Quyết định 1334/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch 60/KH-STP thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 1334/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lại Thanh Sơn
Ngày ban hành: 23/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1334/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 23 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của STư pháp tại Ttrình số 44/TTr-STP ngày 17/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch số 60/KH-STP ngày 17/8/2016 của Sở Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Lưu: VT, NC.
Bn điện tử:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND t
nh;
- CT, PCT TTUBND tỉnh;

- CVP, PVPNC, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, giai đoạn 2016-2020; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020 như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ CÔNG TÁC TƯ PHÁP 05 NĂM 2011-2015

Quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội XI về đánh giá tình hình 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X (2006 - 2010) và phương hướng, nhiệm vụ 05 năm 2011 - 2015; thực hiện Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 28/02/2010 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm (2006-2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015); căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã chỉ đạo thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở, Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phổ biến, quán triệt sâu rộng tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 05 năm 2011 - 2015 của đất nước, của tỉnh, từ đó chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công, qua đó đưa công tác tư pháp đạt được những kết quả toàn diện trên các mặt công tác, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 05 năm 2011-2015; kết quả cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC

1. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013

Trước khi tham mưu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 314/KH- HĐND ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; thực hiện tốt nhiệm vụ giúp HĐND tỉnh tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trên cơ sở Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 27/02/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 07/3/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về tổ chức hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, công tác tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện kịp thời và tạo ra sức lan tỏa trong cán bộ và nhân dân. Các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đều tích cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực với các hình thức phong phú, đa dạng nhằm giới  thiệu nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013. Công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp đã nêu bật được tinh thần, nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đi, bổ sung của Hiến pháp đến cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” được tổ chức thành công đã thực sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị pháp quan trọng với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, về công tác rà soát văn bản theo Hiến pháp, phần lớn các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện, thực hiện tốt việc đối chiếu, rà soát các văn bản QPPL theo quy định của Hiến pháp và theo đúng quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ; kết quả đã hoàn thành nhiệm vụ rà soát văn bản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 đúng tiến độ, có hiệu quả theo đúng mục đích, yêu cu của kế hoạch đã đề ra.

2. Công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL

a) Công tác xây dựng, thẩm định văn bản QPPL

Hàng năm, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Chương trình ban hành văn bản QPPL; thực hiện tt công tác xây dựng, tham gia ý kiến, thm định các dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo 100% văn bản QPPL của HĐND và UBND trước khi ban hành đều được ngành Tư pháp thẩm định nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thng nht và khả thi của văn bản khi được ban hành. Cht lượng thm định, tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản tiếp tục được nâng lên, nhiu nội dung thẩm định, tham gia ý kiến được các cấp, các ngành ghi nhận, tiếp thu vào trong dự thảo văn bản QPPL. Đặc biệt, Sở Tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ soát xét, hoàn thiện lần cuối dự thảo văn bản QPPL trước khi UBND tỉnh ký ban hành để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong văn bản QPPL của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 16/10/2012 về tổng kết Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự; thực hiện tốt nhiệm vụ giúp HĐND tỉnh tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai...

b) Công tác kiểm tra văn bn QPPL

Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; kịp thời phát hiện những sai sót hoặc những vi phạm trong việc ban hành văn bản QPPL của các cấp, các ngành; hàng năm, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL. Trên cơ sở đó, Sở đã thường xuyên giúp UBND tự kiểm tra văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Tổ chức kiểm tra văn bản theo thẩm quyền tại 10/10 huyện, thành ph; kiểm tra văn bản có chứa QPPL tại 05 Sở: Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên&Môi trường, Giao thông vận tải, Giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ, bãi bỏ, đính chính những văn bản có sai phạm, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thng nhất của hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở địa phương.

c) Công tác rà soát, hthống hóa văn bản QPPL

Công tác rà soát thường xuyên được thực hiện nghiêm túc, Sở đã thực hiện tốt các đợt rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề đối với văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về các lĩnh vực như: Công thương; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; phòng, chống mua bán người; các cam kết gia nhập WTO; văn bản QPPL của tỉnh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; văn bản QPPL liên quan đến đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn... Qua rà soát phát hiện các văn bản QPPL có căn cứ pháp lý thay đổi, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội kịp thời đề nghị HĐND, UBND bãi bỏ, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp. Cùng với đó, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch số 1030/KH-UBND ngày 06/5/2013 triển khai thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch 2790/KH-UBND ngày 21/10/2013 của UBND tỉnh về hệ thống hóa văn bản QPPL đến hết 31/12/2013; công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành từ 01/01/1997 đến 30/12/2009, ban hành năm 2010-2011, ban hành năm 2012 và trong kỳ hệ thống hóa 2009-2013; tập hợp văn bản ban hành trong năm 2014, 2015.

