Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020
Số hiệu: 2672/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Chí Thức
Ngày ban hành: 13/11/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2672/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ  TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 24/6/2005 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Sơn La về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá và thể dục thể thao;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp thứ 8 về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020;

Xét Tờ trình số 77/TTr-SYT ngày 10/5/2007 của Sở Y tế và Báo cáo thẩm định số 136/BC-KHĐT ngày 23/5/2007của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch hệ thống y tế Sơn La theo hướng công bằng - hiệu quả và phát triển bền vững. Trong đó gắn y tế chuyên sâu với y tế cơ sở, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh - nâng cao sức khỏe với chữa bệnh - phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Đảm bảo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Phát triển hệ thống y tế phải phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của xã hội, khẳng định vị trí trong vùng và toàn quốc.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển hệ thống y tế Sơn La từng bước hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tỉnh đến xã theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu về sức khỏe đã đề ra trong Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn 2020 của tỉnh Sơn La.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau

- Đủ khả năng kiểm soát, giám sát, khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng. Phòng, chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường và trường học, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì được kết quả thanh toán và loại trừ một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội.

- Khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau.

2.2 Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh

- Đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh lên 2 lần/người/năm.

- Hạ tỷ lệ chết sơ sinh từ 6‰ năm 2006 xuống còn dưới 4‰ vào năm 2010 và còn dưới 3‰ năm 2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 29,8% năm 2006 xuống còn dưới 25% vào năm 2010 và <15% năm 2020.

- Nâng số giường bệnh toàn tỉnh từ 18,8 giường/10.000 dân năm 2006 lên 20,5 giường bệnh/10.000 dân năm 2010 và đạt 25 giường bệnh/10.000 dân năm 2020.

- Đến năm 2010 đảm bảo không còn tình trạng thiếu trang thiết bị chẩn đoán và điều trị ở bệnh viện các tuyến.

- Đến năm 2010 xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh thành trung tâm kỹ thuật cao về điều trị, cung cấp được các dịch vụ y tế chuyên sâu tại Sơn La, giảm bệnh nhân chuyển tuyến lên Trung ương từ 4,96% năm 2006 xuống còn dưới 4% năm 2010 và dưới 2,5% năm 2020.

2.3 Phát triển ngành dược

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục lưu hành trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2010 có doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP.

- Mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh dược phẩm. Đáp ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng từ mức 3 USD/người/năm như hiện nay lên mức 6 USD/người/năm vào thời điểm năm 2010.

- Ứng dụng tin học vào quản lý và sử dụng thuốc. Nâng cao tính hiệu quả và an toàn sử dụng thuốc trong toàn bộ hệ thống phòng bệnh và chữa bệnh, khống chế tối đa tai biến xảy ra do thuốc.

- Phát triển các vùng chuyên canh dược liệu, đáp ứng nhu cầu điều trị, sản xuất và trao đổi. Khôi phục phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam trong toàn tỉnh.

2.4 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng

- Kiên cố hoá các trạm y tế xã, từng bước hiện đại hoá theo chuẩn quốc gia cho tất cả các trạm y tế xã trong toàn tỉnh. Trước mắt đầu tư xây dựng mới trạm y tế tại các xã chưa có trạm y tế, trạm y tế là nhà tạm và những trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng.

- Cung cấp bổ sung trang thiết bị y tế theo danh mục trang thiết bị trạm y tế do Bộ Y tế ban hành.

- Đảm bảo đủ nhân lực cho các trạm y tế xã trong toàn tỉnh và hàng năm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế đang công tác tại các trạm y tế xã.

2.5 Công tác xã hội hoá trong các hoạt động y tế

- Đến năm 2010 có cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập đăng ký giường bệnh, đến năm 2020 đạt 1 giường bệnh ngoài công lập/10.000 dân.

- Đến năm 2010, 100% Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã có dịch vụ chất lượng cao cung ứng vacine đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đến năm 2010, xây dựng điểm khoa điều trị chăm sóc toàn diện và điều trị theo nhu cầu cho bệnh nhân nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Hàng năm có từ 20 - 30 chỉ tiêu học đại học và 5 - 10 chỉ tiêu học trên đại học theo hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

A. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG

1. Các chỉ tiêu

1.1 Củng cố và kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế dự phòng

1.1.1 Tới năm 2010

- Kiện toàn và nâng cấp hệ thống y tế dự phòng, bao gồm các trung tâm: 08 trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã.

- Có 50% các trung tâm y tế dự phòng ở tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.

- Có 50% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

- Có 90% số thôn, bản, tiểu khu có nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Có 60% các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh và hoạt động y tế học đường.

- Có 60% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

- Có 40% số bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.

1.1.2 Tới năm 2015

- Có 100% các trung tâm y tế dự phòng ở tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.

- Có 80% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

- Có 100% số bản, tiểu khu, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Có 100% các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh và hoạt động y tế học đường.

- Có 80% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

- Có 60% số bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.

1.1.3 Tới năm 2020

- Có 100% các xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung).

- Có 100% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.

1.2 Phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch

1.2.1 Giảm tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Phấn đấu không để dịch lớn xảy ra, nếu có phải dập tắt kịp thời. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh dịch mới xuất hiện và bệnh dịch quay trở lại. Làm tốt công tác 3 diệt và giám sát các vectơ truyền bệnh trong khu dân cư.

1.2.2 Duy trì tỷ lệ được tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt trên 90% như hiện nay cho trẻ em và bà mẹ có thai. Duy trì kết quả loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bại liệt, phấn đấu thanh toán bệnh sởi, dịch hạch và bệnh dại vào năm 2010. Loại trừ bệnh tả, thương hàn và bại liệt trước năm 2020. Khống chế tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở mức dưới 5/100.000 dân, bệnh tả ở mức dưới 1/100.000 dân, hội chứng não cấp ở mức dưới 1/100.000 dân.

