Quyết định 07/2020/QĐ-UBND quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí địa phương và hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số hiệu: | 07/2020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái | Người ký: | Nguyễn Chiến Thắng |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Thông tin báo chí, xuất bản, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2020/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 08 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Kết luận số 462-KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 233/TTr-STTTT ngày 06 tháng 3 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí địa phương và hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chế độ nhuận bút đối với cơ quan báo chí địa phương và hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Yên Bái; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này điều chỉnh về chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí (gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và xuất bản phẩm là tài liệu không kinh doanh theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Xuất bản; thù lao cho người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, tài liệu không kinh doanh và thù lao cho người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí và tài liệu không kinh doanh.
2. Các nội dung khác liên quan đến chế độ nhuận bút, thù lao không quy định trong văn bản này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Diều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cơ quan báo chí của tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến tác phẩm báo chí và tài liệu không kinh doanh thuộc tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm báo chí, tài liệu không kinh doanh (sau đây gọi chung là tác phẩm) được sử dụng.
2. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm, sản phẩm thông tin theo quy định tại Quy định này.
3. Quỹ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trích lập theo quy định để chi trả nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác.
4. Tác giả là người trực tiếp tạo ra tác phẩm, giữ quyền sở hữu tác phẩm đó.
5. Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm: Nhận sách, báo biếu, vé mời xem công bố tác phẩm, giải thưởng trong nước và quốc tế...
6. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
7. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Điều 4. Quy định về chi trả nhuận bút, thù lao
1. Mức nhuận bút, thù lao trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, tài liệu không kinh doanh căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, mức độ đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm tại Quy định này và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đen tác phẩm cùng thể loại.
2. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, phóng sự điều tra; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng nhuận bút cao hơn nhằm khuyến khích sáng tạo.
3. Tác phẩm thuộc loại hình sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, biên soạn, chú giải, tuyển tập và hợp tuyển. Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm và biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Đối với tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ khác để thể hiện trên loại hình báo chí khác hoặc an phẩm báo chí khác của cùng một cơ quan báo chí, việc chi trả nhuận bút thực hiện theo quy định của từng cơ quan báo chí.
4. Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút theo quy định tại Quy định này và quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm.
5. Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thỏa thuận trên cơ sở quy định mức chi trả nhuận bút của từng cơ quan, đơn vị.
6. Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.
7. Tác phẩm được đăng tải lại trên một loại hình báo chí khác trong cùng một cơ quan báo chí được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Thủ trưởng cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm quyết định nhưng không quá 50% nhuận bút của thể loại tương ứng mà cơ quan đang áp dụng.
8. Cơ quan báo chí của tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định. Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác.
9. Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể tại Quy định này thì việc trả nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thông qua hợp đồng khoán gọn.
10. Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.
11. Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.
12. Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm ngoài định mức được giao hàng tháng, hưởng 100% thù lao.
Điều 5. Khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với chế độ nhuận bút trong hoạt động báo chí và hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương II
NHUẬN BÚT, THÙ LAO TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 6. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
1. Đối tượng hưởng nhuận bút
a) Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí của tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện sử dụng.
b) Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với báo nói.
c) Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ đối với báo hình.
2. Đối tượng hưởng thù lao
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí; người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu, biên tập viên, biên dịch viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên, trị sự và những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm (đối với báo in, báo điện tử);
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện; biên tập viên, biên dịch viên, phát thanh viên, diễn viên, chỉ huy dàn dựng âm nhạc, thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật đạo diễn hình, đạo diễn âm thanh, kỹ thuật và những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm, chương trình (đối với báo nói, báo hình).
Điều 7. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử được quy định như sau:
a) Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn đọc |
6 |
2 |
Tranh |
6 |
3 |
Ảnh |
6 |
4 |
Chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận, phiếm luận) |
18 |
5 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
18 |
6 |
Sáng tác văn học (thơ, văn) |
18 |
7 |
Nghiên cứu |
18 |
b) Khung nhuận bút cho tác phẩm báo nói:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa đối với cấp tỉnh |
Hệ số tối đa đối với cấp huyện |
1 |
Tin Trả lời bạn nghe đài |
6 |
2 |
2 |
Chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận, phiếm luận) |
18 |
6 |
3 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
18 |
6 |
4 |
Sáng tác văn học (thơ, truyện) |
18 |
6 |
5 |
Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục |
18 |
6 |
6 |
Tọa đàm, giao lưu |
30 |
10 |
c) Khung nhuận bút cho tác phàm báo hình:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn xem truyền hình |
6 |
2 |
Chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận, phiếm luận) |
18 |
3 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
18 |
4 |
Sáng tác văn học (thơ, truyện) |
18 |
5 |
Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục |
18 |
6 |
Tọa đàm, giao lưu |
30 |
d) Khung nhuận bút cho tác phẩm báo điện tử:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn đọc |
6 |
2 |
Tranh |
6 |
3 |
Ảnh |
6 |
4 |
Chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận, phiếm luận) |
18 |
5 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
18 |
6 |
Sáng tác văn học (thơ, văn) |
18 |
7 |
Nghiên cứu |
18 |
8 |
Trực tuyến Media |
30 |
2. Cách tính nhuận bút:
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
Trong đó:
- Mức hệ số nhuận bút trong khung nhuận bút.
- Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là tiền lương cơ sở).
3. Quy định khác đối với báo in, báo điện tử:
a) Tác giả phần lời của bản nhạc, truyện tranh, phụ đề thể loại Media hưởng từ 20 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
b) Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40 - 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.
c) Đối với bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.
4. Quy định khác đối với báo nói, báo hình:
a) Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này như sau:
b) Đối với thể loại nhóm 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng; đối với thể loại nhóm 4, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.
b) Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Quy định này như sau:
Đối với thể loại nhóm 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút đối với tác phẩm báo hình, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng; đối với thể loại nhóm 4, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút trả cho tác phẩm điện ảnh, video. Thủ trưởng cơ quan báo chí được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn nhưng tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).
c) Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận trong hợp đồng.
d) Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình; chương trình phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp; chương trình giải trí (game show) và những thể loại khác chưa quy định trong Quy định này, tùy theo tính chất, quy mô, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.
Điều 8. Nhuận bút khuyến khích
1. Tác giả của tác phẩm báo in, báo điện tử dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm đó.
2. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác thì được hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 30-50% nhuận bút của tác phẩm báo in, báo điện tử đó.
3. Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
Điều 9. Đối tượng, cách tính định mức và xác định chất lượng
a) Đối tượng, cách tính định mức chỉ tiêu nhuận bút hàng tháng:
Đối tượng: Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng tại các cơ quan báo chí làm nghiệp vụ phóng viên thực hiện các công việc được hưởng nhuận bút theo quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan.
Định mức chỉ tiêu của người hưởng nhuận bút: Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, Thủ trưởng cơ quan xây dựng định mức giao khoán chỉ tiêu về số lượng tác phẩm trong tháng cho người hưởng nhuận bút theo từng bậc lương, tiền lương đang hưởng. Các tác phẩm theo định mức được giao hàng tháng phải đảm bảo số lượng, chất lượng theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan.
b) Xác định chất lượng:
Việc xác định chất lượng của tác phẩm (loại A, B, C) được sử dụng do Thủ trưởng cơ quan báo chí xây dựng tiêu chí, quyết định mức hệ số nhuận bút cho từng loại tác phẩm nhưng không được vượt quá hệ số tối đa trong khung nhuận bút và tự chịu trách nhiệm. Thủ trưởng cơ quan có thể dùng phương pháp chấm điểm để đánh giá chất lượng tác phẩm của phóng viên và xây dựng định mức tác phẩm hoặc số điểm phải khấu trừ tương ứng với bậc lương, tiền lương của người được hưởng nhuận bút, thù lao.
c) Đối tượng, cách tính định mức thù lao hàng tháng:
Tùy vào điều kiện và tính chất hoạt động nghiệp vụ, Thủ trưởng cơ quan báo chí quy định đối tượng, định mức và giá trị thù lao cho từng vị trí công việc.
2. Đối với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện.
a) Những người trong biên chế hoặc hợp đồng có thời hạn của Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện (không kiêm nhiệm công việc khác) chỉ được thanh toán chế độ nhuận bút, thù lao vượt định mức trên cơ sở hoàn thành định mức được giao. Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện quy định định mức chuẩn cho phù hợp.
b) Định mức lao động của công chức, viên chức dựa trên cơ sở ngạch công chức, viên chức hoặc nhiệm vụ được giao và bậc lương của từng công chức, viên chức. Đơn vị định mức lao động được ấn định bằng số lượng, chất lượng sản phẩm tin, bài. Công chức, viên chức thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện có tác phẩm thực hiện ngoài định mức được giao thì được hưởng nhuận bút, thù lao theo quy định.
c) Được trừ định mức lao động trong thời gian: đi học, nghỉ phép, nghỉ chế độ theo quy định hoặc lý do khác khi có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan và được quy định trong quy chế chi trả nhuận bút, thù lao của đơn vị.
d) Trường hợp trong tháng công chức, viên chức thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện không đạt định mức lao động thì định mức lao động còn thiếu so với định mức trong tháng được cộng vào định mức lao động trong tháng liền kề.
Chương III
NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH
Điều 10. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tài liệu không kinh doanh
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của xuất bản phẩm được cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh trả nhuận bút.
2. Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao đối với văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó.
Điều 11. Nhuận bút tài liệu không kinh doanh
1. Khung nhuận bút đối với tài liệu không kinh doanh căn cứ vào thể loại, chất lượng, số lượng tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được quy định cụ thể như sau:
Nhóm |
Thể loại |
Tỷ lệ phần trăm (%) |
I |
Tài liệu không kinh doanh thuộc thể loại sáng tác |
|
1 |
Sách tranh, sách ảnh |
7 - 10% |
2 |
Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục |
10 - 17% |
3 |
Sách khoa học - công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, công trình khoa học |
9 - 16% |
4 |
Sách phổ biến kiến thức về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ |
7 - 11% |
II |
Tài liệu không kinh doanh thuộc thể loại cải biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển tập, hợp tuyển |
4 - 9% |
III |
Tài liệu không kinh doanh thuộc thể loại dịch |
|
1 |
Dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài |
7 - 10% |
2 |
Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt |
5 - 10% |
3 |
Dịch từ một ngôn ngữ nước ngoài sang một ngôn ngữ nước ngoài khác |
10 - 16% |
4 |
Dịch từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam |
10 - 14% |
5 |
Dịch từ tiếng dân tộc thiểu số này sang tiếng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam |
13 - 17% |
6 |
Dịch từ chữ Hán Nôm hoặc tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng việt |
10 - 14% |
IV |
Đăng, đĩa CD ROM thay sách và kèm theo sách |
9 - 12% |
V |
Bản đồ |
6 - 22% |
2. Những quy định khác:
a) Người hiệu đính tác phẩm dịch được hưởng từ 5 - 30% nhuận bút tác phẩm dịch tùy theo mức độ và chất lượng hiệu đính.Trường hợp hiệu đính trên 30% tác phẩm dịch thì người hiệu đính là đồng tác giả.
b) Biên tập viên, người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, tài liệu được hưởng thù lao theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm.
c) Đối với xuất bản phẩm thuộc thể loại dịch, phóng tác, cải biến, chuyển thể, sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm gốc, mức nhuận bút do cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc thỏa thuận.
d) Ngoài tiền nhuận bút tác giả được nhận 5 - 10 bản tài liệu không kinh doanh. Trường hợp tài liệu không kinh doanh có nhiều tác giả, số lượng tài liệu không kinh doanh các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được nhận do cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh quyết định.
đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh quy định cụ thể tỷ lệ trả nhuận bút, thù lao cho tài liệu không kinh doanh theo quy định tại Quy định này.
e) Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.
Điều 12. Phương thức tính nhuận bút
Nhuận bút đối với tài liệu không kinh doanh được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x số lượng in
Trong đó:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút
b) Giá thành sản xuất là tổng chi phí của tài liệu không kinh doanh không bao gồm chi phí phát hành.
c) Số lượng in là số lượng ghi trong Giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái hoặc Quyết định xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp.
Điều 13. Nhuận bút khuyến khích
1. Tác giả của tài liệu không kinh doanh thuộc thể loại truyện tranh được hưởng từ 30 - 50% nhuận bút của tài liệu đó.
2. Đối với tài liệu không kinh doanh sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác, ngoài khoản nhuận bút quy định theo Khoản 1 Điều 11 của Quy định này được hưởng thêm từ 10 - 30% nhuận bút của tài liệu không kinh doanh đó.
3. Nhuận bút đối với tài liệu không kinh doanh song ngữ bằng 50% mức nhuận bút của tài liệu dịch cùng thể loại quy định trong khung nhuận bút.
Chương IV
TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG, TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA CẤP HUYỆN
Điều 14. Trích lập quỹ nhuận bút
1. Quỹ nhuận bút được hình thành từ các nguồn sau:
a) Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp.
b) Nguồn thu từ hoạt động báo chí.
c) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí (quảng cáo; bán tác phẩm, ấn phẩm, chương trình; thu từ các hoạt động dịch vụ...).
d) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng quỹ nhuận bút: Đối với cơ quan báo chí chưa đảm bảo chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng theo quy định như sau:
a) Đối với cơ quan báo chí in
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản, báo điện tử/trang thông tin điện tử trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản, báo điện tử/trang thông tin điện tử trong năm.
Tổng số thù lao tối đa không quá 50% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản, báo điện tử/trang thông tin điện tử trong năm.
b) Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả cho các chương trình phát thanh, truyền thanh, chương trình truyền hình, trang thông tin điện tử trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền thanh chương trình truyền hình và trang thông tin điện tử x Tổng số lượng chương trình phát thanh, truyền thanh, truyền hình trong năm.
Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
Tổng thù lao tối đa không quá 70% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
3. Đối với cơ quan báo chí, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện tự bảo đảm kinh phí hoạt động, quỹ nhuận bút đó cơ quan báo chí, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
Điều 15. Sử dụng và quản lý quỹ nhuận bút
1. Sử dụng quỹ nhuận bút:
Trên cơ sở quỹ nhuận bút được trích lập hàng năm, căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng của từng thể loại được sử dụng, các cơ quan, đơn vị sử dụng tác phẩm chủ động cân đối tỷ lệ % nhuận bút cho từng thể loại tương ứng với kết quả đánh giá để trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của từng thể loại theo hệ số khung nhuận bút tại Quy định này và quyết định mức nhuận bút khuyến khích, thù lao cho các đối tượng được hưởng theo quy định. Một phần của quỹ nhuận bút được sử dụng cho hoạt động khuyến khích sáng tạo và các lợi ích vật chất khác như: đầu tư sáng tác, khen thưởng những tác phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi.
2. Quản lý quỹ nhuận bút:
a) Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán quỹ nhuận bút thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Đến hết năm, nếu đơn vị không chi hết quỹ nhuận bút của năm đó thì được chuyển sang năm sau.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng cơ quan báo chí, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện trong phạm vi nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp, nguồn kinh phí hợp pháp khác) và tình hình thực tế, ban hành quy định chi trả nhuận bút của đơn vị và định mức hệ số nhuận bút cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, nhưng không vượt quá hệ số tối đa tại Quy định này; hằng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ nhuận bút gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc hoặc có văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên điều chỉnh về lĩnh vực này, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương./.
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND quy định phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 29/12/2016 | Cập nhật: 13/02/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 27/12/2016 | Cập nhật: 20/04/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phí, lệ phí Ban hành: 20/12/2016 | Cập nhật: 11/01/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2014/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý Ban hành: 14/12/2016 | Cập nhật: 11/01/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 21/12/2016 | Cập nhật: 11/05/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 27/12/2016 | Cập nhật: 10/07/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai áp dụng cho đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 30/12/2016 | Cập nhật: 20/02/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND giao chỉ tiêu Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 Ban hành: 16/12/2016 | Cập nhật: 17/04/2017
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước Ban hành: 21/12/2016 | Cập nhật: 26/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 23/11/2016 | Cập nhật: 23/02/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 39/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện của tỉnh Gia Lai Ban hành: 22/11/2016 | Cập nhật: 16/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 08/12/2016 | Cập nhật: 20/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 21/11/2016 | Cập nhật: 27/02/2017
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quy định kèm theo Quyết định 31/2015/QĐ-UBND quy định về chủng loại, số lượng và quản lý sử dụng xe ô tô chuyên dùng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Lai Châu quản lý Ban hành: 21/11/2016 | Cập nhật: 28/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản Ban hành: 24/11/2016 | Cập nhật: 05/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây không nung và chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 23/11/2016 | Cập nhật: 26/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Hà Nam Ban hành: 08/11/2016 | Cập nhật: 14/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND phê duyệt mức hỗ trợ tự lo tái định cư bằng tiền đối với trường hợp được bố trí nhà tái định cư Ban hành: 08/11/2016 | Cập nhật: 17/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về chế độ nhuận bút đối với cơ quan báo chí địa phương và hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 29/11/2016 | Cập nhật: 07/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum Ban hành: 15/11/2016 | Cập nhật: 16/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 07/11/2016 | Cập nhật: 10/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 07/11/2016 | Cập nhật: 17/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 17/2015/QĐ-UBND Quy định về đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 24/10/2016 | Cập nhật: 07/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 39/2012/QĐ-UBND Quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 21/10/2016 | Cập nhật: 05/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 09/09/2016 | Cập nhật: 16/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016 làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 26/09/2016 | Cập nhật: 21/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 20/09/2016 | Cập nhật: 28/12/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND sửa đổi quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 30/08/2016 | Cập nhật: 24/09/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng và quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Đồng Nai Ban hành: 18/08/2016 | Cập nhật: 12/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 49/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 23/08/2016 | Cập nhật: 26/08/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 14/09/2016 | Cập nhật: 30/09/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 23/08/2016 | Cập nhật: 27/08/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc và xây dựng đường Hùng Vương, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Ban hành: 09/09/2016 | Cập nhật: 17/09/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND về mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 15/08/2016 | Cập nhật: 01/10/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 12/08/2016 | Cập nhật: 08/11/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 03/08/2016
Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 21/07/2016 | Cập nhật: 24/08/2016
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 14/05/2016 | Cập nhật: 23/05/2016
Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản Ban hành: 14/03/2014 | Cập nhật: 15/03/2014