Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020”
Số hiệu: 1730/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 20/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1730/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ TĂNG CƯỜNG TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 – 2020”.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2016;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động Quốc gia về việc “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 5014/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi tắt là REDD+);

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 73/TTr-SNN&PTNT ngày 29/4/2016 về việc Đnghị phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020” gửi kèm theo góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1409/SKHĐT-QH ngày 22/4/2016; Sở Tài chính tại Công văn số 1489/STC-QLNS.TTK ngày 20/4/2016; Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn 1553/STNMT-BVMT ngày 20/4/2016; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 22/4/2016; Viện Sinh thái rừng và Môi trường tại Công văn số 207/VST&MT-QLKH ngày 18/4/2016; Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tại Công văn số 05/CV-HLN ngày 15/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020”, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng thể:

Giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (tương ứng giảm 2.000 ha rừng bị mất, 3.850 ha rừng bị suy thoái) và nâng cao trữ lượng các bon rừng hàng năm đạt 2.600.433 tấn CO2 trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng ở các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Năm 2016: Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng; nâng cao năng lực tiếp cận và triển khai các hoạt động của REDD+. Thiết lập mức phát thải cơ sở; nâng cấp hệ thống theo dõi diễn biến rừng, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn vmôi trường và xã hội; xây dựng cơ chế quản lý tài chính REDD+ và kế hoạch thực hiện các hoạt động REDD+ ở tỉnh.

b) Giai đoạn 2017-2020: Đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả triển khai thực hiện các hoạt động REDD+ trong năm 2016. Chỉnh sửa và hoàn thiện mức phát thải các bon cơ sở ở cp tỉnh; tiếp tục nâng cao hệ thống theo dõi diễn biến rừng; lồng ghép kế hoạch hành động REDD+ vào kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng để nâng cao độ che phủ của rừng, giảm tổng lượng phát thải các bon hàng năm. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức và năng lực kỹ thuật để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh có hiệu quả.

2. Phạm vi thực hiện:

Trên địa bàn 124 xã tại 14 huyện trên địa bàn tỉnh (Mường Lát 8 xã; Quan Hóa 15 xã; Quan Sơn 11 xã; Lang Chánh 10 xã; Bá Thước 19 xã; Thường Xuân 13 xã; Như Xuân 14 xã; Như Thanh 7 xã; Cẩm Thủy 11 xã; Ngọc Lặc 7 xã; Nga Sơn 1 xã; Hậu Lộc 1 xã; Thọ Xuân 2 xã; Thạch Thành 5 xã).

3. Nội dung của kế hoạch:

3.1. Hoàn thiện cơ chế điều phối, quản lý, vận hành và thực hiện kế hoạch ở quy mô toàn tỉnh, phù hp vi chương trình hành động Quốc gia về REDD+:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thực hiện REDD+.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức và năng lực kỹ thuật để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh có hiệu quả.

- Hoàn thiện một số nội dung kỹ thuật liên quan đến REDD+: Mức phát thải các bon cấp tỉnh; cơ chế quản lý sử dụng tài chính; xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội.

3.2. Nâng cao năng lực, nhận thức; tiếp cận và triển khai các hoạt động REDD cho cán bộ và người dân:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia REDD+.

- Tập huấn kỹ thuật về REDD+, đối tượng là cán bộ quản lý lâm nghiệp của tỉnh, huyện, xã, các chủ rng, đại diện cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số.

3.3. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp:

- Điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vng có hiệu quả.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ; điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh theo hướng đưa ra khỏi quy hoạch những dự án nhỏ hiệu quả thấp, những dự án chiếm nhiều diện tích rừng, đất rng, ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái.

3.4. Điều chỉnh, cập nhật và nâng cấp hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với mục tiêu REDD+:

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cho các đối tượng tham gia hệ thống theo dõi diễn biến rừng để đáp ứng yêu cầu REDD+.

- Bổ sung một số hoạt động: Tổng hp các thông tin và dữ liệu đầu vào cần thiết để tính toán tổng lượng phát thải/hấp thụ các bon; báo cáo kết quả tính toán tổng lượng phát thải/hấp thụ các bon (02 năm 1 lần).