1.2.3 Phòng chống HIV/AIDS

- Khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng sau năm 2010.

- Đảm bảo 100% số túi máu được sàng lọc trước khi truyền cho bệnh nhân ở tất cả bệnh viện. Tới năm 2010, có 90% và năm 2020 có 100% số người bị nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng được quản lý, chăm sóc và điều trị thích hợp.

- Đến năm 2010, có 100% các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn được tư vấn về phòng, chống và xét nghiệm kiểm tra nhiễm HIV.

- Đến năm 2010, 100% nhân dân hiểu biết đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, có thái độ tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở địa phương với những hình thức khác nhau, tiến tới xóa bỏ tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng đồng.

1.2.4 Phòng, chống sốt xuất huyết

- Giảm tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết dưới 0,05% vào năm 2010. Không để dịch xảy ra và không để tử vong do sốt xuất huyết.

- Thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết tại các bệnh viện. Duy trì giám sát véc tơ dengue xuất huyết, vận động cộng đồng tham gia diệt, muỗi, bọ gậy và thu gom phế thải tại 100% xã, phường, thị trấn.

1.2.5 Phòng, chống sốt rét và bệnh ký sinh trùng

- Không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tử vong do sốt rét. Giám sát định kỳ bệnh sốt rét, triển khai các hoạt động phòng, chống sốt rét tại 100% xã, phường, thị trấn có nguy cơ sốt rét cao.

- Quản lý, điều trị 100% số bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế; phát hiện và quản lý bệnh nhân vãng lai, tạm trú có mang ký sinh trùng sốt rét để điều trị kịp thời.

- Đến năm 2010, có 50% số xã, phường, thị trấn và năm 2020 có 90% số xã, phường, thị trấn triển khai chương trình phòng, chống bệnh giun, sán. Giảm tỷ lệ mắc bệnh giun, sán trong trẻ em xuống còn 60% và người lớn còn 40%.

1.2.6 Phòng, chống lao

- Giảm tỷ lệ mắc lao mới dưới 100.000 dân;

- Giảm AFB (+) xuống dưới 4% trong số bệnh nhân mắc lao.

- Tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị khỏi là 98% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;

- Tỷ lệ khám phát hiện bệnh lao là 90% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020.

- Đến năm 2010 đạt 100% bệnh nhân lao được quản lý tại cộng đồng.

- Đảm bảo duy trì hằng năm có 100% trẻ sơ sinh được tiêm chủng BCG.

- 100% số xã, phường, thị trấn có mạng lưới phòng, chống lao. Tới năm 2010, có 60% và năm 2020 có 100% số cán bộ y tế phụ trách chương trình phòng, chống lao được nâng cao trình độ chuyên khoa lao; tuyến tỉnh có bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II về lao và bệnh phổi, tuyến huyện có bác sĩ chuyên khoa I lao và bệnh phổi.

- Tăng cường trang thiết bị chẩn đoán để nâng cao khả năng phát hiện bệnh sớm ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.

1.2.7 Phòng, chống phong

- Duy trì kết quả loại trừ phong cấp tỉnh.

- Giảm tỷ lệ bệnh phong lưu hành xuống còn 0,02/10.000 dân năm 2010 và 0,01/10.000 dân năm 2020.

- Giảm tỷ lệ tàn tật độ II/ bệnh nhân mới xuống còn 15% năm 2010 và 5% năm 2020.

- Tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.

1.3 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

1.3.1 Các mục tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ sinh thô còn 15‰ năm 2010 và 10‰ năm 2020.

- Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi còn 7‰ năm 2010 và < 7‰ năm 2020.

- Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi còn 25‰ vào năm 2010 và <20‰ vào năm 2020.

- Tỷ suất chết mẹ /100.000 trẻ đẻ sống là 70/100.000 vào năm 2010.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng < 2.500g còn 2,8% vào năm 2010 và < 2,5% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 25% vào năm 2010 và dưới 15 % vào năm 2020. Không còn trường hợp suy dinh dưỡng nặng.

- Giảm tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 - 12 tuổi còn 4,6% năm 2010. Duy trì tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối có Iode đạt tỷ lệ > 95% vào năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Bà mẹ và trẻ em được chăm sóc hợp lý, hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới phát sinh có liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, khô mắt...

b) Các mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ.

- Giảm sinh, giảm nạo, phá thai.

- Làm mẹ an toàn.

- Hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt các nhiễm khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục (STI), phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS...

- Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Phát hiện và điều trị sớm ung thư vú và các ung thư khác.

- Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với lứa tuổi.

- Nâng cao hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản. Xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản và chất lượng cuộc sống.

- Người dân được nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

- Cải thiện tình hình quản lý sức khoẻ trẻ em thông qua việc xây dựng mô hình quản lý sức khoẻ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và các nhóm trẻ gia đình. Khám và hướng dẫn tại gia đình cho những bà mẹ có trẻ nguy cơ cao biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình.

1.4. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

- Tới năm 2010 có 100% dân số đô thị và 80% dân số nông thôn được cung cấp đủ nước sạch. Năm 2020, 100% dân số cả ở thành thị và nông thôn tỉnh Sơn La được cung cấp đủ nước sạch.

- Tới năm 2010 có trên 70% số hộ gia đình có nhà xí, nhà tắm, cống rãnh, chuồng trại hợp vệ sinh; 70% các bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tốt; trên 70% số cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, trường học bảo vệ môi trường nơi công cộng. Năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt >80%.

- Đến năm 2010 trên 50% số bệnh viện, 70% số nhà máy, cơ sở sản xuất liên quan đến chất độc hại có hệ thống xử lý chất thải (bao gồm hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng) đạt tiêu chuẩn. Năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt 80%.

- Tăng cường quản lý và duy trì thường xuyên công tác giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh đối với nguồn nước sinh hoạt, không khí, đất tại các khu dân cư, hệ thống xử lý rác thải và nước thải của các xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, nhà hàng và nơi công cộng.