Đtạo cơ sở pháp cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh(1).

d) Công tác pháp chế

Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 25/10/2011 về triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; thường xuyên phối hợp với các cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ đối với các công chức pháp chế thông qua các việc cụ thể và tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu. Tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế tại các cơ quan đã giúp lãnh đạo cơ quan thực hiện công tác xây dựng văn bản từ việc xây dựng dự thảo văn bản do cơ quan được phân công chủ trì đến việc tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản theo yêu cầu...

e) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Hàng năm, Sở Tư pháp tham mưu Ban Điều hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch hoạt động; kịp thời kiện toàn thành viên Ban điều hành; phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; đồng thời cấp phát tài liệu tuyên truyền (sổ tay, tài liệu hỏi - đáp, tờ gấp pháp luật...) cho các doanh nghiệp.

3. Công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

a) Công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính

Quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính mặc dù là nhiệm vụ mới nhưng Sở Tư pháp đã tích cực triển khai thực hiện, từ việc củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ người làm công tác quản lý nhà nước và trực tiếp làm công tác xử vi phạm hành chính đến việc tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, tạo tiền đề để tổ chức thực hiện tốt hoạt động xử lý vi phạm hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2845/KH-UBND ngày 27/11/2012 về triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong công tác này, mặc dù Bộ Tư pháp chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định kèm theo Quy chế phi hợp quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh(2) nhằm tạo dựng hành lang pháp lý, xây dựng nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa công tác quản nhà nước về xử lý vi phạm hành chính đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả.

b) Công tác theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL)

Trong 5 năm, Sở Tư pháp đã thực hiện TDTHPL trong 11 lĩnh vực3. Bên cạnh đó, Sở thường xuyên hướng dẫn các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phthực hiện hoạt động TDTHPL trong các lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Qua hoạt động TDTHPL đã phát hiện những bất cập trong các quy định của pháp luật và trong cơ chế thực hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tổ chức tốt việc thi hành pháp luật đối với từng lĩnh vực được theo dõi. Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất sau hoạt động TDTHPL, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức sâu sắc hơn về việc tuân thủ pháp luật, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tích cực, hệ thống pháp luật cũng từ đó được các cơ quan có thẩm quyền xem xét hoàn thiện.

c) Công tác bồi thường nhà nước

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ban hành báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật.

4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)

Xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp, Sở thường xuyên chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL, qua đó huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia.

Với vai trò cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PHPBGDPL), STư pháp đã tham mưu UBND tỉnh thường xuyên kiện toàn Hội đồng PHPBGDPL tnh, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định s270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tăng cường PBGDPL cho thanh thiếu niên. Tham mưu Hội đồng PHPBGDPL tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật”, đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn th, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch. Tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng PHPBGDPL tnh, Ban chỉ đạo Đề án 270 triển khai các hoạt động PBGDPL như: tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền Chỉ thị số 09/CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Kế hoạch thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 19/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật... Đồng thời, trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011-2015; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 04/4/2011 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Chủ động tham mưu trin khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Bên cạnh đó, Sở thường xuyên phi hợp với các cấp, các ban, ngành, đoàn thtỉnh thực hiện tốt các nội dung, các chương trình tuyên truyền, PBGDPL đã ký kết, tập trung tuyên truyền, phổ biến những văn bản pháp luật liên quan đến những lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm của đời sống xã hội; lồng ghép tuyên truyn, PBGDPL các văn bản QPPL liên quan đến thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 05 năm của tỉnh; biên soạn và phát hành các cuốn Hỏi đáp pháp luật và tờ rơi, tờ gp pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần gii thiệu, quảng bá cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết về tiềm năng phát triển của Bắc Giang, phục vụ việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 05 năm (2011-2015) của tỉnh.

