Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013 - 2015
Số hiệu: | 112/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Nguyễn Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 16/01/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 01 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg , ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1449/QĐ-LĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc giao trách nhiệm thực hiện Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1179/TTr-SLĐTBXH, ngày 24 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013 - 2015.
(Kèm theo Kế hoạch số 62/KH-SLĐTBXH, ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ nội dung Kế hoạch này, hàng năm, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định 1019/QĐ-TTg , ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 1449/QĐ-LĐTBXH ngày 17/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giao trách nhiệm thực hiện Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020.
Thực hiện Công văn số 1968/TCDN-HSSV , ngày 06/11/2012 của Tổng cục Dạy nghề về việc xây dựng Kế hoạch dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2013 - 2015 và năm 2013, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
- Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
- Đào tạo nghề cho người khuyết tật các ngành nghề phù hợp theo khả năng học nghề và việc làm, đào tạo các ngành nghề theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Đào tạo nghề cho người khuyết tật nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Xây dựng chương trình, giáo trình, trang thiết bị thực hành chuyên biệt phục vụ công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
- Gắn liền việc đào tạo nghề với tạo việc làm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người khuyết tật; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. Hiện trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:
Tổng số: 4.828 người. Trong đó:
- Số người có khả năng lao động: 1.354 người.
- Số người đang có việc làm và thu nhập ổn định: 430 người, chiếm tỷ lệ 31,76% so với tổng số người khuyết tật có khả năng lao động.
3. Dự kiến số người khuyết tật có nhu cầu học nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm phù hợp:
STT |
Chỉ tiêu, nhiệm vụ |
2013 - 2015 |
2013 |
1 |
Nhu cầu học nghề |
1.377 |
525 |
|
Trong đó: |
|
|
|
- Thành phố Vĩnh Long |
150 |
50 |
|
- Huyện Long Hồ |
100 |
50 |
|
- Huyện Vũng Liêm |
700 |
200 |
|
- Huyện Tam Bình |
151 |
95 |
|
- Huyện Trà Ôn |
100 |
30 |
|
- Huyện Bình Minh |
126 |
70 |
|
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật |
50 |
30 |
2 |
Hỗ trợ việc làm phù hợp cho người khuyết tật sau học nghề |
1.759 |
640 |
|
Trong đó: |
|
|
|
- Nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm mới, giải quyết việc làm |
524 |
137 |
|
- Nhu cầu hỗ trợ tự tạo việc làm |
374 |
200 |
|
- Nhu cầu cải thiện việc làm, thu nhập tại chỗ |
861 |
303 |
3 |
Đào tạo, bồi duỡng giáo viên dạy nghề và tư vấn việc làm cho người khuyết tật |
92 |
34 |
4. Tổ chức thực hiện:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức thực hiện dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật lồng ghép vào các chương trình, đề án dạy nghề và giải quyết việc làm của tỉnh, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển cho các chương trình, dự án về trợ giúp người khuyết tật học nghề và tạo việc làm.
- Sở Tài chính tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với học sinh, sinh viên khuyết tật; giáo dục lòng nhân ái, tính hướng thiện trong học sinh, sinh viên thông qua hoạt động vận động học sinh, sinh viên giúp đỡ học sinh, sinh viên khuyết tật trong trường học; có chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ cho các cán bộ giáo viên tham gia công tác giáo dục cho người khuyết tật; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và phục hồi chức năng tại các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục hoà nhập và chuyên biệt cho trẻ khuyết tật.
- Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chính sách, hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về trợ giúp người khuyết tật; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm; thực hiện lồng ghép vào các hoạt động trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn phụ trách.
- Các tổ chức hội, đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia phối hợp và thực hiện lồng ghép kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật chung các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề, trang thiết bị thực hành chuyên biệt phục vụ công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của đơn vị; triển khai các hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật theo các quy định hiện hành về chính sách học nghề đối với người khuyết tật; phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể có liên quan và các doanh nghiệp thực hiện giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người khuyết tật sau học nghề.
5. Các đề xuất, kiến nghị:
- Cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các tiêu chí cụ thể và có chính sách hỗ trợ công tác điều tra khảo sát về tình hình lao động người khuyết tật trong đó có tình hình, nhu cầu về việc làm - học nghề, tạo điều kiện để các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ dạy nghề
- Tăng mức kinh phí Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho người khuyết tật khi tham gia học nghề nhằm tạo thuận lợi hơn để các đối tượng lao động này tham gia học nghề, tạo việc làm.
- Đầu tư hỗ trợ thiết lập các kênh thông tin về việc làm - học nghề dành cho các đối tượng lao động người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật nắm bắt được nhiều thông tin hơn về việc làm, các ngành nghề thích hợp với điều kiện năng lực của bản thân để lựa chọn tham gia học nghề, tìm việc làm, tạo thu nhập cho cuộc sống của bản thân.
Trên đây là Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015, đề nghị các sở, ban ngành, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động cụ thể thực hiện để Kế hoạch đào tạo nghề được thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Công văn 1968/TCDN-HSSV xây dựng kế hoạch Dạy nghề, tạo Việc làm cho người khuyết tật do Tổng cục Dạy nghề ban hành Ban hành: 06/11/2012 | Cập nhật: 20/03/2013
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 05/08/2012 | Cập nhật: 07/08/2012
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 06/08/2008
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2007 về việc ông Nguyễn Minh Hồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Ban hành: 08/08/2007 | Cập nhật: 28/09/2007