Quyết định 53/2013/QĐ-UBND quản lý, bảo vệ, đầu tư khai thác di tích, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 53/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Nguyễn Xuân Tiến |
Ngày ban hành: | 19/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2013/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 19 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, ĐẦU TƯ KHAI THÁC DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, bảo vệ, đầu tư khai thác di tích, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, ĐẦU TƯ KHAI THÁC DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về quản lý, bảo vệ, đầu tư khai thác di tích, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, gồm:
1. Cắm mốc ranh giới di tích; tổ chức giải tỏa các vi phạm; trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong quản lý và bảo vệ di tích.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị được giao quản lý, đầu tư khai thác di tích, sử dụng giá trị của di tích vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ và khai thác di tích.
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ di tích đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cán bộ, nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong bảo vệ và tôn tạo di tích.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện và xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, phát huy giá trị của di tích nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3. Lập quy hoạch, dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhằm khai thác giá trị của di tích; đầu tư khai thác di tích phải đảm bảo giá trị nguyên gốc của di tích, đặc trưng văn hóa của di tích, làm gia tăng giá trị của di tích và phù hợp với quy hoạch chung về loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.
Chương 2.
NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC DI TÍCH
Điều 3. Phạm vi bảo vệ di tích
1. Khu vực 1: Là vùng có các yếu tố cấu thành di tích đã được xác định trong hồ sơ di tích; đây là khu vực được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian.
2. Khu vực 2: Là vùng bao quanh khu vực 1 hoặc tiếp giáp khu vực 1 đã được xác định trong hồ sơ di tích; đây là khu vực được phép thiết lập các công trình phát huy giá trị của di tích.
Điều 4. Cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích.
1. Thực hiện việc lập hồ sơ, cắm mốc các khu vực bảo vệ di tích căn cứ vào hồ sơ di tích, gồm: Bản đồ khoanh vùng di tích, Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích; Việc cắm mốc khoanh vùng di tích do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện.
2. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc các vùng bảo vệ di tích, tiến hành bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, quản lý.
Điều 5. Tổ chức giải tỏa vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích.
1. Căn cứ vào hồ sơ khoa học của di tích, các công trình xây dựng vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích (kể cả công trình tạm) làm ảnh hưởng đến cảnh quan của di tích hoặc phát sinh ngoài quy hoạch di tích đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt do các đơn vị được giao quản lý khai thác di tích thiết lập trực tiếp (hoặc gián tiếp bằng hình thức cho thuê mặt bằng, không gian…); hoặc các hành vi lấn chiếm, vi phạm khu vực bảo vệ di tích khác phải bị giải tỏa và xử lý theo luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về di tích; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch giải tỏa các vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích đối với từng di tích cụ thể.
3. Sau khi tiến hành giải tỏa xong các vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích, Ủy ban nhân dân cấp huyện bàn giao hồ sơ cho cơ quan, đơn vị được giao quản lý di tích.
Điều 6. Quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích.
1. Việc quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích và các hoạt động nhằm sử dụng có hiệu quả giá trị của di tích, phát huy và làm gia tăng giá trị của di tích. Đối với các di tích được đưa vào khai thác, kinh doanh du lịch, việc quy hoạch phải thực hiện theo nguyên tắc:
a) Bảo vệ tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích.
b) Tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; quy hoạch (Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
c) Định hướng và thiết lập được các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với quy hoạch du lịch góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề khi tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi công tu bổ di tích: Thực hiện theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 – Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Hồ sơ quy hoạch di tích phải đảm bảo các nội dung:
a) Đánh giá đầy đủ, chi tiết hiện trạng của di tích (hiện trạng về môi trường, cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hóa, tình trạng đầu tư, khai thác…).
b) Xác định rõ các sản phẩm du lịch – dịch vụ, các loại hình du lịch; phân kỳ thực hiện chi tiết các nội dung và nguồn kinh phí thực hiện.
Điều 7. Nguồn kinh phí.
1. Kinh phí cắm mốc khu vực bảo vệ di tích: do ngân sách nhà nước đảm bảo (ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện).
2. Kinh phí giải tỏa: do đơn vị được giao quản lý, đầu tư khai thác di tích chi trả.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích, định hướng về lập quy hoạch, kế hoạch khai thác giá trị di tích nhằm phát triển du lịch theo Luật di sản văn hóa và Luật du lịch.
b) Thẩm định hồ sơ quy hoạch di tích; theo dõi, giám sát các hoạt động tôn tạo cảnh quan, tu bổ, tôn tạo di tích.
c) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lý các khu vực bảo vệ di tích, các hoạt động khai thác di tích.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Rà soát, lập kế hoạch và chủ trì thực hiện việc cắm mốc ranh giới bảo vệ di tích.
b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên khác nhằm bảo vệ giá trị của di tích.
c) Đánh giá tác động môi trường định kỳ đối với các dự án, công trình xây dựng nằm trong khu vực bảo vệ di tích hoặc có ảnh hưởng đến di tích.
d) Phối hợp với các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc quản lý môi trường, cảnh quan di tích.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng, thủy lợi ở các di tích.
b) Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế đối với các đơn vị được giao quản lý, khai thác di tích.
c) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về di tích và chính quyền địa phương nhằm khai thác hiệu quả và bền vững di tích.
