng trung bình về giá trị nộp ngân sách của doanh nghiệp trong giai đoạn đang xét (3 năm gần nhất). Đơn vị có mức tăng trung bình đạt từ 4% được ti đa 10 điểm. Mỗi % thấp hơn trừ đi 2.5 điểm.

Được điều chỉnh trên cơ sở tiêu chí thứ 10 của Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND

8

Tiêu chí 8: Hệ thống thông tin quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

10

- Có hệ thống thông tin phục vụ sản xuất (có 1 trong các phần mềm quản lý nguyên vật liệu, vật tư, quản trị dự án sản xuất, quản lý phân xưởng,...) đạt 2 điểm.

- Có hệ thống thông tin phục vụ quản lý (có 1 trong các phần mềm kế toán, nhân sự, quản trị dự án,...) đạt 2 điểm.

- Có hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng đạt 2 điểm.

- Có hệ thống thông tin phục vụ quản lý hàng hóa đạt 2 điểm.

- Có hệ thống tin giao dịch thương mại phục vụ xuất khẩu đạt 2 điểm.

Tiêu chí mới nhằm tính đến khả năng tiến bộ của doanh nghiệp theo xu hướng quản lý tiên tiến của thế giới

9

Tiêu chí 9: Công tác nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp.

10

- Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) đạt 4 điểm.

- Ngân sách đầu tư nghiên cứu và phát triển hàng năm (xét trong 3 năm gần nhất) chiếm tỷ trọng 5% lợi nhuận đạt 2 điểm.

- Có phần mềm và thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm đạt 2 điểm.

- Có chuyển giao công nghệ cho/từ các doanh nghiệp khác đạt 2 điểm.

Tiêu chí mới xem xét doanh nghiệp ở góc độ sáng tạo và làm chủ công nghệ mới

B

Tiêu chí đặc thù

 

 

 

10

Tiêu chí 10: Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ

30

Mức kim ngạch xuất khẩu 1 triệu USD/năm/cơ sở làm chuẩn so sánh. Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm đăng ký đạt 1 triệu USD /năm được 20 điểm. Cộng thêm 1 điểm trên mỗi 50 nghìn USD cao hơn chuẩn so sánh.

Tiêu chí mới xem xét đến tính đặc thù

11

Tiêu chí 11: Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

30

Chuyên gia đánh giá xem xét dựa trên ý tưởng sáng tạo, xu hướng phát triển và khả năng hội nhập, cũng như các yếu tố mang ý nghĩa xã hội khác.

Tiêu chí mới xem xét đến tính đặc thù

b) Quy trình xét chọn

1. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội và kết quả phát triển ngành công nghiệp hàng năm của Thành phố, Sở Công Thương chủ trì cùng các Sở, ngành Thành phố và các chuyên gia thông báo mời tham gia xét chọn.

2. Sở Công Thương có văn bản thông báo và hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký tham gia theo Quy chế do UBND Thành phố ban hành.

3. Sở Công Thương chủ trì cùng các Sở, ngành Thành phố và các chuyên gia tiến hành xem xét hồ sơ, khảo sát và chấm điểm các sản phẩm các doanh nghiệp đăng ký tham gia theo Quy chế của Thành phố.

4. Doanh nghiệp được chọn sẽ được UBND quyết định công nhận doanh nghiệp có SPCNCL. Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 36 tháng kể từ ngày ký.

2.4. Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu phát triển SPCNCL

2.4.1. Rà soát, ban hành, triển khai cơ chế, chính sách

- Xây dựng, ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn, hỗ trợ SPCNCL của Thành phố Hà Nội (thay thế Quy chế đã ban hành tại Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 và Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 sửa đổi, bổ sung của UBND Thành phố). Sở Công Thương chủ trì tổ chức công khai, công bố và triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia xét chọn, thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi đối với các doanh nghiệp, sản phẩm và dự án sản xuất SPCNCL của Thành phố.

- Rà soát hoàn thiện, bổ sung các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp, sản phẩm và dự án sản xuất SPCNCL của Thành phố về: xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, cung cấp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực doanh nghiệp và sức cạnh tranh sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tiếp cận cơ sở thông tin dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, truyền thông quảng bá thương hiệu, giảm thời gian giải quyết các TTHC trong quá trình thực hiện các dự án, đề án; tiếp cận nguồn lực đất đai, tín dụng, điện năng và thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan... của Thành phố.

