Quyết định 2259/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý tiếp nhận tại Trung tâm phục vụ hành chính công và Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý và giải quyết của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: 2259/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Văn Trăm
Ngày ban hành: 28/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bổ trợ tư pháp, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2259/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 28 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TIẾP NHẬN TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ, GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1540/QĐ-BTP ngày 06/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp, pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của của Bộ Tư pháp;

Thực hiện Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Văn phòng UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã về việc cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 81/TTr-STP ngày 05/9/2018 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 1981/TTr-VPUBND ngày 25/9/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý tiếp nhận tại Trung tâm phục vụ hành chính công, tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý và giải quyết của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước (phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ:

- Phụ lục 4, thuộc Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Phước, được ban hành kèm theo Quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về công bố Danh mục thủ tục hành chính Tiếp nhận và Trả kết quả tại Trung tâm hành chính công, tiếp nhận và thực hiện tại Sở Tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Mục phần I, Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước (từ trang 07 đến hết trang 32) được ban hành kèm theo Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Bổ trợ tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý và quyền giải quyết của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 3. Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, TTTH-CB, TTHCC;
- Lưu: VT, KSTTHC (Ch).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH.

STT

Mã số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

 

Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý cấp tỉnh

1

BTP-277437

Cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

 

2

BTP-277438

Chấm dứt đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

BTP-277440

Cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp Pháp lý năm 2017;

- Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Sở Tư pháp

2

BTP-277441

Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Sở Tư pháp

3

BTP-277442

Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Sở Tư pháp

4

BTP-277443

Thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Sở Tư pháp

B. TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ SỞ TƯ PHÁP.

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH.

STT

Mã số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

 

 

Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý

 

1

BTP-277436

Lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư

 

2

BTP-277435

Lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

BPC-284463

Yêu cầu trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/2/2010.

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

2

BTP-277444

Giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Trợ giúp pháp lý

- Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý - Giám đốc Sở Tư pháp

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ VÀ BÃI BỎ, PHỤ LỤC 4

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Mã số hồ sơ

LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1

BPC-281434

Yêu Cầu trợ giúp pháp lý

2

BPC-281435

Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

3

BPC-281436

Công nhận và cấp thẻ cộng tác viên

4

BPC-281437

Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

5

BPC-281438

Thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

6

BPC-281439

Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

7

BPC-281440

Thay đổi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

8

BPC-281441

Thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

9

BPC-281442

Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

10

BPC-281443

Đề nghị thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

 

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG:

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH:

1. Cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277437

a) Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến bộ phận tiếp nhận của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: Số 727 QL14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-05).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhân được đơn đề nghị của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nhưng Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được cấp lại.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu TP-TGPL-05).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nhưng Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: Sở Tư pháp (thành phố)………………………………

1. Tên tổ chức (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa):

Tên giao dịch (nếu có):

Địa chỉ trụ sở:

Điện thoại:............................... Fax:………………………………. Email:

2. Đại diện theo pháp luật của tổ chức:

Họ và tên (chữ in hoa):

Chức danh:

Điện thoại:............................... Fax:………………………………. Email:

3. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý số: …………………………. do

………………………………………………… cấp ngày:

4. Lý do cấp lại:…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

………………, ngày ……… tháng …… năm ………
Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

2. Thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277438

a) Trình tự thực hiện:

- Trường hợp tổ chức đăng ký tham gia tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: Số 727 QL14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản thông báo về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp Bình Phước.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277440

a) Trình tự thực hiện:

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: Số 727 QL 14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

* Lưu ý: Việc nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên được thực hiện như sau:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác nộp các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ: Đơn đề nghị làm cộng tác viên; Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3 cm đến Trung tâm.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL - 10);

- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước lựa chọn hồ sơ, trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, cấp thẻ cộng tác viên.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp thẻ cộng tác viên TGPL của Giám đốc Sở Tư pháp.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (mẫu TP-TGPL-10).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

…………….., ngày   tháng   năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước

Tên tôi là:...............................................................................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ….. Giới tính (Nam/Nữ):..................................................................

Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân:.......................................................................

Địa chỉ thường trú..................................................................................................................

