Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 2261/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 25/05/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2261/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/3/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 2819/TTr-SCT ngày 05/9/2011 của Sở Công Thương về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số: 359/BC-KH&ĐT ngày 18/5/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển:

1.1. Quan điểm:

- Phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và dựa trên lợi thế so sánh về nguồn lực, kết hợp chặt chẽ sản xuất với thị trường, gắn với hai hành lang và một vành đai kinh tế.

- Phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao, công nghệ cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp phải gắn với việc di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại và trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế tri thức, góp phần thiết thực xây dựng Thủ đô Hà Nội về cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.

- Phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

1.2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn. Tạo các sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12,13 %/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,32%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,20%/năm.

- Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 41-42% (trong đó công nghiệp chiếm 31-32%) năm 2015 và giữ ổn định 41-42% vào năm 2020 trong tổng giá trị GDP của Thành phố.

2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp:

2.1. Điện tử - công nghệ thông tin:

Xây dựng ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển. Phấn đấu để thành phố Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước, của Vùng đồng bằng sông Hồng về thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm,sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử - tin học trên cơ sở phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học, tiếp nhận công nghệ và đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu, đồng thời tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp thu công nghệ hiện đại, tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị điện tử - tin học. Tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần các thiết bị điện, điện tử, dây dẫn và vật liệu cho ngành điện, khuyến khích sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Hà Nội, các sản phẩm phần mềm tin học phục vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia thị trường xuất khẩu.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 12,63%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,45%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12,18%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu ngành điện tử - công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng 10,86% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 11,85%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 15,53%.

2.2. Cơ khí:

- Ưu tiên phát triển sản xuất các loại động cơ nhỏ, các sản phẩm điện cơ, cơ khí chính xác, dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm, các chi tiết máy hiện đại, các sản phẩm tiêu dùng cao cấp, máy móc, thiết bị văn phòng. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu cung cấp cho nhu cầu sản xuất của Thủ đô, các địa phương trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ, các thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hóa phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng đáp ứng phần lớn yêu cầu của thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường thế giới và khu vực.

- Chú trọng phát triển khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới theo hướng gắn kết, hợp tác chặt chẽ với các viện, trường với doanh nghiệp, gắn các chương trình nghiên cứu quốc gia với phát triển các sản phẩm trọng điểm. Từng bước hình thành hệ thống công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 12,50%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,63%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,60%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu chiếm tỷ trọng 44,55% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 49,22%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 52,00%.

2.3. Hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm:

- Ưu tiên phát triển ngành hóa dược và hóa mỹ phẩm thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đi ngay vào công nghệ hiện đại, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ nghiên cứu cơ bản cho công nghiệp hóa dược.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiến tới sản xuất một số loại hóa chất tinh khiết quy mô phòng thí nghiệm phục vụ cho bào chế thuốc, nghiên cứu và giảng dạy.

- Khuyến khích xây dựng các tổ hợp chế biến rác thải kết hợp sản xuất phân hữu cơ tại các khu xử lý rác thải tập trung của thành phố.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 11,25%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,24%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu chiếm tỷ trọng 8,31% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 7,19%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 4,74%.

2.4. Chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống:

- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành trong cả nước. Chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Thủ đô phục vụ cho khách du lịch. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc bộ để phát triển các vùng nguyên liệu và bố trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 12,08%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,18%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 11,13%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu ngành chiếm 17,54% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 17,6%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 19,99%.

2.5. Dệt may, da giày:

- Phát triển các trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang cao cấp. Phát triển chủ yếu theo chiều sâu, cần tập trung vào sản xuất sản phẩm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại không gây ô nhiễm môi trường.

- Hướng vào 3 nhóm sản phẩm chính là giày thể thao, giày dép da và túi cặp. Tập trung đầu tư máy móc trang thiết bị chuyên dùng, công nghệ hiện đại, coi trọng thiết kế mẫu mã để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh được cả trong nước và thế giới, tiến tới thay thế hàng nhập khẩu.