Đối với công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước: Sở Tư pháp phi hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Sở Văn hóa - Ththao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tiến hành rà soát, đánh giá các quy định pháp luật về hương ước, quy ước để phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, những vấn đề mới phát sinh trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, theo dõi, nm bt tình hình, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại các huyện, thành phố; với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh ký kết kế hoạch liên ngành về tuyên truyền, PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2015; biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, tổ chức tập huấn nghiệp vụ xây dựng quy ước, hương ước.

Công tác hòa giải được Sở quan tâm chỉ đạo thực hiện, Sở Tư pháp đã phi hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh ký kết kế hoạch liên ngành về thực hiện Kế hoạch số 2103/KH-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BTP của Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ strên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2011-2012. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc trong việc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở; tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên; thực hiện chương trình phối hợp, biên soạn các tài liệu pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL về công tác hòa giải ở cơ sở.

Nhằm đánh giá toàn diện chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật, Sở đã tiến hành kiểm tra tủ sách pháp luật ở toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời tổ chức hội thảo về công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật từ đó đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tủ sách pháp luật. Ngoài ra, Sở đã mua, cấp phát sách pháp luật trang bị cho tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

5. Công tác kiểm soát TTHC

Từ ngày 01/7/2013, Sở Tư pháp đã tiếp nhận công tác kiểm soát TTHC từ Văn phòng UBND tỉnh chuyển sang theo Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh. Để hoạt động kiểm soát TTHC duy trì ổn định, liên tục, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 447/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 về kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 448/2013/QĐ- UBND ngày 05/9/2013 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện thống kê, công bố, công khai TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2013 đến nay, hàng năm, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tnh ban hành và triển khai các kế hoạch kiểm soát TTHC, kế hoạch rà soát quy định, TTHC trọng tâm; tham mưu các quyết định công bố Bộ TTHC chung áp dụng tại cấp huyện, cấp xã; công bố phương án đơn giản hóa TTHC; kiểm soát công tác giải quyết TTHC của các sở, ngành, địa phương cho người dân, doanh nghiệp; tiếp nhận, phân loại, chuyên phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Thực hiện tốt việc tham gia ý kiến đối với TTHC quy định trong các dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện liên thông các TTHC “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”.

6. Công tác hành chính tư pháp

Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác đăng ký, quản hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và công tác chứng thực, kịp thời nắm bắt những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm ở cơ sở để uốn nắn, chỉnh đốn hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch(4), đồng thời tổ chức hội nghị triển khai ở cấp tỉnh; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Nghđịnh số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Triển khai phần mềm hộ tịch liên thông từ tỉnh đến cơ sở, tạo tiền đề triển khai Luật Hộ tịch đồng thời phục vụ cho việc hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

7. Công tác bổ trợ tư pháp

a) Về công chứng

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang(5). Tham mưu ban hành Quyết định quy định mức trần thù lao công chứng, dịch thuật trên địa bàn tỉnh(6). Các phòng công chứng, văn phòng công chứng đã thụ lý, giải quyết tt các hợp đồng, giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật.

b) Về bán đấu giá tài sản

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020” và rà soát, đánh giá đội ngũ đấu giá viên, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn. Trung tâm Dịch vụ bán đu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp đã tham mưu các biện pháp đtổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bán đấu giá tài sản theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, tỷ lệ giá bán vượt so với giá khởi điểm năm sau cao hơn nhiều so với năm trước.

c) Về luật sư

Chỉ đạo Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức thành công Đại hội luật sư lần thứ VI, nhiệm kỳ 2014-2019. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển hành nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh và Đề án “phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.

d) Về giám định tư pháp

Củng c, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đ án “Đi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Pháp y tỉnh Bắc Giang(7) Tiếp tục thực hiện Đ án “Đi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Chỉ thị s1958/CT-TTg về một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Triển khai thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp.

e) Về đăng ký giao dch bảo đảm

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA(8). Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm. Thực hiện tốt Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 06/3/2012 của UBND tỉnh kèm theo Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh giữa Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

f) Về Quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản

Ban hành Quyết định về việc giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 22/2015/NĐ-CP(9).

8. Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL)

Sở đã chỉ đạo Trung tâm TGPL triển khai thực hiện Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh về triển khai hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Sơn Đng giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời Sở tiếp tục chỉ đạo Trung tâm TGPL thực hiện Kế hoạch số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020. Bên cạnh đó, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 13/01/2012 phát triển TGPL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; hàng năm, xây dựng kế hoạch TGPL và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ, đạt chất lượng.

Hoạt động TGPL lưu động tiếp tục được tăng cường, thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách trợ giúp pháp lý, hướng công tác TGPL về cơ sở, đặc biệt quan tâm đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiu số sinh sống, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành (PHLN) về TGPL trong hoạt động tố tụng, hàng năm, Sở đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động của Hội đồng. Giúp Hội đồng PHLN tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC về trợ giúp pháp trong tố tụng. Phối hợp với các ngành thành viên Hội đồng thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của liên bộ: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TGPL cho các cộng tác viên, chuyên viên, trợ giúp viên pháp lý và cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ trại giam, nhà tạm giữ.

Đ tiếp tục củng c, kiện toàn Trung tâm Trợ giúp pháp lý, phát triển các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý theo quy hoạch, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định s 299/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 thành lập Chi nhánh TGPL số 3 tại huyện Sơn Động, nâng tng schi nhánh trên địa bàn tỉnh 03 chi nhánh. Tiến hành rà soát, củng cố kiện toàn đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm TGPL nâng cao chất lượng hoạt động TGPL.

9. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Hàng năm, Sở Tư pháp đã xây dựng và trin khai công tác thanh tra theo hướng dẫn, chỉ đạo của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và theo yêu cầu quản lý của ngành; thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, t cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh; ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phòng, chng tham nhũng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Từ năm 2011 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức 25 cuộc thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Qua thanh tra đã phát hiện sai sót, khuyết đim của các đơn vị được thanh tra, kịp thời yêu cầu các đơn vị kim điểm rút kinh nghiệm, khắc phục, sửa chữa những tồn tại, thiếu sót, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành.

10. Công tác tổ chức, xây dựng ngành

Sở thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, củng cố, kiện toàn về tổ chức của quan tư pháp, các chức danh tư pháp, phục vụ yêu cầu của xã hội. Năm 2011, Sở được UBND tỉnh giao 29 biên chế hành chính, 41 biên chế sự nghiệp và 04 hợp đồng theo Nghị định s68; năm 2015, Sở đã được giao được giao 33 biên chế hành chính, 48 biên chế sự nghiệp và 04 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

Ngay sau khi Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ban hành, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch trin khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV(10), ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp(11). Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ban hành quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện. Đội ngũ công chức của Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã cũng ngày càng được củng cố, kiện toàn, qua đó đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.

11. Công tác khác

Những năm qua, Sở luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tư pháp trên địa bàn theo hướng sâu sát, cụ thể, có trọng tâm, trọng đim; hàng năm Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt việc xây dựng, trin khai kịp thời kế hoạch công tác tư pháp chung của ngành và các kế hoạch công tác theo chuyên đ, lĩnh vực; đồng thời thực hiện tốt chế độ báo cáo thng kê định kỳ và đột xuất trên các mặt công tác tư pháp theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Sở Tư pháp tích cực thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai tốt các phong trào thi đua hàng năm đã tạo thêm sự phn khởi, khí thế và động lực mới, động viên các tập thể, cá nhân trong toàn ngành hăng hái thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ, qua đó hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn của ngành Tư pháp.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Sở bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh để tổ chức triển khai các kế hoạch, chương trình công tác tư pháp.

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ngành Tư pháp.

3. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng cao của các tập thể, cá nhân trong toàn ngành.

4. Nêu cao vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh và sự phi hp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thtừ tỉnh tới cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp.

III. HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, khuyết điểm

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác tư pháp, dẫn đến kết quả một số mặt công tác chưa cao.

- Một số đơn vị, cá nhân trong ngành Tư pháp chưa thực sự chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ, chất lượng thực hiện một số nhiệm vụ được giao còn hạn chế.

- Trong công tác văn bản, một số cơ quan tham mưu ban hành văn bản chưa phát hiện sự mâu thuẫn, không thống nhất của văn bản do cơ quan trung ương ban hành; văn bản chưa đảm bảo đúng cơ sở pháp lý, do đó tham mưu ban hành văn bản chưa chính xác. Sự phối hợp ở một số cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mưu giúp việc cho HĐND, UBND, nhất là ở cấp huyện trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản QPPL chưa được thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến một số văn bản có sai phạm về căn cứ pháp lý. Trong công tác kiểm tra, rà soát, một số sở, ngành và Phòng Tư pháp chưa thực sự chủ động, quan tâm thực hiện nên chất lượng kiểm tra, rà soát còn hạn chế, không thực hiện báo cáo theo đúng tiến độ, đã ảnh hưởng đến việc tổng hợp, xây dựng báo cáo của Sở Tư pháp.

