Quyết định 64/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 64/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Trần Xuân Hoà |
Ngày ban hành: | 25/09/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2013/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 9 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1597/TTr-STNMT ngày 28 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Quyết định này thay thế Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; thay thế Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định tiêu chí lựa chọn và các yêu cầu đối với nhà đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác và chế biến quặng titan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các cơ quan liên quan và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định chi tiết việc quản lý, bảo vệ tài nguyên và khoáng sản; hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác.
2. Đối tượng áp dụng: bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản thuộc tỉnh; các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đăng ký tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
2. Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, có thành phần, tính chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, luôn có nhiệt độ tại nguồn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
4. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, ximăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất ximăng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
5. Vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: đất sạn, sỏi phong hoá từ đá; đất, cát các loại không đạt yêu cầu làm gạch ngói, làm cát xây dựng và trong thành phần không có các khoáng vật casiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm; được khai thác phục vụ mục đích đắp nền công trình xây dựng, đắp đường, đắp đập, …
6. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
7. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
8. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
9. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
10. Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
11. Tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là hoạt động nhằm thu gom, sử dụng sản phẩm khoáng sản có được từ hoạt động thi công các công trình xây dựng kể cả việc khai thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy; đào ao hồ, cải tạo mặt bằng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, ... Hoạt động thi công này đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép.
Điều 3. Chính sách của tỉnh về quản lý, sử dụng khoáng sản
1. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh phải được quản lý, sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả; việc thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử văn hoá; tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Ưu tiên cho các dự án thăm dò, khai thác gắn liền với chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, có áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, có mức đầu tư xử lý môi trường cao, thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; sử dụng lao động địa phương trong quá trình khai thác, chế biến. Hạn chế việc khai thác khoáng sản để xuất bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc chỉ qua sơ chế.
Đối với khoáng sản quặng titan: toàn bộ sản lượng quặng titan khai thác được trên địa bàn tỉnh phải được chế biến sâu tại tỉnh đến sản phẩm là xỉ titan và pigmen.
Điều 4. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác
1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;
b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;
d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.
1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật Nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:
a) Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản năm 2010.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 7. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
b) Khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;
c) Tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua làm căn cứ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố, khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa;
d) Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép;
đ) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;
e) Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
h) Báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản ở Trung ương về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
i) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
k) Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản thuộc thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật. Cấp giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường, tham gia thẩm định dự án phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý và tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường);
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
đ) Chủ trì trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không phép, các vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền; đặc biệt tại các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực dự trữ khoáng sản đã được khoanh định theo quy hoạch tài nguyên khoáng sản; tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra về hoạt động khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan có chức năng ở cấp tỉnh chủ trì;
e) Quản lý và sử dụng nguồn thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng từ hoạt động khoáng sản ở địa phương một cách chặt chẽ, công khai và đúng quy định của pháp luật;
f) Theo dõi, giám sát việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và việc thực hiện phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác, đưa các công trình về trạng thái an toàn của các tổ chức, cá nhân khi kết thúc khai thác mỏ trên địa bàn;
g) Tham gia giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
h) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, khoanh định các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
i) Phối hợp tham gia khảo sát thực địa khu vực đề nghị cấp, gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
k) Tham gia Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản; họp tư vấn, nghiệm thu việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
l) Tham gia cắm mốc bàn giao khu vực đất đã được cấp phép khai thác khoáng sản cho các tổ chức.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
b) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; giám sát, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại địa phương; báo cáo kịp thời cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý dứt điểm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn;
c) Phối hợp tham gia khảo sát thực địa khu vực đề nghị cấp, gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản tại địa phương;
d) Tham gia giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động khoáng sản như: sử dụng đất đai, sử dụng cơ sở hạ tầng, an toàn lao động, phục hồi môi trường môi sinh, đất đai ở địa phương;
đ) Theo dõi, giám sát việc chấp hành pháp luật về tài nguyên khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã quản lý; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản trên địa bàn; thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao;
g) Tham gia giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
1. Chủ trì soạn thảo, tham mưu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản.
3. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp và lấy ý kiến các ngành, địa phương có liên quan, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; tiếp nhận và giải quyết cấp giấy đăng ký đối với hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản 2010; đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến về các trường hợp xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản và thu lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hoặc trả lời bằng văn bản về lý do giấy phép không được cấp.
