Quyết định 740/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án đơn giản hoá chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền ban hành, thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: 740/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 17/04/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 740/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 17 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC THẨM QUYỀN BAN HÀNH, THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền ban hành, thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tại phụ lục kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, căn cứ Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ được phê duyệt:

- Xây dựng Quyết định hướng dẫn/quy định chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trình UBND tỉnh ban hành chậm nhất trong tháng 12 năm 2018.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện triển khai thực hiện các phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong tháng 12 năm 2018.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tham gia ý kiến đối với phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan Trung ương khi Bộ, ngành Trung ương gửi lấy ý kiến địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC- VPCP;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh ;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;;
- Các phòng NC;
- Lưu: VT, 1.11.02.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 740 /QĐ-UBND ngày 17/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;

Căn cứ Công văn số 7735/VPCP-KSTT , ngày 25/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.

Kết quả giai đoạn I thực hiện đề án, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 2153/QĐ-UBND, ngày 09/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thống kê được 58 báo cáo định kỳ đang thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện giai đoạn II của đề án là rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, đối với số lượng 58 báo cáo đã thống kê ở giai đoạn I và bổ sung 27 báo cáo thực tế hiện có tại đơn vị.

Các báo cáo được rà soát dựa trên các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp để từ đó xây dựng các phương án đơn giản hóa nhằm bảo đảm các chế độ báo cáo được quy định thực sự cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; được quy định đúng thẩm quyền; đồng bộ, thống nhất; tần suất, thời gian báo cáo hợp lý; có đề cương, biểu mẫu và được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Phương án đơn giản hóa phải đạt mục tiêu cắt giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo.

Trên cơ sở đó, kết quả giai đoạn II, rà soát đơn giản hóa danh mục 85 báo cáo thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ:

1. Báo cáo kết quả tình hình giải quyết thủ tục hành chính (6 tháng)

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: bỏ báo cáo 6 tháng và quý 4 vì trùng với báo cáo quý 2 và báo cáo năm, thực hiện theo các biểu mẫu báo cáo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP , ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.

2. Báo cáo Quy chế dân chủ cơ sở (quý)

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: bỏ báo cáo quý 2 và quý 4 vì trùng với báo cáo 06 tháng và báo cáo năm.

3. Báo cáo Kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền (quý)

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: bỏ báo cáo quý 2 và quý 4 vì trùng với báo cáo 06 tháng và báo cáo năm.

4. Báo cáo Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (tháng)

- Lý do: Quyết định 260/QĐ-UBND , ngày 28/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh quy định báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm.

- Kiến nghị thực thi: bỏ báo cáo tháng, chỉ thực hiện báo cáo quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm.

5. Báo cáo thực hiện công tác sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp (năm)

- Lý do: Báo cáo chỉ nhằm cung cấp thông tin kết quả thực hiện các nội dung trong 4 đề án Bộ Công thương đã phê duyệt đến năm 2020.

- Kiến nghị thực thi: Bỏ chế độ báo cáo riêng hàng năm mà lồng ghép vào báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của ngành, thêm mục “Kết quả thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn”.

6. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP (quý)

- Lý do: lồng ghép báo cáo quý của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP phục vụ họp giao ban.

- Kiến nghị thực thi: bỏ báo cáo quý, lồng ghép báo cáo quý của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP .

7. Báo cáo kết quả công tác theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quy định của UBND cấp huyện theo Chương trình làm việc của UBND cấp huyện.

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: Giảm tần suất báo cáo, bỏ báo cáo tuần.

8. Báo cáo kết quả công tác theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quy định của UBND cấp xã theo Chương trình làm việc của UBND cấp xã.

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: Giảm tần suất báo cáo, bỏ báo cáo tuần.

9. Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (6 tháng, năm)

- Lý do: Giảm việc thực hiện báo cáo cho các cơ quan, đơn vị.

- Kiến nghị thực thi: bỏ chế độ báo cáo riêng mà lồng ghép vào báo cáo định kỳ của ngành.