4. Sở Xây dựng.
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, định hướng tổ chức khai thác không gian đối với những khu vực có cảnh quan gắn với di tích theo Luật di sản văn hóa.
b) Việc thẩm định các nội dung về xây dựng cơ bản của hồ sơ quy hoạch di tích nhằm đảm bảo tổ chức không gian theo nguyên tắc bảo tồn và khai thác phù hợp các giá trị của di tích, góp phần hình thành được các sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng.
c) Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai qui hoạch đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a) Tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư đối với di tích, đặc biệt là công tác hậu kiểm; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các chủ đầu tư không thực hiện dự án đúng tiến độ và các nội dung đầu tư đã cam kết hoặc không đầu tư tôn tạo, chỉ khai thác trắng và làm xuống cấp di tích.
b) Tham mưu cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào di tích, phát huy giá trị của di tích.
6. Sở Thông tin và Truyền thông.
a) Thực hiện chức năng công tác quản lý nhà nước về thông tin truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị của di tích.
b) Tham mưu các biện pháp, phương pháp đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về giá trị của di tích đối với các hoạt động báo chí, xuất bản.
7. Sở Khoa học và Công nghệ.
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm kiện toàn cơ chế chính sách về bảo vệ và phát huy di tích.
b) Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng của địa phương.
8. Sở Tài chính.
Tham mưu cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện: việc cắm mốc di tích, đầu tư tôn tạo các di tích thuộc quản lý của nhà nước, nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
9. Công an tỉnh.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc thực thi pháp luật đối với công tác bảo vệ di tích.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát huy di tích.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cắm mốc bảo vệ di tích.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác di tích thuộc địa bàn quản lý.
4. Xử lý kịp thời các vi phạm Luật di sản văn hóa trên địa bàn quản lý, chủ động triển khai công tác giải tỏa các vi phạm đối với di tích.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ di tích đến các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cán bộ, nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về giá trị của di tích.
2. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di tích.
3. Bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, các ban ngành khác trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
5. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được giao quản lý khai thác di tích trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát huy giá trị di tích.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý, khai thác di tích.
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ di tích đến các toàn thể nhân viên trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về giá trị của di tích.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động làm sai lệch, suy giảm giá trị của di tích.
4. Thực hiện đầu tư đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
5. Đầu tư các sản phẩm, loại hình du lịch, dịch vụ đặc trưng, phù hợp với định hướng quy hoạch về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của địa phương và quốc gia.
6. Hàng năm lập, đăng ký và thực hiện kế hoạch tôn tạo cảnh quan, môi trường; phân bổ kinh phí tái đầu tư làm gia tăng giá trị của di tích.
7. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Thông báo kịp thời các hoạt động, hành vi xâm hại đến di tích đến cơ quan quản lý nhà nước về di tích và chính quyền địa phương các cấp.
8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý về công tác bảo vệ, phát huy, đầu tư cho cơ quan quản lý chuyên ngành về di sản văn hóa là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích.
Điều 12. Điều khoản thi hành.
Các Sở, ban ngành, đơn vị theo phân công, thực hiện nghiêm túc quy định này; trong trường hợp nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, bất cập phải phản ánh ngay về cơ quan chuyên ngành quản lý di tích là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi quy định cho phù hợp./
Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Ban hành: 28/12/2012 | Cập nhật: 16/01/2013
Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Ban hành: 18/09/2012 | Cập nhật: 20/09/2012
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2003/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 02/10/2010
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2008 Ban hành: 28/12/2007 | Cập nhật: 18/12/2012
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 82/2000/QĐ-UB quy định trích lập, quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 26/11/2007 | Cập nhật: 11/12/2007
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định về tổ chức và quản lý bến xe, điểm đỗ xe ô tô chở khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 13/12/2007 | Cập nhật: 14/01/2008
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 10/12/2007 | Cập nhật: 01/04/2011
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Chương trình Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 24/11/2007 | Cập nhật: 15/10/2014
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định giá lúa tính thuế sử dụng đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 12/12/2007 | Cập nhật: 22/03/2010
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND ban hành quy định bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 16/10/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Tiền Giang và chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 22/10/2007 | Cập nhật: 11/06/2014
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện chương trình tín dụng vệ sinh hộ gia đình thuộc dự án: Cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh Ban hành: 15/10/2007 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định định mức chi đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 19/10/2007 | Cập nhật: 09/11/2007
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định giá tối thiểu các loại lâm sản phụ và động vật rừng tịch thu sung quỹ Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 24/10/2007 | Cập nhật: 31/10/2007
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 16/08/2007 | Cập nhật: 02/01/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 25/09/2007 | Cập nhật: 19/10/2007
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND Quy định xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa đến 2010 Ban hành: 21/08/2007 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND giải thể Ban chỉ đạo cải cách hành chính Ban hành: 21/08/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy định tạm thời quy trình thủ tục đầu tư và quy chế phối hợp giữa cơ quan trong việc giải quyết thủ tục đầu tư theo cơ chế “một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 30/07/2007 | Cập nhật: 01/04/2011
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 56/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 09/07/2007 | Cập nhật: 23/06/2010
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 07/08/2007 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND thu phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 13/08/2007 | Cập nhật: 26/04/2011
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 01/08/2007 | Cập nhật: 22/03/2011
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ năm 2007 Ban hành: 01/08/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 13/06/2007 | Cập nhật: 20/07/2010
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 16/07/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - phần còn lại Khu đô thị mới Cầu Giấy (phục vụ dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung khu vực) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 30/03/2007 | Cập nhật: 01/12/2007
Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2007 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 08/03/2007 | Cập nhật: 13/11/2007