Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2014 thực hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2014
Số hiệu: 31/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 25/01/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, đưa kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm 2014 tăng 6-7% so với thực hiện năm 2013, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2014;

- Căn cứ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND Thành phố Hà Nội

- Các Sở, Ban, Ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

- Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, Ban, Ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014:

1. Dự báo tình hình thị trường thế giới và trong nước tác động đến hoạt động xuất khẩu năm 2014:

1.1. Thuận lợi:

- Kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Các Hiệp đnh: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam & khối EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ) dự kiến sẽ đàm phán xong trong thời gian tới, mức thuế nhập khẩu vào thị trường các nước thành viên này sẽ giảm đáng kể làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

- Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu, đối tượng được ưu tiên hỗ trợ trong chính sách trợ giúp doanh nghiệp của Thành phố sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong năm 2014.

- Thành phố có chủ trương tiếp tục triển khai chính sách Hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Thành phố theo quyết định số 5487/QĐ-UBND ngày 24/11/2011; Quyết định s 2650/QĐ-UBND ngày 14/6/2012, Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 03/10/2012

- Các nhà nhập khẩu hàng dệt may có xu hướng chuyn đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam; các doanh nghiệp tại một số thị trường Nam Mỹ (Brazil, Chi Lê), Úc, Canada ... cũng đang hướng tới thị trường Việt Nam để tận dụng Cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại của Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết với các nước, các khối.

1.2. Khó khăn:

- Tuy có dự báo về triển vọng phục hồi nhưng kinh tế thế giới vẫn đang chứa đựng nhiều rủi ro. Hai đối tác nhập khẩu quan trọng của Hà Nội là Mỹ và Nhật Bn phục hồi chậm và chưa có sự khởi sắc, trong khi EU vn khủng hoảng.

- Việc đã và sẽ tăng giá một số yếu tố đầu vào như điện, xăng du, gas, tiền lương... làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, rất khó cạnh tranh được vi hàng Trung Quốc giá rẻ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội, do đó áp lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2014 sẽ khc liệt hơn.

- Để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất phải chuyển nhà máy ra các tỉnh khác vì Hà Nội không còn quỹ đất. Nhiều doanh nghiệp phải thuê lại với giá cao ảnh hưởng đến giá thành sản phm. Mặt khác, giá thuê đt có hạ tng trong Khu công nghiệp Hà Nội cao hơn khoảng 2 lần giá thuê đất có hạ tng tại các Khu công nghiệp của các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hà Nam do vậy cũng hạn chế các nhà đầu tư vào Hà Nội.

- Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thường có mức tăng trưởng xuất khẩu cao và quyết định đến mức tăng trưởng chung của Thành phố đã phát huy hết công suất nên khó có mức tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo. Hà Nội chưa có nhân tố mới làm tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 một cách đột biến như Công ty TNHH Sam Sung Electronics tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

- Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Trong khi đó, việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kỹ thuật của các nước nhp khẩu, đặc biệt là hàng rào về chất lượng có thể khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh tương đối.

2. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2014:

Theo chỉ tiêu kế hoạch được HĐND Thành phố giao, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn TP Hà Nội năm 2014 tăng 6-7% so với thực hiện năm 2013 (đạt khoảng 10.470 triệu USD).

3. Nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa năm 2014 (Các nhiệm vụ cụ thể được chi tiết tại Phụ lục đính kèm):

- Các sở, ban, ngành Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp đất, cấp chứng nhận xuất xứ, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi hơn vic thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng Internet, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhthuộc thành phần kinh tế trong nước, có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý.

- Thực hiện quản lý hiệu quả đối với hoạt động của các Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút đầu tư (ưu tiên đầu tư phát trin công nghiệp htrợ), phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất: triển khai đề án phát triển thị trường lao động năm 2010, định hướng đến năm 2020; thực hiện các chương trình: (1) giải quyết việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, (2) các khóa đào tạo nguồn nhân lực, (3) đào tạo Giám đốc điều hành doanh nghiệp, (4) tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khu về chính sách mới, thị trường, ngành hàng, (5) đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.

