Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đến năm 2015 và những năm tiếp theo
Số hiệu: | 1330/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Nguyễn Ngọc Toa |
Ngày ban hành: | 02/07/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1330/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 02 tháng 7 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở; Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020”;
Thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII;
Căn cứ Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020; Nghị quyết số 283/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 54/TTr-SYT ngày 25 tháng 3 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án phê duyệt tại Điều 1 và thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ trì Đề án theo quy định tại Điều 10 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (ban hành kèm theo Quyết định số 316-QĐ/TU ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ).
2. Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm đôn đốc Sở Y tế trong việc báo cáo thực hiện Đề án và tổng hợp xây dựng dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển văn hoá, xã hội theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan; UBND huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TIẾP TỤC CỦNG CỐ, HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1330/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La)
Phần I
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở.
2. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
3. Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020”.
4. Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện và Bệnh viện Đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 - 2010.
6. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 - 2015.
7. Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020; Nghị quyết số 283/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La khoá XII.
8. Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020.
9. Nghị quyết số 339/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh Sơn La về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015).
10. Quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020.
11. Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đề án nâng tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân từ 17,52 giường năm 2010 lên 22,09 giường năm 2015.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc với diện tích tự nhiên trên 14.174 km2, nối Sơn La với Hà Nội là Quốc lộ 6 tuyến đường huyết mạch vùng Tây Bắc. Địa hình phức tạp, hiểm trở giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế phát triển chậm.
Sơn La có 250 km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng - nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, trải dài qua 17 xã, thuộc 5 huyện của tỉnh, ngoài 2 cửa khẩu Quốc gia và 2 cửa khẩu phụ còn có rất nhiều đường tiểu ngạch đi lại giữa hai nước, với địa hình phức tạp như trên, công tác kiểm dịch biên giới gặp không ít khó khăn, thách thức.
Dân số tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011: 1.119.374 người; mật độ dân số trung bình ≈ 79 người/km2, có 10 huyện, 01 thành phố; 204 xã, phường, thị trấn, 3.280 bản, tổ, tiểu khu; trong đó 41 xã khu vực I, 73 xã khu vực II; 90 xã khu vực III. Có 17 xã biên giới, với 12 dân tộc anh em cùng chung sống.
Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Sơn La có mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần và đạt 810 USD vào năm 2011.
Nhờ có sự phát triển về kinh tế mà văn hoá xã hội của tỉnh Sơn La cũng có nhiều tiến bộ, trên 90% dân số tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng (92% dân số được xem truyền hình, 95% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh địa phương), số lần khám, chữa bệnh tính trên dân số toàn tỉnh hàng năm trung bình đạt 1,2 lần/người/năm.
Tuy nhiên, trình độ dân trí chung của Sơn La còn thấp, một bộ phận không nhỏ dân số còn chưa có kiến thức cơ bản việc tự phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Đời sống của một bộ phận đồng bào còn rất khó khăn, chưa đảm bảo các điều kiện cho chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số.
3. Tình hình bệnh tật và một số dự báo về tình hình bệnh tật trong những năm tiếp theo
Mô hình bệnh tật trong những năm gần đây có nhiều biến đổi. Mặc dù tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm nhưng lại xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (SARS, Cúm A/H5N1, Tay chân miệng...) và sự bùng phát một số bệnh dịch cũ như bệnh Dại, Tả, Sốt xuất huyết...
Các bệnh gây dịch đã được khống chế vẫn còn các yếu tố nguy cơ bùng phát như: Sốt rét, Lỵ, Thương hàn, Nhiệt thán.
Những nguy cơ dịch bệnh truyền qua biên giới, tác hại của biến đổi khí hậu, thiên tai thảm hoạ..., thường xuyên đe doạ sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng 1. Một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành trên địa bàn tỉnh Sơn La trong năm 2010 và 2011
STT |
Tên bệnh |
Tỷ lệ mắc trung bình giai đoạn 2006 - 2010 (số mắc/vạn dân) |
Tỷ lệ mắc trung bình năm 2011 (số mắc/vạn dân) |
1 |
Thương hàn |
5,3 |
0,089 |
2 |
Lỵ trực trùng |
5,34 |
47,3 |
3 |
Tiêu chảy |
1.184,01 |
1,163,53 |
4 |
Viêm não |
11,12 |
13,59 |
5 |
Thuỷ đậu |
40,26 |
34,25 |
6 |
Quai bị |
45,16 |
42,03 |
7 |
Sởi |
13,91 |
44,00 |
8 |
Tay chân miệng |
0 |
15,5 |
9 |
Dại |
0 |
0,45 |
10 |
Cúm A (H1N1) |
604,3 |
1,78 |
Trong những năm tiếp theo, dự báo dân số tỉnh tiếp tục tăng hàng năm và sẽ đạt khoảng 1,195 triệu dân vào năm 2015. Cơ cấu dân số biến đổi mạnh theo chiều hướng già hoá. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2009 cho thấy cơ cấu dân số biến đổi mạnh: Nhóm dân số trên 60 tuổi và nhóm dân số 15 - 49 tuổi tăng, nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá sẽ kéo theo sự gia tăng dân số các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hạ tầng như giao thông, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường...
Công tác di dân tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La tạo ra sự thay đổi cơ học lớn giữa các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt cường độ lưu thông giữa các vùng miền ngày càng tăng sẽ dẫn đến nguy cơ lan truyền một số bệnh dịch truyền nhiễm.
Các yếu tố tác động xấu đến sức khoẻ ngày càng gia tăng (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thay đổi lối sống...). Các vấn đề sức khoẻ chưa được nghiên cứu đầy đủ và phòng ngừa có hiệu quả như: Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc...
Nhóm các bệnh không lây nhiễm như: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, bệnh tim mạch ngày càng trở thành vấn đề sức khoẻ được ưu tiên, trong đó yêu cầu về dự phòng, phát hiện sớm và điều trị là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế.
Như vậy hệ thống y tế của tỉnh Sơn La cần có sự thay đổi về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như tăng cường đội ngũ cán bộ để đáp ứng được nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
I. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TỈNH SƠN LA
1. Hệ thống các bệnh viện tuyến huyện
1.1. Cơ sở hạ tầng
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Sơn La có 17 bệnh viện đang hoạt động (bệnh viện tâm thần đang xây dựng và chưa đi vào hoạt động), trong đó có 7 bệnh viện tuyến tỉnh (02 bệnh viện đa khoa, 05 bệnh viện chuyên khoa).