- Trong công tác kiểm soát TTHC, việc chuẩn hóa TTHC của các lĩnh vực còn chậm so với kế hoạch. Việc giải quyết TTHC tại một số sở, ngành, địa phương còn chậm so với quy định và chưa đúng theo quy định của TTHC. Một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC.

- Việc triển khai kế hoạch, chương trình PBGDPL một số địa phương còn chậm. Kinh phí dành cho công tác PBGDPL ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số Đề án, Chương trình PBGDPL kinh phí còn ít.

- Chất lượng công tác đăng ký hộ tịch, chứng thực tại một số huyện, xã trên địa bàn tỉnh chưa cao, vẫn xảy ra tình trạng sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện.

- Công tác quản lý nhà nước đi với hoạt động btrợ tư pháp chưa thc schặt chẽ. Mt số tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Một số tổ chức chưa nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động về trình tự, thủ tục, ảnh hưởng đến kết quả chung trong lĩnh vực này.

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của một số đơn vị còn thiếu thông tin, số liệu chậm so với thời gian quy định, do đó ảnh hưởng tới công tác tổng hợp, nắm tình hình và chỉ đạo chung của tỉnh.

2. Nguyên nhân

- Nhn thức về vai trò công tác tư pháp của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế.

- Một số Phòng Tư pháp chưa tích cực chủ động tham mưu đ xut những biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chưa tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thở địa phương.

- Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

- Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến việc chun hóa TTHC thuộc thẩm quyền quản lý. Trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận, giải quyết TTHC còn hạn chế; công tác phối hợp giải quyết TTHC còn chưa tt.

- Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL có nơi chưa được quan tâm; thù lao dành cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Mục tiêu, yêu cầu đặt ra đi với hoạt động PBGDPL rất lớn nhưng do điều kiện kinh tế của địa phương nên việc btrí kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đối với cấp huyện và cấp xã.

- Chất lượng thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp-Htịch cấp xã còn hạn chế, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và nhiệm vụ công tác tư pháp nói chung ở cơ sở.

- Cơ chế chính sách đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp còn nhiều bất cập. Việc quản lý các hoạt động btrợ tư pháp còn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trên cơ sở chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp sự lãnh đo chỉ đạo của Tỉnh ủy, căn cứ chức năng, nhim vụ giai đoạn 2016 - 2021 ngành Tư pháp lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm tập trung triển khai thực hiện; bên cnh đó tập trung phi hợp giải quyết, khắc phục, nâng cao hiệu quả những mt công tác còn hạn chế, qua đó đem lại kết quả mới và toàn diện đối với các lĩnh vc công tác tư pháp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Tiếp tục quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ln thứ XVIII; tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch số 65/KH-STP ngày 30/11/2015 của Sở Tư pháp về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

1.2. Công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL, Quyết định số 353/2016/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định biện pháp thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL và chi tiết một sđiều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

- Nâng cao chất lượng soạn thảo, tham gia soạn thảo, thẩm định, hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, đảm bảo 100% văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp trước khi ban hành đều được ngành Tư pháp thm định, hoàn thiện bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nht, khả thi của văn bản QPPL.

- Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc xử lý những văn bản qua kiểm tra, rà soát phát hiện nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp bảo đảm 100% văn bản được phát hiện được xử lý theo quy định.

1.3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

- Thực hiện tốt việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở địa phương. Chủ động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật để có kiến nghị chính sách kịp thời. Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố theo dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của sở, ngành, địa phương.

1.4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tiếp tục tập trung triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Hiếp pháp theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

- Hướng công tác PBGDPL về cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Thường xuyên rà soát, kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL, các Ban Chỉ đạo, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL, Ban Chỉ đạo công tác PBGDPL các cấp nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác PBGDPL.

- Tham mưu cho Hội đồng PHPBGDPL triển khai có hiệu quả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” giai đoạn 2016-2020 ở các ngành, địa phương.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1441/KH-UBND ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện Đề án “Củng c, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nướccủa Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013- 2016.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc trong việc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ s; tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên; thực hiện chương trình phối hợp, biên soạn các tài liệu pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL về công tác hòa giải ở cơ sở.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật từ đó đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tủ sách pháp luật.