3.5. Lồng ghép các hoạt động REDD+ trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình, dự án: Dự án Trồng, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dng, sản xuất tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Dự án theo dõi diễn biến rng giai đoạn 2016-2020; Dự án JICA2. Triển khai xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cho người dân sống gn rừng.

3.6. Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững tại các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rng phòng hộ.

3.7. Xây dựng hệ thống theo dõi để giải quyết cơ chế khiếu nại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch hành động REDD+.

3.8. Thực hiện thí điểm các hoạt động REDD+ theo dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các bon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

(Có danh mục các hoạt động chi tiết kèm theo)

4. Giải pháp thực hiện kế hoạch:

4.1. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp:

a) Điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vng có hiệu quả, gồm:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp 650.883 ha (trong đó dự kiến quy hoạch rừng đặc dụng 85.643 ha, rừng phòng hộ 162.332 ha, rừng sản xuất 402.908 ha).

- Hạn chế việc quy hoạch chuyển diện tích đất rừng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng để đáp ng tốt yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học; giảm thiểu lượng phát thải các bon khi chuyển đổi rừng t nhiên sang mục đích phát triển kinh tế xã hội khác.

b) Rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp với thực trạng tài nguyên rừng của tỉnh theo Kết quả kiểm kê rừng được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015.

c) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sdụng đất; quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ theo Kết quả kiểm kê rừng và Quy hoạch 03 loại rừng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện theo hướng đưa ra khỏi quy hoạch những dự án nhỏ hiệu quả thấp, những dự án chiếm nhiều diện tích rừng, đất rừng, ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái.

4.2. Rà soát, hoàn thiện công tác khoán rừng, giao rừng, cho thuê rừng, sử dụng đất lâm nghiệp hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng:

a) Giao khoán rừng: Ưu tiên khoán rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thiếu đất sản xuất, hộ nghèo; khoán ổn định lâu dài; tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn tài chính từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn tài chính từ chi trả theo kết quả giảm phát thải các bon.

b) Giao đất, giao rừng: Triển khai giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân; tiếp tục chia các nhóm hộ đngười dân tham gia trng, bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng.

c) Thuê đất, thuê rừng: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp. Doanh nghiệp thuê đất phải cam kết và có trách nhiệm đào tạo nghề cho cộng đồng, thu hút lao động trong quản lý, bảo vệ, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ môi trường rng. Huy động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước để tổ chức trồng rừng, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng. Kiên quyết thu hồi đất đối với những doanh nghiệp triển khai dự án chậm; để xảy ra vi phạm pháp luật liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp.

4.3. Trin khai lồng ghép các hoạt động REDD+ trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn tỉnh:

a) Thực hiện các giải pháp lâm sinh:

- Tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 5.000 ha/năm tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân và Như Xuân.

- Triển khai trồng rừng gỗ lớn trên đất trống 10.000 ha, trồng rừng gỗ lớn sau khai thác trắng 5.000 ha, chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn 3.500 ha. Thực thi việc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng tại các nơi có nguy cơ mất rừng, suy thoái rừng cao 125.000 ha/năm.

- Triển khai hoạt động về nâng cấp rừng giống tại Cẩm Thủy

b) Triển khai lồng ghép các hoạt động REDD+ với các chương trình, dự án có liên quan: Lồng ghép hoạt động trồng rừng phòng hộ 2.000 ha của dự án JICA 2; lồng ghép hoạt động In ấn tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng, tuyên truyền phòng chống cháy rừng cho người dân địa phương tại 30 xã trọng điểm cháy rừng của Dự án phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2020 - tỉnh Thanh Hóa; lồng ghép hoạt động điều tra cập nhật bản đồ hiện trạng rừng, đào tạo cho kiểm lâm 14 huyện ưu tiên về ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát tài nguyên rừng của Dự án theo dõi DBR tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

c) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng để giảm các áp lực tiêu cực đến nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng:

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Điều tra tiềm năng lâm sản ngoài gỗ, tre luồng và xây dựng các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ như trồng cây dược liệu dưới tán rừng: Sa nhân, thảo quả...