10. Báo cáo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí (6 tháng)

- Lý do: Thông tư số 188/2014/TT-BTC , ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính quy định: Kỳ báo cáo gồm báo cáo năm và báo cáo đột xuất.

- Kiến nghị thực thi: chỉ thực hiện báo cáo năm hoặc đột xuất.

11. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hành động, phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh (năm)

- Lý do: Kết quả thực hiện được báo cáo trong nội dung 4 Công văn 1140/BVHTTDL-GĐ ngày 26/3/2018 Bộ VHTTDL về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác gia đình.

- Kiến nghị thực thi: gộp vào báo cáo thực hiện công tác gia đình định kỳ 6 tháng/năm.

12. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020 (năm)

- Lý do: Kết quả thực hiện được báo cáo trong nội dung 4 Công văn 1140/BVHTTDL-GĐ ngày 26/3/2018 Bộ VHTTDL về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác gia đình.

- Kiến nghị thực thi: gộp vào báo cáo thực hiện công tác gia đình định kỳ 6 tháng/năm.

13. Báo cáo Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh (năm)

- Lý do: Kết quả thực hiện được báo cáo trong nội dung 4 Công văn 1140/BVHTTDL-GĐ ngày 26/3/2018 Bộ VHTTDL về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác gia đình.

- Kiến nghị thực thi: gộp vào báo cáo thực hiện công tác gia đình định kỳ 6 tháng/năm.

14. Báo cáo kết quả truyền thông phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (năm)

- Lý do: Kết quả thực hiện được báo cáo ở Mục I báo cáo sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Kiến nghị thực thi: gộp vào báo cáo sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội (tuần)

- Phương án đơn giản hóa: yêu cầu một số ngành báo cáo tuần, không yêu cầu tất cả các đơn vị báo cáo.

- Lý do: công tác chuyên ngành trong các lĩnh vực Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, thị xã Bình Minh … có thời gian giải quyết công việc theo quy định tương đối dài nên việc báo cáo hàng tuần không có nhiều thay đổi hoặc trong tuần chủ yếu thực hiện công việc thường xuyên, chưa có đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của 1 số ngành.

- Kiến nghị thực thi: Để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành hàng tuần của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh yêu cầu một số ngành có nội dung cần thiết để báo cao tuần, không yêu cầu tất cả các sở ngành và UBND cấp huyện báo cáo tuần, qua đó cũng góp phần cho việc chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn của UBND tỉnh có trọng tâm, trọng điểm hơn.

2. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội (tháng)

- Phương án đơn giản hóa: lấy số liệu của Cục Thống kê không yêu cầu các ngành gửi báo cáo.

- Lý do: Cục Thống kê báo cáo trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các ngành, cấp huyện

- Kiến nghị thực thi: thống nhất việc sử dụng phần kết quả thực hiện KT-XH trong tháng theo báo cáo tháng của Cục Thống kê; thực hiện chế độ báo cáo tháng theo quy định tại khoản 3, điều 4 thuộc Quyết định số 515/2006/QĐ-UBND , tức là báo cáo tháng áp dụng cho các tháng trong năm trừ các tháng cuối quý vì báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo định kỳ có thể lấy từ báo cáo kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng, tháng 6 và 6 tháng, tháng 9 và 9 tháng, tháng 12 và 12 tháng của Cục Thống kê hoặc các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư như: (1) Báo cáo quý I vào tháng 3; (2) Báo cáo 6 tháng vào tháng 5 (phục vụ kỳ họp HĐND giữa năm); (3) Báo cáo 6 tháng, ước thực hiện cả năm và kế hoạch năm tiếp theo vào tháng 7 (theo Chỉ thị hàng năm của Thủ tướng chính phủ); (4) Báo cáo quý III vào tháng 9; (5) Báo cáo cả năm vào tháng 11 (phục vụ kỳ họp HĐND cuối năm).

3. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội (quý, 6 tháng, năm)

- Phương án đơn giản hóa: quy định thời gian chốt số liệu báo cáo cho phù hợp.