- Xây dựng các Chương trình, Kế hoạch, giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực các doanh nghiệp có SPCNCL được công nhận và các doanh nghiệp đã tham gia xét chọn cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn SPCNCL Thành phố.

- Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp và sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển CNHT trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

- Nghiên cu, xây dựng hình thành Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội, các vườn ươm doanh nghiệp CNHT và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Thành phố để thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và phát triển doanh nghiệp CNHT nói riêng.

2.4.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp

- Ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT áp dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.

- Thu hút đầu tư FDI vào các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo (máy công cụ, thiết bị toàn bộ; sản xuất, lắp ráp ô tô; các lĩnh vực chế tạo); công nghiệp điện tử- CNTT; các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao tại các quốc gia, thị trường mục tiêu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ. Ưu tiên thu hút từ các tập đoàn đa quốc gia và các công ty vệ tinh của các tập đoàn này, khuyến khích các công ty FDI, các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam kêu gọi các công ty cung ứng đầu tư sản xuất tại Hà Nội.

- Chú trọng các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường và đối tác đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang thực hiện các cam kết đối với các FTA thế hệ mới. Xây dựng, chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư theo chuyên đề đảm bảo thích hợp đối với từng ngành công nghiệp, từng thị trường và quốc gia mục tiêu. Một số thị trường trọng điểm là Nhật Bản; Hàn Quốc; các quốc gia Châu Âu; ASEAN (tập trung vào các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Thái Lan, Malaysia có mong muốn dịch chuyển hoặc mở rộng đầu tư).

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố, nâng cao chất lượng lựa chọn doanh nghiệp tham gia, tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tại các Hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành và đa ngành; Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện phương pháp tiếp cận thị trường theo xu hướng hiện đại, phi truyền thống như tìm kiếm đối tác trên không gian mạng thông qua việc thuê gian hàng của các website bán hàng trực tuyến lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba...

- Tăng cường quảng bá, giới thiệu thông tin về các SPCNCL của Hà Nội, và các doanh nghiệp SPCNCL, cung cấp rộng rãi cho các nhà sản xuất, phân phối thông qua các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại của quốc gia và Thành phố

- Cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp SPCNCL, doanh nghiệp CNHT và CNTT. Hỗ trợ doanh nghiệp SPCNCL tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc, nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh,.

- Tổ chức hội chợ, triển lãm, Hội nghị giao thương, các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng, các hoạt động giao lưu, hội thảo, thăm quan, học tập lẫn nhau theo chuyên ngành, cụm doanh nghiệp liên kết sản xuất công nghiệp; kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT và các nhà phân phối, nhập khẩu.

2.4.3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp; phát triển khu, cụm công nghiệp và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan của Thành phố để định hướng, khuyến khích, thu hút các nguồn lực, hỗ trợ các doanh nghiệp có SPCNCL và mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các ngành nghề và nhóm sản phẩm công nghiệp được ưu tiên phát triển thành SPCNCL.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành, thu hút các dự án đầu tư xây dựng Khu, cụm công nghiệp, Khu CNTT theo quy hoạch. Trọng tâm là: Khu CNHT Nam Hà Nội (huyện Phú Xuyên), Khu công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của Thành phố (quận Long Biên), Khu Công viên CNTT Hà Nội (huyện Đông Anh). Bố trí ngân sách Thành phố hỗ trợ kết hợp nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: cấp, thoát nước và xử lý chất thải, hệ thống đường gom...tại các Khu, cụm công nghiệp để tạo mặt bằng đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phát triển các khu, cụm, công nghiệp chuyên ngành về CNHT, CNTT. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CNHT trong danh mục ưu tiên phát triển thuộc các chuyên ngành: sản xuất linh phụ kiện phụ tùng ô tô xe máy, bao bì công nghiệp, vật liệu nội thất, vật liệu ngành điện, chi tiết cơ khí nhựa, khuôn mẫu, kết cấu kim loại vào các cụm công nghiệp thuộc các huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Đông Anh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Thanh Oai theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Thành phố đến năm 2025.