- Giảm sử dụng gỗ củi thông qua phát triển các mô hình sử dụng khí sinh học (biogas) trong nấu nướng và chăn nuôi; mô hình sdụng bếp đun cải tiến.

d) Triển khai các giải pháp về quản lý rừng bền vững: Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để giúp các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ xây dựng và triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

4.4. Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ ngoài nước và tăng cường hp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính:

a) Tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp. Khai thác nguồn tài chính chi trả từ chi trả dịch vụ môi trường rng và chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải các bon.

b) Mở rộng hợp tác quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo, xúc tiến thương mại, các sự kiện chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực.

5. Khái toán vốn và nguồn vốn

Đthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, tổng nhu cầu vốn 816,98 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 163,39 tỷ đồng, trong đó:

a) Các hoạt động trực tiếp làm giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng và gia tăng hấp thụ các bon rừng:

- Bảo vệ rừng 250,0 tỷ đồng, chủ yếu là từ nguồn vn ngân sách trung ương, vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh, vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Phát triển rừng (trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên) 515,17 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn Trung ương 195,0 tỷ đồng, vốn tự có của dân 274,17 tỷ đồng, lồng ghép với dự án JICA 2 tỉnh 46,0 tỷ đồng.

b) Các hoạt động gián tiếp giảm phát thải/hấp thụ các bon, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng:

- Hoạt động rà soát, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rng 1,71 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách của tỉnh.

- Các hoạt động hỗ trợ sinh kế 2,1 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tcác tổ chức quốc tế.

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 2 chủ rừng 1,99 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ các tổ chức quốc tế.

- Hoạt động truyền thông về bảo vệ và quản lý rừng 121 triệu đồng, theo dõi diễn biến rừng 6,52 tỷ đồng được lồng ghép từ Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 và Dự án theo dõi diễn biến rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

- Hoạt động nâng cấp rừng giống 450 triệu đồng được trích từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh.

c) Vốn dự phòng 5% cho tất cả các hoạt động 38,90 tỷ đồng.

d) Các hoạt động quản lý vận hành, giám sát đánh giá, theo dõi thẩm định, báo cáo, các hoạt động này huy động từ nguồn vốn ODA của các Chương trình dự án REDD+ Bắc Trung Bộ.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực thực hiện kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh, có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, nâng cao năng lực về REDD+. Xây dựng, trình Ban Chỉ đạo ban hành kế hoạch và chương trình thực hiện hàng năm, thiết lập và hoàn thiện mức cơ sở;

- Ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trkỹ thuật cho UBND các huyện trong việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động REDD+ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; Thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo;

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm theo dõi diễn biến rừng hàng năm, chú trọng việc phối hợp cộng đồng để thực hiện việc giám sát rừng có sự tham gia.

- Tham mưu trình UBND tỉnh trong việc phối hp vi các cơ quan liên quan đàm phán quốc tế về REDD+ và thu hút kinh phí t các chương trình, dự án, các tổ chức quốc tế tài trợ; lồng ghép vốn đầu tư để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh.

6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chtrì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn vốn hỗ trợ ca Trung ương tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch thực hiện hàng năm. Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực tham gia thực hiện kế hoạch hành động REDD+ để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển rừng.

6.3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất kinh phí cho các hoạt động hàng năm thuộc các Chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trình Chtịch UBND tỉnh giao vốn thực hiện; xây dựng cơ chế và chính sách quản lý tài chính trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động REDD+ để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng.

6.4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý đất đai để thực hiện kế hoạch hoạt động REDD+; rà soát, tiếp tục triển khai công tác giao đất, giao rừng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh quản lý công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng theo quy định. Triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, tuyên truyền về hoạt động biến đổi khí hậu.

6.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội vào phát triển lâm nghiệp theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng. Nghiên cứu, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu bình đẳng giới để thực hiện REDD+ và duy trì quản lý cơ sở dữ liệu này.

6.6. Các sở, ban, ngành liên quan khác: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, huy động các nhân dân (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số) tích cực tham gia vào các hoạt động REDD+; lồng ghép thực thi các hoạt động REDD+ vào các chương trình, dự án có liên quan đến người dân sống gần rừng.