Hệ thống y tế cơ sở bao gồm 11 bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến huyện (tính cả Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên), 15 phòng khám đa khoa khu vực (thuộc sự quản lý của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện; trong đó có 02 phòng khám sắp giải thể là Phòng khám Đa khoa khu vực Gia Phù - huyện Phù Yên và Phòng khám Đa khoa khu vực Chiềng Khoang - huyện Quỳnh Nhai) với tổng số giường bệnh là 2.120 giường (không tính số giường bệnh tại các trạm y tế xã).
Thực hiện Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện và Bệnh viện Đa khoa khu vực đã sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 - 2010, các bệnh viện tuyến huyện đã từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống xử lý chất thải, đến nay đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, về cơ bản đáp ứng yêu cầu khi nâng tỷ lệ giường bệnh để đạt 22,09 giường bệnh/10.000 dân từ năm 2011 đến năm 2015.
Bảng 2. Quy mô và hoạt động chuyên môn các bệnh viện tuyến huyện trong năm 2011
STT |
Tên bệnh viện |
Tổng số giường |
Tổng số lượt khám năm 2011 |
Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2011 |
Công suất giường bệnh |
1 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
170 |
146.269 |
14.944 |
151,1% |
2 |
BVĐK Thuận Châu |
120 |
63.135 |
7.584 |
99% |
3 |
BVĐK huyện Mai Sơn |
180 |
66.689 |
9.614 |
81% |
4 |
BVĐK huyện Yên Châu |
80 |
31409 |
5.206 |
114,5% |
5 |
BVĐK huyện Mộc Châu |
130 |
30.589 |
7.363 |
102% |
6 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
100 |
39.863 |
7.244 |
148,3% |
7 |
BVĐK huyện Bắc Yên |
80 |
32.415 |
5.479 |
110,1% |
8 |
BVĐK huyện Sông Mã |
130 |
53.155 |
8.444 |
102,6% |
9 |
BVĐK huyện Sốp Cộp |
70 |
8.812 |
2.479 |
55,1% |
10 |
BVĐK huyện Quỳnh Nhai |
100 |
20.808 |
3.365 |
60% |
11 |
BVĐK huyện Mường La |
70 |
21.429 |
5.815 |
150,8% |
1.2. Nhân lực các bệnh viện tuyến huyện (tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012)
Tổng số cán bộ hệ điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2012 có 1.139 cán bộ, gồm:
- 191 bác sỹ, trong đó có 03 thạc sỹ, 50 bác sỹ chuyên khoa I.
- 16 dược sỹ đại học, trong đó có 02 dược sỹ chuyên khoa I.
- 226 y sỹ.
- 84 dược sỹ trung học.
- 65 kỹ thuật viên y.
- 303 điều dưỡng.
- 82 nữ hộ sinh.
- 03 dược tá và 169 cán bộ khác.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực hoạt động khám, chữa bệnh của tỉnh Sơn La.
Bảng 3. Phân bổ cán bộ y tế tại các bệnh viện
Tên bệnh viện |
Tổng số cán bộ |
Bác sỹ |
Cán bộ dược |
Y sỹ |
Điều dưỡng |
Kỹ thuật viên y |
Hộ sinh |
Khác |
|
Đại học |
Trung học |
||||||||
BVĐK Thuận Châu |
106 |
17 |
1 |
10 |
15 |
27 |
8 |
8 |
20 |
BVĐK Mai Sơn |
158 |
27 |
4 |
11 |
19 |
44 |
12 |
8 |
33 |
BVĐK Yên Châu |
70 |
12 |
2 |
6 |
11 |
17 |
3 |
6 |
13 |
BVĐK Mộc Châu |
122 |
21 |
1 |
10 |
30 |
31 |
9 |
7 |
13 |
BVĐK Bắc Yên |
75 |
12 |
0 |
5 |
15 |
24 |
2 |
7 |
10 |
BVĐK Sông Mã |
115 |
21 |
0 |
9 |
18 |
36 |
4 |
9 |
18 |
BVĐK Sốp Cộp |
77 |
13 |
2 |
5 |
19 |
18 |
1 |
6 |
13 |
BVĐK Quỳnh Nhai |
80 |
11 |
2 |
5 |
21 |
21 |
5 |
8 |
7 |
BVĐK Mường La |
73 |
15 |
0 |
6 |
10 |
22 |
4 |
7 |
9 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
173 |
24 |
2 |
10 |
50 |
39 |
11 |
13 |
24 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
90 |
18 |
2 |
7 |
18 |
24 |
6 |
3 |
12 |
Cộng: |
1.139 |
191 |
16 |
84 |
226 |
303 |
65 |
82 |
172 |
2. Thực trạng Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
Thực hiện Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đến tháng 7 năm 2006 ngành y tế tỉnh đã củng cố và kiện toàn xong bộ máy tổ chức, trong đó đã tách Trung tâm Y tế các huyện thành các bệnh viện tuyến huyện và Trung tâm Y tế dự phòng huyện (sau đổi tên thành Trung tâm Y tế). Các đơn vị này sau khi được kiện toàn đã đi vào hoạt động ổn định. Thực trạng của Trung tâm Y tế (TTYT) các huyện, thành phố như sau:
2.1. TTYT thành phố
- Trụ sở: Hiện nay TTYT thành phố đã có trụ sở làm việc, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 1997 với diện tích xây dựng 240 m2, nhà cấp II. Tuy nhiên trụ sở làm việc hiện nay nhỏ, hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Ngày 29 tháng 9 năm 2011 UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2240/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế thành phố, hiện đang đợi cấp kinh phí để triển khai xây dựng.
- Nhân lực: Gồm 33 biên chế: 01 bác sỹ chính, 04 bác sỹ chuyên khoa I, 05 bác sỹ, 10 y sỹ, 02 dược sỹ trung học, 01 điều dưỡng trung học, 03 nữ hộ sinh trung học, 01 nữ hộ sinh đại học, 01 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 lái xe.
2.2. TTYT huyện Mai Sơn
- Trụ sở: Hiện tại trụ sở làm việc của trung tâm gồm 02 nhà cấp IV với 17 phòng có tổng diện tích: 225 m2 được xây dựng từ năm 1972, nên đã xuống cấp nhiều. Tổng diện tích đất: 3.788 m2 đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất.
- Nhân lực gồm 37 biên chế: 06 bác sỹ, 19 y sỹ, 01 dược sỹ trung học, 02 điều dưỡng trung học, 01 điều dưỡng sơ học, 02 nữ hộ sinh trung học, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, 02 cao đẳng kế toán, 01 chuyên viên, 01 hộ lý, 01 lái xe.
