Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 2201/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Huỳnh Thị Hằng
Ngày ban hành: 06/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2201/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 06 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;

Căn cứ Chương trình s06-CTr/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 746/SKHCN-QLKH ngày 23/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ KH&CN (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, các Phòng: KGVX, TH;
- L
ưu VT(T-2131/8).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2201/QĐ-UBND ngày 06/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề án: Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước.

3. Cách thức tổ chức thực hiện: Đấu thầu chn đơn vị thực hiện.

4. Thời gian thực hiện: Năm 2017.

II. MỤC TIÊU

1. Tính cấp thiết

Bình Phước là tnh phía Tây vùng Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2 và dân số là 956.449 người; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia, phía Nam giáp tnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; có 11 đơn vị hành chính, gồm 03 thị xã: Đng Xoài, Bình Long, Phước Long và 08 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh và Phú Riềng.

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Phước đã có sự phát triển khá nhanh; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ KH&CN của tnh có bước chuyển biến tích cực; số lượng đào tạo ngày càng tăng, nhất là đào tạo sau đại học và đào tạo ở nước ngoài. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ, công chức ngành KH&CN cũng được nâng cao, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phước. Chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã được cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực KH&CN của tnh được nâng lên rõ rệt và ngày càng được chuẩn hóa theo hướng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức cấp bách trong phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng như: Slượng và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp và chủ yếu làm công tác quản lý, khả năng đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực KH&CN ở tuyến huyện và cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt, cán bộ làm công tác quản lý hoạt động KH&CN ở các huyện, thị xã đều phải kiêm nhiệm và gặp khó khăn về biên chế chuyên trách. Năng lực KH&CN của tỉnh còn yếu, tỉnh không có các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có tầm khu vực và cả nước, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Đầu tư cho KH&CN của xã hội còn thiếu cả về lượng và chất. Hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn và các ngành khoa học mới. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính “đột phá” của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN còn những mặt chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của mỗi cấp, mỗi ngành; năng lực, trình độ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là cấp cơ sở. Tính chuyên nghiệp hóa vẫn còn thấp; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tin trong công tác lãnh đạo quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Cơ cấu đội ngũ cán bộ KH&CN thiếu đồng bộ, chưa cân đối, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Do đó, việc hoàn thiện, bổ sung các tiêu chí đánh giá để phát triển nguồn nhân lực KH&CN sẽ giúp các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước lý giải một số vn đtrong việc đào tạo và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần phân tích những chính sách chưa (hoặc không) phù hợp trong giáo dục, đào tạo, KH&CN. Đng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh đtìm ra giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong thời gian tới phù hợp, hiệu quả hơn. Việc xây dựng và thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước” có vai trò quan trọng, cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

2. Mc tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Bình Phước. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực có vai trò quyết định, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mc tiêu cthể

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung phát triển nguồn nhân lực về KH&CN, đánh giá, phân tích rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Khc phục những khó khăn, hạn chế nhằm phát triển, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ cao, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN cho những ngành, lĩnh vực có vai trò quyết định, để KH&CN thực sự là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững.

3. Cơ sở thực hiện đề án

3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) số 29/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2014;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định s194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thtướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020.

3.2. Các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 22/9/2009 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Thông báo kết luận số 234-KL/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về khoa học công nghệ và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học - công nghệ từ nay đến năm 2020;

- Chương trình số 06-CTr/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng;

- Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tnh giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

- Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tnh Bình Phước;

- Công văn số 2799/UBND-KTTH ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh về việc thuận chủ trương xây dựng Đề án ngành khoa học và công nghệ.

3.3. Cơ sở thực tiễn

Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được thng lợi cn phải có nguồn nhân lực biết phát huy cao độ nội lực và sử dụng có hiệu quả ngoại lực đkết hợp thành sức mnh tổng hợp, trong đó nguồn nhân lực KH&CN chính là lực lượng nòng cốt của quá trình đó. Nhận rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực KH&CN trong công cuộc đổi mới và phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiu chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy sự lớn mnh cả về lượng và chất của đội ngũ này. Theo đó, nhiu năm nay, nguồn nhân lực KH&CN nước ta đã được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, so với những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong xu thế Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nn kinh tế thế giới thì nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam vẫn còn có nhiu điểm hạn chế:

- Lực lượng nhân lực KH&CN còn quá nhỏ bé so với yêu cầu, mới chỉ chiếm 17,5% lao động xã hội, đặc biệt thiếu nhân lực KH&CN trình độ cao trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam được đánh giá ở mức rất khả quan, song vấn đề cung nhân lực cho lĩnh vực này lại vừa thiếu, vừa yếu.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là yêu cầu đi tắt đón đu về công nghệ. Hiện nay, Việt Nam rất thiếu nguồn nhân lực KHCN ở các ngành mũi nhọn.

- Cơ chế trả lương đang còn bị chi phối bởi quy định của nhà nước về lương tối thiểu, thang, bảng lương. Hiện nay, mức lương mà nhân lực KH&CN được chi trả chưa phản ánh đầy đủ các chi phí tối thiểu để đảm bảo tái sản xuất giản đơn. Nhiều yếu tố cấu thành của tiền lương tối thiểu tính thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường, như chi phí đi lại, ăn ... Bên cnh đó, mức tiền lương này hầu như không dựa trên sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, mà là sự áp đặt theo hướng bám chặt vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Chính những quy định này đã làm hạn chế năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực KH&CN.

Đánh giá về những nhược điểm, yếu kém của lực lượng cán bộ KH&CN nước ta, Hội nghị Trung ương khóa IX đã chra rằng: “Đội ngũ cán bộ KH&CN vẫn còn thiếu, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề và phân bố. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ KHCN phát triển chậm, nhiu mặt còn thp so với nhiu nước trong khu vực. Thiếu quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thiếu những tập thể mạnh và gắn kết trong hợp tác nghiên cứu. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ KH&CN bị giảm sút. Hiệu quả sử dụng cán bộ KH&CN nhìn chung còn thp... Công tác bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chưa được chú trọng đúng mức”. Để giải quyết những bất cập như vậy về vấn đề nguồn lực cán bộ KH&CN, chúng ta phải có chiến lược xây dựng, phát triển nguồn lực con người theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng KH&CN và hội nhập quốc tế.

một số địa phương đã ban hành chính sách thu hút nhân lực, như: UBND TP. Đà Nng với Quyết định số 86/2000/QĐ-UB ngày 02/8/2000 và Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007; UBND tỉnh Quảng Ngãi với Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008; UBND TP. Hà Ni với Quyết đnh số 91/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009; UBND tỉnh Bình Dương với Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 và gần đây là UBND TP. Cần Thơ đã có Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 ban hành Quy định thực hiện Chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực. Song thực tiễn vẫn chưa đạt hiệu quả bi mỗi địa phương đều có đặc điểm riêng.

Trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN và đội ngũ trí thức tỉnh Bình Phước, năm 2014, Sở KH&CN đã phi hp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “Điều tra thực trạng đội ngũ trí thức tnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới” nhằm đánh giá, phân tích rõ thực trạng đội ngũ trí thức tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế của đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức để xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Bình Phước vững mạnh toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài nói trên đã hệ thống những vấn đề lý luận chung liên quan đến trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức, phân tích thực trạng tình hình đội ngũ trí thức và công tác trí thức ở tnh Bình Phước, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế của đội ngũ trí thức và công tác trí thức ở tỉnh Bình Phước. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu có giá trị khoa học, là cơ sở ban đầu để Đán phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai và đi vào thực tiễn trong công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng, góp phần đưa ngành KH&CN thực sự là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

4. Cách tiếp cận, phương pháp điều tra và xây dựng Đề án

4.1. Cách tiếp cận

- Các Nghị quyết, Chthị của Trung ương Đảng, chỉ đạo của Chính phủ.

- Dựa vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN của quốc gia, định hướng phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.

- Các Nghị quyết, Chthị của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lĩnh vực KH&CN.

- Quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tnh, các Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

- Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành có liên quan như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp...

4.2. Phương pháp điều tra và xây dựng Đề án

4.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Thu thập và tổng hợp tài liệu, số liệu liên quan đến việc thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh như: hiện trạng nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh; các chủ trương, chính sách của tỉnh trong công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là nhân lực KH&CN.

4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Tiến hành điều tra qua phiếu, phỏng vấn và quan sát thực tế hiện trường. Việc điều tra tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu.

- Tình hình nhân lực (nhân lực có trình độ cao) đang làm việc trong các sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập, xử lý các số liệu điều tra, số liệu phân tích bằng phần mềm chuyên dụng.

4.2.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các chuyên gia về thực trạng các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm xác định thực trạng, tiềm năng và xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

Phần 1: Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực KH&CN

- Khái quát về nguồn nhân lực KH&CN.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực KH&CN.

- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN của một số địa phương.

Phần 2: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Bình Phước (từ năm 2010 - đến nay)

- Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước.

- Tổng quan về nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Bình Phước.

- Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN trên các ngành, lĩnh vực cụ thể (công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục...).

- Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Bình Phước.

- Thực trạng thu hút, sử dụng nhân lực KH&CN ở tỉnh Bình Phước.

- Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc đối với nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước.

- Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước (thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; dự báo nhu cầu, xu hướng phát triển nguồn nhân lực KH&CN).

- Đánh giá cơ cấu nhân lực KH&CN của các ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Những vấn đề đặt ra trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tnh Bình Phước.

Phần 3: Nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030

- Quan điểm, mục tiêu trong đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nhận diện, dự báo nhu cầu đào tạo và xu hướng phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN tnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội của tỉnh đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030.

IV. KẾT CẤU ĐỀ ÁN

Phần Giới thiệu chung

Phần 1: Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

Phần 2: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Bình Phước.

Phần 3: Nhiệm v, giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phần 4: Tổ chức thực hiện.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ đã giao năm 2017.