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh, thành lân cận để phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, giao thông của các địa phương.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 6,88%/năm, giai đoạn 2016 -2 020 tăng trưởng đạt 7,68%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 tăng trưởng đạt 4,75%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu ngành chiếm tỷ trọng 5,90% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 4,34%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 1,99%.

2.6. Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất:

- Đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất như: vật liệu không nung, vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3D, sản phẩm ốp lát, gốm sứ xây dựng, các loại vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano như kính chống va đập, kính chống mờ … tiến tới giảm dần việc sản xuất các loại vật liệu gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

- Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 10,65%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng đạt 10,01%/năm, giai đoạn 2021-2030 tăng trưởng đạt 7,25%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu ngành chiếm tỷ trọng 6,58% của toàn ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ trọng 5,70%, năm 2030 chiếm tỷ trọng 3,77%.

2.7. Định hướng phát triển nghề, làng nghề:

- Phát triển các làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển các nghề, làng nghề xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao nhưng vẫn mang các giá trị truyền thống đặc trưng của các làng nghề.

- Chú trọng kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề.

3. Định hướng phát triển không gian công nghiệp:

3.1. Phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung (tổng diện tích khoảng 8.000 ha), di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

3.2. Phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên, Từ Liêm khoảng 3.200 ha: ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ôtô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may.

3.3. Phía Nam bao gồm Thường Tín, Phú Xuyên khoảng 1.500 ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía nam Hà Nội, phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô …)

3.4. Phía Tây bao gồm Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn khoảng 1.800 ha: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp …

3.5. Các thị trấn khoảng 1.400 - 1.500 ha: ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao.

3.6. Quy hoạch các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công mới và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề.

4. Các giải pháp cơ bản:

4.1. Giải pháp về công nghệ:

- Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu khoa học cơ bản, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, các chính sách về phát triển công nghệ.

- Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghệ, xây dựng thị trường công nghệ, thường xuyên định kỳ mở hội chợ công nghệ, lập ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới. Nghiên cứu thành lập Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

- Khuyến khích hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại đi kèm chuyển giao công nghệ. Thành lập vườn ươm doanh nghiệp công nghiệp.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ, thiết bị công nghệ trong sản xuất công nghiệp có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả.

4.2. Giải pháp về đầu tư:

a) Về vốn:

- Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 238.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kỳ đáp ứng được khoảng 8-9% nhu cầu về vốn. Còn lại huy động từ các nguồn khác.

- Vốn của Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện nước, các lĩnh vực hỗ trợ phát triển công nghiệp. Vốn huy động của các doanh nghiệp tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ

- Bố trí kinh phí ngân sách hàng năm hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

- Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.

b) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:

(tại phụ lục kèm theo)

4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện đại, khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ thiết bị trong các trường dạy nghề với thực tiễn sản xuất, đảm bảo tính cân đối giữa dạy lý thuyết và thực hành, đảm bảo cho người lao động sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn.

- Tập trung vào đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật. Phát triển đào tạo các ngành nghề: công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao …. Có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ quản lý và các chủ doanh nghiệp các kiến thức về quản lý kinh tế, về sản xuất kinh doanh, hội nhập.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được sử dụng đúng với chương trình đã đào tạo.

- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao.

4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý:

a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp:

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ cụ thể.

- Thực hiện cải cách hành chính theo hướng tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi trường bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp.

b) Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch:

- Tập trung tổ chức, triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố là cơ sở quan trọng cho mọi cấp, ngành, doanh nghiệp định hướng phát triển, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất và xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hàng năm.

- Xây dựng chương trình hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, nhằm mở ra cơ hội mới cho công nghiệp Hà Nội trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.

c) Công tác đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp:

- Sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư thiết bị, công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó chú trọng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và nghiên cứu phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp công nghiệp.

- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, xây dựng mô hình doanh nghiệp mẹ - con, tập đoàn kinh tế mạnh phù hợp với điều kiện của thành phố theo các tiêu chí: quy mô vốn, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, trình độ nhân lực, vai trò đầu tàu lan tỏa, hiệu quả sản xuất …

d) Hình thành và đẩy mạnh hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp:

Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp theo quy mô, ngành nghề, địa bàn hoạt động … để các doanh nghiệp tạo thành các mối liên kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh.

e) Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền trong toàn ngành để nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nội dung, tổ chức kênh cung cấp thông tin thường xuyên về hội nhập KTQT đến các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

4.5. Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh:

- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm quan trọng để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Tập trung phát triển các ngành công nghệ sạch, các sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới), các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu như: các sản phẩm công nghệ điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế …), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ và động lực, lắp ráp - chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế …), chế phẩm thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm vật liệu mới …. Mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư chiều sâu cho một số công đoạn, thành phần sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao (thiết kế, làm khuôn mẫu, ….).

- Rà soát, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, quy định về xuất khẩu của Thành phố. Hỗ trợ, tôn vinh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Triển khai các chương trình hợp tác, liên doanh liên kết của Hà Nội với các địa phương khác trong cả nước để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, các ngành phụ trợ, liên kết sản xuất - chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.

4.6. Hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, các doanh nghiệp di chuyển và các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn mình. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong việc phát triển các khu công nghiệp, sản xuất công nghiệp ở các tỉnh để hướng tới Hà Nội trở thành trung tâm chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, không tham gia vào khâu sản xuất.

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút các ngành công nghệ cao, các ngành có giá trị gia tăng lớn, hạn chế các ngành thâm dụng đất và lao động.

- Chủ động xây dựng và triển khai cùng các tỉnh khác trong vùng những chương trình phát triển công nghiệp công nghệ cao thích hợp cho Hà Nội và vùng Hà Nội như công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm chất lượng cao, có giá trị lớn …

4.7. Giải pháp bảo vệ môi trường: …

- Đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có để có phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng khu vực.

- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp ở tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Trách nhiệm của Sở Công Thương:

- Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển công nghiệp 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có phương án phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh Quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.

2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU (để b/c);
- TT HĐND (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Các PCT UBND thành phố;
- CVP, các PVP UBND;
- Các phòng CV, CT (2b);
- Lưu: VT, (KHĐT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội)

A. Công nghiệp Cơ khí:

TT

Tên dự án

Địa điểm

 

Máy móc thiết bị kỹ thuật điện

 

1

Nhà máy chế tạo biến áp khô công suất lớn

KCN Đông Anh

2

Mở rộng nhà máy chế tạo khí cụ điện

KCN Đông Anh

3

Nhà máy chế tạo động cơ điện mini

KCN Đông Anh

4

Nhà máy chế tạo động cơ DCN, AC servo, AC servo mini

KCN Đông Anh

5

Nhà máy chế tạo quạt công nghiệp

Bắc Bến Cát

6

Mở rộng nhà máy khí cụ điện Sơn Tây

Sơn Tây

7

Mở rộng thủy tinh cách điện

KCN Quang Minh

8

Nhà máy chế tạo thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao

KCN Hòa Lạc

9

Trung tâm nghiên cứu, phát triển máy điện nano,

KCN Hòa Lạc

 

Máy công cụ

 

10

Nhà máy cơ khí chính xác sản xuất bánh răng, vòng bi và trục

KCN Bắc Thường Tín

11

Nhà máy sản xuất dụng cụ cắt gọt

KCN Bắc Thường Tín

12

Nhà máy thiết bị hàn

KCN Phụng Hiệp

13

Sản xuất máy cắt, gọt kim loại CNC

KCN Bắc Thường Tín

14

Trung tâm phát triển hệ thống điều khiển CNC

KCN Bắc Thăng Long

15

Trung tâm sản xuất Khuôn mẫu

Khu Bắc Bến Cát

 

Máy móc, thiết bị nâng hạ, vận chuyển

 

16

Nhà máy sản xuất máy nâng hạ, vận chuyển

KCN Sóc Sơn

17

Nhà máy sản xuất xe nâng hàng

KCN Sóc Sơn

18

Nhà máy sản xuất thang máy, thang cuốn tự hành, ….

KCN Đông Anh

19

Nhà máy sản xuất rô bốt

KCN Nam TL

20

Mở rộng nhà máy thiết bị nâng chuyển

KCN Sóc Sơn

21

Nhà máy sản xuất các loại máy móc chuyên dùng

 

22

Nhà máy chế tạo dụng cụ tự động cầm tay

KCN Đài Tư

23

Nhà máy chế tạo van công nghiệp

KCN Đài Tư

24

Nhà máy chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm

KCN Đài Tư

25

Chế tạo thiết bị bao gói, tạo nhãn sản phẩm

KCN Đài Tư

26

Nhà máy chế tạo thiết bị dệt may

KCN Đài Tư

27

Nhà máy chế tạo  thiết bị in ấn, đóng xén sách

KCN Đài Tư

28

Mở rộng chế tạo thiết bị toàn bộ

KCN Quang Minh

29

Nhà máy thiết bị công nghiệp

KCN Quang Minh

30

Mở rộng chế tạo thiết bị toàn bộ

Quang Minh 2

31

Nhà máy sản xuất thiết bị môi trường

Mê Linh

32

Sản xuất máy kéo và máy vạn năng

Phú Cát

33

Nhà máy sản xuất phụ tùng ngành dệt

Thanh Oai

34

Nhà máy chế tạo xích công nghiệp

Quang Minh 2

35

Nhà máy chế tạo bu lông, đai ốc.

Quang Minh 2

36

Nhà máy chế tạo thiết bị thủy lực

Quang Minh 2

37

Nhà máy chế tạo thiết bị dệt

Phụng Hiệp

38

Nhà máy chế tạo thiết bị luyện kim và kéo dây điện

Phụng Hiệp

 

Chế tạo xe có động cơ

 

39

Nhà máy chế tạo hệ thống phanh hãm ô tô

Khu CN Sóc Sơn

40

Nhà máy sản xuất vô lăng ô tô

Khu CN Sóc Sơn

41

Nhà máy chế tạo hệ thống chuyển hướng ô tô

KCN Sóc Sơn

42

Nhà máy chế tạo  bộ khởi động ô tô

KCN Sóc Sơn

43

Nhà máy chế tạo hệ thống giảm sóc và hệ thống cân bằng ô tô con

KCN Sóc Sơn

44

Nhà máy chế tạo hộp số ô tô

KCN Sóc Sơn

45

Nhà máy chế tạo động cơ xăng ô tô con

KCN Sóc Sơn

46

Nhà máy sản xuất ô tô du lịch

KCN Quất Động

47

Nhà máy sản xuất lắp ráp xe vận tải

Khu CN

48

Nhà máy sản xuất lắp ráp xe 5 chỗ

Khu CN

49

Nhà máy sản xuất lắp ráp xe khách

Khu CN

50

Nhà máy chế tạo xe ôtô chuyên dụng

Bắc Thường Tín

51

Nhà máy động cơ đặc biệt

Bắc Thường Tín

 

Phương tiện vận tải khác

 

52

Nhà máy chế tạo động cơ mô tô xe máy

KCN Phụng Hiệp

53

Trung tâm nghiên cứu & phát triển mô tô xe máy

KCNC Hòa Lạc

54

Trung tâm phát triển xe điện, xe lửa và toa xe

KCNC Hòa Lạc

 

Chế tạo khác

 

55

Trung tâm phát triển thiết bị y tế

KCNC Hòa Lạc

56

NM thiết bị vi phẫu và thiết bị mổ nội soi

KCNC Hòa Lạc

57

Đầu tư xây dựng công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí chế tạo của Thành phố

Các KCN: Phụng Hiệp, Phú Xuyên, Đông Anh

B. Công nghiệp Điện tử- Công nghiệp thông tin:

TT

Tên dự án

Địa điểm

1

Mở rộng nhà máy sản xuất lắp ráp máy tính

Sài Đồng B (SĐB)

