Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 454/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Xuân Bình
Ngày ban hành: 02/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 454/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 02 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 150/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 16/TTr-SNN ngày 14/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020 (kèm theo phụ lục) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch; nâng cao độ che phủ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học, phấn đấu thực hiện hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố đến năm 2020 và mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

- Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển, ven sông; phục hồi và phát triển rừng đặc dụng và trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 2,51%/năm; đạt tỷ trọng 0,25% trong tổng cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có; phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng diện tích rừng là 24.238,1 ha; độ che phủ rừng và cây xanh là 24%; trồng cây xanh tạo cảnh quan 834.000 cây..

2. Nội dung nhiệm vụ

a) Bảo vệ rừng:

Bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có (18.705,4 ha).

Trong đó:

- Diện tích rừng được ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí bảo vệ là 8.181 ha/năm, bao gồm: Rừng ngập mặn ven biển, ven sông 2.400,9 ha; rừng trồng đồi núi 2.024,0 ha; rừng tự nhiên đồi núi khu vực xung yếu của Vườn Quốc gia Cát Bà 3.756,1 ha.

- Diện tích rừng còn lại thuộc vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà, rừng nghèo kiệt trên núi đá vôi, rừng mới trồng, rừng thưa do lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ.

b) Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: 1.998,63 ha.

c) Trồng rừng mới: 5.532,7 ha.

Trong đó:

- Trồng rừng theo các dự án đang thực hiện: 518,4 ha.

- Phấn đấu khai thác các nguồn vốn khác: 5.014,3 ha.

Phân theo các loại rừng như sau:

- Trồng phục hồi rừng đặc dụng: 1.663,3 ha;

- Trồng rừng phòng hộ: 3.869,5 ha, bao gồm: Rừng đồi núi 840,2 ha; rừng ngập mặn 3.029,3 ha.

d) Trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác: 93,2 ha.

e) Trồng bổ sung cải tạo rừng đặc dụng: 259,56 ha.

g) Trồng cây xanh tạo cảnh quan: 834.000 cây.

3. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn

Tổng vốn đầu tư:

770.435,81 triệu đồng.

Phân theo nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Vốn đầu tư phát triển:

118.225,88 triệu đồng.

(Bao gồm: Trồng mới rừng 518,4 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 1998,63 ha; cải tạo rừng 259,56 ha; chăm sóc bảo vệ rừng trồng 447,53 ha của các dự án đang thực hiện).

+ Ngân sách Trung ương:

106.890,24 triệu đồng.

+ Ngân sách thành phố:

11.335,64 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp kinh tế của thành phố:

58.061,93 triệu đồng.

(Bao gồm: Hỗ trợ bảo vệ rừng hàng năm và hỗ trợ trồng cây xanh tạo cảnh quan)

- Vốn huy động khác:

594.148,00 triệu đồng.

(Bao gồm: Kinh phí trồng mới rừng, trồng thay thế rừng chuyển mục đích sử dụng, vốn huy động xã hội hóa trồng cây xanh tạo cảnh quan)

4. Các giải pháp thực hiện

a) Về tuyên truyền và nâng cao nhận thức

Xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền tại các địa phương, ưu tiên các địa phương có hoạt động sản xuất lâm nghiệp; định kỳ thực hiện chuyên mục truyền hình, đăng tải các bản tin sản xuất lâm nghiệp, cảnh báo cháy rừng và ứng phó biến đổi khí hậu.

b) Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các Sở, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương có rừng trong công tác thanh tra, kiểm tra các đề án, dự án, chương trình bảo vệ và phát triển rừng.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Xây dựng các phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với từng địa bàn, khu vực.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh rừng; phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư thôn và hợp tác xã.

c) Về cơ chế chính sách hỗ trợ

Thành phố quy định cụ thể đối tượng hỗ trợ và mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng hàng năm và bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách thành phố thực hiện theo quy định.

d) Về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng

- Rà soát quy hoạch chi tiết diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp; xây dựng bản đồ quy hoạch chi tiết; xác định ranh giới và cắm mốc giới ổn định các loại rừng theo quy định.