5. Thừa ủy quyền Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án, báo cáo thăm dò khoáng sản, ký giấy phép khai thác cát nhỏ lẻ ở các sông, suối nhỏ.
6. Là cơ quan Thường trực Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
7. Là cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Quản lý, lưu trữ hồ sơ về khoáng sản về hoạt động khoáng sản; cung cấp thông tin, tư liệu về khoáng sản về hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
9. Chủ trì và phối hợp các sở, ngành liên quan ở tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện để khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan về các khu vực cấm và tạm thời cấm đã khoanh định; tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan trong hoạt động về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên khoáng sản, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ dữ liệu về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và địa phương tổ chức kiểm tra và xác nhận cho các tổ chức, cá nhân kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, kết quả thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai, đưa các công trình mỏ về trạng thái an toàn khi kết thúc khai thác.
13. Tiếp nhận báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, báo cáo tình hình về công tác quản lý và tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Địa chất và Khoáng sản).
1. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng) đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn do Bộ Công Thương ban hành.
3. Có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản thuộc nhóm B, C xây dựng tại địa phương; có ý kiến bằng văn bản về nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất ximăng). Kiểm tra việc thực hiện theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về kỹ thuật an toàn trong hoạt động khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật; việc vận chuyển, tàng trữ, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc khai thác, chế biến hợp pháp.
5. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ về công nghiệp khai thác khoáng sản và chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
6. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tham mưu và thẩm định cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
1. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng.
3. Có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất ximăng tại địa phương.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng.
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
6. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tham mưu và thẩm định cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Thẩm quyền và trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Kiểm tra các hoạt động vận chuyển tài nguyên khoáng sản đường thủy và đường bộ trên địa bàn tỉnh theo các nội dung về đảm bảo môi trường, trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự công cộng; xử lý các vi phạm theo phạm vi quyền hạn của ngành hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản bất hợp pháp khi có yêu cầu; tham gia khoanh định các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ; công tác liên quan đến vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khoáng sản.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt; tập huấn về an toàn lao động và vệ sinh lao động cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt, các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khoáng sản.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền đóng góp hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Hằng năm, chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát tình hình về giá bán sản phẩm khoáng sản trên thị trường của địa phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế);
c) Căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản vào ngân sách của tỉnh, hằng năm điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở các huyện, thành phố theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước;
d) Khi quyết toán các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, phải tiến hành thẩm tra nguồn gốc các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu san lấp, sử dụng cho các công trình đó;
đ) Không thanh, quyết toán đối với các khối lượng khoáng sản đã sử dụng mà không xuất trình được các chứng từ chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết tên đơn vị, khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã sử dụng mà không có nguồn gốc hợp pháp để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cục thuế tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài chính khảo sát tình hình về giá bán sản phẩm khoáng sản trên thị trường của địa phương để lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Theo dõi, kiểm tra việc kê khai sản lượng khoáng sản để tính thuế, phí bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; thu đầy đủ các loại thuế, phí trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thuế và phí theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng đối chiếu, kiểm tra khối lượng khoáng sản do doanh nghiệp kê khai để tính các loại phí, thuế với khối lượng khai thác thực tế ở mỏ phù hợp với bản đồ hiện trạng mỏ;
d) Phối hợp với Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) để kiểm tra, xử lý và truy thu các loại phí, thuế do việc mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Tham gia khoanh định các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp đối với những khu vực có khoáng sản đã được quy hoạch để thăm dò, khai thác khoáng sản theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ tướng Chính phủ;
b) Hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện công tác trồng rừng thay thế theo đúng thiết kế, kỹ thuật, quy chuẩn theo quy định;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành dự án cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm tham gia khoanh định các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tham gia ý kiến bằng văn bản khi có đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường về khu vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về các nội dung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của ngành mình quản lý, đề xuất hướng giải quyết; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất.
TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Điều 12. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
3. Phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định sản Chính phủ.
Điều 13. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.
Điều 14. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;
b) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản: thực hiện theo Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 15. Cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp theo quy định tại Điều 34, 40, khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo quy định Điều 38 Luật Khoáng sản.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp theo quy định tại Điều 51, 52, 53 khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản.
3. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được cấp theo quy định tại Điều 67, 68 Luật Khoáng sản.
Điều 16. Gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được gia hạn theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Điều 17. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản
1. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Khoáng sản và Điều 15 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
2. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Luật Khoáng sản và Điều 24 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Điều 18. Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; trả lại giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản; chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 19. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.
2. Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
Điều 20. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
c) Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; san lấp công trình thăm dò, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, đất đai; giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Điều 21. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu Nhà nước, không được tháo dỡ, phá hủy. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu Nhà nước.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 22. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Khoáng sản;
b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Khi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trường hợp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Đóng cửa mỏ khoáng sản
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
Điều 24. Lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
1. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản phê duyệt, tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện theo bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ- UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
ĐĂNG KÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, ĐĂNG KÝ TẬN THU KHOÁNG SẢN
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
Điều 27. Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 28. Hồ sơ gia hạn giấy đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Bản chính: đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời điểm đề nghị gia hạn có xác nhận của chủ đầu tư công trình;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 37 Quy định này tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
Điều 29. Hồ sơ trả lại giấy đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Bản chính: đơn đề nghị trả lại giấy đăng ký khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm đề nghị trả lại; giấy đăng ký khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 37 Quy định này tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
- Đơn đăng ký tận khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (theo mẫu tại Phụ lục số 1), kèm theo 01 (một) bộ bản đồ vị trí khu vực đăng ký tận thu lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, hệ thống tọa độ VN - 2.000, kinh tuyến trục 108015’ múi chiếu 30;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật kèm theo bản sao dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt, văn bản có liên quan khác của dự án đầu tư (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng) hoặc văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép hộ gia đình, cá nhân đào ao hồ, cải tạo mặt bằng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo phương án đào ao hồ, cải tạo mặt bằng đất đã được cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định;
- Các giấy tờ pháp lý có liên quan đến phạm vi diện tích khu vực đăng ký tận thu khoáng sản;
- Các văn bản liên quan đến hoạt động tận thu khoáng sản;
- Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Điều 31. Hồ sơ gia hạn giấy đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Bản chính: đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký tận thu khoáng sản (theo mẫu tại Phụ lục số 2); bản đồ hiện trạng khu vực tận thu khoáng sản tại thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn có xác nhận của chủ đầu tư công trình (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng) hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với đào ao hồ, cải tạo mặt bằng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân);
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 38 Quy định này tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
Điều 32. Hồ sơ trả lại giấy đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Bản chính: đơn đề nghị trả lại giấy đăng ký tận thu khoáng sản (theo mẫu tại phụ lục số 3); giấy đăng ký tận thu khoáng sản; báo cáo kết quả tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 38 Quy định này tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
Điều 33. Thu hồi giấy đăng ký tận thu khoáng sản
Giấy đăng ký tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 38 Quy định này.
2. Hoạt động tận thu khoáng sản gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực, làm hư hại các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, di tích văn hoá, lịch sử.
QUYẾN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
b) Tiến hành thăm dò theo giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
d) Được ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Khoáng sản;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện đúng giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
c) Báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
d) Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
đ) Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
e) Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các công việc khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Khoáng sản năm 2010;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 40 của Quy định này;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Tiến hành khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
c) Đề nghị gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản;
d) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
e) Không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật Khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có các quyền sau đây:
a) Tiến hành khai thác khoáng sản theo giấy đăng ký khai thác khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;
b) Đề nghị gia hạn, trả lại giấy đăng ký khai thác khoáng sản;
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi tiến hành khai thác khoáng sản;
b) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
c) Tuân thủ đúng nội dung đã được ghi tại giấy đăng ký khai thác khoáng sản;
d) Sản phẩm khai thác được chỉ sử dụng phục vụ cho xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư;
đ) Báo cáo đúng khối lượng khoáng sản đã khai thác và số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã thực hiện với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện nơi có khoáng sản đăng ký khai thác theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 40 Quy định này;
e) Đóng cửa mỏ khu vực khai thác khoáng sản;
g) Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có các quyền sau đây:
a) Tiến hành tận thu loại khoáng sản theo giấy đăng ký tận thu khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;
b) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản đã được tận thu theo quy định của pháp luật;
c) Đề nghị gia hạn, trả lại giấy đăng ký tận thu khoáng sản;
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch tận thu tại Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi tiến hành tận thu khoáng sản;
b) Thực hiện kê khai và nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ đúng nội dung đã được ghi tại giấy đăng ký tận thu khoáng sản;
d) Báo cáo đúng khối lượng khoáng sản đã tận thu và các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện nơi có khoáng sản đăng ký tận thu theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 40 Quy định này;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 39. Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc thống kê trữ lượng khoáng sản, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản đã khai thác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.
Điều 40. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản
1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động tận thu khoáng sản. Báo cáo lập phải đủ nội dung, bảo đảm thông tin chính xác, trung thực đối với từng mỏ, khu vực khai thác, khu vực đăng ký tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo tình hình quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi huyện, thành phố thuộc tỉnh.
2. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản thực hiện báo cáo định kỳ một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. Hoạt động tận thu khoáng sản thực hiện báo cáo định kỳ một tháng một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối tháng của tháng báo cáo.
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy đăng ký khai thác, thời gian thực hiện và nộp báo cáo được quy định cụ thể trong giấy đăng ký khai thác;
b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, tận thu khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
3. Trách nhiệm nộp báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản phải nộp báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khoáng sản còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân đăng ký tận thu khoáng sản, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp báo cáo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động tận thu khoáng sản;
b) Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố phải nộp báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Chậm nhất sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý.
4. Các biểu mẫu báo cáo hoạt động khoáng sản, tình hình quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẫu cáo cáo hoạt động tận thu khoáng sản, lập theo mẫu hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh; niêm yết công khai quy trình, thủ tục hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Công thương áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 16/07/2020 | Cập nhật: 25/08/2020
Quyết định 856/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 10/06/2019 | Cập nhật: 30/07/2019
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Ban hành: 02/05/2019 | Cập nhật: 22/05/2019
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy trình nội bộ, liên thông thực hiện các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp tuất và trợ cấp mai táng)/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 21/05/2019 | Cập nhật: 31/05/2019
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trọng tài thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 04/04/2019 | Cập nhật: 11/05/2019
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính các lĩnh vực: Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Hoạt động in bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 17/05/2018 | Cập nhật: 14/09/2018
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt xếp hạng doanh nghiệp đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên cấp thoát nước Bắc Kạn Ban hành: 29/05/2014 | Cập nhật: 13/06/2014
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2013 về công bố bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết tại Sở Tài nguyên và Môi trường Ban hành: 18/04/2013 | Cập nhật: 18/06/2013
Quyết định 856/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012 - 2015 có xét đến năm 2020 Ban hành: 08/04/2013 | Cập nhật: 19/05/2014
Thông tư 02/2013/TT-BTNMT quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản Ban hành: 01/03/2013 | Cập nhật: 13/03/2013
Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản Ban hành: 29/11/2012 | Cập nhật: 14/12/2012
Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản Ban hành: 29/11/2012 | Cập nhật: 04/12/2012
Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản Ban hành: 09/03/2012 | Cập nhật: 13/03/2012
Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản Ban hành: 26/03/2012 | Cập nhật: 28/03/2012
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về Bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ đối với xe ô tô nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 11/01/2011
