Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2016 về phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ
Số hiệu: 418/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 418/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐỐI VỚI NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Quyết định này.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: GD&ĐT, TP;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA ĐỐI VỚI NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số
418/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

I. THỦ TỤC TIẾN SĨ

1. Nội dung đơn giản hóa

Về thành phần hồ sơ: Quy định rõ thành phần hồ sơ dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng: ứng viên có thể nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu trong trường hp nộp hồ sơ trực tiếp, nộp bản sao có chứng thực trong trường hp gửi qua đường bưu điện.

2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bsung Điều 10 Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT).

II. THỦ TỤC BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Nội dung đơn giản hóa

Quy định theo hướng:

a) Quy định rõ trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ của nghiên cứu sinh và của đơn vị chuyên môn. Cụ thể:

- Các thành phần hồ sơ nghiên cứu sinh phải chuẩn bị:

+ Luận án và tóm tắt luận án;

+ Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);

+ Chứng chỉ ngoại ngữ của nghiên cứu sinh;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (đối với công trình có đồng tác giả).

- Các thành phần hồ sơ đơn vị chuyên môn phải chuẩn bị như:

+ Biên bản chi tiết nội dung thảo luận tại các phiên họp đánh giá luận án cấp cơ sở;

+ Hai bản nhận xét của hai người phản biện luận án;

+ Các tài liệu khác theo quy định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo.

b) Bỏ các thành phần hồ sơ do cơ sở đào tạo tạo lập trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và một số thành phần hồ sơ không cn thiết, như:

- Bản kê khai danh Mục và sao chụp những bài báo, công trình công bố liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;

- Chứng chỉ ngoại ngữ của nghiên cứu sinh;

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ;

- Danh sách các đơn vị và cá nhân được gửi tóm tắt luận án;

- Bản sao quyết định công nhận nghiên cứu sinh và quyết định về những thay đổi trong quá trình đào tạo;

- Bản sao bảng Điểm các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ, các học phần bổ sung, các học phần của chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, Điểm tiểu luận tổng quan.

c) Quy định luận án và tóm tắt luận án được ghi trong đĩa CD để đăng tải lên website để tránh tốn kém, lãng phí đồng thời thuận lợi cho công tác quản lý, lưu trữ.

2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Điều 33 Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT .

III. THỦ TỤC CẤP BẰNG TIẾN SĨ

1. Nội dung đơn giản hóa

a) Bỏ quy định nghiên cứu sinh phải nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ cho Thư viện của cơ sở đào tạo hoặc Thư viện quốc gia, cụ thể:

+ Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện và danh sách thành viên Hội đồng;

+ Các bản nhận xét của tất cả các thành viên Hội đồng;

+ Biên bản và nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện;

+ Văn bản báo cáo chi tiết về các Điểm đã bổ sung, sửa chữa trong luận án (nếu có) theo nghị quyết của Hội đồng cấp trường hoặc viện, có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện.

b) Bỏ quy định yêu cầu nghiên cứu sinh nộp thành phần hồ sơ cho cơ sở đào tạo, như:

+ Biên bn chi tiết diễn biến của buổi bảo vệ luận án, câu hỏi của các thành viên Hội đồng đánh giá luận án và những người tham dự, trả lời của nghiên cứu sinh cho từng câu hỏi;

+ Nghị quyết của Hội đồng;

+ Các bản nhận xét của tất cả các thành viên của Hội đồng, của các cơ quan và các nhà khoa học gửi tới Hội đồng;

+ Biên bản kiểm phiếu và các phiếu đánh giá;

+ Bản nhận xét, đánh giá của tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh;

+ Danh sách Hội đồng có chữ ký của các thành viên tham dự buổi bảo vệ;

+ Tờ báo đăng tin hay bản sao chụp bản tin đăng báo ngày bảo vệ (trừ những luận án bảo vệ theo chế độ mật);

+ Bản in trang thông tin “Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án” trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Quy định giao trách nhiệm cho cơ sở đào tạo thực hiện đăng tin bảo vệ luận án (trừ luận án bảo vệ theo chế độ mật) cũng như gửi thông tin “Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án” để đăng trên trang Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 43 Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT;

- Sửa đổi, bổ sung Khoản 24 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ./.