- Tổ chức rà soát công tác giao đất, giao rừng; lập phương án giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức kinh tế, xã hội; thực hiện phân định ranh giới, cắm mốc trên thực địa, đảm bảo rừng có chủ quản lý theo luật định.

- Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa đất lâm nghiệp quy mô tối thiểu 01 ha trở lên để phát triển trang trại, gia trại rừng.

e) Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng chăm sóc bảo vệ rừng phù hợp với điều kiện từng khu vực,

- Tổng kết và nhân rộng mô hình quản lý bảo vệ rừng ngập mặn của cộng đồng dân cư theo hướng cùng chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích sử dụng rừng.

f) Về huy động vốn đầu tư thực hiện

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương hoàn thành các dự án trồng rừng đang triển khai.

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách thành phố đối ứng các dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Vốn sự nghiệp kinh tế thành phố hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trồng cây xanh tạo cảnh quan, giống cây trồng lâm nghiệp, theo dõi diễn biến rừng và hoạt động khuyến lâm.

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác đầu tư trồng phục hồi và trồng mới rừng, cụ thể: Vốn đầu tư nước ngoài (WB, KfW), thực hiện dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển giai đoạn 2017-2022; dự án Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực Đồng bằng Sông Hồng; vốn lồng ghép thực hiện các chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, vốn duy tu đê điều, vốn doanh nghiệp đầu trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ môi trường rừng, vốn xã hội hóa đầu tư trồng rừng và trồng cây xanh tạo cảnh quan,...

g) Về hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường hoạt động hợp tác về: Bảo vệ và phát triển rừng, kinh doanh rừng, cho thuê môi trường rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và các chương phát triển lâm nghiệp bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ban Chỉ đạo thành phố về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn năm 2011-2020 nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020; căn cứ kế hoạch khối lượng và vốn Trung ương (nếu có) và thành phố giao hàng năm, phân khai chi tiết kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các hạng mục công trình lâm nghiệp khác để giao các đơn vị, chủ dự án triển khai thực hiện; chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai thi công công trình và phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình hoàn thành theo đúng quy chế quản lý đầu tư công trình lâm sinh của Chính phủ và các quy định hiện hành; chỉ đạo các biện pháp phòng chống, chữa cháy rừng thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, chủ dự án triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đã được phê duyệt; chủ trì chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Kế hoạch phòng chống cháy rừng của các địa phương; định kỳ tháng, quý, năm, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí các nguồn vốn để thực hiện, hoàn thành các nội dung kế hoạch đã được phê duyệt.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan rà soát quy hoạch sử dụng đất để giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các chủ đầu tư dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác phải thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố khai thác hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ứng phó biến đổi khí hậu.

5. Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan quản lý, thực hiện trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị; kiểm tra, giám sát xây dựng các công trình hạ tầng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý xây dựng.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Chỉ đạo và tổ chức các biện pháp phòng chống, chữa cháy rừng trên địa bàn.

7. Các Ban quản lý dự án cơ sở có trách nhiệm tổ chức lập, thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng phương án làm dịch vụ phát triển rừng cho các thành phần kinh tế, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương tổ chức thi công công trình.

7. Hộ gia đình, tổ chức được giao rừng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo đúng mục đích, đúng kế hoạch và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như điều 3;
- CPVP;
- CV: NN, ĐC, XD, CT;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Bình

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chỉ tiêu nhiệm vụ

Đơn vị tính

Tổng cộng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Bảo vệ rừng

Ha/năm

18.705,40

18.705,40

18.705,40

18.705,40

18.705,40

Tr. đó: Ngân sách thành phố hỗ trợ bảo vệ rừng

Ha/năm

8.181,00

8.181,00

8.181,00

8.181,00

8.181,00

Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

Khoanh nuôi tái sinh rừng

Ha.

1.998,63

500,00

500,00

500,00

498,63

Trồng mới rừng

Ha

5,532,79

763,51

1.600,00

1.600,00

1.514,29

Trồng rừng phòng hộ ven biển, ven sông

Ha

3.029,29

300,00

1.200,00

1.200,00

329,29

Trồng phục hồi rừng đặc dụng Vườn quốc gia Cát Bà

Ha

1.663,30

60,00

500,00

500,00

603,30

Trồng rừng đồi núi

Ha

840,20

200,00

200,00

200,00

240,20

Trồng cải tạo rừng

Ha

259,56

65,00

65,00

65,00

64,56

Trồng cải tạo rừng đặc dụng Vườn quốc gia Cát Bà

Ha

259,56

65,00

65,00

65,00

64,56

Trồng bổ sung cải tạo rừng huyện Bạch Long Vỹ

Ha

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng khác

Ha

93,20

20,00

20,00

20,00

33,20

Các hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

Trồng cây xanh tạo cảnh quan

Nghìn cây

834,00

208,50

208,50

208,50

208,50

Ngân sách thành phố hỗ trợ

Nghìn cây

278,00

69,50

69,50

69,50

69,50

Huy động tổ chức, cá nhân tự trồng

Nghìn cây

556,00

139,00

139,00

139,00

139,00

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

K. lượng

Đơn giá (Tr.đồng)

Tổng cộng (Tr.đồng)

Chia ra

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng vốn đầu tư

 

 

 

770.435,81

137.385,88

208.448,90

208.501,00

204.633,09

I

Vốn sự nghiệp kinh tế

 

 

 

58.061,93

14.515,48

14.515,48

14.515,48

14.515,48

1

Bảo vệ rừng (Phụ lục số 03)

Ha/năm

8.181,0

0,5

16.361,93

4.090,48

4.090,48

4.090,48

4.090,48

2

Trồng cây xanh tạo cảnh quan (Phụ lục số 06)

Cây

278.000,0

0,15

41.700,00

10.425,00

10.425,00

10.425,00

10.425,00

II

Vốn đầu tư phát triển rừng

 

 

 

118.225,88

50.020,40

25.083,42

17.135,52

14.519,61

*

Vốn NS Trung ương

 

 

 

106.890,24

43.861,30

22.712,92

15.686,42

13.162,67

*

Vốn NS thành phố

 

 

 

11.335,64

6.159,10

2.370,50

1.449,10

1.356,94

1

DA phục hồi và phát triển rừng ven biển quần đảo Cát Bà giai đoạn 2016-2020

 

 

 

48.460,78

12.250,00

12.250,00

12.250,00

11.710,78

 

- Khoanh nuôi có trồng bổ sung

Ha

1.998,63

6,0

11.991,78

3.000,00

3.000,00

3.000,00

2.991,78

 

- Trồng rừng

Ha

234,91

100,0

23.491,00

6.000,00

6.000,00

6.000,00

5.491,00

 

- Cải tạo rừng đồi núi

Ha

259,56

50,0

12.978,00

3.250,00

3.250,00

3.250,00

3.228,00

 

Ngân sách Trung ương

 

 

 

46.037,74

11.637,50

11.637,50

11.637,50

11.125,24

 

Ngân sách thành phố

 

 

 

2.423,04

612,50

612,50

612,50

585,54

2

DA phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông

 

264,00

DA

39.906,90

22.136,20

11.225,20

4.176,20

2.369,30

 

Ngân sách Trung ương

 

 

 

35.621,30

19.759,00

10.376,00

3.619,50

1.866,80

 

Ngân sách thành phố

 

 

 

4.285,60

2.377,20

849,20

556,70

502,50

3

DA tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển I

Ha

93,70

DA

25.201,20

11.694,20

1.096,22

504,32

439,53

 

Ngân sách Trung ương

 

 

 

21.742,20

9.605,80

249,42

249,42

170,63

 

Ngăn sách thành phố

 

 

 

3.459,00

2.088,40

846,80

254,90

268,90

4

DA Trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc thích ứng với biến đổi khí hậu huyện Bạch Long Vỹ