6.7. y ban nhân dân các huyện: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch hành đng REDD+ theo đúng mục tiêu, tiến độ được phê duyệt. Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan vào hoạt động REDD+; Chỉ đạo chính quyền cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+; định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ và đề xuất giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT.

6.8. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp: Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, tchức phi chính phủ và doanh nghiệp, tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến kế hoạch hành động REDD+ trên địa bàn tỉnh.

7. Giám sát, đánh giá và theo dõi, báo cáo và Thẩm định.

7.1. Nội dung giám sát và đánh giá và theo dõi, báo cáo và Thẩm định

a) Giám sát thực hiện các hoạt động REDD+, bao gồm:

- Chính sách và giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

- Quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo các quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, giám sát các hoạt động lâm nghiệp đề xuất trong giảm thiểu mất rừng suy thoái rừng, phục hồi rừng và tăng cường trữ lượng rừng.

- Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+ trong cộng đồng, hộ gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng. Các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong tiếp cận REDD+; các hoạt động thí điểm REDD+.

- Các tổ chức tham gia giám sát: SNông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính ph, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

b) Giám sát kết quả giảm phát thải, hấp thụ các bon:

- Giám sát các kết quả về các bon và phi các bon thông qua dữ liệu của hệ thống theo dõi diễn biến rừng.

- Các tổ chức tham gia giám sát: Sở Nông nghiệp và PTNT; tổ chức phi chính phủ, tư vấn đến từ các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong và ngoài nước.

c) Giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính REDD+:

- Việc giải ngân và thực hiện các giao dịch tài chính có liên quan đến thực hiện kế hoạch hành động REDD+

- Chia sẻ lợi ích từ nguồn REDD+ cho các đối tượng hưởng lợi, quan tâm đến cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong việc giám sát quản lý tài chính, giải ngân và giám sát chia sẻ lợi ích, giải quyết khiếu nại.

- Việc qun lý sử dụng nguồn tài chính REDD+ tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông quan kiểm toán nội bộ, kiểm toán quốc tế và chế độ báo cáo tài chính.

- Các tổ chức tham gia giám sát: Sở Nông nghiệp và PTNT; tchức kiểm toán độc lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cộng đồng và người dân.

d) Giám sát các nội dung khác:

Thường xuyên việc giám sát và đánh giá về các biện pháp đảm bảo an toàn (kể cả bình đẳng giới) và đưa ra khuyến nghị dựa trên khung kế hoạch giám sát và kết qu giám sát.

đ) Đánh giá thực hiện kế hoạch: Hàng năm.

7.2. Yêu cầu thực hiện giám sát, đánh giá:

- Phải minh bạch, rõ ràng và có thkiểm chứng được.

- Có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm: Các sở, cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức và người dân tham gia...

- Phải đảm bảo phù hợp với các khuyến khích về vấn đề đa lợi ích, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tôn trọng quyền lợi và nguyện vọng ca hộ dân và cộng đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện REDD+ tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương Binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện; Giám đốc Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tnh; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ (để t/h);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ;
- Dự án FCPF-REDD+ tại Việt nam;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Các thành viên BCĐ REDD+ tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
(L43)

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ BIỂU 01

DANH SÁCH CÁC XÃ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.
(Kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Huyện

Tổng

1

Mường Lát

Tam Chung, Tén Tằn, Mường Lý, Quang Chiểu, Pù Nhi, Nhi Sơn, Mường Chanh, Trung Lý.

8

2

Quan Hóa

Phú Thanh, Trung Thành, Phú Lệ, Phú Sơn, Phú Xuân, Hiền Trung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Hồi Xuân, Phú Nghiêm, Thanh Xuân, Trung Sơn, Thành Sơn, Thiên Phủ, Nam Động.

15

3

Quan Sơn

Sơn Hà, Na Mèo, Sơn Điện, Trung Xuân, Trung Hạ, Mường Mìn, Tam Thanh, Tam Lư, Sơn Thủy, Trung Thượng, Trung Tiến.

11

4

Lang Chánh

Tam Văn, Đồng Lương, Giao An, Giao Thiện, Tân Phú, Yên Khương, Yên Thng, Trí Nang, Lâm Phú, Quang Hiến.