2.3. TTYT huyện Phù Yên
- Tổng diện tích đất sử dụng: 1.343 m2, gồm 2 dãy nhà:
+ Nhà cấp 4: Nhà làm việc của Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, được xây dựng từ năm 1989 gồm 4 phòng làm việc (Phòng Tư vấn, phòng nạo hút thai, phòng Kế hoạch hoá gia đình, phòng lưu bệnh nhân) qua quá trình sử dụng nhiều năm không được tu sửa, hiện tại nhà đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.
+ Nhà 2 tầng: Được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2003 gồm 09 phòng làm việc, cơ bản đã bố trí và sắp xếp được nơi làm việc cho cán bộ các khoa, phòng. Tuy nhiên cơ sở vật chất của đơn vị còn quá trật chội mới chỉ đáp ứng được bộ phận hành chính của Trung tâm Y tế hiện nay.
- Nhân lực: Gồm 38 biên chế: 06 bác sỹ, 13 y sỹ, 03 nữ hộ sinh (cử nhân: 01; Trung học: 02), 03 điều dưỡng (cử nhân: 01; trung học: 02), 01 cử nhân y tế công cộng, 02 cán bộ dược (dược sỹ đại học: 01; dược tá: 01), 02 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 thủ quỹ, 01 lưu trữ viên, 01 lái xe, 01 hộ lý, 01 nhân viên kỹ thuật, 01 bảo vệ.
2.4. TTYT huyện Mộc Châu
- Trụ sở: Hiện đơn vị đang mượn 01 dãy nhà của Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu làm phòng làm việc của đồng chí Phó Giám đốc, Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Khoa Xét nghiệm, Khoa Vệ sinh An toàn thực phẩm, Khoa Kiểm soát dịch và mượn 01 dãy nhà của Công ty Cổ phần quản lý sửa chữa và xây dựng công trình 2 giao thông Sơn La chi nhánh Mộc Châu làm nơi làm việc của Giám đốc, phòng Hành chính - Tổng hợp (kho thuốc hoá chất và kho Vacxin), Khoa Y tế công cộng, phòng Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ. 02 dãy nhà mượn được xây dựng từ năm 1980 nay đang xuống cấp nghiêm trọng không đủ điều kiện triển khai các dịch vụ về y tế dự phòng.
- Nhân lực: Gồm 37 biên chế: 06 bác sỹ, 02 cử nhân y tế công cộng, 01 kỹ sư hoá sinh, 11 y sỹ, 02 dược sỹ trung học, 07 điều dưỡng trung học, 02 điều dưỡng sơ học, 01 nữ hộ sinh sơ học, 02 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 thủ quỹ, 01 hộ lý, 01 lái xe.
2.5. TTYT huyện Thuận Châu
- Trụ sở: Sau khi chia tách mô hình Trung tâm Y tế huyện từ tháng 8 năm 2006 đơn vị được giao nhà kho Đội vệ sinh phòng dịch cũ làm công sở để làm việc (01 nhà cấp IV xây dựng từ năm 1980, gồm 03 phòng, với tổng diện tích đất 180 m2, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Đến nay một số khoa phòng còn phải mượn Bệnh viện Đa khoa huyện để triển khai các hoạt động chuyên môn (Phòng Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ, Khoa Xét nghiệm, Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm, bộ phận Dược) và Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiện nay đang triển khai hoạt động chuyên môn tại nhà trạm của Trạm Y tế xã Thôm Mòn. Do điều kiện nhà làm việc không đủ, các khoa phòng không tập trung như trên nên gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn.
- Nhân lực: Gồm 39 biên chế: 01 thạc sỹ, 01 bác sỹ chuyên khoa I, 05 bác sỹ, 13 y sỹ, 02 dược sỹ trung học, 04 điều dưỡng trung học, 01 điều dưỡng sơ học, 04 nữ hộ sinh trung học, 01 nữ hộ sinh đại học, 02 kỹ thuật viên trung học.
2.6. TTYT huyện Yên Châu
- Trụ sở: Chưa có trụ sở làm việc chính thức và đang sử dụng nhờ nhà làm việc của Bệnh viện Đa khoa huyện.
- Nhân lực: Gồm 34 biên chế: 02 bác sỹ chuyên khoa I, 02 bác sỹ, 15 y sỹ, 02 dược sỹ trung học, 03 điều dưỡng trung học, 02 nữ hộ sinh, 02 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 hộ lý, 01 lái xe, 01 kỹ sư, 01 văn thư.
2.7. TTYT huyện Sông Mã
- Trụ sở: Đã được UBND huyện Sông Mã giao trụ sở làm việc theo Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2008 của UBND huyện Sông Mã về việc thành lập Hội đồng kiểm kê thẩm định giá, thẩm định tài sản và quyền sử dụng đất tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã (cũ). Tổng số diện tích khuân viên đất: 2478,4 m2. gồm: Nhà kỹ thuật diện tích sử dụng: 750 m2 (nhà xây cấp 3 - 02 tầng). Nhà sinh đẻ kế hoạch: Diện tích sử dụng: 126,7 m2 (nhà xây cấp 4). Nhà khoa sản: Diện tích sử dụng: 228 m2 (nhà xây cấp 3).
- Nhân lực: Gồm 32 biên chế: 06 bác sỹ, 14 y sỹ, 02 dược sỹ trung học, 02 điều dưỡng trung học, 03 nữ hộ sinh, 01 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 lái xe, 01 văn thư.
2.8. TTYT huyện Mường La
- Trụ sở: Đang thi công xây dựng trụ sở riêng theo Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Y tế huyện Mường La, tổng mức đầu tư: 21.951.000.000 đồng. Dự án hiện đang được triển khai thực hiện từ năm 2011.
- Nhân lực: Gồm 31 biên chế: 06 bác sỹ, 15 y sỹ, 01 chuyên viên, 02 dược sỹ trung học, 01 điều dưỡng trung học, 02 nữ hộ sinh trung học, 01 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 lái xe.
2.9. TTYT huyện Bắc Yên
- Trụ sở: Trung tâm Y tế huyện Bắc Yên hiện đang có 01 nhà làm việc cấp IV, được xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng từ năm 2000 với quy mô 3 phòng làm việc (01 phòng Giám đốc, 01 kho, 01 phòng 2 gian làm việc chung của phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ, Khoa Y tế công cộng, Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm). phòng kế toán, Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản làm việc ghép với Bệnh viện Đa khoa huyện qua quá trình sử dụng đã nhiều năm không được tu sửa, hiện tại nhà đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
- Nhân lực: Gồm 26 biên chế: 04 bác sỹ, 07 y sỹ, 02 nữ hộ sinh đại học, 03 nữ hộ sinh trung học, 04 điều dưỡng trung học, 01 điều dưỡng sơ học, 01 dược sỹ trung học, 04 cán bộ khác.
2.10. TTYT huyện Quỳnh Nhai
- Trụ sở: Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Nhai chưa có trụ sở riêng để làm việc. Hiện tại đơn vị đang mượn tầng 3 phòng khám của Bệnh viện Đa khoa huyện để làm việc, nhưng không đủ sắp xếp các khoa, phòng để triển khai công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ.
- Nhân lực: Gồm 33 biên chế: 05 bác sỹ, 13 y sỹ, 01 dược sỹ trung học, 04 điều dưỡng trung học, 01 điều dưỡng sơ cấp, 03 nữ hộ sinh trung học, 02 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 lái xe, 01 văn thư.
2.11. TTYT huyện Sốp Cộp
- Trụ sở: Trung tâm Y tế huyện Sốp Cộp chưa được xây dựng do mới thành lập, nên hầu hết mượn tạm trụ sở của Bệnh viện Đa khoa huyện để hoạt động.
- Nhân lực: Gồm 28 biên chế: 01 bác sỹ chuyên khoa I, 01 bác sỹ, 11 y sỹ, 01 cử nhân điều dưỡng, 01 dược sỹ đại học, 01 dược sỹ trung học, 03 điều dưỡng trung học, 01 điều dưỡng sơ cấp, 03 nữ hộ sinh trung học, 01 kỹ thuật viên trung học, 02 kế toán, 01 lái xe, 01 văn thư.
3. Hệ thống Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
3.1. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua hệ thống Dân số - KHHGĐ đã được Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế; HĐND, UBND tỉnh quan tâm và đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cho đến nay cơ sở hạ tầng của ngành vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác Dân số - KHHGĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Từ khi thành lập 11 Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện cho đến nay, hệ thống Dân số - KHHGĐ đã được xây dựng trụ sở làm việc cho 08 Trung tâm Dân số - KHHGĐ, cụ thể như sau:
Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện: Quỳnh Nhai (xây dựng mới năm 2010); Mai Sơn; Phù Yên; Bắc Yên; Thuận Châu; Mường La; Yên Châu; thành phố (giai đoạn 1995 - 2005); còn lại 03 trung tâm: Mộc Châu, Sông Mã; Sốp Cộp cho đến nay vẫn chưa có nhà làm việc (Trung tâm Dân số - KHHGĐ Mộc Châu thuê trụ sở làm việc).
Trong 08 trung tâm đã được xây dựng cho đến nay thì có 03 Trung tâm: Yên Châu, Bắc Yên, thành phố là nhà cấp IV (xây dựng từ năm 1998, diện tích sử dụng 70 m2 quá chật trội không đủ diện tích làm việc) đến nay đã xuống cấp, cần phải được nâng cấp cải tạo lại.
3.2. Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ tại các Trung tâm Dân số -KHHGĐ các huyện, thành phố
3.2.1. Cấp huyện
Tổng số có 11 Trung tâm Dân số - KHHGĐ đặt tại 11 huyện, thành phố trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh:
- Tổng số biên chế được giao: 61 biên chế, đã thực hiện 54 biên chế, 7 hợp đồng lao động.
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố có các ban tổng hợp, nghiệp vụ gồm: Ban hành chính tổng hợp, Ban truyền thông và dịch vụ Dân số - KHHGĐ.
- Mô hình quản lý của Trung tâm Dân số - KHHGĐ: Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố là đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh; Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục Dân số - KHHGĐ, chịu sự quản lý Nhà nước theo địa bàn của UBND huyện, thành phố.
3.2.2. Cấp xã
- Cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - KHHGĐ ở cấp xã: Năm 2012 UBND tỉnh
giao 204 chỉ tiêu biên chế cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ tuyến xã, trong đó: Đã tuyển dụng 202 cán bộ (số cán bộ đã tuyển dụng thành viên chức Trạm Y tế xã làm công tác dân số: 202 người; số cán bộ kiêm nhiệm làm công tác dân số xã: 02 người).
- Về thực trạng đội ngũ cộng tác viên Dân số - KHHGĐ ở cơ sở tính đến thời điểm Quý I năm 2012: 3.600 cộng tác viên, trong đó y tế bản kiêm cộng tác viên: 1.977 người, các ban ngành khác kiêm cộng tác viên: 1.623 người.
4. Thực trạng hệ thống y tế xã
4.1. Cơ sở hạ tầng
Mặc dù củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng các nguồn đầu tư cho Trạm Y tế xã còn hạn chế; cụ thể nguồn ngân sách Trung ương theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Trạm Y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010 hiện vẫn chưa có. Do đó nguồn vốn đầu tư cho các Trạm Y tế xã chủ yếu do địa phương tự bố trí, hoặc do các dự án viện trợ của nước ngoài hỗ trợ thêm (dự án HEMA).
Một số Trạm Y tế tuy đã được đầu tư nhưng mức độ còn hạn chế, đặc biệt là các Trạm Y tế xã thuộc khu vực khó khăn không có các dự án hỗ trợ. Chính vì thiếu nguồn đầu tư, cơ sở vật chất của nhiều Trạm Y tế xã hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị y tế thiếu, cũ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Cơ sở hạ tầng của các Trạm Y tế cụ thể như sau:
- 174 Trạm Y tế được xây dựng từ năm 1998 - 2003 với diện tích xây dựng 75 m2, nhà cấp IV, đến nay nhiều trụ sở đã xuống cấp, cần tiếp tục được đầu tư, duy tu bảo dưỡng.
- 16 Trạm Y tế được xây dựng từ năm 1994 - 1995 với diện tích xây dựng 60 m2 thuộc nguồn vốn xoá xã trắng của Bộ Y tế, nay đã xuống cấp nghiêm trọng cần được xây dựng lại.
- 06 Trạm Y tế được xây dựng từ nguồn vốn quân dân y kết hợp bao gồm Trạm Y tế xã: Mường Lạn, Mường Và, Nậm Lệnh, Mường Lèo (huyện Sốp Cộp); Chiềng Tương (huyện Yên Châu); Tân Xuân (huyện Mộc Châu).
- Hiện nay còn 08 Trạm Y tế xã chưa được xây dựng, phần lớn đang ở nhờ nhà UBND xã, phường, gồm: Trạm Y tế thị trấn các huyện: Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Bắc Yên, Sông Mã và 03 Trạm Y tế mới thành lập là Háng Đồng, Hua Nhàn (Bắc Yên), Nà Bó (Mai Sơn).
4.2. Về trang thiết bị
Trang thiết bị của hầu hết các Trạm Y tế đều thiếu, số Trạm Y tế xã có đủ trang thiết bị cho chăm sóc sức khoẻ sinh sản chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 25%). Theo kết quả tổng hợp thực trạng trang thiết bị các Trạm Y tế xã tình trạng thiếu trang thiết bị là rất phổ biến, các trang thiết bị đã được cấp do không có kinh phí để mua mới hoặc thay thế, sửa chữa nên nhiều trang thiết bị đã bị hỏng và không còn sử dụng được.
4.3. Số lượng cán bộ y tế xã tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012
- 204 Trạm Y tế xã có 1.301 cán bộ y tế.
- 100% xã đã bố trí đủ cán bộ y tế theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở; xã có 3.000 dân có 04 cán bộ, xã có 4.000 - 5.000 dân có 05 cán bộ; xã có từ 6.000 dân trở lên có 06 cán bộ.
- Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012 tổng số bác sỹ Trạm Y tế xã: 133/204, đạt tỷ lệ 65,20%.
- 100% Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.
- Tổng số nhân viên y tế bản: 2.898 (đạt tỷ lệ 93,55%).
- Hầu hết các xã còn thiếu cán bộ dược và cán bộ y học cổ truyền.
Bên cạnh sự bất hợp lý về số lượng và cơ cấu, cán bộ y tế xã còn ít được đào tạo và đào tạo lại. Nhiều cán bộ, từ khi ra trường, về công tác ở xã đã 5 - 7 năm nhưng chưa một lần được đào tạo lại. Vì vậy, không được tập huấn, đào tạo lại và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chuyên môn ở Trạm Y tế xã.
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực; tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phát triển mạng lưới dự phòng tuyến huyện; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực Trung tâm Dân số - KHHGD; phấn đấu xây dựng các Trạm Y tế xã đến năm 2015, lộ trình 2020 đạt hoặc về cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế.
2.1. Nâng quy mô giường bệnh các bệnh viện tuyến huyện, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ giường bệnh chung trong toàn tỉnh tăng từ 17,52 giường/vạn dân trong năm 2010 lên 22,09 giường/vạn dân trong năm 2015.
2.2. Kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và nhân lực cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, nâng cao năng lực về dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra.
2.3. Củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực của Chi cục Dân số -KHHGD và Trung tâm Dân số - KHHGD các huyện, thành phố để triển khai thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước.
2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết các xã có Trạm Y tế kiên cố theo chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2015 có 40,2% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, lộ trình 2020 tất cả các Trạm Y tế xã đạt hoặc về cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế.
3.1. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp bệnh viện tuyến huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
Thực trạng công tác khám, chữa bệnh cho thấy tình trạng quá tải xảy ra nhiều ở các bệnh viện tuyến huyện như Phù Yên, Thuận Châu, Mộc Châu. Bên cạnh đó do chưa được đầu tư nâng cấp, nên các bệnh viện tuyến huyện gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kỹ thuật, do không đủ cơ sở hạ tầng để bố trí các khoa phòng, dẫn đến chất lượng khám, chữa bệnh, khả năng ứng dụng và triển khai các kỹ thuật mới còn nhiều hạn chế. Vì vậy để tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, bên cạnh sự đầu tư cho các bệnh viện tuyến tỉnh, ngành y tế dành ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện.
Thực hiện Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện và Bệnh viện Đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 - 2010, các bệnh viện tuyến huyện đã đồng loạt nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống xử lý chất thải, đến nay đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, về cơ bản đáp ứng yêu cầu khi nâng tỷ lệ giường bệnh để đạt 22,09 giường bệnh/10.000 dân từ năm 2011 đến năm 2015.
UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án nâng tỷ lệ giường bệnh/vạn dân từ 17,52 giường năm 2010 lên 22,09 giường năm 2015. Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2015, các bệnh viện tuyến huyện sẽ thực hiện nâng cấp giường bệnh theo lộ trình như sau:
Năm 2012 bố trí 140 giường cho những bệnh viện tuyến huyện đã đảm bảo cơ sở hạ tầng và nhân lực như Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện: Thuận Châu, Mường La, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thảo Nguyên Mộc Châu.
Bảng 4. Phân bổ giường bệnh trong năm 2012
STT |
Tên bệnh viện |
Số giường bệnh hiện tại |
Số giường bệnh tăng thêm |
Tổng số giường bệnh năm 2012 |
1 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
170 |
10 |
180 |
2 |
BVĐK Thuận Châu |
120 |
30 |
150 |
3 |
BVĐK Mường La |
80 |
20 |
100 |
4 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
100 |
20 |
120 |
5 |
BVĐK Yên Châu |
80 |
20 |
100 |
6 |
BVĐK Mai Sơn |
180 |
20 |
200 |
7 |
BVĐK Sông Mã |
130 |
20 |
150 |
|
Cộng |
|
140 |
|
Năm 2013 bố trí 90 giường tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện: Yên Châu, Sông Mã, Thảo Nguyên Mộc Châu.
Bảng 5. Phân bổ giường bệnh trong năm 2013
STT |
Tên bệnh viện |
Số giường bệnh hiện tại |
Số giường bệnh tăng thêm |
Tổng số giường bệnh năm 2013 |
1 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
180 |
20 |
200 |
2 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
120 |
30 |
150 |
3 |
BVĐK Yên Châu |
100 |
20 |
120 |
4 |
BVĐK Sông Mã |
150 |
20 |
170 |
|
Cộng |
|
90 |
|
Năm 2014 bố trí 150 giường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, BVĐK huyện: Thuận Châu, Mường La, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Thảo Nguyên Mộc Châu.
Bảng 6. Phân bổ giường bệnh trong năm 2014
STT |
Tên bệnh viện |
Số giường bệnh hiện tại |
Sô giường bệnh tăng thêm |
Tổng số giường bệnh năm 2014 |
1 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
200 |
20 |
220 |
2 |
BVĐK Thuận Châu |
150 |
30 |
180 |
3 |
BVĐK Mường La |
100 |
30 |
130 |
4 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
150 |
20 |
170 |
5 |
BVĐK Yên Châu |
120 |
20 |
140 |
6 |
BVĐK Sông Mã |
170 |
10 |
180 |
7 |
BVĐK Sốp Cộp |
70 |
20 |
90 |
|
Cộng |
|
150 |
|
Năm 2015 bố trí 130 giường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, BVĐK huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Sông Mã, Thảo Nguyên Mộc Châu.