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm của các thành viên Hội đồng giám sát xổ số tỉnh Ninh Bình Ban hành: 15/12/2010 | Cập nhật: 08/07/2015
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 04/03/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015) về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Ban hành: 06/12/2010 | Cập nhật: 08/05/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 08/11/2010 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 01/11/2010 | Cập nhật: 21/03/2015
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 30/11/2010 | Cập nhật: 13/06/2011
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp thôi việc đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã không đủ chuẩn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 08/12/2010 | Cập nhật: 08/01/2011
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 29/10/2010 | Cập nhật: 05/11/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 23/11/2010 | Cập nhật: 16/02/2011
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND Quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 07/10/2010 | Cập nhật: 27/03/2015
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND sửa đổi khoản 2, điều 9 Quy chế quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương, kèm theo Quyết định 28/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 29/09/2010 | Cập nhật: 19/10/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 08/09/2010 | Cập nhật: 23/10/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 20/08/2010 | Cập nhật: 20/09/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND hủy Quyết định 13/2005/QĐ.UBNDT về Quy định sử dụng thư tín điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 07/10/2010 | Cập nhật: 30/07/2011
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động Mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 04/08/2010 | Cập nhật: 18/06/2015
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 19/10/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 26/08/2010 | Cập nhật: 15/09/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, năm học 2010 – 2011 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 13/08/2010 | Cập nhật: 27/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức thu, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 28/07/2010 | Cập nhật: 02/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kiên Giang và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Ban hành: 26/08/2010 | Cập nhật: 22/09/2014
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ, thời gian xét tặng Cờ thi đua của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND Quy định về thẩm tra công nghệ và đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 25/03/2015
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống giao ban điện tử tỉnh Lào Cai Ban hành: 13/08/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về hỗ trợ và khen thưởng cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật; quản lý nhà văn hóa thôn - tổ dân phố và chiếu bóng nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 01/09/2010 | Cập nhật: 15/09/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 16/07/2010 | Cập nhật: 23/07/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 17/08/2010 | Cập nhật: 01/09/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 04/08/2010 | Cập nhật: 30/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 96/2009/QĐ-UBND Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 23/07/2010 | Cập nhật: 02/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 31/05/2010 | Cập nhật: 29/06/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định chế độ trợ cấp đối với đối tượng sinh viên dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Ban hành: 29/06/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 05/07/2010 | Cập nhật: 06/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về đặt tên đường ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang đợt 1 năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 14/06/2010 | Cập nhật: 25/06/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về phân loại đường phố thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 05/07/2010 | Cập nhật: 16/07/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về tăng mức phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 25/05/2010 | Cập nhật: 13/07/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc ngành Thông tin và Truyền thông cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 146/2003/QĐ-UB quy định trong quan hệ viện trợ với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 154/2001/QĐ-UB về giao đơn vị chủ trì thẩm định chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành: 30/07/2010 | Cập nhật: 26/08/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành định mức hỗ trợ và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 04/05/2010 | Cập nhật: 16/07/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về đặt tên đường, phố của thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 29/07/2010 | Cập nhật: 16/08/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ Ban hành: 10/05/2010 | Cập nhật: 02/03/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự bình xét, khen thưởng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc”, “Doanh nhân xuất sắc” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 05/04/2010 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 29/03/2010 | Cập nhật: 06/04/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 16/04/2010 | Cập nhật: 12/05/2010
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Đề án hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015 Ban hành: 22/04/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 22/2010/QĐ-UBND quy định tiêu chí lựa chọn và các yêu cầu đối với nhà đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác và chế biến quặng titan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Ban hành: 21/01/2010 | Cập nhật: 13/04/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 8 do Ủy ban nhân dận quận 8 ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 24/09/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân quận 11 ban hành Ban hành: 14/08/2009 | Cập nhật: 24/09/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về đổi tên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 3 thành Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 3 do Ủy ban nhân dân quận 3 ban hành Ban hành: 28/04/2009 | Cập nhật: 11/06/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành “quy trình về giải quyết đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận 5” do Ủy ban nhân dân quận 5 ban hành Ban hành: 22/04/2009 | Cập nhật: 21/05/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân quận Tân Phú ban hành Ban hành: 01/04/2009 | Cập nhật: 28/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về chuyển giao công chứng hợp đồng, giao dịch cho Phòng công chứng số 1 tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 14/12/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại Thái Bình giai đoạn 2009-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Ban hành: 25/02/2009 | Cập nhật: 19/05/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về mức giá thu viện phí khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 24/02/2009 | Cập nhật: 26/06/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách huyện, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh năm 2009 do Ủy ban nhân dân huyện Bình chánh ban hành Ban hành: 10/03/2009 | Cập nhật: 13/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Quyết định 31/2008/QĐ-TTg và bổ sung Quyết định 11/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 24/02/2009 | Cập nhật: 12/03/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về bộ đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả, cây cối, hoa màu, khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân quận 9 về ban hành lộ giới hẻm trên địa bàn quận 9 Ban hành: 16/02/2009 | Cập nhật: 28/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 16/02/2009 | Cập nhật: 13/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của tỉnh Bình Dương Ban hành: 13/01/2009 | Cập nhật: 04/01/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 11/09/2012