2

Mở rộng nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị lưu trữ

Hòa lạc

3

Mở rộng nhà máy sản xuất ăng ten viễn thông

Sài Đồng B

4

Mở rộng sản xuất các thiết bị truyền hình số đa năng

Sài Đồng B

5

Mở rộng sản xuất thiết bị điều khiển CNC

Sài Đồng B

6

Mở rộng lắp ráp máy ảnh điện tử

Sài Đồng B

7

Mở rộng lắp ráp điện thoại di động

Công viên CNTT

8

Mở rộng  sản xuất màn hình tinh thể lỏng

Sài Đồng B

9

Mở rộng sản xuất đĩa CD và DVD

Sài Đồng B

10

Nhà máy sản xuất linh kiện MT xuất khẩu

Sài Đồng B

11

Mở rộng sản xuất linh kiện điện tử.

Sài Đồng B

12

Mở rộng sản xuất linh kiện và sản phẩm thu hình

Sài Đồng B

13

Mở rộng sản xuất linh kiện kỹ thuật số

Công viên CNTT

14

Nhà máy sản xuất mạch in cho thiết bị điện tử, m2

Sài Đồng B

15

Phát triển phần mềm chuyên dụng

Hòa lạc

16

Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử phục vụ đào tạo

Sài Đồng B

17

Thiết kế và sản xuất chip dưới dạng ASIC

Hòa Lạc

18

Mở rộng sản xuất thiết bị điện tử cảnh báo

Sài Đồng B

19

Sản xuất thiết bị điều khiển và đo lường

Sài Đồng B

20

C.ty thiết kế quảng cáo kỹ thuật cao

Hòa Lạc

21

Nhà máy sản xuất đồ chơi điện tử

Sài Đồng B

22

Nhà máy lắp ráp màn hình

Sài Đồng B

23

Trung tâm phát triển phần mềm máy tính

Hòa Lạc

24

Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử âm thanh

Sài Đồng B

25

Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử y tế

Sài Đồng B

26

Trường ĐH FPT

Hòa Lạc

27

Trung tâm sản xuất thiết bị CNTT

Bắc Phú Cát

28

Trung tâm sản xuất thiết bị nghe nhìn

Bắc Phú Cát

29

Nhà máy sản xuất linh kiện PC

Bắc Phú Cát

30

Nhà máy sản xuất robot công nghiệp

Bắc Phú Cát

31

Nhà máy sản xuất điện tử dân dụng

Bắc Phú Cát

32

Nhà máy sản xuất điện thoại và mạch điện tử

Hòa Lạc

33

Trung tâm sản xuất phần mềm game

Công viên CNTT

34

Trung tâm Dữ liệu

Hòa Lạc

35

Trung tâm BC-VT

Hòa Lạc

36

Thiết bị CNTT

Công viên CNTT

37

Nhà máy sản xuất điện tử dân dụng

Mê Linh

C. Công nghiệp Chế biến Nông sản - Thực phẩm:

TT

Tên dự án

Địa điểm

 

Bia

 

1

Nâng cấp các nhà máy và cơ sở sản xuất bia hiện có

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

2

Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh

Yên Nhân - xã Tiền Phong - Mê Linh

3

Nhà máy bia HABECO - land

Hà Hồi - Quất Động - Thường Tín

4

Nhà máy Bia Hà Nội - Kim Bài

 

 

Rượu

 

5

Di dời và nâng cấp các cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

6

Dự án sản xuất các loại rượu chất lượng cao phục vụ nhân dân trong vùng và xuất khẩu

KCN Phụng Hiệp

 

Nước giải khát

 

7

Hiện đại hóa và nâng công suất các nhà máy hiện có

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

8

Dây chuyền sản xuất nước hoa quả ép

Sơn Tây, Chương Mỹ, Mỹ Đức

9

Dự án sản xuất nước uống tinh khiết

KCN Thanh Mỹ - Xuân Sơn, KCN PT

10

Dự án sản xuất nước khoáng

CCN Tây Đằng hoặc Cam Thượng

11

Nhà máy nước giải khát

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

12

Nhà máy chế biến nước ngọt có pha tinh chất thảo dược

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

 

Các sản phẩm dinh dưỡng

 

13

Hiện đại hóa và nâng công suất các nhà máy chế biến sữa trên địa bàn

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

14

Nhà máy sản xuất sữa bột đậu nành

KCN Phụng Hiệp hoặc KCN Châu Can

15

Nhà máy chế biến các sản phẩm dinh dưỡng (bột sữa ca cao đóng hộp)

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

16

Nhà máy chế biến thực phẩm dinh dưỡng

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

 

Thịt, các sản phẩm thịt

 

17

Nâng công suất các cơ sở hiện có

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

18

Nhà máy chế biến các sản phẩm thịt ăn sẵn

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

19

Nhà máy chế biến thịt hộp

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

20

Nhà máy chế biến các sản phẩm tinh chất chiết suất từ thịt gia súc, gia cầm, thú nuôi

Công viên CN vi sinh

 

Bánh kẹo

 

21

Hiện đại hóa và nâng công suất các cơ sở hiện có

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

22

Nhà máy sản xuất các sản phẩm sô cô la và ca cao

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

 

Các sản phẩm từ ngũ cốc

 

23

Nhà máy chế biến các chất tách từ bột ngô

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

24

Nhà máy chế biến các chất tách từ đỗ tương

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

25

Nhà máy chế biến các sản phẩm từ bột mỳ, bột gạo (bánh mỳ, mì sợi, mì ăn liền, nui, …)

KCN vùng ngoại vi Hà Nội

 

Thực phẩm chức năng, CSSK

 

26

Nhà máy chế biến các thực phẩm chức năng(bổ sung protein, các mô động thực vật, … giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm huyết áp, cải thiện tiêu hóa)

Công viên CN vi sinh

27

Nhà máy đồ uống bổ dưỡng, tăng lực (nước yến, nước sâm, linh chi, nấm, mật ong, trà xanh …)

Công viên CN vi sinh

28

Nhà máy chế biến thực phẩm ăn kiêng

Công viên CN vi sinh

 

Các lĩnh vực chế biến thực phẩm khác (đồ ăn được chế biến tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, …)

 

 

Hệ thống hậu cần, phân phối

 

29

Hệ thống kho lạnh bảo quản thực phẩm tươi sống (nhiệt độ có thể hạ đến - 100C)

Khu CN vùng ngoại vi Hà Nội

30

Hệ thống kho bảo quản hàng thực phẩm đã chế biến (nhiệt độ 18-200C)

Khu CN vùng ngoại vi Hà Nội

 

Tổng

 

D. Công nghiệp Hóa chất - Cao su - Nhựa:

TT

Các dự án sản xuất phân bón

 

1

Nhà máy xử lý rác

Thạch Thất, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Chương Mỹ

2

Nhà máy phân bón vi sinh

Ba Vì

3

Tổ hợp xử lý rác thải kết hợp phân hữu cơ sinh học

 

4

Nâng CS nhà máy phân bón vi sinh

Sơn Tây, Phú Xuyên, Mỹ Đức

 

Các dự án sản xuất hóa chất cơ bản

 

5

Đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất khí CN

KCN

6

Trung tâm nghiên cứu hóa dược để sản xuất một số hóa chất tinh khiết

Khu CNC Hòa Lạc

 

Các dự án sản xuất sản phẩm điện hóa

 

7

Nhà máy sản xuất pin ion-Li

KCN

8

Nhà máy sản xuất pin nhiệt liệu rắn ZOXY

KCN

9

Nhà máy sản xuất ắc quy cho ôtô lai điện và ôtô điện

KCN

10

Nhà máy sản xuất pin nhiên liệu hydro

KCN

 

Các dự án sản xuất sơn

 

11

Nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện

KCN

12

Nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ sản xuất sơn đặc chủng

KCN

13

SX sơn chất lượng cao

KCNC Hòa Lạc

 