Ha

35,23

DA

4.657,00

3.940,00

512,00

205,00

 

 

Ngân sách trung ương

 

 

 

3.489,00

2.859,00

450,00

180,00

 

 

Ngân sách thành phố

 

 

 

1.168,00

1.081,00

62,00

25,00

 

III

Vốn huy động khác

 

 

 

594.148,00

72.850,00

168.850,00

176.850,00

175.598,00

1

Trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng

Ha

93,20

100,0

9.320,00

2.000,00

2.000,00

2.000,00

3.320,00

2

Trồng cây xanh tạo cảnh quan (các tổ chức, cá nhân

Cây

556.000,00

 

83.400,00

20.850,00

20.850,00

20.850,00

20.850,00

3

Huy động nguồn vốn đầu tư khác trồng rừng (WB, KFW...)

Ha

5.014,28

100,0

501.428,00

50.000,00

146.000,00

154.000,00

151.428,00

 

PHỤ LỤC 03

KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HỖ TRỢ BẢO VỆ RỪNG HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Đơn vị thực hiện

Khối lượng (Ha)

Đơn giá
(1.000 đồng)

Thành tiền
(1.000 đồng)

I

Hỗ trợ bảo vệ rừng

8.181,0

450

3.681.432,00

1

Vườn quốc gia Cát Bà

4.184,3

450

1.882.935,00

 

Rừng tự nhiên đồi núi khu vực xung yếu

3.756,1

450

1.690.245,00

 

Rừng tự nhiên ngập mặn

223,4

450

100.530,00

 

Rừng trồng

204,8

450

92.160,00

2

Huyện Cát Hải

904,4

450

406.962,00

 

Rừng trồng đồi núi

408,1

450

183.645,00

 

Rừng ngập mặn

496,3

450

223.317,00

3

Quận Đồ Sơn

346,6

450

155.970,00

 

Rừng trồng đồi núi

168,4

450

75.780,00

 

Rừng ngập mặn

178,2

450

80.190,00

4

Quận Kiến An (Rừng trồng đồi núi)

174,7

450

78.615,00

5

Huyện Tiên Lãng (Rừng ngập mặn)

809,3

450

364.185,00

6

Huyện Kiến Thụy

333,2

450

149.940,00

 

Rừng trồng đồi núi

18,2

450

8.190,00

 

Rừng ngập mặn

315,0

450

141.750,00

7

Huyện An Lão (Rừng trồng đồi núi)

96,1

450

43.245,00

8

Huyện Thủy Nguyên

1.130,6

450

508.770,00

 

Rừng trồng đồi núi

885,5

450

398.475,00

 

Rừng ngập mặn

245,1

450

110.295,00

9

Quận Dương Kinh (Rừng ngập mặn)

119,1

450

53.595,00

10

Bạch Long Vỹ (Rừng đồi núi)

68,2

450

30.690,00

11

Quận Hải An (Rừng ngập mặn)

14,5

450

6.525,00

II

Chi quản lý, chỉ đạo các cấp và lập hồ sơ giao khoán bảo vệ

8.181,0

50

409.050,00

 

Tổng cộng

8.181,0

500

4.090.482,00

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH TẠO CẢNH QUAN GIAI ĐOẠN 2017 -2020
(Kèm theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Địa phương

Tổng số cây

Vốn ngân sách thành phố hỗ trợ

Vốn huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư

Số cây trồng (cây)

Đơn giá tạm tính (1.000 đồng/cây)

Kinh phí (1.000 đồng)

Số cây trồng (cây)

Đơn giá tạm tính (1.000 đồng /cây)

Kinh phí (1.000 đồng)

Tổng

Đường giao thông thôn, xã

Các công sở, trường học, nghĩa trang, công trình văn hóa, làng nghề

Tổng

Khu vực Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp

Khu dân cư nông thôn, vườn đồi, vườn tạp..