10

5

Bá Thước

Điền Quang, Lương Trung, Lương Ngoại, Ái Thượng, Đin Thượng, Đin Lư, Hạ Trung, Lương Nội, Lũng Niêm, Ban Công, Kỳ Tân, Văn Nho, Thiết ng, Lâm Xa, Tân Lộc, Thành Sơn, Lũng Cao, CLũng, Thành Lâm.

19

6

Ngọc Lặc

Mỹ Tân, Thạch Lập, Ngọc Khê, Quang Trung, Phùng Giáo, Minh Sơn, Ngọc Sơn.

7

7

Thường Xuân

Xuân Chinh, Xuân Cao, Luận Thành, Luận Khê, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân Lẹ, Yên Nhân, Vạn Xuân, Lương Sơn, Bát Mọt, Tân Thành, Xuân Cẩm.

13

8

Như Xuân

Cát Vân, Thanh Xuân, Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Thượng Ninh, Xuân Bình, Hòa Quỳ, Tân Bình, Bình Lương, Xuân Hòa, Yên Lễ, Xuân Hòa.

14

9

Cẩm Thủy

Cẩm Long, Cẩm Thành, Cẩm Sơn, Cẩm Châu, Cẩm Quý, Cẩm Lương, Cẩm Giang, Cẩm Tâm, Cẩm Bình, Cẩm Liên, Cẩm Ngọc.

12

10

Thạch Thành

Thành Vân, Thành Tâm, Thành Mỹ, Thành Yên, Thch Lâm.

5

11

Như Thanh

Xuân Thọ, Phượng Nghi, Mậu Lâm, Phúc Đường, Thanh Tân, Hi Long, Xuân Thái.

7

12

Nga Sơn

Nga Tân.

1

13

Hậu Lộc

Đa Lộc.

1

14

Thọ Xuân

Thọ Lâm, Xuân Phú.

2

Tổng

124

 


PHỤ BIỂU 02

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
(Kèm theo Quyết định số: 1730/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

ĐVT: triệu đồng

Hợp phần

Hoạt động

Hoạt động

Địa điểm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

Nguồn kinh phí

Hợp phần 1: Quản lý rừng

Hoạt động 1

Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp

Tỉnh Thanh Hóa

Sở NN&PTNT

 

2016

1.713,0

Huy động ODA và các chương trình, dự án.

Hoạt động 2

Tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Huyện Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân..

Sở NN&PTNT

Các ban qun lý rng

2016-2020

100.002,0

Quyết định 4364/UBND ngày 28/12/2011 về phê duyệt KHBVPTR; QĐ 57 QĐ-TTg ngày 9/1/2012 về phê duyệt kế hoạch BVPTR gđ 2011-2020

Hoạt động 3

Trin khai hoạt động về nâng cấp rừng giống cây bản địa

Huyện Cẩm Thủy

SNN&PTNT

Chi cục Lâm nghiệp

2016

450,0

Quyết định 4364/UBND ngày 28/12/2011 về phê duyệt KHBVPTR; QĐ 57 QĐ-TTg ngày 9/1/2012 phê duyệt kế hoạch BVPTR gđ 2011-2020

Hoạt động 4

Trồng rừng gỗ lớn

 

 

 

 

369.168,0

 

- Trồng rừng glớn sau khai thác trắng

- Trồng rừng trên đất trống

- Trng rừng chuyển đi (gỗ nhỏ sang gỗ lớn)

Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân và Thọ Xuân

SNN&PTNT giao đầu mối cho Chi cục lâm nghiệp

Chủ rừng (Công ty, Ban qun lý rừng, hộ gia đình)

2016-2020

81.841,0

163.682,0

123.645,0

Quyết định 4364/UBND-NN ngày 28/12/2011 phê duyệt KHBVPTR; QĐ 57/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 về phê duyệt kế hoạch BVPTR gđ 2011-2020. QĐ 359/UBND-NN ngày 28/1/2016 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh

 

Hoạt động 5

Trng rừng phòng hộ

Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân và Thọ Xuân

Chủ rừng (công ty, Ban quản lý rừng)

Chrừng (công ty, Ban quản lý rừng)

2016-2020

46.001,0

Lồng ghép dự án JICA 2 tỉnh Thanh Hóa

 