Điều 10. Thông báo tuyển sinh

1. Chậm nhất ba tháng trước mỗi kỳ tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải ra thông báo tuyển sinh và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để báo cáo

*Khoản này được sửa đổi bởi khoản 4 điều 1 Thông tư 05/2012/TT-BGDĐT

4. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chậm nhất ba tháng trước mỗi kỳ tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải ra thông báo tuyển sinh.”*

2. Thông báo tuyển sinh phải niêm yết tại cơ sở đào tạo, gửi đến các cơ quan đơn vị có liên quan, đăng trên trang web của cơ sở đào tạo và trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gửi đến địa chỉ: duatin@moet.edu.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, trong đó nêu rõ:

a) Chỉ tiêu tuyển sinh của từng chuyên ngành đào tạo do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định căn cứ tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo và trên cơ sở năng lực chuyên môn, yêu cầu nghiên cứu, cơ sở vật chất… của từng chuyên ngành;

b) Kế hoạch tuyển sinh;

c) Hồ sơ dự tuyển và thời gian nhận hồ sơ;

d) Thời gian xét tuyển, thời gian công bố kết quả tuyển chọn và thời gian nhập học;

đ) Danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu kèm theo danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh có thể tiếp nhận theo từng hướng nghiên cứu hoặc lĩnh vực nghiên cứu (mẫu 6 Phụ lục I);

e) Các yêu cầu, thông tin cần thiết khác đối với thí sinh trong kỳ tuyển sinh.

Xem nội dung VB
Điều 43. Hoàn thiện hồ sơ cấp bằng tiến sĩ
...

2. Bản luận án nộp các Thư viện gồm hai phần:

a) Phần một là toàn văn bản luận án đã được bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện (nếu có);

b) Phần hai là các tài liệu của phiên họp bảo vệ, đánh giá luận án cấp trường hoặc viện, đóng quyển cùng với luận án, bao gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện và danh sách thành viên Hội đồng.

- Các bản nhận xét của tất cả các thành viên Hội đồng.

- Biên bản và nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện.

- Văn bản báo cáo chi tiết về các điểm đã bổ sung, sửa chữa trong luận án (nếu có) theo nghị quyết của Hội đồng cấp trường hoặc viện, có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện.

3. Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ của nghiên cứu sinh bao gồm:

a) Biên bản chi tiết diễn biến của buổi bảo vệ luận án, câu hỏi của các thành viên Hội đồng đánh giá luận án và những người tham dự, trả lời của nghiên cứu sinh cho từng câu hỏi;

b) Nghị quyết của Hội đồng;

c) Các bản nhận xét của tất cả các thành viên của Hội đồng, của các cơ quan và các nhà khoa học gửi tới Hội đồng;

d) Biên bản kiểm phiếu và các phiếu đánh giá;

đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh;

e) Danh sách Hội đồng có chữ ký của các thành viên tham dự buổi bảo vệ;

g) Giấy biên nhận luận án và tóm tắt luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam;

h) Tờ báo đăng tin hay bản sao chụp bản tin đăng báo ngày bảo vệ (trừ những luận án bảo vệ theo chế độ mật);

i) Bản in trang thông tin Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

k) Các tài liệu khác theo quy định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo. Hồ sơ này phải được lưu trữ lâu dài tại cơ sở đào tạo.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
...

24. Khoản 1 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Đủ 3 tháng kể từ ngày bảo vệ thành công luận án tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện;

b) Đã chỉnh sửa, bổ sung những nội dung trong luận án theo nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường hoặc viện, đã được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và xác nhận, kể cả trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Quy chế này (nếu có);

c) Nghiên cứu sinh không có tên trong danh sách thẩm định luận án theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Quy chế này. Nếu là trường hợp cần thẩm định thì phải đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 40, khoản 3 Điều 41 của Quy chế này;

d) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam một bản luận án, một bản tóm tắt luận án, một đĩa CD ghi toàn văn luận án và tóm tắt luận án (bao gồm cả trang bìa), kể cả các luận án bảo vệ theo chế độ mật và các luận án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.”

Xem nội dung VB