Chức danh đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu..........................................................................

Điện thoại …………………..Điện thoại di động.........................................................................

Email.....................................................................................................................................

Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý, tôi thấy mình có đủ điều kiện và có nguyện vọng trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước ………………….. thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định để Giám đốc Sở Tư pháp, thành phố ………………….. cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho tôi.

Tôi chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định.

2. Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277441

a) Trình tự thực hiện:

- Trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được, cộng tác viên làm đơn đề nghị cấp lại thẻ kèm theo 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm gửi Trung tâm.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra danh sách cộng tác viên theo số thẻ đã cấp cho cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên cho người đề nghị.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (mẫu TP-TGPL-11);

- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp thẻ cộng tác viên nhưng thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Giám đốc Trung tâm đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên của Giám đốc Sở Tư pháp.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp thẻ cộng tác viên nhưng thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên TGPL ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 15/11/2017 (mẫu TP-TGPL-11).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

……………, ngày   tháng   năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI THẺ CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước

Tên tôi là:...........................................................................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm …….. Giới tính (Nam/Nữ):...........................................................

Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân:...................................................................

Địa chỉ thường trú..............................................................................................................

Đã được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý số:…………………..ngày............................

Điện thoại ………………….. Điện thoại di động....................................................................

Email.................................................................................................................................

Tôi đề nghị được cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, lý do:

Bị hư hỏng

Bị mất

Tôi chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên, đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các thủ tục để cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho tôi.

3. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277442

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến bộ phận tiếp nhận của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: Số 727 QL14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia đủ điều kiện. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương. Trường hợp thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải có văn bản thông báo để Sở Tư pháp xem xét, cập nhật danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương và thông báo về Bộ Tư pháp.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-01);

- Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-02);

- Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

- Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện sau: Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

- Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện sau: Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật; và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu TP-TGPL-01);

- Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu TP-TGPL-02).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: Sở Tư pháp (thành phố)

1. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa):

Tên giao dịch (nếu có):

Địa chỉ trụ sở:

Điện thoại:………………….. Fax:………………….. Email:

2. Quyết định thành lập số: …………………..do ……………………………. cấp ngày:

3. Giấy đăng ký hoạt động số: …………………..do ………………………… cấp ngày:

4. Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:

Họ và tên (chữ in hoa):

Chức danh:

Điện thoại: ………………….. Fax:………………….. Email:

5. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với nội dung như sau:

5.1. Người được trợ giúp pháp lý:

5.2. Hình thức trợ giúp pháp lý:

5.3. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý:

5.4. Phạm vi trợ giúp pháp lý:

…………, ngày…… tháng…… năm……
Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

DANH SÁCH LUẬT SƯ, TƯ VẤN VIÊN PHÁP LUẬT ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Stt

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh (Luật sư hoặc tư vấn viên pháp luật)

Số điện thoại /Email liên hệ

Số năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

…………, ngày…… tháng…… năm……
Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

4. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277443

a) Trình tự thực hiện:

- Khi muốn thay đổi nội dung của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: Số 727 QL14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, nơi đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp bổ sung nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-04);

- Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có nguyện vọng thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được bổ sung nội dung thay đổi.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-04).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: Sở Tư pháp (thành phố)…………………..…………………..

1. Tên tổ chức (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa):

Tên giao dịch (nếu có):

Địa chỉ trụ sở:

Điện thoại:………..………………….. Fax:……….………………….. Email: ….

2. Đại diện theo pháp luật là ông (bà) (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa):

Chức danh: ...

Điện thoại:…………………………..Fax:………………………….. Email: ….

3. Đã được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý số: …………. ngày:…………………..

4. Nay đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý như sau (chỉ ghi những nội dung đề nghị thay đổi):

- Người được trợ giúp pháp lý:

- Hình thức trợ giúp pháp lý:

- Lĩnh vực trợ giúp pháp lý:

- Phạm vi trợ giúp pháp lý:

- Các nội dung khác (nội dung mục 1, 2, 3 của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý): …………………..…………………..…………………..

………………, ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TIẾP NHẬN, THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ SỞ TƯ PHÁP.

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH.

1. Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư. Mã số hồ sơ: BTP-277436

a) Trình tự thực hiện:

- Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).

- Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư.

- Thông báo lựa chọn luật sư được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những nội dung: Số lượng luật sư dự kiến lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; các yêu cầu khác (nếu có).

- Trên cơ sở thông báo lựa chọn luật sư, luật sư nộp hồ sơ về Trung tâm (thời hạn nộp hồ sơ quy định tại thông báo lựa chọn luật sư; bảo đảm thời hạn tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải).

- Tổ đánh giá luật sư hoàn thành việc đánh giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Luật sư phải có số điểm đánh giá từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm. Quá thời hạn trên mà luật sư được lựa chọn không ký hợp đồng thì Trung tâm thông báo để ký hợp đồng với luật sư có số điểm cao kế tiếp sau (nếu còn).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc qua dịch vụ Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký hợp đồng lao động đồng ý cho luật sư tham gia ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bản sao thẻ luật sư;

- Bản giới thiệu về quá trình hành nghề của luật sư, vụ việc tham gia tố tụng, kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý;

- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn luật sư (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Luật sư tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm và luật sư.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Luật sư có đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

+ Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;

+ Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.

- Luật sư đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm. Cụ thể:

+ Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

+ Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

+ Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

+ Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

+ Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. Lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật. Mã số hồ sơ: BTP-277435

a) Trình tự thực hiện:

- Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Sở Tư pháp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là tổ chức).

- Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức.

- Thông báo lựa chọn tổ chức được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những nội dung: số lượng tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; các yêu cầu khác (nếu có).

- Trên cơ sở thông báo lựa chọn tổ chức, tổ chức nộp hồ sơ về Sở Tư pháp (thời hạn nộp hồ sơ quy định tại thông báo lựa chọn tổ chức; bảo đảm thời hạn tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải).

- Tổ đánh giá tổ chức hoàn thành việc đánh giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Tổ chức phải có số điểm đánh giá từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp. Quá thời hạn trên mà tổ chức được lựa chọn không ký hợp đồng thì Sở Tư pháp thông báo để ký hợp đồng với tổ chức có số điểm cao kế tiếp sau (nếu còn).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản giới thiệu về tổ chức và hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức (kèm theo bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật), vụ việc tham gia tố tụng, kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất và các nội dung khác;

- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá tổ chức phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Sở Tư pháp và tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

+ Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý;

+ Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;

+ Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

- Tổ chức đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm. Cụ thể:

+ Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

+ Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

+ Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

+ Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

+ Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BPC-284363

a) Trình tự thực hiện:

- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyên yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua fax, hình thức điện tử.

* Lưu ý: Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Phước; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Vụ việc được thụ lý.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/2/2010;

- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…….., ngày … tháng … năm 20……

ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: …………………..(1)…………………..

Họ và tên: …………………..…………………..(2 hoặc 2a)...........................................................

Ngày, tháng, năm sinh: …………………..…………………..Giới tính:...........................................

Địa chỉ liên hệ:........................................................................................................................

Điện thoại:.............................................................................................................................

CMND số: ............................................................................................... cấp ngày ………………….. tại ………….

…………………..………………….. Dân tộc:..............................................................................

Diện người được trợ giúp pháp lý:.........................................................................................

Nội dung vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý:

Tài liệu gửi kèm theo đơn:......................................................................................................

Ghi chú: ................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị ....(1).... xem xét trợ giúp pháp lý.

 

NGƯỜI YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

(2): Tên người được trợ giúp pháp lý

(2a): Tên người đại diện, người giám hộ cho người được trợ giúp pháp lý.

2. Giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ: BTP-277444

a) Trình tự thực hiện:

- Người được trợ giúp pháp lý có quyền gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với những hành vi quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

b) Cách thức thực hiện: Nộp đơn khiếu nại đến người đứng đầu của tổ chức, thực hiện trợ giúp pháp lý.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Đơn khiếu nại và các giấy tờ có liên quan.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Đối với người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại;

- Đối với Giám đốc Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Người đứng đầu của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Giám đốc Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Khi có căn cứ cho rằng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình như: từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010