- Thu gom rác thải, chất phế thải sinh hoạt và các khu công nghiệp và có quy chế xử lý thích hợp đạt yêu cầu vệ sinh.

1.5 Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tới năm 2010 cấp giấy chứng nhận và kiểm soát thường xuyên các chỉ số cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trên 50% số loại sản phẩm thực phẩm chính được sản xuất có lưu thông trên thị trường; trên 60% các cơ sở ăn uống công cộng, khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tính mạng cho người tiêu dùng. Năm 2020 chỉ số này đạt trên 80%.

- Tăng số lượt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm vệ sinh các mẫu thực phẩm lên 3 lần vào năm 2010 và 10 lần vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm tỷ lệ người bị mắc ngộ độc thực phẩm. Tới năm 2010 giảm 40% số người bị nhiễm độc thực phẩm, năm 2020 giảm là 80% so với hiện nay; không có vụ ngộ độc có trên 30 người mắc/vụ; không có ca chết do ngộ độc thực phẩm vào năm 2010. Đảm bảo thực hiện các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm tại 100% số bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng.

- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, cơ quan trường học và cộng đồng dân cư. Tới năm 2010 có 80% số đối tượng được tiếp cận với các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2020 là 100%.

- Tới năm 2010 có 30% và năm 2020 có 70% các mặt hàng thực phẩm, ngũ cốc lưu hành trên thị trường được giám sát dư lượng hoá chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

- Tới năm 2010 có 100% cán bộ y tế cấp huyện, thị xã và cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.6 Y tế lao động

- Trước năm 2010, đầu tư về nhân lực, trang thiết bị cho tổ y tế lao động phục vụ các hoạt động vệ sinh lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

- Tới năm 2010, 100% xí nghiệp trên địa bàn tỉnh được lập hồ sơ y tế xí nghiệp và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; 100% số cán bộ y tế làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tại nạn lao động.

- Phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh lao động tại 100% số doanh nghiệp sản xuất lớn, 60% số doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vào năm 2010. Tới năm 2020, các chỉ số tương ứng là 100% và 80%.

- Đào tạo đồng bộ đội ngũ cán bộ y tế làm công tác y tế lao động với cơ cấu hợp lý: 50% trình độ trên đại học, 100% trình độ đại học vào năm 2015.

1.7 Chăm sóc sức khoẻ học đường

- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 80% số trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia về vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường khu vực trường học.

- Giảm tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột sống …

- Giảm tỷ lệ học sinh bị chết, bị thương do tai nạn thương tích khi đi học xuống còn 50% vào năm 2010 và còn 20% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Phát triển các chương trình chăm sóc sức khoẻ học sinh (phòng, chống bệnh răng miệng, phòng chống tai nạn thương tích học đường,…) tại 100% số trường học vào năm 2010.

- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 90% các trường có cán bộ lãnh đạo và giáo viên được tham dự các lớp tập huấn về y tế trường học chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh.

1.8 Nâng cấp và hiện đại hoá các labo xét nghiệm

- Labo vi sinh các bệnh dịch truyền nhiễm.

- Labo vi sinh nước thực phẩm.

- Labo hoá nước thực phẩm.

- Labo xét nghiệm sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng.

- Labo kiểm nghiệm độc chất, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.

- Labo vệ sinh lao động - bệnh nghề nghiệp.

Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 100% số labo hoàn thành việc nâng cấp, hiện đại hoá đạt chuẩn quốc gia.

1.9 Các chỉ tiêu khác

- Giảm số người hút thuốc lá xuống còn 70% vào năm 2010 và còn 40% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm số người lạm dụng rượu, bia xuống còn 85% vào năm 2010 và còn 50% vào năm 2020 so với hiện nay.

- Giảm số người tử vong do tai nạn giao thông trên toàn tỉnh xuống còn 60% vào năm 2010 và còn 30% so với hiện nay; tỷ lệ tai nạn lao động tương ứng là 50% và 30%; tỷ lệ tai nạn sinh hoạt tương ứng là 40% và 20%.

- Tăng cường phối kết hợp quân - dân y trong phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

2. Quy hoạch hệ thống y tế dự phòng

2.1 Về tổ chức bộ máy

2.1.1 Kiện toàn hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh:

Hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm:

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

- Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội.

- Trung tâm Phòng, chống sốt rét.

- Trung tâm Nội tiết.

- Bệnh viện Phong - Da liễu (bộ phận phòng, chống Phong).

2.1.2 Phát triển hệ thống y tế dự phòng tại tuyến huyện, thị:

Trong giai đoạn 2007 - 2010 tập trung củng cố nâng cấp toàn diện 11 Trung tâm y tế dự phòng của huyện, thị xã để làm nhiệm vụ: vệ sinh phòng bệnh, giám sát, phát hiện và phòng chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia xây dựng bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn.

Trung tâm y tế dự phòng của các huyện, thị xã có các bộ phận sau đây:

- Lãnh đạo Trung tâm.

- 02 phòng chức năng:

+ Phòng Hành chính tổng hợp.

+ Phòng Truyền thông Giáo dục sức khỏe.

- 05 khoa chuyên môn:

+ Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS.

+ Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng

+ Khoa Y tế công cộng.

+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Khoa Xét nghiệm.

* Nhân lực và cơ cấu nhân lực:

Nhu cầu biên chế của các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, trong đó định mức biên chế, cơ cấu cán bộ gồm: cán bộ đại học và trên đại học, cán bộ cao đẳng và trung cấp, cán bộ khác…, thực hiện theo Thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Cơ sở hạ tầng: Diện tích đất xây dựng Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện: Tối thiểu 1.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm 60 - 75% tổng diện tích và đủ để bố trí các phòng chức năng, khoa chuyên môn, khoa xét nghiệm và khu phụ trợ (nhà để xe, kho tàng, nhà vệ sinh…); có hệ thống xử lý chất thải y tế.

* Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật: Đảm bảo theo danh mục của Bộ Y tế quy định.

2.2 Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực

Nhu cầu nhân lực cán bộ y tế dự phòng đến năm 2010 và đến 2020:

2.2.1 Tuyến tỉnh: Đến năm 2010 có 37% và đến năm 2020 là 50% cán bộ có trình độ sau đại học.

2.2.2 Tuyến huyện: Có ít nhất 2 cán bộ đạt trình độ sau đại học, mỗi khoa phòng chuyên môn có ít nhất 1 cán bộ đại học đảm bảo đủ khả năng giải quyết các vấn đề y tế dự phòng của địa phương.

B. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI KHÁM, CHỮA BỆNH

Điểm b, mục 3 về đầu tư sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh phục hồi chức năng tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đã nêu rõ: "Phấn đấu đạt 20,5 giường bệnh/10000 dân vào năm 2010 và đạt 25 giường bệnh vào năm 2020, không tính giường bệnh trạm y tế xã".

Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh từng giai đoạn, hệ thống khám, chữa bệnh cần được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện tại: Dân số của tỉnh là 1.007 ngàn người.

Tổng số giường bệnh là 1.840.

Số giường bệnh/10.000 dân đạt 18,8.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,59%, cứ mỗi năm dân số Sơn La tăng thêm là 15,3 ngàn người. Với mạng lưới khám, chữa bệnh như vậy bước đầu đã khắc phục khó khăn đáp ứng được công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

* Đến năm 2010 : Với tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là: 1.070 ngàn người, số giường bệnh phải đạt là 2.213 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Đến năm 2015: Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là 1.164 nghìn người, số giường bệnh phải đạt là 2.780 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

* Đến năm 2020 : Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%, dự báo dân số của tỉnh là 1.242 nghìn người, số giường bệnh phải đạt là 3.122 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

1. Quy hoạch chi tiết tuyến tỉnh

1.1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 350 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì 350 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: khu vực này chuyển thành các bệnh viện chuyên khoa: Phụ - Sản, Mắt, Tai - Mũi - Họng, Nội tiết…

1.2 Xây dựng xong Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: hoàn thiện các bước chuẩn bị xây dựng.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: xây dựng xong và đưa vào sử dụng.

1.3 Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng 60 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 100 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: nâng lên thành 120 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 150 giường.

1.4 Bệnh viện Y học cổ truyền 100 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 150 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: duy trì công suất 150 giường.

1.5 Bệnh viện Lao và bệnh phổi 100 giường:

- Giai đoạn 2007 - 2015: duy trì công suất 100 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 120 giường.

1.6 Bệnh viện phong - da liễu 30 giường:

- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên thành 50 giường.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì công suất 50 giường.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên thành 70 giường.

1.7 Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên 170 giường (bao gồm 4 phòng khám đa khoa khu = 50 giường):

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 112.551 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 230 giường.

+ Số bác sĩ: 79 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 121.428 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 250 giường.

+ Số bác sĩ: 92 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 130.192 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 280 giường.

+ Số bác sĩ: 104 người.

2. Quy hoạch chi tiết tuyến huyện

1. Huyện Quỳnh Nhai hiện có 100 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 71.354 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 76.982 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 120 giường.

+ Số bác sĩ: 30 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 82.537 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 38 người.

2. Huyện Mường La hiện có 90 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 89.946 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 120 giường.

+ Số bác sĩ: 30 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 97.041 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 130 giường.

+ Số bác sĩ: 33 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 104.044 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 38 người.

3. Huyện Thuận Châu hiện có 120 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 147.783 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 159.440 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 52 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 170.946 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 220 giường

+ Số bác sĩ: 55 người.

4. Huyện Bắc Yên hiện có 80 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 55.186 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 80 giường.

+ Số bác sĩ: 20 người.

- Đến năm 2015 duy trì công suất 80 giường.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 63.835 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

5. Huyện Phù Yên: (đã nêu chi tiết tại mục 1.7)

6. Huyện Mai Sơn hiện có 180 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 136.129 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

- Đến năm 2015, duy trì công suất 200 giường.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 157.465 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

7. Huyện Sông Mã hiện có 130 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 121.413 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 180 giường.

+ Số bác sĩ: 45 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 130.898 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 190 giường.

+ Số bác sĩ: 48 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 140.443 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

8. Huyện Yên Châu hiện có 80 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 69.196 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 74.654 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường.

+ Số bác sĩ: 40 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 80.042 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.

+ Số bác sĩ: 50 người.

9. Huyện Mộc Châu (tính chung cả 2 bệnh viện, có phụ lục chi tiết kèm theo) hiện có 230 giường:

- Đến năm 2010, dự kiến tách huyện Mộc Châu thành thị xã Mộc Châu và huyện Mộc Hạ:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 70.766 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 140 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 38 người.

+ Dân số của huyện là: 84.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 180 giường (bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 25 người.

- Đến năm 2015:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 78.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 43 người.

+ Dân số của huyện là: 92.000 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 190 giường (bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 32 người.

- Đến năm 2020:

+ Dân số của Thị xã sẽ là 86.100 người:

. Nhu cầu giường bệnh là: 160 giường (bệnh viện huyện).

. Số bác sĩ: 45 người.

+ Dân số của huyện là: 100.000 người.

. Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường (bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu).

. Số bác sĩ: 38 người.

10. Huyện Sốp Cộp hiện có 70 giường

- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là 39.012 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 80 giường.

+ Số bác sĩ: 18 người.

- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là 42.089 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 90 giường.

+ Số bác sĩ: 22 người.

- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là 45.127 người:

+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.

+ Số bác sĩ: 25 người.

* Kết quả theo quy hoạch

- Đến năm 2010 cả tỉnh có 19 bệnh viện công lập, với 2.280 giường bệnh, trung bình đạt 20,5 giường bệnh/10.000 dân.

- Đến năm 2015 cả tỉnh có 19 bệnh viện công lập, với 2.780 giường bệnh, trung bình đạt 23 giường bệnh/10.000 dân.

- Đến năm 2020 (trên cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện nay thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa gồm chuyên khoa Phụ Sản, Mắt, Nội tiết…), cả tỉnh có 3.120 giường bệnh, trung bình đạt 25 giường bệnh/10.000 dân.

- Số bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa bệnh từ 240 người năm 2006 lên 326 người năm 2010, 366 người năm 2015 và 413 người năm 2020, tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng =1/4; tối thiểu mỗi cơ sở khám, chữa bệnh có từ 1 - 4 dược sĩ đại học.

(Số liệu chi tiết tại phụ lục số 3, 4, 5, 6, 7)

C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DƯỢC

1. Hệ thống quản lý nhà nước

- Mô hình tổ chức ngành dược theo mô hình của Bộ Y tế quy định.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý dược. Củng cố tổ chức và đổi tên phòng quản lý dược thành phòng quản lý dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; củng cố hệ thống thanh tra chuyên ngành dược của Sở Y tế và cộng tác viên thanh tra tại các tuyến.

- Cải cách hệ thống quản lý dược theo tinh thần cải cách hành chính nhà nước: giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý...

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về dược: tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy chế, các thường quy kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược, đảm bảo chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả. Tăng cường kiểm tra, giám sát hành nghề dược, quản lý thông tin, quảng cáo thuốc. Chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh thuốc, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý cung ứng thuốc, chuẩn hoá về cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm, đưa tiêu chuẩn “Thực hành nhà thuốc tốt” vào việc tuyên truyền, đánh giá các cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc.

2. Hệ thống cung ứng thuốc

- Kiện toàn và sắp xếp hợp lý mạng lưới cung ứng thuốc từ tỉnh đến huyện, xã.

Để tăng cường hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, trước hết cần kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới cung ứng thuốc, áp dụng tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt (GDP) và tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ thuốc nhằm tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng và cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.

Tất cả các trạm y tế xã phải có tủ thuốc hoặc các đại lý thuốc nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc thiết yếu cho công tác điều trị.

- Rà soát phương thức, cơ chế hoạt động cung ứng thuốc, đảm bảo tính công bằng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ cung ứng thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu cho mọi người dân. Phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho ngoại thành, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân ngoại thành, đặc biệt là các vùng khó khăn.

3. Đảm bảo chất lượng thuốc

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát chất lượng thuốc ở tất cả các khâu: chuẩn bị sản xuất, quá trình sản xuất, tồn trữ, bảo quản, lưu thông, phân phối, sử dụng.

- Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm, bổ sung trang thiết bị, đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GLP.

4. Hệ thống dược bệnh viện

- Tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị...

- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo yêu cầu điều trị trong bệnh viện đồng thời nâng cao vai trò tư vấn của dược trong thực hành điều trị. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về thuốc và thực hành tốt công tác dược lâm sàng.

- Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc với chất lượng cao cho điều trị. Cải tạo kho thuốc của khoa dược các bệnh viện. Đầu tư thiết bị điều hoà, thiết bị hút ẩm, thiết bị phòng hoả, thiết bị lạnh bảo quản vacxin, sinh phẩm. Đầu tư hệ thống tủ bảo quản thuốc độc, thuốc gây nghiện theo đúng quy định.

- Tin học hoá trong việc quản lý và sử dụng thuốc.

- Tăng cường vai trò của dược lâm sàng, tư vấn sử dụng thuốc, thu thập thông tin, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc, tạo điều kiện nâng cao kiến thức sử dụng thuốc và đào tạo tại chỗ cán bộ.

- Giám sát tình hình kháng sinh trong bệnh viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược bệnh viện, tham gia tích cực vào quá trình đào tạo các loại hình nhân lực dược.

5. Hệ thống sản xuất thuốc

- Khôi phục lại và nâng cao hệ sản xuất thuốc Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Sơn La, tăng tỷ trọng doanh thu từ sản xuất thuốc trong tổng doanh thu của công ty, xây dựng chiến lược mặt hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu về thuốc trên địa bàn của tỉnh, từng bước tổ chức tiếp cận thị trường thuốc trong nước và hội nhập quốc tế.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp nhằm huy động nguồn lực và phát huy tính năng động trong sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc.

- Xây dựng mới khu sản xuất và tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng WHO. Diện tích đất cần xây dựng: 50.000 m2.

+ Xây dựng 02 phân xưởng sản xuất: thuốc viên và thuốc đông dược. Yêu cầu công nghệ đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP của WHO.

+ Xây dựng hệ thống kho tồn trữ thuốc. Yêu cầu công nghệ đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng GSP.

- Giai đoạn 2007 - 2010: xây dựng hệ thống kho tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GSP.

- Giai đoạn 2011 - 2015: xây dựng phân xưởng thuốc viên và đông dược đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP.

- Năm 2016 - 2020: đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng mở rộng sản xuất thuốc đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP.

6. Hệ thống dược y học cổ truyền

- Khuyến khích trồng và sử dụng thuốc đông dược tại tất cả các tuyến, đặc biệt là tại tuyến xã khi tất cả các trạm y tế xã đều đã có vườn thuốc nam. Tăng cường việc chế biến, sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược, phát huy thế mạnh sẵn có của các cơ sở nhà nước và tư nhân tham gia sản xuất và cung ứng thuốc y học cổ truyền.

- Thành lập Công ty đông dược hoặc bộ phận chuyên sản suất và cung ứng thuốc đông dược của Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Sơn La với đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại trong chế biến, sản xuất thuốc từ dược liệu.

7. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực dược

Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ dược, nhất là dược tuyến xã. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng trong tỉnh.

8. Thông tin và quản lý thông tin thuốc

Tăng cường việc giám sát thực hiện quy chế thông tin quảng cáo thuốc sẽ được triển khai trong các đơn vị y tế và các đơn vị kinh doanh thuốc trong tỉnh.

Cung cấp thông tin dược lâm sàng đầy đủ và cập nhật cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực hiện theo dõi ADR thường xuyên và duy trì chế độ báo cáo với Trung tâm ADR tại Hà Nội.

9. Nhu cầu đầu tư phát triển lĩnh vực dược

Để thực hiện các nội dung của quy hoạch phát triển hệ thống dược tỉnh Sơn La đến 2020 cần có kinh phí như sau:

- Công tác quản lý Dược: gồm kinh phí quản lý dược trong toàn ngành, công tác quản lý thông tin thuốc, thanh tra dược, tập huấn quy chế chuyên môn, đào tạo lại nhân lực dược.

- Cung ứng và sản xuất thuốc:

Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Sơn La:

+ Xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP.

+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc viên đạt GMP.

+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc y học dân tộc.

+ Xây dựng một số hiệu thuốc đạt GPP.

- Đảm bảo chất lượng thuốc: xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn GLP.

- Công tác dược bệnh viện: nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các khoa dược bệnh viện, đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.

- Thông tin và quản lý thông tin về thuốc.

- Công tác đào tạo.

- Dược học cổ truyền: kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc và nâng cấp mở rộng các vườn thuốc nam, vùng dược liệu: vùng trồng Quế tại xã Mường Do, Tân Lang, Mường Lang, Mường Cơi, Mường Thải thuộc huyện Phù Yên; vùng trồng hoa Hoè, Nghệ tại xã Chiềng Pha- huyện Thuận Châu.

- Nâng cấp cơ sở vật chất của các điểm bán thuốc.

D. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ

1. Các chỉ tiêu

- Trạm y tế xã bảo đảm đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ: chẩn đoán, điều trị ban đầu các bệnh thường gặp, cấp cứu thông thường và sơ cứu ban đầu các tai nạn, thương tích trong xã. Thực hiện quản lý các bệnh xã hội trong xã theo sự phân công, phân cấp của y tế huyện và tỉnh.

- Biên chế, cơ cấu chuyên môn trạm y tế xã đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.

- Mỗi bản trung bình có từ 1 - 2 nhân viên y tế hoạt động, đạt trình độ từ sơ học y trở lên.

- Đối với các doanh nghiệp, công - nông trường, xí nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người thì phải có từ 1 - 3 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp, nhà máy có từ 500 công nhân trở lên thì phải thành lập trạm y tế có bác sĩ phục vụ. Các cơ sở sản xuất có từ 50 người đến dưới 200 người thì cần có 01 cán bộ y tế với trình độ từ trung học y trở lên phục vụ.

- Đối với các trường phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông, mỗi trường phải có từ 1 - 2 cán bộ y tế phục vụ, trong đó ít nhất có 1 cán bộ đạt trình độ từ trung học y trở lên. Đối với trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần có trạm y tế cơ sở từ 2 - 3 cán bộ y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phục vụ.

- Duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi.

- 100% trạm y tế xã có phòng khám, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền. Tăng tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ chuyên trách y dược học cổ truyền lên 70% vào năm 2010, 100% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, phấn đấu số trạm y tế xã có bác sĩ, có đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh; 70% trạm y tế xã là nhà mái bằng kiên cố và có phòng sản, thủ thuật đạt yêu cầu của Bộ Y tế; 70% trạm y tế xã có nguồn nước hợp vệ sinh.

- Tăng tỷ lệ 70% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2010, 60% số trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đến năm 2015 tăng tỷ lệ 98% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 95% số trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đến 2020 toàn bộ các trạm y tế xã có bác sĩ, chuẩn hoá các cán bộ trạm đạt trình độ từ trung học trở lên, đủ điều kiện để giải quyết được một số bệnh chuyên khoa thông thường với kỹ thuật cơ bản, thường quy như: mắt, tai, mũi, họng, răng và sức khoẻ sinh sản, sức khỏe trẻ em...

2. Nội dung quy hoạch

2.1 Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở và phát triển nhân lực y tế (số liệu chi tiết tại phụ lục số 2):

Tính đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 201 trạm y tế xã. Năm 2007 có thêm 02 trạm y tế xã mới thành lập: Tân Xuân và Chiềng Xuân thuộc huyện Mộc Châu.

- Đảm bảo đủ nhân lực y tế cho trạm y tế xã theo quy định và hàng năm được đào tạo, cập nhật kiến thức mới phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các xã có dân số trên 10.000 dân được tăng thêm biên chế hoặc tuyển hợp đồng.

- Năm 2010 phấn đấu 60% trạm y tế xã có bác sỹ.

- Duy trì 100% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Y tế thôn bản:

Nhân viên y tế bản hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định; được đào tạo và trang bị phương tiện chuyên môn theo quy định.

Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế của các bản và huy động nhân viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để tham gia vào công tác nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.

Đến năm 2010 phấn đấu 100% bản có y tế bản hoạt động; 100% nhân viên y tế bản được đào tạo, trang bị phương tiện chuyên môn theo quy định.

Đến năm 2015, 70% nhân viên y tế bản có trình độ trung học y tế trở lên.

Đến năm 2020, 100% nhân viên y tế bản có trình độ trung học y tế trở lên và được hưởng trợ cấp ngày càng tốt hơn từ ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng đồng theo quy định.

2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế

2.2.1 Về XDCB: (Số liệu chi tiết tại phụ lục số 8)

- Giai đoạn 2007 - 2010: Lựa chọn những trạm y tế có một trong những tiêu chí sau được xem xét đưa vào danh mục đầu tư:

+ Những xã chưa có trạm y tế (bao gồm 05 trạm y tế thị trấn: Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã; 02 xã mới thành lập; 14 xã di rời của dự án thuỷ điện Sơn La...).

+ Những trạm y tế là nhà tạm.

+ Những trạm y tế là nhà cấp IV kiên cố nhưng đã qua sử dụng nhiều năm, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: tất cả những trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia đều được xem xét đưa vào danh mục đầu tư xây dựng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm còn lại và nối tiếp giai đoạn trước; duy tu, sửa chữa các trạm đã hoàn thiện.

2.2.2 Về trang thiết bị y tế: từng bước đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phù hợp cho trạm y tế, đến năm 2010 có 20% trạm y tế được trang bị máy siêu âm, đến 2015 là 50% và 100% vào năm 2020.

- Giai đoạn 2007 - 2010: đầu tư trang thiết bị y tế theo danh mục quy định, ưu tiên các trạm y tế xã có bác sĩ.

- Giai đoạn 2011 - 2015: tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trạm y tế xã còn lại.

- Giai đoạn 2016 - 2020: tiếp tục đầu tư các trạm chưa được đầu tư ở giai đoạn trước, duy tu, nâng cấp, hiện đại hoá các trang thiết bị.

2.2.3 Tài chính cho y tế xã, phường, thị trấn

- Nguồn vốn: Nguồn vốn được huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương.

+ Ngân sách từ chương trình 135 (kéo dài) và các chương trình, dự án khác có đầu tư cho y tế xã.

+ Ngân sách địa phương và các nguồn ngân sách hợp lệ khác.

- Nội dung đầu tư:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở trạm y tế.

+ Đầu tư trang thiết bị trạm y tế. Danh mục trang thiết bị đầu tư bổ sung được xác lập trên cơ sở trình độ sử dụng của cán bộ y tế xã.

+ Đầu tư cho đào tạo cán bộ y tế xã và cán bộ y tế bản.

E. TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA VÀ TRUNG TÂM Y PHÁP

Từ nay đến năm 2010 được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

G. TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ SƠN LA

Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng và hoàn chỉnh đề án nâng cấp trường Trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế Sơn La, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên tại trường nhằm đáp ứng đào tạo đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y, dược, điều dưỡng và nữ hộ sinh.

Từ năm 2011 - 2015 - 2020 duy trì đào tạo chuyên sâu, phối hợp với trường Đại học Tây Bắc đào tạo cán bộ đại học và trên đại học chuyên ngành y, dược đáp ứng nhu cầu cán bộ tại các tuyến trên địa bàn tỉnh, các tỉnh trong khu vực và nước bạn Lào.

H. XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ

- Xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thu hút loại hình kinh tế tư nhân xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh có đăng ký giường bệnh.

- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế nhằm thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Liên kết với các trường đại học mở các loại hình đào tạo đại học và trên đại học theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2007 - 2010

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng và kiện toàn bộ máy các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Tiếp tục nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh.

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đạt chuẩn GLP.

- Nâng cấp trường Trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.

-Tập trung đầu tư dứt điểm Dự án nâng cấp các bệnh viện huyện: Mường La, Sông Mã, Thuận Châu, Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên.

- Hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư và xúc tiến đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường tại xã Chiềng Sinh - thị xã Sơn La.

- Xây dựng đề án nâng cao năng lực công tác chống nhiễm khuẩn trong các bệnh viện.

- Hoàn thiện nối mạng các đơn vị trong ngành và mạng Internet.

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng các bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện phong - da liễu.

- Tiếp tục đầu tư các công trình y tế chưa hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2007, đầu tư các công trình khác được quy định trong Quy hoạch đến năm 2010.

- Đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện để 70% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010.

- Thành lập và xây mới 02 trạm y tế tại 02 xã mới được chia tách: Tân Xuân và Chiềng Xuân của huyện Mộc Châu.

- Xây mới, cung cấp trang thiết bị và bố trí đủ cán bộ y tế cho các trạm y tế xã tại các xã di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La.

2. Giai đoạn 2011 - 2015

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện.

- Đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa huyện, tiếp tục hoàn thiện đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện để 98% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.

3. Giai đoạn 2016 - 2020

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng các tuyến.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các bệnh viên chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện vùng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Củng cố và duy trì kết quả đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trên địa bàn toàn tỉnh, đến năm 2020 phấn đấu 100% xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế.

V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Các giải pháp tài chính - đầu tư

- Nguồn ngân sách theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008.

- Cân đối tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước về y tế cho y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, dược và y tế cơ sở phù hợp phát triển của từng nội dung theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

- Từng bước chuyển đổi việc nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua các hình thức bảo hiểm y tế.

- Tăng cường hợp tác trong nước và nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.

- Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.

- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.

- Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

- Khái toán tổng mức đầu tư: Giai đoạn đến 2010: 1.082,914 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011 - 2015: 720.300 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 - 2020: 821.850 tỷ đồng.

(có số liệu chi tiết tại phụ lục số 1)

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Trước hết sắp xếp lại bộ máy và đội ngũ cán bộ, điều chỉnh và bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn hợp lý giữa nơi thừa và nơi thiếu trong nội bộ ngành. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: có 5 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010; 6 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020 (toàn quốc 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020); 1 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 và 2 - 2,5 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 1 - 3 dược sĩ đại học, 100% trạm y tế xã có cán bộ quản lý dược có trình độ từ dược tá trở lên. Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ. Phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học để cung cấp cho các cơ sở y tế.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức, phấn đấu đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học chính quy, chuyên tu bằng hình thức liên kết mỗi năm 20 - 30 bác sĩ, 5 - 10 dược sĩ đại học, 20 - 30 dược tá nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ cho các cơ sở y tế. Chú trọng đào tạo bác sĩ, dược sĩ theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ cho con em của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo lý luận, quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị.

- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu và kỹ thuật cao bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng mở rộng hình thức đạo tạo liên kết tại chỗ cán bộ đại học, sau đại học cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế tuyến tỉnh và huyện.

- Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ quản lý tại các đơn vị và thực hiện chính sách tăng cường cán bộ chuyên môn cho tuyến huyện, đặc biệt đối với cơ sở điều trị.

- Nâng cấp trường trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.

3. Giải pháp về đất và môi trường

- Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng. Đặc biệt quan tâm các địa bàn thuộc diện di dân, tái định cư xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đối với các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định. Công khai, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất.

- Diện tích đất để xây dựng:

+ Đối với bệnh viện cần được đảm bảo:

Tuyến 2 (tỉnh): 80 m2/giường bệnh.

Tuyến 1 (huyện): 110 m2/giường bệnh.

( trong đó ít nhất 25% diện tích đất dành cho cây xanh)

+ Đối với đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện: Diện tích tối thiểu 1.000 m2.

+ Đối với trạm y tế xã: trung bình từ 500 m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150 m2 trở lên với khu vực thành thị.

- Các dự án đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở y tế phải trú trọng đánh giá và có giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của công trình đối với môi trường. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế theo đúng tiêu chuẩn quy định. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh ra môi trường xung quanh trong các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở y tế dự phòng, kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

4. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế

- Đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tác nghiệp toàn ngành.

- Từng bước trang bị hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong xác định một số tác nhân gây dịch thường gặp, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và trong điều trị một số bệnh tim mạch, chỉnh hình, phục hồi chức năng.

- Củng cố hệ thống báo cáo thống kê y tế, thông tin quản lý và cung cấp các thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp ở các cấp.

5. Bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, có chất lượng cho nhân dân

- Tăng cường nguồn lực cho Phòng Quản lý dược (Sở Y tế), đặc biệt về nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng. Tiến tới thành lập Phòng Quản lý thuốc - thực phẩm và mỹ phẩm theo đúng Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015”.

- Xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách quản lý dược ở các tuyến.

- Tiếp tục thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, có kế hoạch thực hiện từng giai đoạn cụ thể và có sơ kết đánh giá từng giai đoạn.

- Triển khai việc phổ biến và chỉ đạo, giám sát thực hiện các văn bản pháp quy và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực dược một cách có hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra dược trong mạng lưới cung ứng thuốc, đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng thuốc.

- Chỉ đạo việc áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn thực hành tốt (GP) trong sản xuất (GMP), bảo quản (GSP), kiểm nghiệm (GLP) và phân phối thuốc (GDP), nhà thuốc (GPP). Bước đầu tiến hành thí điểm sau đó rút kinh nghiệm để triển khai trên phạm vi rộng hơn.

- Đối với công tác dược bệnh viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, chú trọng công tác kiểm tra và bình bệnh án, đơn thuốc nội/ngoại trú, công tác dược lâm sàng, theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR); thực hiện sử dụng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc cung ứng thuốc nội trú, triển khai đấu thầu mua thuốc theo qui định.

- Củng cố dược tuyến xã, mạng lưới kinh doanh thuốc bao gồm: nhà thuốc, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc của công ty dược phẩm nhà nước.

- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc cấp cứu phù hợp cho các trạm y tế. Đặc biệt chú ý quản lý nguồn mua thuốc của các đại lý và việc quản lý bảo quản, sử dụng thuốc của các chương trình y tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả cho người dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chú trọng công tác tư vấn và thông tin dược lâm sàng trong bệnh viện.

- Thực hiện cải cách hành chính liên quan đến các thủ tục về dược như cấp giấy phép hành nghề, cấp phép thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm… Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết việc hành nghề kinh doanh dược không phép trên địa bàn.

6. Giải pháp về trang thiết bị

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư dành cho chương trình nâng cấp trang thiết bị y tế hàng năm.

- Quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị do các dự án hỗ trợ y tế quốc gia và dự án phòng chống sốt rét Việt Nam EC trang bị.

- Nâng cao năng lực sử dụng, vận hành thiết bị tại các cơ sở y tế, củng cố bộ phận thực hiện công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị trong các cơ sở y tế.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức ngân hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam tại Sơn La.

- Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, sử dụng, giám sát và kiểm tra chặt chẽ nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài. Xây dựng một số đề án đầu tư trọng điểm để kêu gọi đầu tư như các đề án nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và cho từng lĩnh vực trong từng giai đoạn phát triển.

- Huy động các nguồn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người tàn tật.

- Mở rộng hợp tác song phương và đa phương trong việc phát triển, ứng dụng kỹ thuật y - dược học tiên tiến. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế tại các nước phát triển nhằm sớm tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học y học trên thế giới.

- Khuyến khích tiếp nhận viện trợ không hoàn lại cho nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh.

8. Các giải pháp về quản lý

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triền kinh tế - xã hội của địa phương.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ tỉnh đến các huyện, thị xã và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, thanh tra y tế.

- Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế:

a) Chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thiện đề án quy hoạch theo đúng các nội dung được phê duyệt trong Quyết định này.

b) Công bố công khai quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện các giải pháp quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế hướng dẫn công tác chuẩn bị đầu tư, bố trí kế hoạch đầu tư, kế hoạch lồng ghép các chương trình, vốn ngân sách hỗ trợ hàng năm để thực hiện quy hoạch.

3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan cân đối và phân bổ nguồn vốn cho các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế để thực hiện quy hoạch.

4. Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế bố trí nguồn lực của ngành dành cho công tác phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng các cơ sở y tế trực thuộc.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch trong phạm vi quản lý.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; thủ trưởng các ngành, đơn vị, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
-Thủ tướng Chính phủ;
-Các bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
-Văn phòng Chính phủ;
-TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, TT UBND tỉnh,
Uỷ ban MTTQ tỉnh;
-Đoàn ĐBQH tỉnh;
-Như Điều 3;
-Công báo tỉnh;
-Lưu: VT.VX.PB 80.

CHỦ TỊCH




Hoàng Chí Thức