- Lý do: (1) Thời gian gửi báo cáo về quá cận, không kịp cho cơ quan chủ trì tổng hợp, báo cáo cho phiên họp thường kỳ từ 25-30 của UBND tỉnh; (2) báo cáo 6 tháng và năm luôn bị động, không đúng quy định thời gian báo cáo do phải thực hiện sớm theo lịch họp của HĐND và Tỉnh ủy, do đó Sở Kế hoạch và Đầu tư phải yêu cầu các đơn vị báo cáo về sở chậm nhất vào ngày 10/5 đối với báo cáo 6 tháng và 10/11 đối với báo cáo năm.

- Kiến nghị thực thi:

+ Bỏ báo cáo quý 2, quý 3 và quý 4 vì trùng với báo cáo 06 tháng, 09 tháng và báo cáo năm.

+ Ấn định, thống nhất thời gian chốt các số liệu báo cáo định kỳ của các sở ngành, địa phương vào 15 hàng tháng đối với báo cáo tháng, vào ngày 15/3 và 15/9 đối với báo cáo quý I và quý III. Riêng số liệu dùng cho báo cáo kinh tế -xã hội 6 tháng và cả năm được tính đến thời điểm đơn vị xây dựng báo cáo, ước thực hiện cả năm, đồng thời phải gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào 15/5 và 15/11; Cục thống kê gửi kết quả công bố các chỉ tiêu kinh tế theo mốc thời gian quy định của Tổng Cục Thống kê.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới quyết định thay thế Quyết định số 515/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 của UBND tỉnh quy định về chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo phù hợp với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các quy định có liên quan.

4. Báo cáo về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Long hàng năm

- Phương án đơn giản hóa: bổ sung báo cáo.

- Lý do: thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm theo Nghị quyết của Chính phủ, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh hàng năm, UBND tỉnh xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành hàng năm

- Kiến nghị thực thi:

+ Gom chung với báo cáo về tình hình KT-XH quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

+ Ấn định, thống nhất thời gian chốt các số liệu báo cáo định kỳ của các sở ngành, địa phương.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới quyết định thay thế Quyết định số 515/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 của UBND tỉnh quy định về chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo phù hợp với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các quy định có liên quan.

5. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP (quý, năm); Báo cáo Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (năm); Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công (năm)

- Phương án đơn giản hóa: kết hợp, lồng ghép 3 báo cáo trên thành 1 báo cáo.

- Lý do: Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì xây dựng các báo cáo: (1) Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 (định kỳ hàng quý, 6 tháng và cả năm); (2) báo cáo thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu (định kỳ 6 tháng và cả năm); (3) Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm). Tuy nhiên, các Nghị quyết trên có nhiều điểm trùng lặp, đan xen nhau, trong đó tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp để đạt kết quả cuối cùng là cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

- Kiến nghị thực thi: xem xét kết hợp, lồng ghép 3 báo cáo trên thành 1 báo cáo với định kỳ báo cáo 2 lần/năm (6 tháng và cả năm).

6. Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh (6 tháng, năm)

- Phương án đơn giản hóa: thống nhất đề cương báo cáo theo quy định của Chính phủ.

- Lý do: báo cáo này có nội dung tương tự với báo cáo định kỳ của tỉnh về tình hình phát triển KT-XH. Các báo cáo chỉ khác nhau ở bố cục, trong đó báo cáo của tỉnh bố cục theo kết quả của từng ngành, lĩnh vực (theo hướng chỉ đạo toàn diện), trong khi báo cáo cho Chính phủ lại theo bố cục kết quả thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp (theo hướng chỉ đạo tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, trong mỗi nhóm nhiệm vụ, giải pháp lại liên quan đến một số ngành, lĩnh vực).

- Kiến nghị thực thi: xem xét ban hành quy định đồng nhất bố cục trong xây dựng và báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ để đảm bảo việc xây dựng, tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

7. Báo cáo công tác cải cách hành chính (quý)

- Phương án đơn giản hóa: Quy định thời điểm gửi báo cáo phù hợp.

