Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 30/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 22/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LP 1 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TNH LÀO CAI NĂM 2020

Căn cứ Chthị s16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục ph thông; căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch đảm bảo thiết bị dạy học tối thiu lớp 1 thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phthông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Xác định rõ danh mục thiết bị hiện có còn sử dụng được, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học ti thiểu lp 1, nguồn vốn, nhu cầu kinh phí, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan để tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục.

2. Yêu cầu:

- Ngành giáo dục các cấp và các ngành, UBND cấp huyện chủ động triển khai, thực hiện kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được phân công; đồng thời, có sự phi hợp chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện kế hoạch cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Khai thác tiềm năng, lợi thế ca mỗi địa phương cùng với sự đầu tư của Nhà nước; chú trọng huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan nắm vng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch để phối hp chặt chẽ trong quá trình triển khai.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về báo cáo, sơ kết, tổng kết.

II. PHẠM VI, ĐI TƯỢNG

1. Các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Đi tượng sử dụng:

a) Thiết bị dạy học tối thiểu cho học sinh: Số tự nhiên; phép tính; hình phẳng và hình khối; bộ thẻ chữ học vần thực hành.

b) Thiết bị dạy học tối thiểu cho trường, thiết bị dạy học tối thiểu cho lp học; các danh mục còn lại theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDDT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

III. V NGUYÊN TẮC

1. Sử dụng tối đa thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 hiện có đã mua sắm từ các năm học trước còn sử dụng được cho năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo.

2. Năm 2020, ưu tiên tập trung mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 15/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu ngay từ đầu năm học 2020-2021.

3. Rà soát, xác định danh mục, nhu cầu đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu chi tiết theo địa chỉ cụ thể đến từng cơ sở giáo dục, lớp học, đảm bảo đúng, đủ, tránh thừa, thiếu, lãng phí.

4. Việc đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu lp 1 phải căn cứ vào Đề án rà soát, điều chnh mạng lưới trường, lớp (xóa các điểm trường lẻ, đưa học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính...) và điều kiện cụ thể của địa phương.

5. Trước khi thực hiện, UBND cấp huyện tiếp tục rà soát, xác định rõ quy mô, danh mục, số lượng, đơn giá thiết bị, số trường, số lớp, số học sinh để đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo quy định.

6. Thời điểm xác định cơ sở dữ liệu xây dựng kế hoạch: Quy mô, số lượng trường, lp, học sinh năm học 2020-2021.

7. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về tính chính xác của số liệu, quy mô, danh mục, slượng, đơn giá thiết bị, tính hiệu quả trong đầu tư.

IV. TIÊU CHÍ ĐẦU TƯ THIT B DY HC TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lp 1 theo Thông tư s05/2019/TT-BGDĐT ngày 15/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Slượng thiết bị đảm bảo đủ thiết bị dạy học/trường, thiết bị dạy học/lớp, thiết bị dạy học/học sinh theo Thông tư số 05/2019/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Do đặc thù giáo dục vùng cao, trường tiểu học có nhiều điểm trường (trường chính và nhiều điểm trường), ở trường chính đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư số 05; đối với các điểm trường lẻ đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu: Thiết bị dạy học tối thiểu/lớp, thiết bị dạy học tối thiểu/học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng điểm trường, UBND cấp huyện có thể mua sắm một số thiết bị dạy học phù hợp.

4. Đối với thiết bị dạy học môn giáo dục thể chất, thiết bị dụng cụ thể thao tự chọn, trước mắt đầu tư 4/10 loại (dây nhảy tập thể dục; dây nhảy cá nhân; quả cầu đá; các bài nhạc dân vũ), tùy điều kiện cụ thể có thể bổ sung thêm một sthiết bị theo Thông tư số 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V. DANH MỤC THIT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU

1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư số 15/2009/TT-BGD&ĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn sử dụng được cho năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo.

2. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 theo Thông tư số 05/2019/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư này thay thế Thông tư số 15).