Các dự án sản xuất chất tẩy rửa, mỹ phẩm

 

14

Nhà máy hóa mỹ phẩm

KCN

15

Nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS

KCN

 

Các dự án sản xuất sản phẩm cao su

 

16

Nhà máy lốp ôtô công nghệ radian

KCN Hà Nội

17

Sản xuất chi tiết cao su, chất dẻo cho ôtô, xe máy

KCN Hà Nội

18

Nhà máy sản xuất băng tải và dây curoa

KCN Hà Nội

 

Các dự án sản xuất sản phẩm nhựa

 

19

Nhà máy sản xuất ống và phụ tùng nhựa các loại

Gia Lâm

20

Đầu tư dây chuyền sản xuất tấm nhựa lớn để trang trí nội thất & đồ dùng VP

 

21

Đầu tư nhà máy nhựa mới

Khu CN

22

Nhà máy sản xuất vách ngăn, vật liệu trang trí trần, sàn nhà

 

23

Đầu tư máy ép phun sản xuất đồ nhựa

NM Nhựa Thăng Long

24

Nhà máy sản xuất thiết bị, sản xuất chai PET và tái sinh hạt PET từ chai PET

 

25

Mở rộng nhà máy sản xuất ống và phụ tùng nhựa các loại

KCN

26

Kêu gọi đầu tư sản xuất chai PET đựng bia

KCN

27

Đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật

KCN

 

Các dự án sản xuất sản phẩm hóa dược

 

28

Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp

KCNC Hòa Lạc

29

Nhà máy sản xuất Sorbitol

KCNC Hòa Lạc

30

Nhà máy sản xuất Vitamin C

KCNC Hòa Lạc

31

Nhà máy sản xuất Kháng sinh

KCNC Hòa Lạc

32

Nhà máy sản xuất thuốc thiết yếu khác

KCNC Hòa Lạc

33

Đầu tư xây dựng các trung tâm kiểm định hiện đại để phục vụ nghiên cứu và đánh giá chất lượng các sản phẩm hóa dược nhập khẩu và xuất khẩu

KCNC Hòa Lạc

E. Công nghiệp Dệt may - Da giày:

TT

Tên dự án

Địa điểm

 

Ngành Dệt May

 

1

Đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất các dây chuyền sản xuất cũ

Các DN của TP

2

Xây dựng mới các dây chuyền sản xuất các sản phẩm cao cấp, chất lượng cao

Các KCN: Bắc Thường Tín, Quang Minh, Đông Anh, Thanh Oai, Ninh Hiệp

3

Đầu tư xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu mốt, trình diễn thời trang, quy mô hiện đại

Trung tâm Thủ Đô và quận, huyện lỵ lớn của TP 

4

Vốn để đào tạo nguồn nhân lực

Các DN

5

Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, da giày của Thành phố

Chọn KCN: Phụng Hiệp, Phú Xuyên, Đông Anh

 

Da - giày:

 

6

Nâng cấp, đổi mới trang thiết bị sản xuất các dây chuyền sản xuất giày đang hoạt động

Các DN của TP

7

Đầu tư xây dựng mới các dây chuyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu, có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Các KCN: Bắc Thường Tín, Quang Minh, Đông Anh, Thanh Oai, Ninh Hiệp

8

Đầu tư xây dựng mới các dây chuyền sản xuất giày da cao cấp

Các KCN: Bắc Thường Tín, Quang Minh, Đông Anh, Thanh Oai, Ninh Hiệp

9

Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất cặp, túi xách, valy … cao cấp

Các KCN: Bắc Thường Tín, Quang Minh, Đông Anh, Thanh Oai, Ninh Hiệp

10

Đầu tư xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu mốt cho sản phẩm da giày với quy mô hiện đại

Các KCN: Phụng Hiệp, Phú Xuyên

Ghi chú:

1. Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư.

2. Một số lĩnh vực có quy hoạch riêng (Khai thác khoáng sản, nước sạch …) thì các dự án đầu tư tuân theo quy hoạch riêng.