Bảng 7. Phân bổ giường bệnh trong năm 2015
STT |
Tên bệnh viện |
Giường bệnh hiện tại |
Giường bệnh tăng thêm |
Tổng số Giường bệnh năm 2015 |
1 |
BVĐK khu vực Phù Yên |
220 |
30 |
250 |
2 |
BVĐK Quỳnh Nhai |
100 |
20 |
120 |
3 |
BVĐK Thuận Châu |
180 |
20 |
200 |
4 |
BVĐK Mộc Châu |
130 |
20 |
150 |
5 |
BVĐK Thảo Nguyên Mộc Châu |
170 |
20 |
190 |
6 |
BVĐK Yên Châu |
140 |
10 |
150 |
7 |
BVĐK Sông Mã |
180 |
10 |
190 |
|
Cộng |
|
130 |
|
3.2. Lập dự án đầu tư xây dựng, củng cố Trung tâm Y tế các huyện, thành phố theo Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010
Thực trạng cho thấy Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã được quan tâm, bổ sung về nhân lực, về cơ bản đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, trụ sở của hầu hết TTYT các huyện, thành phố đều trong tình trạng xuống cấp (hoặc đang ở nhờ, ở tạm) do đó không thể triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
Để thực hiện tốt công tác dự phòng, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng, hướng dẫn, giám sát chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dự phòng với các Trạm Y tế xã, trong giai đoạn 2012 - 2015, ngành y tế Sơn La sẽ tập trung khảo sát và xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố theo Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010. Cụ thể:
- Đối với các TTYT đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng như TTYT thành phố, TTYT huyện Mường La, sẽ tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng. Kinh phí xây dựng thực hiện theo Quyết định UBND tỉnh đã phê duyệt.
- Đối với các TTYT còn lại, ngành y tế sẽ khảo sát và xây dựng đề án đầu tư nâng cấp, hoặc xây dựng mới.
3.3. Củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố, để triển khai thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước
Để thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ, truyền thông giáo dục về Dân số - KHHGĐ; triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS - KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của Nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ tại các Trạm Y tế xã và thôn, bản. Giai đoạn 2012 - 2015 ngành y tế Sơn La sẽ tập trung củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực của Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình các huyện, thành phố như sau:
3.3.1. Bộ máy tổ chức
- Sáp nhập Khoa Sức khoẻ sinh sản trực thuộc Trung tâm Y tế huyện sang
Trung tâm Dân số - KHGĐ quản lý.
- Chuyển cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ cấp xã thuộc Trung tâm Y tế sang Trung tâm Dân số - KHHGĐ quản lý.
- Từng bước bổ sung biên chế cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố.
3.3.2. Cơ sở hạ tầng
- Cải tạo, nâng cấp lại các Trung tâm Dân số - KHHGĐ. Bố trí nhà làm việc cho Khoa SKSS sau khi sát nhập về Trung tâm Dân số - KHHGĐ, để thực hiện các dịch vụ bao gồm: Phòng làm dịch vụ; phòng tư vấn; phòng sau khi thực hiện thủ thuật; phòng Phó Giám đốc; phòng tiếp đón bệnh nhân.
- Bổ sung trang thiết bị các phương tiện làm việc mới theo yêu cầu công việc đề ra.
3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý Nhà nước cho tập thể lãnh đạo; tập huấn về công tác kế hoạch, kế toán thống kê, củng cố, nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giảng viên tuyến tỉnh và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành; củng cố, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao trình độ nghiệp vụ về công tác Dân số - KHHGĐ từ cấp tỉnh đến cơ sở, Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 cụ thể như sau:
Hình thức đào tạo |
Năm đào tạo |
|||||
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|
Chi cục DS - KHHGĐ |
|
|
|
|
|
|
- Đại học, sau đại học |
5 |
5 |
3 |
3 |
3 |
3 |
- Trung cấp, sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
- Đào tạo ngắn hạn |
17 |
17 |
17 |
17 |
20 |
20 |
TTDS - KHHGĐ các huyện, thành phố |
|
|
|
|
|
|
- Đại học, sau đại học |
7 |
7 |
8 |
8 |
12 |
9 |
- Trung cấp, sơ cấp |
|
2 |
2 |
|
|
|
- Đào tạo ngắn hạn |
52 |
52 |
52 |
52 |
57 |
57 |
- Cán bộ chuyên trách |
206 |
206 |
204 |
204 |
204 |
204 |
3.4. Tiếp tục củng cố nâng cấp các Trạm Y tế xã theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng Trạm Y tế thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010 và xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Kế hoạch thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La
Để củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành y tế sẽ tập trung vào 02 mục tiêu trọng tâm:
- Tiếp tục củng cố nâng cấp các Trạm Y tế xã theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng trạm y tế thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010.
- Xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Kế hoạch thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La.
Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu gồm:
3.4.1. Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại xã
- Xác định công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và của cả cộng đồng.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm đúng mức đối với công tác củng cố y tế cơ sở, củng cố Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân và việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND xã. Các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế.
3.4.2. Nhân lực y tế xã
- Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT xã với cơ cấu nhân lực phù hợp theo quy định hiện hành, trong đó quan tâm đến khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện hành.
- Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại TYT xã hoặc có bác sỹ làm việc định kỳ tại trạm từ 3 ngày/tuần trở lên.
- Mỗi thôn, bản, có tối thiểu 1 nhân viên y tế được đào tạo theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép các hoạt động của nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên của các chương trình y tế. Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT xã.
- Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác.
- TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận.
3.4.3. Cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã
- Diện tích TYT xã đảm bảo:
+ Thành phố: Diện tích mặt bằng đất từ 60 m2 trở lên; diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 150 m2 trở lên.
+ Các xã, phường, thị trấn: Diện tích mặt bằng đất từ 500 m2 trở lên. Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 250 m2 trở lên.
- TYT xã về cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế Trạm Y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành hiện hành.
- Khu vực nông thôn có ít nhất 10 phòng chức năng:
+ Phòng khám bệnh.
+ Y dược cổ truyền.
+ Quầy dược, kho.
+ Phòng xét nghiệm (cận lâm sàng).
+ Tiệt trùng.
+ Phòng sơ cứu, cấp cứu.
+ Lưu bệnh nhân, sản phụ.
+ Phòng khám phụ khoa, KHHGĐ.
+ Phòng đẻ.
+ Phòng tiêm.
+ Phòng tư vấn, TT - GDSK, DS - KHHGĐ.
+ Phòng hành chính.
+ Phòng trực.
- Khu vực thành thị hoặc Trạm Y tế ở gần bệnh viện ít nhất có 6 phòng:
+ Phòng khám bệnh.
+ Lưu bệnh nhân, sản phụ.
+ Phòng khám phụ khoa, KHHGĐ.
+ Phòng đẻ.
+ Phòng tiêm.
+ Phòng trực.
- Diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
- Khối nhà chính được xếp hạng từ cấp IV trở lên.
- TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.
- Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ: Kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, cổng và biển tên trạm, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng, điện thoại, máy tính nối mạng Internet, máy in, vườn mẫu thuốc nam hoặc tranh ảnh về cây thuốc nam; nhà bếp.
3.4.4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
- TYT xã đảm bảo có từ 70% trở lên loại trang thiết bị và đủ số lượng còn sử dụng được theo Danh mục trang thiết bị của Trạm Y tế xã theo quy định hiện hành.
- TYT xã có bác sỹ tùy theo nhu cầu và điều kiện hoạt động; có ít nhất 2 trong số các TTB dưới đây; có cán bộ có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được tập huấn sử dụng máy siêu âm:
+ Máy điện tim.
+ Máy siêu âm đen trắng xách tay.
+ Máy đo đường huyết.
- Tại TYT xã có từ 70% trở lên số loại thuốc trong Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại TYT xã theo quy định hiện hành (cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền); có đủ loại và cơ số thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu thông thường, các phương tiện tránh thai...
- Thuốc được quản lý theo đúng quy định của Bộ Y tế; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Bảo đảm thường xuyên có đủ vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ khám, chữa bệnh và đủ cơ số thuốc phòng, chống dịch bệnh.
- 100% nhân viên y tế bản được cấp túi y tế thôn, bản theo danh mục đã được Bộ Y tế ban hành, được bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời; được cấp gói đỡ đẻ sạch. Cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành.
- Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng hàng năm; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Có tủ sách với 15 đầu sách trở lên, gồm các sách chuyên môn y tế, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện hành của các chương trình y tế, tài liệu về y học cổ truyền và các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn khác.
3.4.5. Kế hoạch - Tài chính
- Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.
- TYT xã có đủ các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê theo đúng quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế. Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định. TYT xã có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động của Trạm.
- TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên theo quy định hiện hành.
- Được UBND xã, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để Trạm Y tế thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT các loại đạt trên 90% trở lên (giai đoạn 2011 - 2015) và trên 95% trở lên (giai đoạn 2016 - 2020).
3.4.6. Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế
- Triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế và y tế tuyến trên. Giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai các hoạt động xử lý dịch; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã. Thực hiện đạt các chỉ tiêu được giao của các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế triển khai tại tuyến xã.
- Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 70% trở lên.
- Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), phối hợp kiểm tra, giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý kiểm soát. Các cơ sở trên phải được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Không để các vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra tại cộng đồng trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn xã.
- Tham gia phát hiện, điều trị, quản lý và theo dõi các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội và bệnh mạn tính không lây theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
3.4.7. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền
- Trạm Y tế xã có khả năng để thực hiện từ 80% trở lên các dịch vụ kỹ thuật có trong Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh hiện hành của Bộ Y tế. Bảo đảm việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Quản lý người khuyết tật tại cộng đồng đạt từ 75% trở lên.
- Theo dõi và quản lý sức khoẻ cho 100% số người từ 80 tuổi trở lên.
- Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại TYT xã; xử trí đúng các tai biến sản khoa và các triệu chứng bất thường khác của phụ nữ mang thai, khi sinh và sau sinh; chuyển lên tuyến trên kịp thời những ca ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã.
3.4.8. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ đạt từ 60% trở lên.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh đạt từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt từ 60% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc xin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế đạt từ 90% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm đạt từ 90% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần, trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần đạt từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) dưới 18%.
3.4.9. Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt từ 65% trở lên.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1,5%.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con dưới 7%.
- Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
3.4.10. Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ
- TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định (loa, đài, các tài liệu truyền thông - giáo dục sức khoẻ).
- Triển khai tốt các hoạt động TT - GDSK, DS - KHHGĐ thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình, khi người dân đến khám chữa bệnh tại TYT xã và trong trường học.
3.4.11. Công tác xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
Từ năm 2012 - 2015 rà soát 38,2% số xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010, tiếp tục đầu tư, phấn đấu đạt 40,2% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, trong đó ưu tiên tập trung nhân lực, vật lực thực hiện đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã tại các xã nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 cụ thể:
STT |
Huyện, thành phố |
Số xã |
Chỉ tiêu |
||||
2013 |
2014 |
2015 |
Cộng |
% |
|||
1 |
Mộc Châu |
29 |
6 |
7 |
7 |
20 |
69.0 |
2 |
Sông Mã |
19 |
2 |
2 |
2 |
6 |
31.6 |
3 |
Sốp Cộp |
8 |
0 |
1 |
1 |
2 |
25.0 |
4 |
Yên Châu |
15 |
1 |
1 |
1 |
3 |
20.0 |
5 |
Mường La |
16 |
2 |
2 |
1 |
5 |
31.3 |
6 |
Bắc Yên |
16 |
1 |
1 |
1 |
3 |
18.8 |
7 |
Phù Yên |
27 |
3 |
3 |
4 |
10 |
37.0 |
8 |
Mai Sơn |
22 |
4 |
4 |
5 |
13 |
59.1 |
9 |
Thuận Châu |
29 |
3 |
4 |
4 |
11 |
37.9 |
10 |
Thành phố |
12 |
2 |
2 |
2 |
6 |
50.0 |
11 |
Quỳnh Nhai |
11 |
1 |
1 |
1 |
3 |
27.3 |
|
Cộng |
204 |
25 |
28 |
29 |
82 |
40.2 |
Hết năm 2015 sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tiếp tục xây dựng kế hoạch hoàn thiện các chỉ tiêu vào năm 2020.
3.5. Kinh phí thực hiện Đề án
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác bao gồm:
- Nguồn kinh phí xây dựng và nâng cấp bệnh viện tuyến huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Được thực hiện theo nguồn ngân sách đã được phê duyệt tại Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án nâng tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân từ 17,52 giường năm 2010 lên 22,09 giường năm 2015. Dự toán khoảng 76,950 triệu đồng, trong đó phân bổ năm 2012: 9,500 triệu đồng; năm 2013: 17,100 triệu đồng; năm 2014: 25,650 triệu đồng; năm 2015: 33,250 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí đào tạo cán bộ, thực hiện theo Quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020. Cụ thể:
+ Nguồn kinh phí: Được trích từ nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Chế độ: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Nội vụ - Uỷ ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.
- Nguồn kinh phí xây dựng Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; củng cố, hoàn thiện, nâng cao năng lực của Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh và Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố; củng cố nâng cấp các Trạm Y tế xã và xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: Căn cứ vào Đề án được phê duyệt, ngành y tế sẽ xây dựng kế hoạch và nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.
Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện:
- Quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La.
- Lập dự án đầu tư xây dựng, củng cố Trung tâm Y tế các huyện, thành phố theo Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010.
- Xây dựng kế hoạch củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực của Chi cục Dân số - KHHGĐ và Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố.
- Thực hiện Kế hoạch thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh.
Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh các nguồn vốn đầu tư cho y tế để thực hiện Đề án theo đúng tiến độ.
- Tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên.
- Hướng dẫn việc thực hiện nguồn kinh phí đã cấp đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện thành phố xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy biên chế, cơ cấu cán bộ, đào tạo cán bộ y tế.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh xem xét kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Đưa chỉ tiêu tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã vào Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh và các huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Y tế để chỉ đạo các địa phương trong quá trình xây dựng và công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới phải đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Căn cứ mục tiêu của Đề án và tình hình thực tế của từng địa phương để chỉ đạo và huy động các nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu đề án./.
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 07/10/2020 | Cập nhật: 20/01/2021
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Nam Định Ban hành: 10/09/2020 | Cập nhật: 05/10/2020
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 07/08/2020 | Cập nhật: 08/08/2020
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Xuất bản, In, Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định Ban hành: 03/07/2020 | Cập nhật: 11/08/2020
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 20/01/2020 | Cập nhật: 18/02/2020
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Bình Ban hành: 24/09/2019 | Cập nhật: 09/10/2019
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 07/01/2019 | Cập nhật: 22/01/2019
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2019 Ban hành: 07/11/2018 | Cập nhật: 22/11/2018
Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 Ban hành: 01/08/2018 | Cập nhật: 04/08/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động năm doanh nghiệp 2018 và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 29/06/2018 | Cập nhật: 13/09/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2018 Ban hành: 12/02/2018 | Cập nhật: 27/03/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Ban hành: 05/02/2018 | Cập nhật: 15/03/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phát triển Ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 22/01/2018 | Cập nhật: 17/04/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục quyết định hướng dẫn Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 Ban hành: 17/01/2018 | Cập nhật: 23/03/2018
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh trong cơ sở giáo dục mầm non Ban hành: 17/01/2018 | Cập nhật: 20/01/2018
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 13/09/2017 | Cập nhật: 16/09/2017
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2017 về Danh sách mã định danh đơn vị hành chính và sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 28/09/2017 | Cập nhật: 10/10/2017
Quyết định 112/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Quảng Ngãi Ban hành: 25/01/2017 | Cập nhật: 06/05/2017
Quyết định 112/QĐ-UBND về biên chế công chức, số lượng người làm việc trong tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP năm 2017 Ban hành: 06/02/2017 | Cập nhật: 02/03/2017
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 16/01/2017 | Cập nhật: 17/04/2017
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các huyện: Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Xuân Trường và thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Ban hành: 10/10/2016 | Cập nhật: 19/01/2017
Quyết định 2672/QĐ-UBND phê duyệt Danh sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 (Đợt 1) Ban hành: 28/09/2016 | Cập nhật: 15/10/2016
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh Ban hành: 21/10/2016 | Cập nhật: 02/12/2016
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư tập trung kết hợp bố trí một số cơ quan nhà nước, trường học xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 12/09/2016
Quyết định 1402/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016-2025 Ban hành: 13/07/2016 | Cập nhật: 16/07/2016
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 18/01/2016 | Cập nhật: 28/04/2018
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 14/09/2015 | Cập nhật: 27/09/2018
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh Bến Tre Ban hành: 10/11/2014 | Cập nhật: 10/12/2014
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế phối hợp giải quyết sự cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 29/08/2014 | Cập nhật: 11/11/2014
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Ban hành: 10/02/2014 | Cập nhật: 13/03/2014
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đồ án Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 12/05/2014
Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án "Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế" Ban hành: 30/10/2013 | Cập nhật: 14/01/2014
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái Ban hành: 31/01/2013 | Cập nhật: 13/06/2013
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 về kế hoạch thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 16/01/2013 | Cập nhật: 11/09/2013
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013 - 2015 Ban hành: 16/01/2013 | Cập nhật: 26/03/2013
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 hủy bỏ một số nội dung tại Quyết định 22/2010/QĐ-UBND, 20/2012/QĐ-UBND và bãi bỏ Quyết định 39/2008/QĐ-UBND Ban hành: 29/01/2013 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên Ban hành: 12/01/2013 | Cập nhật: 23/09/2014
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 04/09/2012 | Cập nhật: 06/09/2012
Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 25/07/2012 | Cập nhật: 26/07/2012
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Phú Yên Ban hành: 18/01/2012 | Cập nhật: 16/01/2017
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định mức chi đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 17/01/2012 | Cập nhật: 02/03/2013
Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Ban hành: 21/07/2011 | Cập nhật: 27/07/2011
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch thực hiện "Ngày pháp luật" tại các cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 14/12/2010 | Cập nhật: 11/06/2015
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 28/08/2009 | Cập nhật: 18/04/2011
Nghị quyết 283/NQ-HĐND năm 2009 bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết 156/NQ-HĐND năm 2007 Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 25/09/2013
Quyết định 47/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 Ban hành: 02/04/2008 | Cập nhật: 10/04/2008
Quyết định 30/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 22/02/2008 | Cập nhật: 27/02/2008
Quyết định 1402/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 15/10/2007 | Cập nhật: 20/10/2007
Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020 Ban hành: 13/11/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2007 về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010 Ban hành: 27/07/2007 | Cập nhật: 07/08/2007
Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2007 Quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị kế toán nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 16/01/2007 | Cập nhật: 13/05/2015
Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành: 14/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006
Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 29/09/2004 | Cập nhật: 10/12/2009
Quyết định 1208/QĐ-TTg về việc thay đổi chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng Ban hành: 04/12/2000 | Cập nhật: 11/04/2007
Quyết định 112/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Lai Châu năm 2021 Ban hành: 29/01/2021 | Cập nhật: 27/02/2021