- Đôn đốc tiến độ các dự án công trình điện trọng điểm, tăng cường giám sát chất lượng cung cấp điện đảm bảo cấp điện đầy đủ, ổn định và an toàn cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đối với các quy trình sản xuất công nghệ cao...

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết các TTHC, đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan., theo hướng ngày càng minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp; Hoàn thiện đồng bộ và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ logistisc của Thành phố để nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội nhằm phục vụ cho công tác hoạch định, điều chỉnh chính sách, quản lý nhà nước trên địa bàn và cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng các cổng thông tin, Bản tin về CNHT, CNTT, Đổi mới sáng tạo cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường.

- Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thông qua các tổ chức tín dụng, các Quỹ của Trung ương và Thành phố. Huy động các nguồn tài trợ, vốn xã hội hóa, hợp tác quốc tế,...để đẩy mạnh phát triển CNHT, CNTT Thủ đô.

- Kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hội, hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng để nâng cao năng lực, đảm bảo vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Các cấp chính quyền, Sở, ngành Thành phố thường xuyên đối thoại, tiếp xúc với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4.4. Tuyên truyền, tôn vinh SPCNCL và nâng cao uy tín Chương trình SPCNCL Thành phố

- Tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các SPCNCL được công nhận của Thành phố và tôn vinh các SPCNCL trong top 10 sản phẩm SPCNCL của Thành phố.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền về các chính sách, định hướng phát triển SPCNCL của Thành phố bằng nhiều hình thức: Tin, bài, phóng sự, tài liệu đăng tải thông tin trên cổng Giao tiếp điện tử Thành phố, Trang thông tin điện tử về công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL thành phố Hà Nội... Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề trên các Báo, Đài của Thành phố và của ngành Công Thương đưa tin về Chương trình phát triển SPCNCL của Thành phố và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố: gương điển hình về đổi mới sáng tạo, bài học thành công, những điển hình về hợp tác đầu tư trong nước - ngoài nước.

- Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả và những khó khăn, bất cập trong việc xét chọn các SPCNCL mới, làm cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút thêm các dự án, phương án sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chí SPCNCL cũng như tiếp tục động viên, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực phát triển SPCNCL. Ngoài ra, đối với các SPCNCL đăng ký tham gia xét chọn nhưng không đạt tiêu chí, hoặc những SPCNCL hết thời hạn không được công nhận lại, Thành phố có các khuyến nghị cụ thể và định hướng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các hoạt động nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để tiếp tục phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong kỳ xét chọn tiếp theo.

- Sau 3 năm triển khai công tác xét chọn và hỗ trợ SPCNCL theo Quy chế, Quy định được UBND Thành phố phê duyệt, tiến hành đánh giá, rà soát, điều chỉnh về đối tượng, tiêu chí, quy trình, quy chế xét chọn và các cơ chế hỗ trợ để việc xét duyệt SPCNCL đảm bảo chặt chẽ, khách quan, uy tín; lựa chọn được những sản phẩm xứng đáng cả về thương hiệu, quy mô sản xuất, hiệu quả và chất lượng, tiêu biểu và đại diện cho sự phát triển của công nghiệp Thủ đô trong thời kỳ hội nhập; thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và Thành phố. Quan tâm mở rộng đối tượng xét chọn SPCNCL trong các ngành nghề mũi nhọn như: lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, chế biến nông sản thực phẩm ứng dụng công nghệ cao (Công nghệ enzyme, công nghệ sinh học...), ứng dụng vật liệu mới (Vật liệu nano...).

2.4.5. Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

- Thông qua quá trình đánh giá, khảo sát để xét chọn SPCNCL, đơn vị chủ trì tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình Phát triển SPCNCL xây dựng, hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với định hướng, chiến lược, Quy hoạch và các Kế hoạch, Đề án phát triển công nghiệp và phát triển SPCNCL của Thành phố...

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL đổi mới trang thiết bị công nghiệp: Rà soát, đánh giá trang thiết bị công nghệ hiện có; xây dựng lộ trình đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; Xác định rõ quan điểm đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ phải có trọng điểm, đồng bộ, gắn với khả năng tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu thị trường, yêu cầu của hợp tác và cạnh tranh. Chủ động trong việc lựa chọn nguyên phụ liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ; đồng thời phải thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh sản phẩm; hàng rào kỹ thuật,...để đảm bảo mức độ cạnh tranh của hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Thông qua các Chương trình của Thành phố về: Áp dụng sản xuất sạch hơn, Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tập huấn và tư vấn, hỗ trợ kinh phí khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả; ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các SPCNCL trên thị trường trong nước và ngoài nước.

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Rà soát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, yêu cầu đổi mới trang thiết bị công nghệ, yêu cầu hợp tác và hội nhập; Xây dựng, triển khai kế hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thể chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp, phẩm chất, năng lực đổi mới sáng tạo.

- Nghiên cứu, thu thập, cập nhật các tài liệu về tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia của sản phẩm CNHT, CNTT. Công bố rộng rãi, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về sản phẩm CNHT. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản lý sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm CNHT, CNTT.

- Hỗ trợ tổ chức kết nối các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL của Hà Nội, với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Vùng Thủ đô, các tỉnh lân cận và khu vực phía Bắc, cả nước, tạo chuỗi liên kết giá trị sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lc cạnh tranh trong hợp tác và hội nhập quốc tế.

- Hỗ trợ chi phí cho các d án nghiên cứu phát triển, sản xuất thử nghiệm các SPCNCL, đặc biệt là SPCNCL sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất. Tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu và phát triển các SPCNCL được xem xét, hỗ trợ kinh phí để triển khai ứng dụng vào sản xuất, khi kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế được hỗ trợ chi phí nghiên cứu.

- Tập trung hỗ trợ việc hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ. Khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghệ, xây dựng thị trường công nghệ, Tổ chức Chợ công nghệ Techmart hàng năm, lập ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới. Khẩn trương hoàn thành và vận hành có hiệu quả Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao và giám định công nghệ của Thành phố.

- Tăng cường đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu hiện có đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu ứng dụng tại các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL. Khuyến khích các Viện, trường nghiên cứu, mở rộng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp sản xuất SPCNCL. Tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn chuyển giao công nghệ; hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học gắn với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL.

2.4.6. Phát triển nguồn nhân lực

- Làm tốt công tác thông tin, báo cáo, tổng hợp tình hình sử dụng lao động các doanh nghiệp để có cơ sở hoạch định chính sách việc làm với người lao động. Điều tra nhu cầu của doanh nghiệp SPCNCL, doanh nghiệp CNHT, CNTT Hà Nội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo cơ chế phối hợp, kết nối, đặt hàng tuyển dụng các sinh viên, người lao động đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề tại Hà Nội theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Đầu tư nâng cấp và chuyên môn hóa các cơ sở đào tạo hiện có trên địa bàn Thành phố, xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao tại một số trường phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Kết hp các cơ quan, tổ chức liên quan, các Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ kinh phí, xây dựng chương trình và tổ chức các khóa đào tạo.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đối với các hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nhân, có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí giảng viên.

- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia EU trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia, các Viện, trường nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực về công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý và kỹ năng thương mại cho doanh nghiệp SPCNCL, CNHT, CNTT. Các khóa đào tạo tập trung huấn luyện doanh nghiệp về các vấn đề: xu hướng công nghệ, các yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn của thị trường, của khách hàng trong tiến trình hội nhập; các tiêu chuẩn và phương pháp quản lý phù hợp với khách hàng FDI; kỹ năng tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp đồng;...

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.1. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành

3.1.1. Sở Công Thương

- Là cơ quan thường trực, chủ trì tổ chức triển khai Đề án và kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện các nội dung Đề án.

- Chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn; cơ chế hỗ trợ SPCNCL Thành phố chậm nhất trong tháng 4 năm 2018.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách khuyến khích phát triển SPCNCL trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành, thu hút các dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp theo quy hoạch và Kế hoạch, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ tại các cụm công nghiệp về cấp, thoát nước và xử lý chất thải....

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan tổ chức các Hội nghị giao ban, tiếp xúc doanh nghiệp SPCNCL và doanh nghiệp công nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trên địa bàn Thành phố để nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao năng lực các tổ chức hiệp hội, tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác trong và ngoài nước của các doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cổng thông tin về doanh nghiệp công nghiệp và chương trình phát triển SPCNCL để cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển SPCNCL, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về các chính sách, định hướng phát triển SPCNCL của Thành phố, các SPCNCL được công nhận và tôn vinh các SPCNCL dẫn đầu của Thành phố.

3.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương trong công tác xây dựng Kế hoạch, cân đối, bố trí vốn ngân sách và hướng dẫn thực hiện các chi phí Ngân sách hỗ trợ phát triển SPCNCL Thành phố theo quy định.

- Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian giải quyết cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố trong quá trình thực hiện các TTHC liên quan đến đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư dự án trên địa bàn Thành phố đảm bảo quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội nghiên cứu đề xuất và triển khai các cơ chế, giải pháp thu hút đầu tư; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong và ngoài nước; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ươm tạo doanh nghiệp CNHT và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố phát triển.

3.1.3. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

3.1.4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ, tham gia công tác xét chọn SPCNCL theo chức năng, nhiệm vụ và các cơ chế, chương trình, kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt.

- Chủ trì triển khai các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp SPCNCL và ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ lực của Thành phố.

- Phi hp Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành và triển khai Kế hoạch phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đưa vào hoạt động, khai thác hiệu quả Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và giám định công nghệ, Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội

- Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học - công nghệ và các hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ của Thành phố.

3.1.5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt; Thực hiện hiệu quả hoạt động Vườn ươm doanh nghiệp CNTT và các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp CNTT của Thành phố.

- Phối hợp Sở Công Thương thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL ứng dụng CNTT, tham gia công tác xét chọn, hỗ trợ SPCNCL có sản phẩm phần mềm, nội dung số và công nghệ thông tin theo chức năng, nhiệm vụ và các cơ chế, chương trình, kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt.

- Định hướng, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tôn vinh về Chương trình Phát triển SPCNCL Thành phố, các SPCNCL Thành phố.

3.1.6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển SPCNCL Thành phố Hà Nội tới năm 2020, định hướng năm 2025; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết trong và ngoài nước đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội.

- Phối hợp các doanh nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp.

- Phối hợp Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong công tác khảo sát, tổng hợp nhu cầu của doanh nghiệp để cung cấp thông tin và kết nối với các cơ sở giáo dục nghề, các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố phục vụ xây dựng các chương trình, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề người lao động đáp ứng thiết thực yêu cầu phát triển doanh nghiệp và SPCNCL, các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố.

3.1.7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp các giải pháp kỹ thuật, áp dụng máy móc thiết bị, công nghệ quan trắc đánh giá môi trường, khắc phục và kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nhằm giúp doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn cho phép về môi trường theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi (rút ngắn thời gian) cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố trong quá trình giải quyết các TTHC thực hiện quy định pháp luật về đất đai và tài nguyên, môi trường đảm bảo quy định hiện hành.

- Phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL về đất đai, quy hoạch phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và di dời cơ sở sản xuất.

3.1.8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành, thu hút các dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp theo quy hoạch và Kế hoạch, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các khu công nghiệp về cấp, thoát nước và xử lý chất thải, hệ thống đường gom, nhà ở và các công trình hạ tầng văn hóa xã hội cho công nhân...

- Tham mưu UBND Thành phố triển khai các giải pháp phát triển các khu, cụm, công nghiệp chuyên ngành về CNHT, CNTT và các ngành công nghiệp chủ lực theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt của Thành phố.

- Cung cấp thông tin, xác nhận các số liệu liên quan của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; giới thiệu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia xét chọn SPCNCL và Chương trình Phát triển SPCNCL của Thành phố.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp SPCNCL thuê đất trong các Khu công nghiệp để đầu tư xây dựng, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh.

3.1.9. Cục Thuế, Cục Hải quan thành phố Hà Nội

- Đề xuất danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố mời tham gia Chương trình phát triển SPCNCL Thành phố (doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD; các chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách cao).

- Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian giải quyết cho các doanh nghiệp SPCNCL Thành phố trong quá trình thực hiện các TTHC liên quan thu, nộp thuế, hưởng chính sách ưu đãi về thuế đảm bảo quy định hiện hành.

3.1.10. Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Tổng hợp và cung cấp số liệu thống kê về doanh nghiệp công nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực phục vụ cho việc đánh giá, xét chọn SPCNCL và đánh giá kết quả thực hiện Đề án, định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi UBND Thành phố, Sở Công Thương.

3.1.11. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại phát triển SPCNCL những năm tới theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển SPCNCL của Thành phố.

- Cung cấp thông tin về hợp tác đầu tư, thị trường, tình hình thương mại quốc tế, các định chế thương mại trong và ngoài nước để thông tin đầy đủ, kịp thời cho doanh nghiệp.

3.1.12 Các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi trên cơ sở rà soát, rút gọn và giảm thời gian tham gia thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT, phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị Thành phố trong thực hiện cơ chế một cửa liên thông tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển SPCNCL Thành phố từ cơ sở. Triển khai và phi hp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc cụ thể hóa, triển khai các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3.1.13 Các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp tham gia Đề án

- Phối hợp các Sở, ngành, đơn vị triển khai các nội dung, chương trình của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ;

- Các Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên về chủ trương, định hướng, cơ chế hỗ trợ phát triển SPCNCL của Thành phố và các nội dung của Đề án; là đầu mối kết nối, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp, chủ động đề xuất UBND Thành phố giải pháp hỗ trợ kịp thời.

- Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin có liên quan trong quá trình triển khai theo quy định.

3.2 Kinh phí thực hiện Đề án:

Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn:

Nguồn ngân sách Thành phố: Theo dự toán ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm cho các Sở, ngành Thành phố được duyệt.

- Nguồn hỗ trợ của Trung ương: từ nguồn kinh phí ngân sách hàng năm phân bổ cho địa phương hoặc thông qua các chương trình phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ quốc gia, các Quỹ hỗ trợ của Trung ương.

- Nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp/tổ chức, nguồn huy động, viện trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và những nguồn vốn hợp pháp khác.

Căn cứ Đề án được duyệt và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện liên quan của Trung ương và Thành phố; Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập kế hoạch và dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình phát triển SPCNCL trên địa bàn Thành phố cho năm tiếp theo trước ngày 15/9 hàng năm./.

 

PHỤ LỤC ĐỀ ÁN:

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014; sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 13/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

1. Hệ điều hành cho máy tính, các thiết bị di động; hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng;

2. Phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin

3. Phần mềm và giải pháp xác thực đa yếu tố;

4. Phần mềm nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ và sinh trắc học;

5. Phần mềm điều khiển thiết bị đầu cuối mạng thế hệ sau. Soft phone và codecs hỗ trợ đa dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau;

6. Phần mềm cho hệ thống ứng dụng RFID;

7. Phần mềm xử lý thông tin Y - Sinh;

8. Phần mềm nền chuyên dụng cho đo lường và điều khiển;

9. Phần mềm và dịch vụ ứng dụng trong hệ thống giao thông thông minh;

10. Dịch vụ thiết kế và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia;

11. Dịch vụ tích hợp hệ thống điện toán đám mây;

12. Dịch vụ tích hp hệ thống ứng dụng Internet IPv6, Internet di động, Web thế hệ mới;

13. Thiết bị kỹ thuật số xử lý và truyền dữ liệu tự động;

14. Thiết bị lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn;

15. Thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh;

16. Thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID;

17. Thiết bị nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ và sinh trắc học;

18. Thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin

19. Hệ thống thiết bị ngôi nhà thông minh;

20. Hệ thống thiết bị điều khiển thông minh cho nhà lưới, nhà kính;

21. Hệ thống điều khiển giao thông thông minh;

22. Mô-đun, thiết bị, phần mềm mạng thế hệ sau (NGN, 4G, 5G);

23. Webcam thế hệ mới; thiết bị khuếch đại âm tần kỹ thuật số; bộ tăng âm kỹ thuật số;

24. Thiết bị đầu cuối di động thông minh thế hệ mới;

25. Các thiết bị thu, phát và chuyển đổi tín hiệu sử dụng trong truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau;