- Lý do: Theo Công văn số 173/SNV-CCHC, ngày 06/4/2015 của Sở Nội vụ, Thời điểm gửi báo cáo quý, chốt số liệu báo cáo là trước ngày 08 tháng cuối quý, do các phòng chuyên môn đến ngày 15 của tháng cuối quý mới có số liệu tổng hợp nên gây khó khăn trong thực hiện gửi đúng thời gian quy định.

- Kiến nghị thực thi: Thời điểm gửi báo cáo nên quy định là ngày 15 của tháng cuối quý.

8. Báo cáo nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục (tháng, quý, 6 tháng, năm)

- Phương án đơn giản hóa: Quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo phù hợp; đề cương báo cáo thống nhất.

- Lý do: quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, mẫu biểu số liệu báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trong quá trình thực hiện tổng hợp báo cáo và đặc biệt để đảm bảo tính thống nhất về số liệu, thông tin báo cáo.

- Kiến nghị thực thi:

a. Thời điểm chốt số liệu báo cáo:

- Thời điểm chốt báo cáo năm tính từ ngày 15/12 năm trước liền kề đến ngày 15/12 của năm báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo 6 tháng đầu năm tính từ ngày 15/12 năm trước liền kề đến ngày 15/6 năm báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo quý tính từ ngày 15 tháng cuối quý trước liền kề đến 15 tháng cuối quý báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo tháng tính từ ngày 15 tháng trước liền kề đến 15 tháng báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

b. Thời điểm gửi báo cáo:

- Báo cáo tháng là ngày 15 hàng tháng.

- Báo cáo quý là ngày 15 tháng cuối của quý.

- Báo cáo 6 tháng là ngày 15/6 hàng năm.

- Báo cáo năm là ngày 15/12 hàng năm.

c. Hình thức báo cáo: Quy định hình thức báo cáo điện tử.

d. Nội dung báo cáo:

Đề nghị quy định cụ thể hơn những nội dung yêu cầu báo cáo.

e. Đề cương báo cáo, mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo

Đề nghị nghiên cứu, xây dựng mẫu Đề cương, bảng, biểu số liệu báo cáo áp dụng đến từng cấp phải báo cáo.

9. Báo cáo thu chi ngân sách nhà nước của ngành, các thông tin về tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục, hệ thống chỉ tiêu và thống kê giáo dục (tháng, quý, 6 tháng, năm)

- Phương án đơn giản hóa: Quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo phù hợp; đề cương báo cáo thống nhất.

- Lý do: quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, mẫu biểu số liệu báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trong quá trình thực hiện tổng hợp báo cáo và đặc biệt để đảm bảo tính thống nhất về số liệu, thông tin báo cáo.

- Kiến nghị thực thi:

a. Thời điểm chốt số liệu báo cáo:

- Thời điểm chốt báo cáo năm tính từ ngày 15/12 năm trước liền kề đến ngày 15/12 của năm báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo 6 tháng đầu năm tính từ ngày 15/12 năm trước liền kề đến ngày 15/6 năm báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo quý tính từ ngày 15 tháng cuối quý trước liền kề đến 15 tháng cuối quý báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

- Thời điểm chốt báo cáo tháng tính từ ngày 15 tháng trước liền kề đến 15 tháng báo cáo, không lấy số liệu ước tính.

b. Thời điểm gửi báo cáo:

- Báo cáo tháng là ngày 15 hàng tháng.

- Báo cáo quý là ngày 15 tháng cuối của quý.

- Báo cáo 6 tháng là ngày 15/6 hàng năm.

- Báo cáo năm là ngày 15/12 hàng năm.

c. Hình thức báo cáo: Quy định hình thức báo cáo điện tử.

d. Nội dung báo cáo:

Đề nghị quy định cụ thể hơn những nội dung yêu cầu báo cáo.

e. Đề cương báo cáo, mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo

Đề nghị nghiên cứu, xây dựng mẫu Đề cương, bảng, biểu số liệu báo cáo áp dụng đến từng cấp phải báo cáo.