1

H. Tiên Lãng

132.000

44.000

20.000

24.000

150

6.600.000

88.000

40.000

48.000

150

13.200.000

2

H. Vĩnh Bảo

174.000

58.000

28.000

30.000

150

8.700.000

116.000

55.000

61.000

150

17.400.000

3

H. Kiến Thụy

102.000

34.000

18.000

16.000

150

5.100.000

68.000

28.000

40.000

150

10.200.000

4

H. An Lão

90.000

30.000

15.000

15.000

150

4.500.000

60.000

25.000

35.000

150

9.000.000

5

H. An Dương

90.000

30.000

15.000

15.000

150

4.500.000

60.000

25.000

35.000

150

9.000.000

6

H.Thủy Nguyên

210.000

70.000

30.000

40.000

150

10.500.000

140.000

70.000

70.000

150

21.000.000

7

H. Cát Hải

36.000

12.000

6,000

6.000

150

1.800.000

24.000

10.000

14.000

150

3.600.000

 

Tổng cộng

834.000

278.000

132.000

146.000

150

41.700.000

556.000

253.000

303.000

150

83.400.000

Ghi chú:

- Ngân sách thành phố hỗ trợ cây giống trồng tạo cảnh quan khu vực công cộng các xã NTM

+ Số lượng cây: 278.000 cây.

+ Tiêu chuẩn cây: Cao 3,0-3,5 m; đường kính gốc 5 >= 7cm.

- Huy động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tổ chức trồng cây cải tạo vườn tạp, vườn đồi, các cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh

+ Số lượng cây: 556.000 cây.

+ Loài cây: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây bóng mát....;

 

PHỤ LỤC 05

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ DIỆN TÍCH CÓ RỪNG CHUYỂN ĐỔI SANG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

ĐVT: ha

TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Số Văn bản đầu tư/ngày/tháng

Địa điểm xây dựng

Tổng diện tích sử dụng

DT có rừng phải trồng thay thế

1

Dự án khai thác silic làm phụ gia sản xuất xi măng

Cty Cổ phần thương mại Minh Tân

Giấy CNĐT 02121000324 ngày 09/02/2010

Núi Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên

5,40

5,40

2

Dự án khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tuy len

Cty Cổ phần cơ khí và xây dựng Thuận Thiên

Giấy CNĐT 02121000405 ngày 20/01/2012

Núi Niêm Sơn Nội, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên

21,40

21,40

3

Dự án đầu tư khai thác đất núi làm vật liệu san lấp

Cty TNHH MTV Thanh Niên

Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 27/12/2013

Núi Dinh Sen, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên

1,50

1,40

4

Dự án đầu tư xây dựng Nghĩa trang cát táng Thủy Sơn

Công ty Cổ phần Minh phúc

Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 09/02/2011 của UBND thành phố

Núi Sơn Đào, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên

12,70

8,50

5

Dự án khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch

Công ty Cổ phần Đại Tín

Giấy phép số 2103/GP-UBND ngày 26/10/2006

Núi Dừa, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên

5,00

5,00

6

Dự án khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng số 9

Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 11/04/2013

Phía đông núi Dinh Sen, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên

9,50

9,50

7

Dự án xây dựng cơ sở sửa chữa tàu biển Đông Đô

Công ty Cổ phần hàng hải Đông Đô

Quyết định 1791/QĐ-UBND ngày 24/9/2007

Các xã: Phục Lễ, Tam Hưng

27,00

17,70

8

Dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng

Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 07/01/2008

Núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên

3,00

3,00

9

Dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp

Công ty XNK và Thương mại Hiệp Cường

CV số 1521/VP-DDC1 ngày 19/6/2015 của Văn phòng UBND thành phố

Núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên

6,60

6,60

10

Dự án Khu du lịch sinh thái quốc tế GIICO

Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư quốc tế GIICO

Giấy chứng nhận đầu tư số 02121000356 ngày 8/10/2010 của UBND thành phố

Rừng ngập mặn ven biển xã Xuân Đám, Cát Hải

181,88

14,70

 

Tổng cộng

 

 

 

273,98

93,20