26. Thiết bị truy cập vô tuyến indoor/outdoor thế hệ mới;

27. Máy tính song song, máy tính hiệu năng cao;

28. Màn hình độ phân giải cao;

29. Linh kiện bán dẫn điện tử công suất thế hệ mới;

30. Vi mạch điện tử tích hợp (IC);

31. Cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh;

32. Chip sinh học; cảm biến sinh học;

33. Sản phẩm, mạch điện tử linh hoạt (FE);

34. Hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), nanô cơ điện tử (NEMS) và các thiết bị ứng dụng;

35. Động cơ điện cỡ nhỏ có tính năng và chất lượng cao;

36. Tổ máy phát điện có công suất từ 50 MW trở lên;

37. Máy phát cho nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW trở lên;

38. Hệ thống phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt;

39. Máy biến áp 500 kV trở lên;

40. Hệ SCADA cho lưới điện. Bộ bảo vệ rơ le kỹ thuật số cho hệ thống điện;

41. Bộ biến đổi điện năng thông minh từ năng lượng gió và mặt trời; tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao và thân thiện môi trường;

42. Thiết bị biến đổi điện tử công suất dùng cho trạm phát điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện thông minh, các hệ truyền động điện công nghiệp, các bộ nguồn điện phân dòng điện lớn dùng trong công nghiệp hóa chất và tuyển quặng;

43. Pin, ắc quy có hiệu năng cao, dung lượng lớn; các bộ tích lũy điện năng dùng siêu tụ điện;

44. Thiết bị và dụng cụ đo đạc, quan trắc kỹ thuật số;

45. Máy đo khoảng cách bng laser;

46. Thước cặp các loại với độ chính xác đến 10 micromet (microns); panme các loại có độ chính xác cao;

17. Máy chiếu biến dạng;

48. Máy và dụng cụ kỹ thuật số đo lưu lượng, áp suất của chất lỏng, chất khí;

49. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số phân tích lý hóa;

50. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng bề mặt;

51. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo nhiệt lượng, âm lượng và ánh sáng;

52. Máy hiện sóng, máy phân tích phổ, máy đo bức xạ sử dụng kỹ thuật số;

53. Các bộ điều khiển, giám sát tự động và các cơ cấu chấp hành cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng lò quay, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và công trình thủy;

54. Bộ điều khiển số (CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế tạo;

55. Thiết bị điều khiển và hệ thống tự động cho các loại máy nâng hạ có trọng tải lớn;

56. Hệ thống tự động cân bằng trong tầu thủy;

57. Cần cẩu tầu thủy cỡ lớn, cần trục tải trọng lớn;

58. Thiết bị nâng hạ tải trọng lớn;

59. Giàn khoan tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm cho khai thác dầu khí;

60. Máy trung tâm gia công cơ khí độ chính xác cao thế hệ mới;

61. Robot công nghiệp chuỗi hở, robot song song có 3 bậc tự do trở lên;

62. Động cơ AC servo chuyên dụng, hệ truyền động servo nhiều trục, hộp giảm tốc có độ chính xác cao cho robot và máy CNC;

63. Khuôn mẫu kỹ thuật có độ chính xác cao;

64. Máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới;

65. Hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm có quy mô công nghiệp;

66. Thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

67. Hệ thống lưu giữ và truyền hình ảnh cho y tế (PACS);

68. Hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ;

69. Thiết bị thăm dò chức năng;

70. Thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư, tim mạch;

71. Thiết bị laser y tế;

72. Thiết bị vi phẫu kỹ thuật số;

73. Thiết bị nội soi chẩn đoán và điều trị;

74. Thiết bị tiêm truyền tự động;

75. Hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ;

76. Vật liệu và sản phẩm cấy ghép, can thiệp vào cơ thể con người;

77. Kính hiển vi quang học phức hợp;

78. Thấu kính, lăng kính, kính áp tròng chất lượng cao;

79. Thiết bị tạo tia laser công suất lớn (trừ điốt laser);

80. Vệ tinh và thiết bị vệ tinh;

81. Thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh;

82. Thiết bị ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu;

83. Thiết bị bay và phần mềm xử lý dữ liệu thu nhận từ thiết bị bay;

84. Giống cây trồng vật nuôi xuất khẩu chủ lực mới được tạo ra trên nền công nghệ tế bào có năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp;