1.5. Công tác kiểm soát TTHC

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC. Đẩy mạnh công tác kiểm soát TTHC nhằm góp phần ci thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng các ý kiến tham gia đối với TTHC trong dự thảo văn bản QPPL; kịp thời thống kê, phối hợp trình công bố TTHC mới, bãi bỏ, hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung TTHC khi văn bản QPPL của trung ương có hiệu lực thi hành.

- Triển khai kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, kế hoạch rà soát quy định, TTHC trọng tâm giai đoạn 2016-2020, qua đó đưa ra các phương án đơn giản hóa nhằm cắt giảm trình tự, thủ tục, giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tiếp cận với TTHC.

- Thực hiện tốt Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thtục hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường công tác truyền thông hỗ trợ công tác kiểm soát TTHC; niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định, thủ tục hành chính.

1.6. Công tác h tịch chứng thực lý lịch tư pháp

- Tiếp tục đy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai các thủ tục giải quyết công việc; nâng cao chất lượng hoạt động; thực hiện có hiệu quả việc cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”.

- Tăng cường thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Hộ tịch.

- Vận hành tốt phần mềm hộ tịch phục vụ cho việc hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch.

2. Các nhiệm vụ thường xuyên cần tăng cường

2.1. Tổ chức việc lấy ý kiến của nhân dân tham gia vào các dự án, dự thảo văn bản Luật, văn bản QPPL của trung ương.

2.2. Tiếp tục triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả nội dung Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.3. Thực hiện tốt Luật Bồi thường trách nhiệm của nhà nước và các văn bản QPPL khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.

2.4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL nhằm đưa pháp luật đến với đông đảo người dân; tập trung tuyên truyền những văn bản pháp luật có liên quan đến những lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm với đời sống xã hội, nhất là những văn bản QPPL mới được ban hành, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức của cấp ủy và chính quyền cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện có kết quả các chương trình phi hợp PBGDPL đã ký kết; chủ động, tham gia tích cực vào hoạt động PBGDPL theo các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, an toàn giao thông. Nâng cao chất lượng, thời lượng các chuyên trang, chuyên mục về PBGDPL trên Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện, thành phố, hệ thống truyền thanh cơ sở và Trang thông tin điện tử.

2.5. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC, cải cách hành chính.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng TTHC được công bố và kịp thời, công khai văn bản, TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Trang thông tin về TTHC của tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC; bảo đảm thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định, thủ tục hành chính thường xuyên, liên tục; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2020.

2.6. Thực hiện tốt Luật Lý lịch Tư pháp, Luật Nuôi con nuôi và các văn bản QPPL khác có liên quan trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp; cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân theo quy định của pháp luật.

Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực sở.

2.7. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra để qua đó nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội công chứng viên tỉnh Bắc Giang.

Thực hiện tốt Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; phối hợp với Đoàn luật sư và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020; Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư trong việc quản lý hoạt động luật sư trên địa bàn.

Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Quyết định số 250/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 166/2012/QĐ- UBND ngày 14/6/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất đgiao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chú trọng phát triển nguồn đấu giá viên của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Đán “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động ttụng. Phi hp với các cơ quan hữu quan thực hiện tt Quyết định số 219/2013/QĐ-UBND ngày 31/5/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên tư pháp.

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 06/3/2012 của UBND tỉnh kèm theo Quy chế phi hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 13/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật về giao dịch bảo đảm.

2.8. Thực hiện tt Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan; Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025. Thực hiện phương châm hướng công tác TGPL về cơ sở, chú trọng các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Thực hiện tốt vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng. Phối hợp với các ngành thành viên Hội đồng thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của liên bộ: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng.

Nâng cao hiệu quả công tác TGPL tại trụ sở cũng như TGPL lưu động. Thực hiện tt hoạt động tư vn, đại diện bào chữa theo yêu cu của người được TGPL, bảo đảm việc trợ giúp được thực hiện kịp thời, chính xác và đúng pháp luật; tăng cường cử Trợ giúp viên tham gia tố tụng đảm bảo theo đúng tinh thần của Công văn số 383/BTP-TGPL ngày 05/02/2016 của Bộ Tư pháp về chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng đối với Trợ giúp viên pháp lý năm 2016.

2.9. Thực hiện tốt các văn bản về công tác thanh tra; tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tcáo; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định; tích cực triển khai các đợt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, công tác thanh tra theo thẩm quyền.