10. Báo cáo công tác Dân vận chính quyền (6 tháng, năm)

- Phương án đơn giản hóa: Quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo phù hợp; đề cương báo cáo thống nhất.

- Lý do: Quyết định số 388/QĐ-UBND , ngày 26/3/2014 của UBND tỉnh không quy định cụ thể thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, mẫu biểu số liệu báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trong quá trình thực hiện tổng hợp báo cáo và đặc biệt để đảm bảo tính thống nhất về số liệu, thông tin báo cáo.

- Kiến nghị thực thi: thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo thống nhất theo Quyết định số 515/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 của UBND tỉnh quy định, xây dựng đề cương, bảng, biểu số liệu báo cáo thống nhất.

11. Báo cáo tình hình thực hiện công tác gia đình 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

- Phương án đơn giản hóa: bổ sung kỳ báo cáo 6 tháng

- Lý do: Nhằm nắm bắt kịp thời kết quả thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện để tham mưu hiệu quả cho UBND cùng cấp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác gia đình.

- Kiến nghị thực thi:

+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: trước ngày 15/6 hàng năm.

+ Hình thức báo cáo: Văn bản giấy và file văn bản mềm.

+ Đề cương báo cáo: Có.

+ Đối tượng phải thực hiện báo cáo: Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh; Ban chỉ đạo công tác gia đình các huyện, thị xã, thành phố.

+ Tần suất báo cáo: 02 lần/năm.

12. Báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (năm)

- Phương án đơn giản hóa: bổ sung báo cáo.

- Lý do: Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017 Quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2018.

- Kiến nghị thực thi:

+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: 30/11 hàng năm.

+ Thời điểm gửi báo cáo:

* UBND cấp xã báo cáo biểu mẫu số 03 về Phòng VHTT cấp huyện trước ngày 05/12 hàng năm.

* Phòng VHTT cấp huyện báo cáo biểu mẩu số 04 về Sở VHTTDL trước ngày 10/12 hàng năm.

* Sở VHTTDL báo cáo biểu mẫu số 05 về Bộ VHTTDL trước ngày 15/12 hàng năm.

+ Hình thức báo cáo: Văn bản giấy + file văn bản mềm.

+ Nội dung báo cáo: Số liệu, thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo: Có.

+ Đối tượng phải thực hiện báo cáo: UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.

+ Tần suất báo cáo: 01 lần/năm.

III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN:

1. Báo cáo kết quả tình hình giải quyết thủ tục hành chính (quý, năm)

- Lý do: Báo cáo này là cần thiết để thống kê, tổng hợp số liệu báo cáo về Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ.

2. Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (năm)

- Lý do: Báo cáo này là cần thiết để thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá quá trình thực hiện để chỉ đạo hoạt động này hiệu quả hơn.

3. Báo cáo công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm (6 tháng, năm)

- Lý do: nhằm đánh giá được kết quả thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm để có cơ sở đề ra giải pháp phù hợp chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh.

4. Báo cáo tình hình xây dựng Nông thôn mới (quý, 6 tháng, năm)

- Lý do: Các báo cáo trên theo hướng dẫn Thông tư số 05/TT-BNNPTNT, ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế để làm cơ sở sơ, tổng kết và đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nên không thể đơn giản hơn.

5. Báo cáo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí (năm)

- Lý do: báo cáo này thực sự cần thiết để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; được quy định đúng thẩm quyền; đồng bộ, thống nhất; tần xuất, thời gian báo cáo hợp lý; có đề cương và được hướng dẫn cụ thể rõ ràng theo Thông tư số 188/2014/TT-BTC , ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính.

6. Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (năm)

- Lý do: báo cáo này thực sự cần thiết để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; được quy định đúng thẩm quyền; đồng bộ, thống nhất; tần xuất, thời gian báo cáo hợp lý; có đề cương và được hướng dẫn cụ thể rõ ràng.

7. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước (6 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ công tác chỉ đạo điều hành quản lý ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Báo cáo hoạt động thông tin đối ngoại (6 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

9. Báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (năm)

- Lý do: phục vụ công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói riêng.