85. Giống các loại thủy, hải sản có chất lượng cao, sạch bệnh, tăng trưởng tốt và khả năng kháng bệnh cao với quy mô công nghiệp;

86. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế;

87. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;

88. Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng; thuốc kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;

89. Bộ KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng, vật nuôi;

90. Các hormone tự nhiên, tổng hợp và dược phẩm chứa hormone;

91. Vắc-xin ADN tái tổ hợp, vắc-xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản;

92. Vắc-xin đa liên, đa giá;

93. Tế bào, mô và các cơ quan thay thế được tạo ra từ tế bào gốc;

94. Bộ KIT chẩn đoán các loại bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm cho người;

95. Dịch vụ giám định gen;

96. Vật liệu bán dẫn cho chế tạo vi mạch điện tử tích hợp (IC);

97. Vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến theo nguyên lý mới;

98. Vật liệu quang điện tử và quang tử;

99. Vật liệu có độ tinh khiết cao sản xuất bằng công nghệ chiết với quy mô công nghiệp;

100. Vật liệu siêu dẻo, siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường;

101. Vật liệu composite nền kim loại, composite nền cao phân tử ứng dụng trong kỹ thuật điện - điện tử sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, trong xây dựng bền với khí hậu nhiệt đới;

102. Vật liệu polyme sinh học có khả năng tự phân hủy; polyme siêu hấp thụ nước sử dụng nguyên liệu nội địa;

103. Sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường;

104. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho ngành chế tạo máy, điện, điện t;

105. Vật liệu gốm sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử;

106. Sợi cácbon cường độ cao dùng cho vật liệu composite;

107. Vật liệu tích trữ và chuyển hóa năng lượng mới;

108. Vật liệu từ cao cấp sử dụng trong lĩnh vực năng lượng;

109. Vật liệu nano cao cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và môi trường;

110. Sản phẩm phủ màng mỏng bằng công nghệ lắng đọng vật lý từ pha hơi (PVD) và lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD);

111. Ống composite, các phụ kiện ghép nối chịu áp lực cao và chống ăn mòn hóa chất ứng dụng trong công nghiệp;

112. Thép hợp kim đặc biệt có độ bền cao dùng trong công nghiệp và xây dựng;

113. Thép tấm, thép hình khổ lớn, thép ống không hàn chất lượng cao;

114. Nhôm phẩm cấp cao sản xuất bằng công nghệ điện phân với dòng điện 500 kA.

115. Mô-đun, thiết bị, phần mềm, giải pháp tích hợp IoT;

116. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây;

117. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ cho chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, đào tạo điện tử, quảng cáo điện tử;

118. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường;

119. Phần mềm, thiết bị, giải pháp vô tuyến thông minh;

120. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động;

121. Dịch vụ tư vấn, thiết kế công nghệ thông tin;

122. Dịch vụ tích hợp hệ thống công nghệ thông tin;

123. Dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin;

124. Dịch vụ cho thuê hệ thống công nghệ thông tin;

125. Dịch vụ xử lý, phân tích, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big Data);

126. Dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử;

127. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

128. Dịch vụ tạo lập nội dung số;

129. Dịch vụ đánh giá, kiểm định an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin;

130. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ in 3 chiều (3D).

 



1 Niên giám thống kê Hà Nội 2016, trang 65

2 Chiếm trên 14% GTSX công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng trung bình trên 20%/năm; đóng góp trên 20% kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch tăng trên 5%/năm.

3 Tạo ra khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu.

4 Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 47/52 nghề của toàn quốc.

5 Niên giám thống kê Hà Nội 2016, trang 324

6 Niên giám thống kê Hà Nội 2016, trang 324





Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ Ban hành: 03/11/2015 | Cập nhật: 05/11/2015

Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008