Thực hiện tt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, t cáo theo quy định. Giải quyết nhanh, gọn, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tcáo của công dân thuộc thẩm quyền. Phấn đấu giải quyết xong 90% trở lên các vụ việc mới phát sinh. Chú trọng việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử tố cáo đã có hiệu lực. Kết quả tổ chức thực hiện quyết định, kết luận đạt 80% trở lên.

2.10. Đy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực; thực hiện củng c, kiện toàn các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phối hợp với Sở Nội vụ, cấp ủy, chính quyền địa phương kiện toàn về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã theo Thông tư liên tịch s 23/2014/TTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, phấn đấu đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng cán bộ, đáp ng yêu cầu công tác tư pháp trong giai đoạn mới.

Thường xuyên duy trì thực hiện tốt kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động và Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; quan tâm chú trọng việc lựa chọn công chức, viên chức có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt để đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cũng như các chức danh tư pháp.

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp, kịp thời đề xuất những biện pháp tích cực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ngành. Duy trì, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của cơ quan, Quy chế chi tiêu nội bộ và sử dụng tài sản công, Quy chế văn hóa công sở. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc, khách quan công tác thi đua, khen thưởng. Phát động phong trào thi đua thiết thực, lập thành tích chào mừng và hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương và của ngành.

3. Giải pháp chủ yếu

Để các nhiệm vụ công tác giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả, Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.1. Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và UBND tnh, căn cứ tình hình thực tiễn của tỉnh để thực hiện việc xây dựng, tổ chức triển khai các kế hoạch, chương trình công tác tư pháp đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ngành Tư pháp đảm bảo sâu sát, quyết liệt trong thực hiện các nhiệm vụ.

3.3. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực cố gắng cao và sự đồng thuận của các tập thể và toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp.

3.4. Nêu cao vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh tới cơ strong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp.

3.5. Tiếp tục đy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn; năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý, tạo tiềm lực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị trong ngành căn cứ kế hoạch này quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; đồng thời thực hiện cụ thể hóa các nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm của đơn vị, địa phương.

2. Văn phòng Sở có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ phối hp các phòng, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ báo cáo kết quả theo quy định.

Trên đây là kế hoạch nhiệm vụ công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020 của Sở Tư pháp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Phòng TH-VP. Tỉnh ủy;
- Phòng Nội chính-VP.UBND tỉnh;
- Phòng TH-VP.UBND tỉnh;
- Lưu; VT, LĐVP, TH.
Bản điện tử:
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- PTP các huyện, TP.

GIÁM ĐỐC




Đặng Văn Nguyên

 



(1) Quyết định số 721/2014/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 ban hành Quy định rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.

(2) Quyết định số 462/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015.

3 Bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; công chứng, chứng thực; an toàn giao thông đường bộ; bán đấu giá tài sn; đăng ký, quản lý hộ tịch; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đt; cấp giấy phép xây dựng; bảo him xã hội; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông đường bộ.

(4) Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 03/4/2015 của UBND tnh về việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch.

(5) Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 17/01/2014 về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tnh Bc Giang”.

(6) Quyết định số 473/2015/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 quy định mức trần thù lao công chứng, dịch thuật trên địa bàn tỉnh Bc Giang.

(7) Quyết định s 244/QĐ-UBND ngày 05/3/2014 về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháptỉnh Bắc Giang; Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 về việc thành lập Trung tâm Pháp y tỉnh Bc Giang.

(8) Thông tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA ngày 05/11/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận ti, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bo đảm với tổ chức hành nghề công chng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản.

(9) Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thì hành một số điều ca Luật Phá sn về Quản tài viên và hành nghề quản , thanh lý tài sn.

(10) Kế hoạch s 35/KH-UBNĐ ngày 14/4/2015 của UBND tnh về trin khai thực hiện Thôngliên tch s 23/2014/TTLT-BTP-BNV .

(11) Quyết định số 128/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tnh ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ quyn hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp.





Kế hoạch 30/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh năm 2017 Ban hành: 13/02/2017 | Cập nhật: 11/03/2017

Kế hoạch 30/KH-UBND công tác văn thư, lưu trữ năm 2016 Ban hành: 04/03/2016 | Cập nhật: 11/03/2016

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010

Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản Ban hành: 04/03/2010 | Cập nhật: 10/03/2010