10. Báo cáo Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ cho chỉ đạo, điều hành của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

11. Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (năm)

- Lý do: phục vụ cho chỉ đạo, điều hành của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.

12. Báo cáo công tác Văn thư – Lưu trữ (năm)

- Lý do: phục vụ cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá quá trình thực hiện để chỉ đạo hoạt động này hiệu quả hơn.

13. Báo cáo Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp (năm)

- Lý do: báo cáo này là cần thiết vì phục vụ yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong lĩnh vực cải cách tư pháp.

14. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập thuộc phạm vi quản lý được phân công (năm)

- Lý do: báo cáo này là cần thiết vì phục vụ yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

15. Báo cáo về tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, thành phần chỉ số Cải cách hành chính (năm)

- Lý do: báo cáo này là cần thiết vì phục vụ yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong lĩnh vực Cải cách hành chính.

16. Báo cáo công tác Thanh niên (năm)

- Lý do: phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

17. Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức viên chức (năm)

- Lý do: phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

18. Báo cáo Cải cách hành chính (6 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ cho việc theo dõi chấm điểm chỉ số cải cách hành chính

19. Báo cáo công tác thi đua khen thưởng (năm)

- Lý do: phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

20. Báo cáo Quy chế dân chủ cơ sở (6 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

21. Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác gia đình

- Lý do: Nắm bắt kết quả thực thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tỉnh; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tham mưu UBND cùng cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước về gia đình.

22. Báo cáo sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (năm)

- Lý do: Theo yêu cầu Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

23. Báo cáo phòng, chống ma túy (6 tháng, năm)

- Lý do: Tệ nạn ma túy có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trật tự xã hội tại địap hương. Do đó, cần thiết phải duy trì chế độ báo cáo hiện hành để đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy của các ngành, đoàn thể, địa phương để kịp thời đề ra các nhiệm vụ giải pháp kiềm chế kéo giảm tệ nạn ma túy trên địa bàn góp phần đảm bảo tốt trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

24. Báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước (6 tháng, năm)

- Lý do: Kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để chấn chỉnh kịp thời.

25. Báo cáo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (6 tháng, năm)

- Lý do: Đánh giá, theo dõi kết quả xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc.

26. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công (năm)

- Lý do: cần thiết để phục vụ việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư công.

27. Báo cáo tình hình thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (năm)

- Lý do: Báo cáo này là cần thiết để UBND tỉnh có nhiều thông tin để chỉ đạo hoạt động này hiệu quả hơn.

28. Báo cáo thực hiện đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh (năm)

- Lý do: Quyết định số 1121/QĐ-UBND , ngày 26/5/2017 chỉ mới trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện. Việc duy trì nhằm nắm bắt thông tin kết quả triển khai hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của các cơ quan, đơn vị hàng năm. Qua đó, là cơ sở, tiền đề để cơ quan nhà nước thấy được những mặt làm được và chưa làm được để có những định hướng, giải pháp, kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong những năm, giai đoạn tiếp theo.

29. Báo cáo thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (năm)

- Lý do: Quyết định số 1038/QĐ-UBND , ngày 17/5/2017 chỉ mới trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện. Việc duy trì nhằm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa – bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, nhằm có những định hướng và từng bước phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa, trở thành những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

30. Báo cáo hoạt động thông tin đối ngoại (6 tháng, năm)

- Lý do: phục vụ cho chỉ đạo, điều hành của Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác đối ngoại.

Kết luận: Theo sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017, giao chỉ tiêu cho các Bộ ngành, địa phương phải đạt mục tiêu rà soát, cắt giảm được trên 20% tổng số lượng các báo cáo thuộc thẩm quyền quy định. Kết quả UBND tỉnh Vĩnh Long đã rà soát cắt giảm, đơn giản hóa được 40/85 báo cáo chiếm tỷ lệ 47%. Như vậy, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ giai đoạn II của “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và sự hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ./.