Hoạt động 6

Thực thi luật bảo vệ rừng tại các khu rừng phòng hộ; đặc dụng, khu vực có nguy cơ mất rừng, suy thoái rừng cao

Khu rừng đặc dụng, phòng hộ

Chủ rừng (công ty, lâm trường, ban quản lý rừng)

Chrừng (công ty, lâm trường, ban quản lý rừng)

2016-2020

250.000,0

NĐ 75-CP, QĐ 4364/UBND-NN ngày 28/12/2011 về phê duyệt KHBVPTR; QĐ 57/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 phê duyệt kế hoạch BVPTR giai đoạn 2011-2020, QĐ 359/UBND-NN ngày 28/1/2016 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng

 

Hoạt động 7

Triển khai xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ.

Công ty LN Lang Chánh, Cẩm Ngọc

Sở NN&PTNT

Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ.

2016; 2019

1.995,0

Huy động ODA và các chương trình, dự án.

 

Hoạt động 8

Truyền thông vận động về bảo vệ và qun lý rừng

124 xã ưu tiên

Sở NN&PTNT giao đầu mối cho Chi cục kim lâm

Các hạt Kim lâm

2016-2020

121,0

Quyết định số: 5616/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 phê duyệt dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tnh giai đoạn 2016-2020

 

Hoạt động 9

Hệ thống theo dõi diễn biến rừng

 

 

 

 

6.527,0

 

- Điều tra, cập nhật hiện trạng, biến động rừng

Tỉnh Thanh Hóa

SNN&PTNT giao đầu mi cho Chi cục kiểm lâm

 

2016-2020

6.461,0

Quyết định số 3468 UBND-NN ngày 11/9/2015 về việc phê duyệt dự án theo dõi DBR tỉnh giai đoạn 2016-2020

- Đào tạo cho kiểm lâm 14 huyện về ứng dụng công nghệ thông tin cho giám sát rừng

2019

66,0

Quyết định s3468 UBND-NN ngày 11/9/2015 phê duyệt dự án theo dõi DBR tỉnh g. đoạn 2016-2020

Hợp phần 2: Môi trường & Xã hội

Hoạt động 10

Phát triển lâm sản ngoài gỗ, tre luồng

 

 

 

 

1.799,0

 

- Điều tra hiện trạng, tiềm năng của Lâm sn ngoài gỗ tại 10 xã ưu tiên

các xã có diện tích rừng đặc dụng

SNN&PTNT

Chi cục Lâm nghiệp

2016

982,0

Huy động ODA và các chương trình, dự án.

- Trồng cây dược liệu dưới tán rừng,

14 huyện

Sở NN&PTNT

Trung tâm khuyến nông,

2016-2020

818,0

Huy động ODA và các chương trình, dự án.

Hoạt động 11

Giảm sử dụng gỗ củi bằng phát triển bioga

Các xã điểm nóng suy thoái rừng, mất rừng

Sở NN&PTNT

UBND các huyện

2016-2020

300,0

Quyết định số 359/UBND-NN ngày 28/1/2016 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh g. đoạn 2016-2020, định hướng 2030

Hợp phần 3: Quản lý

Hoạt động 12

Các hoạt động liên quan điều phối, vận hành PRAP

Tnh Thanh Hóa

Ban chỉ đạo REDD+/Sở NN&PTNT

Quỹ BV&PTR và PCTT tỉnh

2016-2020

 

 

Hoạt động 13

Giám sát, đánh giá

Tnh Thanh Hóa

Ban chđạo REDD+/S NN&PTNT

Sở, ngành; UBND huyện; các Vin Trường Đại học...

2016-2020

 

Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

 

Hoạt động 14

Giải quyết cơ chế khiếu nại

Tnh Thanh Hóa

nt

nt

2016-2020

 

 

Hoạt động 15

Theo dõi, Báo cáo và Thẩm định (MRV)

Tnh Thanh Hóa

Sở NN&PTNT

Tư vấn từ các tổ  chức, các Vin Trường Đại học...

2016-2020

 

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Tổng:

 

 

 

 

778.076,0

 

Kinh phí dự phòng (5%)

 

 

 

 

38.904,0

 

Tổng cộng

 

 

 

 

816.980,0