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2009 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành Ban hành: 12/01/2009 | Cập nhật: 27/02/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 06/02/2009 | Cập nhật: 21/01/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Bộ đơn giá chuyên ngành đô thị tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 17/05/2011
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành mức thu thủy lợi phí, tiền nước đối với các đối tượng dùng nước từ công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 09/07/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND bổ sung bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 15/07/2015
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định bảng giá tối thiểu dùng để thu lệ phí trước bạ đối với tài sản là xe ô tô, hai bánh gắn máy được quy định tại Điều 1, Quyết định 25/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 21/02/2012
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Ban hành: 20/02/2009 | Cập nhật: 13/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn Ban hành: 12/01/2009 | Cập nhật: 07/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý, sử dụng trang thông tin điện tử công báo thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 10/01/2009 | Cập nhật: 13/01/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 05/06/2014
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau Ban hành: 22/01/2009 | Cập nhật: 06/02/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giải quyết đăng ký kinh doanh, thuế và con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên cơ sở hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành mã số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 10/01/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 06/01/2009 | Cập nhật: 20/06/2014
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách quận Bình Thạnh, chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân quận năm 2009 do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ban hành Ban hành: 26/02/2009 | Cập nhật: 29/04/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 15/01/2009 | Cập nhật: 19/05/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về giấy tờ tạo lập nhà ở làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 23/01/2009 | Cập nhật: 02/11/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2009-2013 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 19/02/2009 | Cập nhật: 15/04/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn xổ số kiến thiết do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 14/01/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 20/01/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự thủ tục xuất cảnh của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 21/01/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 31/08/2012
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy chế về quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 20/01/2009 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định khu vực phải xin giấy phép khi xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 21/05/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với xã viên hành nghề xe lôi, xe ba gác máy do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 28/09/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách hỗ trợ tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm tại Quyết định 25/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 19/10/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định mức thu tối đa kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 19/05/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các cấp thuộc địa phương năm 2009 Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách quận, chương trình công tác của ủy ban nhân dân quận năm 2009 do Ủy ban nhân dân quận 2 Ban hành: 19/01/2009 | Cập nhật: 19/03/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2007/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 19/01/2009 | Cập nhật: 19/01/2011
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2005/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, bị xâm hại tình dục và phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2005-2010 Ban hành: 05/01/2009 | Cập nhật: 25/01/2014
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 17/01/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 19/03/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lao động, người có công và xã hội của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 17/01/2011
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định hạn mức giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trong phạm vi tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 19/01/2009 | Cập nhật: 16/09/2010
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung phụ lục kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-UBND do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2604/2006/QĐ-UBND quy định mức chi cụ thể kinh phí bảo đảm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 16/03/2015
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND phê duyệt quy định điều chỉnh mức thu Phí tham quan di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về việc đền bù thay cho mức hỗ trợ Xí bệt đối với các hộ giải tỏa dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc (trên địa bàn quận Hải Châu) Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Bảng giá cước vận tải hàng hoá bằng ôtô do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 04/01/2016
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 08/01/2009 | Cập nhật: 05/11/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về giao thêm thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt cho Phòng Tư pháp cấp huyện Ban hành: 02/01/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là chủ phương tiện hành nghề xe lôi máy hiện là thu nhập chính của gia đình do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 07/01/2009 | Cập nhật: 27/07/2009
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Bình Tân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Ban hành: 07/01/2009 | Cập nhật: 27/02/2009