- Tăng hiệu quả kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tiếp tục duy trì tổ chức mỗi tuần một Phiên giao dịch việc làm định kỳ tại 02 Trung tâm Giới thiệu việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khu: Đu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông; xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp trọng điểm, khu công nghiệp phần mềm; xây dựng điểm dịch vụ, điểm sản xut chuyên canh áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư đẩy mạnh xut khẩu: Tổ chức tham gia Hội chợ Triển lãm, giao thương tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiền năng và khai thác các thị trường mới; Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại thúc đẩy phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm làng nghề; đón các đoàn nhập khẩu nước ngoài vào giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà Nội; xúc tiến xuất khu một smặt hàng nông sản là lợi thế của thủ đô; Xây dựng bộ ấn phẩm xúc tiến đầu tư phục vụ công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội năm 2014.

- Duy trì thường xuyên việc tổ chức giao ban doanh nghiệp để thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; thông qua đó cùng với các ngành giải quyết trực tiếp các vướng mắc khó khăn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của ngành, đồng thời tổng hợp kiến nghị gi các Bộ, Ngành, Chính phủ đối với những khó khăn vướng mắc không thuộc thẩm quyền của Thành phố.

- Xúc tiến các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động tchức Khu triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội và Thái Lan nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động về nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm để xuất khẩu; tiếp tục triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (cơ kim khí, điện-điện tử, sản phẩm nhựa…) để các sản phẩm ngày càng nâng cao chất lượng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tăng cường giám sát hàng nhập khu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với việc kinh doanh các mặt hàng có điều kiện và các đơn vị nhập khẩu và phân phối nhằm kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

- Các Hiệp hội, ngành hàng cần nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp để phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trên cơ s các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa năm 2014 (phụ lục đính kèm), các Sở, Ban, Ngành có trách nhiệm xây dng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các chương trình nêu trên; báo cáo kết quả thực hiện vào trung tuần tháng 12/2014 về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (Để báo cáo);
- Thường trực Thành y  (Để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (Để báo cáo);
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND TP (Để báo cáo);
- Các Sở, Ban, Ngành của Thành phố (đthực hiện);
- Lưu VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số:
31/KH-UBND ngày 25/01/2014 của UBND Thành phHà Nội)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hp

Ghi chú

I

Cải cách thủ tục hành chính

 

 

 

1

Tiếp tục đẩy mạnh công tác ci cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp đất, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Internet nhằm tạo điều kin thun lợi cho doanh nghip, góp phần giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sn phẩm, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Cục Hải quan, Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường

Các Sở, ban, ngành của Thành phố

 

2

Nâng cấp phần mềm quản lý và điều hành Net.Office trong toàn hệ thống để chuẩn hóa thủ tục hành chính, giảm giao dịch giấy tờ; hoàn thành thử nghiệm và chính thức triển khai hệ thng VNACCS/VCIS; đẩy mạnh ứng dụng hải quan điện t, sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan, thu ngân sách, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro

Cục Hải quan

 

 

3

Thí điểm triển khai mô hình Văn phòng điện tử, cơ quan điện t(số hóa văn bản để ng dụng xử lý văn bản qua các thiết bị cầm tay, internet giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý)

SKế hoạch và đầu tư

 

 

4

Tiếp tục triển khai việc cấp chứng nhn xuất xứ hàng hóa mẫu D qua hthống xuất xứ điện t Ecosys

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất

 

 

II

Xây dựng, triển khai quy hoạch, cơ chế chính sách thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu

 

 

 

1

Hoàn thiện và hoàn thành phê duyệt quy hoạch kinh tế - xã hội huyện còn lại; các quy hoạch ngành, lĩnh vực; các quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng, khu đô thị

SKế hoạch và Đầu tư

 

 

2

Tiếp tục triển khai chính sách Hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Thành phố theo Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 10/4/2013, Quyết định số 6125/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của UBND thành phố; Hỗ trợ Doanh nghiệp sản xuất đáp ứng điều kiện tiếp cần các nguồn vốn vay ưu đãi từ nguồn kinh phí của Thành phố.

Sở Tài Chính, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

3

Xây dng chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, đề xuất Thành phố áp dụng cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.

Ban quản các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

4

Đánh giá chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp thuộc diện đang được áp dụng chính sách ưu tiên trong thực hiện thtục xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời rà soát tổng hợp các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu và chấp hành tốt quy định pháp luật để đề xuất vào đối tượng được áp dụng chính sách ưu tiên trên.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Cục Hải quan

 

5

Phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng hoàn thiện chính sách khuyến khích đu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ đề xuất Thành phố áp dụng cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

 

 

6

Chđạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn: thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vn, chđộng cân đối giữa nguồn vn và sdụng vn; tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, mở rộng tín dụng có hiệu quđể đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thng theo định hướng của NHNN Việt Nam; Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu; kiểm soát các khoản vay bảo lãnh để thanh toán trong nước và ngoài nước, ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ.

Ngân hàng nhà nước CN Hà Nội

 

 

7

Tăng cường biện pháp quản lý ngoại hi; xây dựng cơ chế phù hợp thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư và kiu hối từ nước ngoài chuyển về.

Ngân hàng nhà nước CN Hà Nội

 

 

8

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường li, chính sách của Ngân hàng nhà nước về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, những định hướng, chính sách của ngành ngân hàng để tháo gỡ những vướng mác, khó khăn liên quan đến hoạt động ngân hàng của các tchức và cá nhân.

Ngân hàng nhà nước CN Hà Nội

Các Sở, Ngành liên quan

 

9

Lập bn đồ ngành công nghiệp sáng tạo và tiêu chí sản phẩm công nghiệp sáng tạo Hà Nội (giai đoạn 2013-2015)

Sở Công Thương

 

 

III

Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

 

 

1

Tiếp tục thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả đối với 08 khu công nghiệp (KCN), 02 khu công nghệ cao (KCNC) và các khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng. Trong đó các KCN Hà Nội chú trọng thu hút đầu tư các ngành nghề công nghiệp hỗ trợ, các dự án sdụng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ thông tin, vật liệu mớicác dự án sản xuất công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm môi trường.

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất

 

 

2

Phi hợp với các cơ quan liên quan bố trí mặt bằng phục vụ di dời khoảng hơn 600ha đất công nghiệp (tương đương khoảng 1000ha đt tự nhiên) phục vụ di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nội thành và các khu dân cư.

Ban qun lý các khu công nghiệp và chế xuất

 

 

3

Tăng cường xúc tiến đầu tư ưu tiên thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm chủ động về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, hạn chế nhập siêu

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất

 

 

IV

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất:

 

 

 

1

Tổ chức các chương trình tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phvề cung cấp thông tin thị trường nước ngoài, chính sách mới về thuế - hi quan, cạnh tranh, chống bán phá giá, hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khu trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghtrên địa bàn Thành phố xây dựng và phát triển thương hiệu; thuê chuyên gia nước ngoài tư vn phát triển sản phẩm, đào tạo nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm dệt may/ giầy dép/cặp túixuất khẩu của Hà Nội; thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn phát triển sản phẩm, phổ biến kiến thức về thị trường nước ngoài và hướng dẫn thiết kế mẫu mã sản phẩm cho DN, cơ sở sản xuất làng nghề tại Hà Nội

Sở Công Thương, Cục Hải quan, Cục Thuế, Ban qun lý các khu công nghiệp và chế xut Hà Nội

Các Sở, Ngành

 

2

Tiếp tục triển khai các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành ph: Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực khắc phục những điểm yếu tồn tại trong các doanh nghiệp (dự kiến 110 lớp, trong đó 33 lớp khởi sự doanh nghiệp và 77 lớp qun trị doanh nghiệp); Chương trình đào tạo Giám đc điều hành doanh nghiệp CEO (dự kiến 06 lp); Tiếp tục hỗ trợ ươm tạo cho 10 doanh nghiệp khách hàng đang ươm tạo, tìm kiếm hỗ trợ 03-05 doanh nghiệp mới gia nhập vườn ươm. Triển khai thực hiện đề tài khoa học "Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển có hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố đến năm 2020".

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

3

Tổ chức các phiên giao dịch việc làm (trong đó có các phiên lưu động) để tạo nguồn lao động có chất lượng, từng bước giải quyết tình trạng thiếu lao động tại các doanh nghiệp; Duy trì kết nối cung cầu lao động giữa các trường đào tạo nghề và tchức sử dụng lao động nhằm cung cấp thường xuyên, kịp thời nhu cầu lao động có đào tạo cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban quản lý khu các công nghiệp và chế xuất

 

 

4

Tiếp tục triển khai đề án phát triển thị trường lao động năm 2010, định hướng đến năm 2020; chương trình giải quyết việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015

Sở Lao động, thương binh và xã hội

 

 

5

Bước đầu thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các KCN Hà Nội giai đoạn 2012-2016 tầm nhìn đến năm 2020 theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội; Đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu CN

Ban quản lý khu các công nghiệp và chế xuất

Các Trường đào tạo nghề

 

6

Mua, xử lý và cập nhật thông tin thị trường nhằm nâng cao chất lượng thông tin có tính chất dự báo về thị trường, khách hàng, giá cả, cung cầu... tập trung vào các thị trường trọng điểm thông qua các trang thông tin điện tử, bản tin xuất khẩu XTTM, bn tin thương mại điện tử hỗ trợ xuất khẩu để doanh nghiệp tham khảo; nâng cấp cổng thông tin điện tử xúc tiến thương mại giúp hỗ trợ tốt hơn vthông tin và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp

Sở Công Thương

 

 

7

Định kỳ tổ chức giao ban, nắm bt và tháo gỡ khó khăn vướng mc thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, đồng thời tổng hợp báo cáo những kiến nghị thuộc thm quyền của UBND Thành phố và các Bộ, ngành trung ương có liên quan xem xét giải quyết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu

Sở Công Thương

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thuế, Cục Hi quan và các Sở, ngành liên quan

 

8

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước về Luật Thương mại; Thông tin về giá cả thị trường; thông tin về mô hình kinh doanh giỏi; khu sản xuất chuyên canh; xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm, giá trị văn hóa làng nghề... Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu vệ sinh an toàn thực phẩm.. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 chương trình công tác Hội; các quy định của địa phương đến 100% hội viên, nông dân

Hội nông dân TP

 

 

9

Tchức đào tạo ngắn hạn cho các Hội viên nông dân là chủ doanh nghiệp nông nghiệp về xây dựng, đăng ký, bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Hội nông dân TP

S Công Thương

 

10

Tổ chức Hội thảo Khoa học về: Nội dung đào tạo và đào tạo lại cho Hội viên Nông dân là chủ trang trại, chủ doanh nghiệp trên địa bàn về quản lý, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; Đào tạo ngn hạn năng lực thiết kế, sn xuất sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Hội nông dân TP

 

 

V

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu

 

 

 

1

Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông giúp doanh nghiệp thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa, nhất lả các doanh nghiệp xuất khẩu (phát triển hệ thống khung hạ tầng đường bộ, hoàn thành hệ thống đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và kết nối liên thông theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn); hoàn thiện và trình phê duyệt các Đán: Đề án thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long; Đán quản lý hệ thống giao thông nông thôn, Đề án rà soát sắp xếp mạng lưới cảng bến thủy nội địa trên địa bàn Thành ph...

Sở Giao thông vận tải HN

Các Sở, ngành liên quan

 

2

Thực hiện dịch vụ công mức 3 đối với một số thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sở Tài nguyên và môi trường

 

 

3

Đôn đốc, giám sát thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng sdiện tích còn lại ca các KCN Nội Bài, Quang Minh I, Phú Nghĩa. Đầu tư nâng cấp đường vào KCN, hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong hàng rào và khu vực xử lý nước thải đối với các KCN: Thạch Thất - Quốc Oai, Nam Thăng Long, Phú Nghĩa, Quang Minh I

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

4

Xây dựng hạ tầng KCN đối với các KCN: Hỗ trợ Nam Hà Nội, Quang Minh II. Công nghệ cáo sinh học Từ Liêm, Khu công viên công nghệ thông tin Him Lam, Bắc Tường Tín, Phụng Hiệp, KCN Sóc Sơn, KCN Đông Anh, KCN Kim Hoa.

Ban quản lý các KCN và Chế xut Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

5

Xác định địa điểm và chuẩn bị triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng dự án "Xây dng Khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm của thành phố Hà Nội".

Sở Thông tin & Truyền thông

SQuy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị có liên quan

 

6

Xây dựng và triển khai có hiệu quả các nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định số 1069/QĐ-BTTTT ngày 28/8/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công nhận Cụm Tiu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy là Khu CNTT tập trung Cầu Giy - Hà Nội

S Thông tin & Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

7

Xây dựng điểm dịch v, điểm sản xuất chuyên canh áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo quy trình, kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa

Hội nông dân TP

 

 

VI

Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư hỗ trợ xuất khẩu

 

 

 

1

Tổ chức tham gia Hội chợ Triển lãm, giao thương tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiềm năng và khai thác các thị trường mới, tập trung vào các thị trường mục tiêu: Nam Phi, Nhật, Brazil, Mỹ, Lào, EU, Úc, Hong Kong, Trung Đông... với các ngành hàng: dệt may thời trang, giày dép, thủ công mỹ nghệ...

Sở Công Thương, Hội DN nhỏ và vừa, Hội nông dân TP.

Các Sở, Ngành, đơn vị liên quan

 

2

Thực hiện Chương tình xúc tiến thương mại hỗ trợ sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ: Tổ chức Khu Triển lãm sn phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2014- ICS Việt Nam 2014 tại Triển lãm Việt Nam Manufacturing Expo 2014 tại Hà Nội; Tchức Khu triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại triển lãm Manufacturing EXPO 2014 tại Thái Lan;

Sở Công Thương

Các S, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

3

Chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề: phát triển trang web: ovophanoi.gov.vn; đẩy mạnh truyền thông quảng bá về chương trình mỗi làng một sản phẩm (OVOP); Tổ chức Triển lãm - Hội chợ OVOP Việt Nam 2014 tại Hà Nội, tchức tham gia Hội chợ Quốc tế Lifestyle Việt Nam tại Thành phHồ Chí Minh; Tổ chức Hội chợ xuất khẩu quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014; Tổ chức cuộc thi và tổng kết 3 năm phát động cuộc thi thiết kế mẫu sn phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014.

Sở Công Thương

Các Sở, Ngành liên quan

 

4

Tổ chức các chương trình đón các đoàn nhập khẩu nước ngoài giao dịch thương mại tại Hà Nội: đoàn doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu nước ngoài giao dịch tại Hội chợ quà tặng hàng thủ công, mỹ nghệ Hà Nội 2014 và đoàn doanh nghiệp Brazil giao thương, hội thảo với các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu da giày, cặp túi của thành phố Hà Nội

Sở Công Thương

Các S, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

5

Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư hàng năm, nhằm mục đích đẩy mạnh sn xuất, tăng cường giao thương, kết nối bạn hàng, tiến tới xut khẩu một số mặt hàng lợi thế của thủ đô như: nhãn chín muộn HTM1, quýt đường Canh, bưởi Diễn tôm vàng Đan Phượng, ổi Cự Khối Long Biên, gạo Bồ Nâu Thanh Oai, gạo nếp cái hoa vàng Hà Nội, nông sản chế biến.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các S, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

6

Mở rộng, phát triển mô hình, phòng trưng bày giới thiệu sản phm và xúc tiến thương mại nông nghiệp an toàn; Tchức hội chợ hàng nông sản, làng nghề và thcông mỹ nghệ

Hội nông dân TP

Sở Công Thương

 

7

Triển khai có hiệu quả Chương trình Xúc tiến đầu tư giai đoạn 2012-2015 và định hướng tới 2020; Duy trì, cập nhật thông tin trên Trang thông tin Xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội; Xây dựng và triển khai những hoạt động về thu thập thông tin cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo công tác xây dựng cơ sdữ liệu và tiền đề phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng Đ án "Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động Xúc tiến đầu tư của thành phHà Nội"

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

8

Tổng hp, rà soát, hoàn thành, công bdanh mục các dự án có sdụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn Thành phHà Nội; Trin khai tổ chức đu thầu các dự án được giao nhiệm vụ theo quyết định s 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố; Nghiên cu lập danh mục các dự án để kêu gọi, thu hút đầu tư trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

9

Xây dựng bộ ấn phẩm xúc tiến đầu tư phục vụ công tác xúc tiến đầu tư của Thành phHà Nội năm 2014 (có cập nhật, bổ sung)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

10

Tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của cộng đồng doanh nghiệp CNTT nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế

S Thông tin và Truyền thông

 

 

11

Hoàn thiện cơ sử dữ liệu các mặt hàng chủ lực sản xuất trong khu công nghiệp phục vụ công tác hỗ trợ và quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế;

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

 

12

Nâng cấp "Trang thông tin điện tử hỗ trợ doanh nghiệp CNTT", xây dựng chuyên mục riêng về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

VII

Kiểm soát nhập khẩu

 

 

 

1

Tăng cường giám sát hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường theo đúng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp KCN đã được quy định tại Giấy chng nhận đầu tư

Ban quản lý các KCN và Chế xut Hà Nội

 

 

2

Tăng cường công tác quản lý việc kinh doanh các mặt hàng có điều kiện theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp KCN

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

 

 

3

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các sản phẩm trong lĩnh vực CNTT và viễn thông.

Sở Thông tin và Truyền thông