Các hạng mục khác: Xây dựng phòng học, nhà ăn, bếp; nhà vệ sinh, nhà tắm; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin... đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Kế hoạch s 313/KH-UBND ngày 28/11/2018 và Công văn 5998/UBND-TH ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 2531/KH-UBND ngày 21/8/2018, Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 07/5/2019 và Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh Lào Cai.

VI. KINH PHÍ VÀ NGUN VN THC HIỆN NĂM 2020

1. Kinh phí thực hiện: Căn cứ kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện năm 2020 (tại Quyết định số 4268/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020), khả năng cân đối ngân sách của các huyện, thị xã, thành ph, các nguồn vốn hợp pháp khác và kết quả rà soát nhu cầu thực tế, các địa phương thực hiện mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

Việc xác định kinh phí thực hiện trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân loại đối tượng sử dụng thiết bị theo Khoản 2 Phần II của Kế hoạch và rà soát điều chỉnh, sắp xếp, đánh giá hiện trạng thiết bị hiện có nhằm đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và hiệu quả.

2. Nguồn vốn thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và nguồn huy động từ xã hội; thực hiện lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án để thực hiện kế hoạch.

VII. CHỦ ĐẦU TƯ: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

VIII. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Quản lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học:

- Rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học chi tiết đến từng cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tnh Lào Cai.

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của các hoạt động quản lý tài sản, khai thác sử dụng thiết bị dạy học đối với cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh trong công tác dạy và học.

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng, lãnh đạo trường, giáo viên, nhân viên thiết bị và học sinh trong việc quản lý, khai thác sử dụng thiết bị dạy học góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng thiết bị dạy học theo quy định của chương trình giáo dục đi với từng khối, lớp và từng môn học.

- Quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học, phòng học bộ môn đúng mục đích, đảm bảo gọn gàng, khoa học, an toàn, đúng quy định.

- Đảm bo đầy đủ các loại hồ sơ, sổ quản lý thiết bị, phòng học bộ môn theo quy định; ghi chép, cập nhật số liệu đầy đủ, rõ ràng chính xác; thực hiện kiểm kê, xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp thiết bị còn sử dụng được và có kế hoạch mua sắm bổ sung; quản lý thiết bị dạy học đảm bảo đúng quy định.

- Khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học.

2. Thực hiện quyết liệt việc rà soát, điều chỉnh mạng lưi trưng, lớp học:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đán rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030 được phê duyệt tại Quyết định s2760/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Quyết liệt đưa học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính nhằm giảm số lớp, shọc sinh ở điểm trường l, tăng học sinh/lớp, tăng học sinh trường chính, thực hiện tinh giản biên chế, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (lưu ý điều kiện thực tế trong quá trình triển khai).

- Bảo đảm quđất để xây dựng các cơ sgiáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học.

3. Tăng cường nguồn lực đầu tư sở vật chất cho trường học:

- Lồng ghép htrợ thực hiện kế hoạch thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu.

- Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho cấp tiểu học và bảo đảm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; ưu tiên nơi điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư.

IX. TỔ CHỨC THC HIỆN

1. S Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Tham mưu tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện báo cáo định kỳ kết quả thực hiện, gửi UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với SKế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND cp huyện tham mưu cho UBND tỉnh giao nguồn vốn thực hiện nội dung kế hoạch.

- Phối hợp với các ngành chức năng bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

3. Sở Kế hoch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối, đảm bảo các nguồn vốn thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch được phê duyệt, tổ chức, triển khai thực hiện theo phân cấp quản lý đảm bo kế hoạch, tiến độ. Chịu trách nhiệm trước UBND tình về danh mục, quy mô, số lượng, đơn giá mua sắm thiết bị dạy học..., đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy và học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; giao Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố là cơ quan chủ trì giúp UBND cp huyện tchức thực hiện (gm cả các trường được giao tự chủ tài chính).

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, vận động nhân dân huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Thực hiện báo cáo định kỳ hằng tháng kết quả thực hiện, gửi UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

Căn cnội dung kế hoạch nêu trên, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trin khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND t
nh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, Tài chính, K
H&ĐT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH t
nh;
- CVP, PCVP3
;
- Lưu: VT, TH(1,3), BBT1, QLĐT1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh