Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2020 về khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tình hình mới
Số hiệu: | 148/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Trịnh Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 22/05/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148 /KH-UBND |
Lào Cai, ngày 22 tháng 5 năm 2020 |
KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Theo thông tin của Cục Thú y hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tiếp tục xảy ra tại một số địa phương; trong đó có hiện tượng bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, thành phố, như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Nam…
Tại tỉnh Lào Cai: Từ ngày 01/5/2020 đến ngày 20/5/2020 bệnh DTLCP đã xảy tại 36 hộ trên địa bàn 20 thôn, 13 xã, thị trấn thuộc huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương làm 162 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy (31 con lợn nái, lợn đực; 131 con lợn thịt, lợn con các loại), khối lượng tiêu hủy 6.870 kg.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cụ thể như sau:
- Tăng cường thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn không để bệnh DTLCP lây lan sang các xã, phường, thị trấn chưa phát sinh ổ dịch, vào các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung; khống chế giảm thiểu sự lây lan bệnh DTLCP tại các xã, phường, thị trấn đã phát sinh ổ dịch, bảo tồn những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản để bảo tồn nguồn giống.
- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi và cộng đồng trong công tác phòng chống bệnh DTLCP. Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn và ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác phòng chống, dập dịch, hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP.
- Từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ không đảm bảo yêu cầu về an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
- Công tác phòng, chống bệnh DTLCP cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”; “phòng là chính, cơ sở và người dân là căn bản”; hộ chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp cách ly an toàn sinh học.
- Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh DTLCP trên địa bàn, xử lý triệt để lợn mắc bệnh trong vòng 24 giờ,không để mầm bệnh phát tán ra môi trường.
- Áp dụng triệt để các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch tại các xã, phường, thị trấn đã có dịch; các biện pháp phòng dịch tại xã chưa có dịch, các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung.
- Các cơ quan ban ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm túc, triệt để theo chỉ đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và theo Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp các cấp (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo toàn diện về công tác phòng, chống ngăn chặn bệnh DTLCP trên địa bàn.
- Ban Chỉ đạo thực hiện giao ban hàng tuần, đột xuất hoặc giao ban trực tuyến để cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Thành viên Ban Chỉ đạo trực tiếp đến ngay các địa bàn có dịch bệnh, có nguy cơ bị dịch bệnh uy hiếp để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo toàn diện, tổ chức các biện pháp chống dịch.
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và trên địa bàn. Chủ động tham mưu chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, thường xuyên đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Thành lập các đoàn kiểm tra của tỉnh, của huyện, thành phố tới tận các ổ dịch, các xã có nguy cơ bị dịch, có tổng đàn lợn nuôi với số lượng lớn để đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bệnh DTLCP.
2. Chế độ báo cáo, công bố dịch và công bố hết dịch
2. Chế độ thông tin, báo cáo, công bố dịch và công bố hết dịch
a) Chế độ thông tin, báo cáo: Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh DTLCP cần báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, chính quyền UBND cấp xã, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế hoặc Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm: Hàng ngày cập nhật, tổng hợp, báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trước15 giờ về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y; Hàng tháng tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình dịch bệnh, thiệt hại do dịch bệnh gây ra gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
Trường hợp diễn biến bất thường, ổ dịch lớn, nguy cơ cao thực hiện báo cáo ngay, trực tiếp qua đường dây nóng.
b) Công bố dịch, công bố hết dịch: Việc công bố dịch và công bố hết dịch được thực hiện theo quy định của Luật Thú y:
- Công bố dịch bệnh thực hiện theo Điều 26.
- Công bố hết dịch thực hiện theo Điều 31. Sau 21 ngày kể từ ngày tiêu hủy con lợn mắc bệnh cuối cùng trên địa bàn không phát sinh lợn mắc bệnh mới, tiến hành làm thủ tục công bố hết dịch.
- Điều kiện, thủ tục công bố hết dịch thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thẩm quyền công bố dịch: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công bố dịch và công bố hết dịch trên địa bàn phạm vi huyện, thành phố; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố dịch và công bố hết dịch trên phạm vị từ 02 huyện trở lên căn cứ trên đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cùng cấp và đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 26 và Khoản 1, Điều 31 Luật Thú y và hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Xác định Tình huống thứ nhất và các giải pháp thực hiện
Tình huống thứ nhất: Bệnh DTLCP xảy ra tại các hộ chăn nuôi lợn nhỏ, lẻ; số lợn mắc bệnh tiêu hủy không nhiều; nhưng nguy cơ dịch bệnh phát tán, lây lan nhanh đến các địa bàn chưa có dịch, xâm nhiễm vào các trang trại chăn nuôi lợn.
3.1. Giám sát, khoanh vùng ổ dịch
3.1.1. Giám sát dịch bệnh
- UBND cấp xã: Phân công và giao cán bộ cấp xã phụ trách từng thôn, bản, tổ dân phố phối hợp với thú y cấp xã, khuyến nông xã, cộng tác viên khuyến nông thôn bản, Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng dân phố thống kê tổng đàn, quản lý hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn tại vùng có dịch; tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn, nếu phát hiện lợn ốm, chết, nghi mắc bệnh DTLCP hoặc lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc cần khai báo ngay với Chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên môn cấp huyện để kiểm tra, lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định); Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận và gửi xét nghiệm bệnh DTLCP.
- Chủ cơ sở nuôi lợn, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn. Trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y cấp huyện; cơ quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép trên địa bàn tỉnh; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích...
- Điều tra ổ dịch, truy tìm nguồn bệnh: UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm DTLCP); trường hợp cần thiết phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y điều tra dịch bệnh. Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.
3.1.2. Khoanh vùng ổ dịch, khử trùng tiêu độc:
(Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục số 01)
3.2. Tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn nhiễm bệnh DTLCP
3.2.1. Về xử lý lợn tại hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP
a) Trong cùng 01 ô chuồng có lợn xét nghiệm dương tính với DTLCP thì tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lượng có trong ô chuồng (gồm cả lợn khỏe mạnh)
b) Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng dãy chuồng (khác ô chuồng) với lợn mắc bệnh DTLCP, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp xã.
Trường hợp chăn nuôi nhỏ, lẻ, số lượng lợn nuôi ít, Hội đồng tiêu hủy lợn cấp huyện, cấp xã quyết định việc tiêu hủy lợn khỏe mạnh của hộ chăn nuôi, hoặc lấy mẫu máu xét nghiệm và giám sát nuôi cách ly. Kinh phí xét nghiệm mẫu do hộ chăn nuôi chi trả.
c) Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp huyện để nuôi với sự giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện.
3.2.2. Về xử lý lợn tại trang trại chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP
a) Trong cùng 01 ô chuồng có lợn xét nghiệm dương tính với DTLCP thì tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lượng có trong ô chuồng (gồm cả lợn khỏe mạnh).
b) Đối với dãy chuồng có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Phải nuôi cách ly theo dõi hàng ngày. Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp huyện để nuôi với sự giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố.
Hội đồng tiêu hủy lợn cấp huyện, cấp xã quyết định việc tiêu hủy lợn khỏe mạnh trong cùng trang trại với lợn mắc bệnh, hoặc lấy mẫu máu xét nghiệm và giám sát nuôi cách ly. Kinh phí xét nghiệm mẫu do chủ cơ sở chăn nuôi chi trả.
c) Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
- Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc địa bàn tỉnh để nuôi với sự giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện.
3.2.3. Đối với thôn, xã lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh DTLCP: Buộc phải tiêu hủy trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn xung quanh, liền kề với đàn lợn dương tính nhưng có triệu chứng, bệnh tích của bệnh DTLCP mà không cần lấy mẫu xét nghiệm.
Trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, việc tiêu hủy có thể được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng, bệnh tích của bệnh DTLCP, mà không nhất thiết phải chờ cho đến khi có kết quả xét nghiệm, nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.
3.2.4. Tại các xã, phường, thị trấn đã lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút DTLCP:
- Khi các đàn lợn khác ốm, chết bất thường với biểu hiện của bệnh DTLCP thì không phải lấy mẫu (chỉ lấy mẫu xét nghiệm đối với các trang trại, gia trại có tổng đàn từ 50 con trở lên, để xác định mầm bệnh):
+ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện phân công cán bộ có chuyên môn, đã được tập huấn về bệnh DTLCP thực hiện kiểm tra lâm sàng, mổ khám xác định dịch bệnh.
+ Khi kiểm tra lâm sàng, mổ khám xác định đúng lợn mắc bệnh DTLCP, UBND cấp xã tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, đồng thời phải tiêu hủy toàn bộ thức ăn thừa của lợn, chất thải, chất độn chuồng của lợn.
(Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục số 02)
3.5.5. Lập hồ sơ tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP
- Lập hồ sơ tiêu hủy lợn mắc bệnh, thực hiện hỗ trợ khi có cơ chế chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; chỉ hỗ trợ khi người chăn nuôi đã thực hiện khai báo chăn nuôi và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định.
(Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục số 03)
3.3. Kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn
- Rà soát, thành lập Tổ/Chốt cố định hoặc lưu động kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng chống dịch; tránh trùng lặp, ảnh hưởng đến việc lưu thông, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu thực hiện hình thức Chốt kiểm soát cơ động làm việc trên nhiều tuyến đường, nhiều khung thời gian khác nhau (vận dụng như hình thức của Chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông):
+ UBND cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc thành lập và giải thể các Tổ/Chốt trên địa bàn. Trường hợp cần thiết đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập Chốt cố định (có cần Barie) trên đường Quốc lộ.
+ Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vật dụng chứa đựng đi qua Tổ/Chốt kiểm soát dịch bệnh.
+ Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn hoạt động kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh đối với lợn, sản phẩm từ lợn tại các Chốt kiểm soát tạm thời, các Tổ kiểm soát cơ động theo quy định.
3.4. Kiểm soát giết mổ, vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn
- Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm (trừ trường hợp cơ sở đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật”; kết quả mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP được phép vận chuyển, tiêu thụ trên địa bàn cấp huyện.
- Tạm dừng hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn trong thời gian công bố dịch.
- Không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển: Được vận chuyển lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 (mười hai) giờ thì không phải lấy mẫu xét nghiệm lại khi vận chuyển. Nếu vượt quá 12 (mười hai) giờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
- Tổ kiểm soát cơ động cấp huyện, cấp xã thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm về giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm lợn theo các nội dung trên.
(Việc vận chuyển lợn để giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP thực hiện theo Phụ lục số 05)
3.5. Tổ chức tập huấn, truyền thông về nguy cơ dịch bệnh
- Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh DTLCP và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; UBND cấp huyện là cơ quan thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh DTLCP và công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền rộng rãi, sâu rộng về dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh đến người chăn nuôi, người buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; thú y cơ sở. Tuyên truyền thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện triệt để “05 không”: Không dấu dịch; không bán chạy lợn mắc bệnh; không vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn mắc bệnh; không vứt xác lợn mắc bệnh ra môi trường; không sử dụng nước rác làm thức ăn cho lợn.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin, loa lưu động cơ sở; tổ chức các buổi tọa đàm; xây dựng, in ấn tờ tờ rơi, áp phích cấp cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).
- Thông báo diễn biến, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh hàng ngày của các địa phương đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác chăn nuôi thú y cấp huyện (cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông viên xã, thú y cơ sở) về công tác chống dịch, xử lý ổ dịch bệnh DTLCP. Các học viên này sẽ là đội ngũ nòng cốt hướng dẫn, tập huấn cho hộ chăn nuôi lợn tại các xã, phường, thị trấn.
- Cấp huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông xã, thú y viên cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp xã về các biện pháp tổ chức phòng, chống dịch, tiêu hủy, khử trùng tiêu độc môi trường, lập hồ sơ hỗ trợ. Tập huấn cho khuyến nông viên, thú y thôn bản, các trưởng thôn, tổ, bí thư chi bộ và đại diện các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn vè công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP.
3.6. Xử lý vi phạm
- Ban chỉ đạo 389 tỉnh và Ban chỉ đạo 389 cấp huyện tập trung chỉ đạo ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh.
- Xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào vùng có dịch, giết mổ lợn mắc bệnh, vức xác lợn mắc bệnh ra môi trường, không cho tiêu hủy lợn mắc bệnh… theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính biểu mẫu theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một dố điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử phạt vi phạm hành chính.
4. Tình huống 2 và các giải pháp thực hiện
Tình huống thứ hai: Bệnh DTLCP tiếp tục lây lan; đến hết năm 2020 số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học bị dịch có thể tăng lên 3% số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; các trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học vẫn an toàn với dịch bệnh; tuy nhiên có thể có một số hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn (trên 50 con trở lên) phải tiêu hủy do nhiễm bệnh DTLCP.
4.1. Một số giải pháp chung
Cơ bản thực hiện các giải pháp như ở Tình huống thứ nhất, tuy nhiên mức độ và yêu cầu thực hiện cần triệt để, quyết liệt hơn, cụ thể:
- Giải pháp về chỉ đạo, điều hành: Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công bố bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh; thực hiện triệt để biện pháp chống dịch theo Điều 27 Luật Thú y; huy động lực lượng Quân đội, Biên phòng tham gia hỗ trợ thực hiện các biện pháp chống dịch.
- Quản lý đàn lợn: Không nhập con giống lợn từ các tỉnh khác, huyện khác về nuôi; các hộ, trang trại bị dịch không thực hiện việc tái đàn lợn, cần nghiên cứu chuyển sang nuôi vật nuôi khác hoặc nuôi thủy sản; khu vực chăn nuôi mật độ cao cần thực hiện triệt để không tăng đàn lợn; tiến tới loại bỏ việc chăn nuôi lợn nái và lợn đực giống tại các hộ, chỉ chăn nuôi lợn nái và lợn đực giống trong các trang trại, loại bỏ hoàn toàn đàn lợn đực giống phối giống trực tiếp.
- Nghiêm cấm việc chăn nuôi lợn tại khu vực nội thành, nội thị, khu vực tập trung đông dân cư theo quy định của Luật Chăn nuôi.
- Đối với các xã, thôn bản chưa bị dịch thực hiện tự sản, tự tiêu thụ tại chỗ, khuyến khích thực hiện các quy ước, hương ước trong xã thôn, bản không mua lợn, thịt lợn từ nơi khác về sử dụng.
- Thực hiện triệt để biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là đối với đàn lợn ông, bà, bố, mẹ; giữ gìn, bảo tồn nguồn gen lợn quý hiếm như: Giống lợn nái Mường Khương, lợn đen vùng cao, lợn giống ngoại…
- Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở giết mổ quy mô nhỏ theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND , ngày 14/6/2019 và Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/3/2020, của UBND tỉnh Lào Cai về xây dựng, quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Giải pháp về tổ chức: Hệ thống thú y cấp huyện, cấp xã được kiện toàn theo Điều 6 Luật Thú y và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, được huy động tập trung lực lượng tham gia chống dịch tại những xã, huyện xuất hiện ổ dịch lớn, số lượng tiêu hủy nhiều…
- Giải pháp về kinh phí: Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ mua vôi bột, hỗ trợ kinh phí tiêu hủy và lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh.
4.2. Ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào xã, phường, thị trấn chưa có dịch
Tổ chức thực hiện triệt để Mục 4.1 nêu trên. Khi phát hiện có lợn ốm, chết bất thường cán bộ thú y của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện kiểm tra lâm sàng, mổ khám trường hợp nghi ngờ tiến hành lấy mẫu bệnh gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y, để gửi đến phòng xét nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định. Việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bảo đảm theo QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút DTLCP thực hiện chôn hủy lợn trong vòng 24 giờ và áp dụng các biện pháp chống dịch theo các nội dung nêu trên.
4.3. Ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào các cơ sở chăn nuôi lợn số lượng lợn, chăn nuôi lợn sinh sản
Tổ chức rà soát đánh giá các cơ sở chăn nuôi lợn với số lượng 100 con trở lên; nhất là các cơ sở chăn nuôi nái sinh sản trên địa bàn, lựa chọn các cơ sở chăn nuôi lợn ông, bà, bố, mẹ; nhất là giống lợn ngoại, giữ gìn, bảo tồn nguồn gen lợn quý hiếm như: Giống lợn nái Mường Khương, lợn đen vùng cao, lợn nái, đực giống ngoại; hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi bổ sung các hạng mục công trình để kiểm soát, xử lý mầm bệnh, tập huấn cho người trực tiếp chăn nuôi, chủ cơ sở áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
5. Giải pháp về quản lý và chăn nuôi lợn an toàn sinh học
- Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23//2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019, của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể:
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: Thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi. Trong thời gian có dịch tuyệt đối không sử dụng thức ăn thừa, nước rác cho lợn ăn, kể cả khi nấu chín.
(Nội dung chi tiết về kê khai hoạt động chăn nuôi và cam kết chăn nuôi an toàn sinh học thực hiện theo Phụ lục số 06)
5.1. Tổ chức nuôi tái đàn lợn
5.1.1. Nguyên tắc nuôi tái đàn lợn
- Đối với địa phương đã công bố hết bệnh DTLCP, phải thực hiện triệt để các biện pháp khử trùng, tiêu độc trước khi nuôi tái đàn trở lại; chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc có bệnh nhưng đã qua 21 ngày kể từ ngày công bố hết dịch; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
- Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại các trang trại chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP hoặc được UBND cấp xã, cơ quan thú y cấp huyện xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn sinh học để tái đàn.
5.1.2. Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP.
- Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.
5.1.3. Các bước nuôi tái đàn lợn
- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.
- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.
5.1.4. UBND cấp xã và cơ quan thú y cấp huyện: Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh:
- Đối với xã chưa có dịch tiếp tục tái đàn chăn nuôi bằng việc sử dụng con giống sản xuất tại chỗ (trong thôn, xã); con giống từ địa phương khác mua về phải khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ và thực hiện nuôi cách ly ở khu vực cách biệt với khu vực đang chăn nuôi lợn của gia đình, ít nhất 07 ngày trước khi cho nhập đàn lợn giống phải có lý lịch rõ ràng, phải mua từ cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống.
- Đối với các xã có dịch, chỉ thực hiện tái đàn bằng việc sử dụng con giống tại chỗ (trong thôn, xã), sau ít nhất 21 ngày kể từ ngày công bố hết dịch và thực hiện đầy đủ việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc, đảm bảo không còn vi rút gây bệnh DTLCP trong khu vực chăn nuôi.
- Quản lý đàn lợn giống ông bà, bố mẹ: Duy trì đàn nái, đực giống hiện có của cơ sở; không phối giống cho lợn nái bằng phương pháp phối giống trực tiếp (nếu có chỉ sử dụng lợn đực giống trong cùng trại chăn nuôi để phối giống trực tiếp cho lợn nái); các cơ sở kinh doanh lợn đực giống không cho lợn đi phối giống trực tiếp làm lây lan dịch bệnh. Người dẫn tinh viên (làm dịch vụ phối giống cho lợn nái) phải thực hiện khử trùng triệt để dụng cụ, quần áo bảo hộ, ủng, mũ trước khi ra vào chuồng trại chăn nuôi...
- Hướng dẫn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; cơ chế hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai: Các Doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi được hỗ trợ kinh phí xét nghiệm, từ ngân sách tỉnh.
(Nội dung, giải pháp về quản lý và chăn nuôi lợn an toàn sinh học thực hiện theo Phụ lục số 07)
5.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược chăn nuôi bền vững
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Chuyển đổi các dự án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn cấp xã có dịch, sang các loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê, gia cầm, thủy cầm, thủy sản…
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất con giống vật nuôi theo hướng giảm đàn lợn chăn nuôi lợn nhỏ, lẻ không đảm bảo an toàn sinh học; ban hành chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn tập trung an toàn sinh học, bền vững; tăng các loại vật nuôi khác, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Thực hiện tốt các quy định về điều kiện chăn nuôi lợn theo quy định của Luật Chăn nuôi.
- Xây dựng kế hoạch tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, trước mắt xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chăn nuôi bổ sung các loại gia súc, gia cầm khác để bù đắp lại phần thực phẩm từ thịt lợn có nguy cơ bị thiếu hụt, lâu dài sẽ xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của Luật Chăn nuôi.
6. Giải pháp cơ chế và nguồn kinh phí hỗ trợ
6.1. Cơ chế hỗ trợ
Hiện không có chính sách hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy. Trong trường hợp Chính phủ có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi thì chỉ hỗ trợ khi người chăn nuôi đã thực hiện khai báo chăn nuôi và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định. Thực hiện hỗ trợ người tham gia tiêu hủy, tham gia các Tổ/Chốt kiểm soát dịch, người phun hóa chất khử trùng tiêu độc; hỗ trợ kinh phí xét nghiệm, mua vật tư, hóa chất, tổ chức tập huấn và các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống bệnh DTLCP theo quy định của pháp luật.
6.2. Nguồn kinh phí
- Ngân sách Trung ương: Tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ từ Trung ương (nếu có) như: Hóa chất, chi phí xét nghiệm mẫu giám sát, mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị phòng hộ sinh học, Test thử nhanh... đảm bảo hiệu quả, đáp ứng cao nhất công tác phòng chống dịch bệnh.
- Ngân sách tỉnh: Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ mua vôi bột, hỗ trợ kinh phí tiêu hủy và lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh.
- Là cơ quan thường trực phòng, chống dịch bệnh, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu đề xuất việc công bố dịch bệnh, công bố hết dịch; tham mưu cho UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hiệu quả các nội dung Kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chuyên môn; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chống dịch; tổng hợp kịp thời dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên cập nhật, tổng hợp nắm chắc tình hình để tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo kịp thời các tình huống khẩn cấp. Tổ chức bộ phận thường trực, cập nhật thông tin, báo cáo hàng ngày theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành của tỉnh
- Các lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng, Hải quan, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai; đặc biệt là lực lượng Biên phòng tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình trạng nhập lậu lợn, các sản phẩm của lợn. Có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lực lượng vật tư, nhu yếu phẩm, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi dịch xảy ra trên diện rộng. Tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển, tiêu thụ lợn, vứt xác lợn làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, phối hợp với lực lượng thú y và chính quyền địa phương thu giữ và xử lý những trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh đảm bảo theo nhu cầu dự phòng và đáp ứng các tình huống dịch bệnh. Hướng dẫn đôn đốc đơn vị sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảm bảo việc thông tin tuyên truyền chính xác, kịp thời tránh gây hoang mang cho nhân dân.
- Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan chỉ đạo cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn tươi sống chưa qua kiểm dịch thú y trên các phương tiện vận chuyển công cộng; chỉ đạo các nhà ga, bến xe có phương án phối hợp kiểm soát dịch bệnh.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng Thú y và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương triển khai tổ chức phòng chống dịch bệnh thuộc phạm vi được giao quản lý; thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp bách sau:
- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh, công bố dịch bệnh, công bố hết dịch bệnh DTLCP; chỉ đạo và kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã theo quy định.
- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung Kế hoạch này.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Tăng cường lực lượng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP, kiểm soát chặt chẽ lợn và sản phẩm của lợn bán trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, Ban quản lý các chợ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thực hiện triệt để biện pháp chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện lấy mẫu giám sát theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy; các lực lượng tham gia phòng, chống dịch và các chi phí tiêu hủy đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và định mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
- Kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng cơ sở giết mổ quy mô nhỏ theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND , ngày 14/6/2019 và Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/3/2020, của UBND tỉnh Lào Cai về xây dựng, quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 93/KH-UBND về thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh Tuyên Quang trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2020 Ban hành: 28/08/2020 | Cập nhật: 09/09/2020
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, thành phố Cần Thơ Ban hành: 24/08/2020 | Cập nhật: 03/02/2021
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 Ban hành: 26/08/2020 | Cập nhật: 09/09/2020
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 10/07/2020 | Cập nhật: 23/01/2021
Quyết định 1730/QĐ-UBND về phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020 Ban hành: 11/06/2020 | Cập nhật: 07/08/2020
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ban hành: 21/04/2020 | Cập nhật: 31/07/2020
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại Ban hành: 05/05/2020 | Cập nhật: 09/05/2020
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2020 về xây dựng, quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020- 2025 Ban hành: 19/03/2020 | Cập nhật: 26/03/2020
Kế hoạch 93/KH-UBND về công tác dân vận năm 2020 Ban hành: 21/02/2020 | Cập nhật: 14/04/2020
Thông tư 20/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi Ban hành: 22/11/2019 | Cập nhật: 29/11/2019
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng Ban hành: 14/10/2019 | Cập nhật: 03/04/2020
Công văn 5329/BNN-CN năm 2019 về tăng cường biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi Ban hành: 25/07/2019 | Cập nhật: 08/01/2020
Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 31/07/2019 | Cập nhật: 12/11/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2019-2025 Ban hành: 03/07/2019 | Cập nhật: 02/10/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 28/06/2019 | Cập nhật: 16/09/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 21/05/2019 | Cập nhật: 03/06/2019
Quyết định 1730/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 10/05/2019 | Cập nhật: 01/07/2019
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án xây dựng, quản lý điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 14/06/2019 | Cập nhật: 10/10/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện Quy chế “Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” năm 2019 Ban hành: 09/04/2019 | Cập nhật: 06/05/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW Ban hành: 04/04/2019 | Cập nhật: 25/04/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chế độ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 14/12/2018 | Cập nhật: 28/01/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 13/12/2018 | Cập nhật: 23/01/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 10/12/2018 | Cập nhật: 30/01/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 05/12/2018 | Cập nhật: 24/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ hoạt động cho Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 15/02/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND sửa đổi quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Nghệ An năm 2017, ổn định đến năm 2020 kèm theo Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND Ban hành: 12/12/2018 | Cập nhật: 25/02/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức chi cho hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, tỉnh Bình Dương Ban hành: 30/11/2018 | Cập nhật: 14/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 12/12/2018 | Cập nhật: 10/01/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về thời hạn phê chuẩn báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 14/12/2018 | Cập nhật: 02/01/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 06/12/2018 | Cập nhật: 14/02/2019
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về định mức phân bổ, nội dung chi và mức chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 27/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre bầu Ban hành: 06/12/2018 | Cập nhật: 27/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 07/12/2018 | Cập nhật: 28/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND thông qua Đề án sáp nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 06 phường và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương Ban hành: 29/10/2018 | Cập nhật: 16/11/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 06/12/2018 | Cập nhật: 10/01/2019
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành: 16/11/2018 | Cập nhật: 27/11/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 thực hiện cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 10/10/2018 | Cập nhật: 30/11/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND sửa đổi nội dung về Chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ bác sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2020 kèm theo Nghị quyết 110/2014/NQ-HĐND Ban hành: 27/09/2018 | Cập nhật: 05/12/2018
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng của ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 20/08/2018 | Cập nhật: 17/09/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 241/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội Ban hành: 20/07/2018 | Cập nhật: 21/12/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân thành phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 12/07/2018 | Cập nhật: 16/10/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 06/07/2018 | Cập nhật: 03/09/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 12/07/2018 | Cập nhật: 20/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ phân chia nguồn thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 19/07/2018 | Cập nhật: 30/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND sửa đổi Số thứ tự 2 Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 10/07/2018 | Cập nhật: 21/07/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND sửa đổi khoản 5 Điều 4 Chương II quy định kèm theo Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND quy định về phân cấp ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 19/07/2018 | Cập nhật: 10/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 13/07/2018 | Cập nhật: 02/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao của tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 17/07/2018 | Cập nhật: 10/09/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND quy định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 13/07/2018 | Cập nhật: 26/07/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND phân định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của các cấp ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 09/07/2018 | Cập nhật: 08/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 19/07/2018 | Cập nhật: 02/10/2018
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang Ban hành: 20/06/2018 | Cập nhật: 05/09/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi và tỷ lệ chi phí quản lý chung trong hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 19/07/2018 | Cập nhật: 14/08/2018
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2019-2021 Ban hành: 11/07/2018 | Cập nhật: 16/08/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2018 của tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 21/06/2018 | Cập nhật: 17/11/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới Ban hành: 25/05/2018 | Cập nhật: 06/07/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 về thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 Ban hành: 19/04/2018 | Cập nhật: 09/05/2018
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2014-2018 Ban hành: 28/02/2018 | Cập nhật: 06/09/2018
Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y Ban hành: 31/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Ban hành: 18/08/2017 | Cập nhật: 18/08/2017
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2017 hành động về phát triển bền vững thành phố giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 14/06/2017 | Cập nhật: 18/07/2017
Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017 Ban hành: 24/02/2017 | Cập nhật: 10/03/2017
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Nam Ban hành: 31/10/2016 | Cập nhật: 15/11/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2017 Ban hành: 15/11/2016 | Cập nhật: 24/12/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về Quang tử và Ứng dụng lần thứ 9 và Hội nghị Châu Á về khoa học Lasre cực mạnh Ban hành: 31/10/2016 | Cập nhật: 08/11/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/08/2016 | Cập nhật: 18/08/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật Dân sự Ban hành: 05/08/2016 | Cập nhật: 23/11/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 14/06/2016 | Cập nhật: 22/06/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự Ban hành: 11/05/2016 | Cập nhật: 19/07/2016
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020” Ban hành: 20/05/2016 | Cập nhật: 16/06/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổng kết đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định tỉnh Hà Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Ban hành: 21/04/2016 | Cập nhật: 10/05/2016
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2015 về tinh giản biên chế công chức hành chính giai đoạn 2015-2021 Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 18/05/2018
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 15/09/2015 | Cập nhật: 21/11/2015
Kế hoạch 93/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 08/05/2015 | Cập nhật: 11/05/2015
Kế hoạch 93/KH-UBND về công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 Ban hành: 13/04/2015 | Cập nhật: 16/04/2015
Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 25/07/2013
Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân” năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 11/06/2013 | Cập nhật: 01/11/2013
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án Trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 16/11/2012 | Cập nhật: 09/03/2016
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hoá Ban hành: 07/06/2012 | Cập nhật: 04/08/2012
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2011 quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ trên các tuyến tỉnh lộ do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 09/11/2011 | Cập nhật: 10/12/2011
Thông tư 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y Ban hành: 25/10/2011 | Cập nhật: 04/11/2011
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2010 Công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 30/06/2010 | Cập nhật: 04/04/2011
Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Ban hành: 15/01/2010 | Cập nhật: 19/01/2010
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2009 về phân bổ vốn cho công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán Ban hành: 23/11/2009 | Cập nhật: 13/10/2016
Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc phòng chống dịch cúm a(H1N1) ở người năm 2009 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 02/07/2009 | Cập nhật: 09/07/2009
Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Ban hành: 23/09/2008 | Cập nhật: 20/05/2017