Quyết định 40/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 40/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 17/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2015/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 17 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU, CỬA KHẨU PHỤ, LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khu biên giới đất liền;

Căn cứ Thông tư s 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa;

Theo đề nghị của Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh tại Ttrình số 4181/TTr-BQL ngày 03 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng; Quyết định 1268/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu qua lối mở Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan và các thương nhân có hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (thực hiện);
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Ch
tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin;
- Lưu: VT, TH (b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng
Xuân Ánh

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU, CỬA KHẨU PHỤ, LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này điều chỉnh việc quản lý hoạt động tái xuất hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyn khẩu và gửi kho ngoại quan (sau đây gọi tắt là hoạt động tạm nhập, tái xuất) qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới (sau đây gọi tắt là cửa khẩu) trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh được cơ quan có thẩm quyền cho phép trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và đã có đủ lực lượng kiểm soát chuyên ngành theo quy định (bao gồm cả việc thực hiện chính sách thí điểm theo Công văn số 748/TTg-KTTH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mu).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý hoạt động, kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Cửa khẩu, lối mở biên giới tái xuất hàng hóa

Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phép tái xuất hàng hóa thực hiện theo Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố cửa khẩu phụ, điểm thông quan tái xuất hàng hóa trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và Quyết định điều chỉnh (nếu có) của Ủy ban nhân dân tnh trong tng thời kỳ.

Điều 4. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Danh mục hàng hóa được kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa và các quy định khác có liên quan của pháp luật (bao gm cả các quy định, hướng dn thực hiện thí đim các cửa khẩu kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập trên địa bàn tỉnh)

Điều 5. Phân nhóm hàng hóa được phép tái xuất

Căn cứ thực tiễn hoạt động tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phân chia nhóm hàng đquản lý như sau:

1. Nhóm 1: Hàng hóa không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu có điều kiện (hàng hóa không thuộc các Phụ lục I, II, III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương). Không bao gồm mặt hàng xe ô tô các loại (đã hoặc chưa qua sử dụng).

2. Nhóm 2 (hàng hóa kinh doanh có điều kiện): Hàng thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt (thuộc phụ lục III, IV - Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014).

3. Nhóm 3: Hàng đã qua sử dụng (bao gồm cả xe ô tô các loại, theo phụ lục V -Thông tư số 05/2014/TT-BCT).

Điều 6. Điều kiện lựa chọn thương nhân tham gia hoạt động tái xuất hàng hóa

Thương nhân tham gia hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng đối với danh mục hàng hóa tại Điều 5 phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Hàng hóa thuộc Nhóm 1

a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có tiềm lực về tài chính và có khách hàng truyền thống lâu dài bên phía Trung Quốc (thông qua báo cáo tài chính của đơn vị trong 02 năm gn nhất);

c) Không vi phạm pháp luật về hành vi buôn lậu, vận chuyn trái phép hàng hóa qua biên giới (trong thời hạn 01 năm gần nhất);

d) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế (bao gồm cả phí, lệ phí) trong thời hạn 02 năm gần nhất.

2. Hàng hóa thuộc Nhóm 2

a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều này;

b) Phải đáp ng đầy đủ các quy định tại Điều 9, 10 của Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.

3. Hàng hóa thuộc Nhóm 3

Doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điu 11 của Thông tư s05/2014/TT-BCT và các quy định của Khoản 1 Điều này còn phi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong 03 năm gn nhất doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi (thông qua báo cáo tài chính);

b) Có cam kết gắn bó lâu dài thực hiện tái xuất mặt hàng thuộc nhóm này trên địa bàn tnh;

c) Có phương án hỗ trợ các hoạt động xã hội, từ thiện trên địa bàn tỉnh Cao Bng.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất

1. Hồ sơ đăng ký

a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm 1:

- Văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (mẫu tại Phụ lục kèm theo): bản chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

- Giấy xác nhận của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan: bản chính;

- Giấy xác nhận của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng (hoặc Chi cục thuế nơi có cửa khẩu) về việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: bản chính.

b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm 2:

Ngoài hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 điều này, doanh nghiệp cần phải bổ sung như sau:

- Giấy chứng nhận Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp còn hiệu lực: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm 3:

Ngoài hồ sơ thực hiện theo quy định tại các Điểm b Khoản 1 điều này; doanh nghiệp cần phải bổ sung như sau:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất được kim toán theo quy định: bản chính;

- Báo cáo kết quả hỗ trợ các hoạt động xã hội, từ thiện của tỉnh Cao Bằng (nếu có): bn chính;

- Công văn cam kết của doanh nghiệp tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: bản chính.

2. Trình tự, thủ tục

a) Thương nhân đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu tnh Cao Bằng mỗi nhóm gửi 02 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến bộ phận một cửa của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng;

b) Trong thời hạn 5 ngày (năm ngày) làm việc, ktừ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thương nhân, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm xem xét, thm định nếu thấy đủ điều kiện thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thương nhân được tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bng. Nếu không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời thương nhân;

c) Trong thời hạn 7 ngày (bảy ngày) làm việc, ktừ khi nhận được văn bản đề nghị của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ký quyết định cho phép thương nhân được tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bng.

d) Đối với thương nhân đăng ký kinh doanh hàng hóa Nhóm 1 sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng có văn bản xác nhận đã đúng thủ tục theo quy định của quy chế này thì Doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh. Khi tái xuất hàng hóa Doanh nghiệp vn phải thực hiện quy trình điều tiết theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

Điều 8. Quy trình điều tiết hàng hóa tái xuất

1. Khi hàng về đến các cảng, các doanh nghiệp được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bng phải gửi bản đăng ký slượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất cho Ủy ban nhân dân tnh Cao Bng (qua Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng).

2. Sau khi xem xét, Ủy ban nhân dân tỉnh nếu thy phù hợp s có công văn chấp thuận đng ý trả lời doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới được phép làm thủ tục Hải Quan đưa hàng hóa lên cửa khẩu đtái xuất hàng hóa.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh thực hiện việc chấp thuận văn bản cho phép doanh nghiệp thực hiện tạm nhập, tái xuất qua các cửa khu của tnh Cao Bằng.

3. Các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu chỉ được phép làm thủ tục thông quan hàng hóa khi lô hàng đó đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chp thuận và đã nộp đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Khi có hiện tượng hàng hóa ách tc tại các cửa khẩu hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trên cơ sđề xuất của các quan liên quan Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định việc dừng đưa hàng hóa lên các cửa khẩu của tỉnh và kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương.

5. Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua cửa khu chính, cửa khu quốc tế không áp dụng quy định tại điu này, nhưng nếu tái xuất qua các lối mở nằm ngay sát cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế thì vẫn áp dụng quy trình điu tiết theo quy định tại điu này.

Điều 9. Quy định về quản lý, kiểm tra và giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua lối mở Nà Lạn theo chính sách thí điểm

Ngoài việc thực hiện đúng các quy định các tại điu nêu trên, các doanh nghiệp được phép kinh doanh qua lối mNà Lạn theo cơ chế chính sách thí đim còn phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Thực hiện kinh doanh các loại hàng hóa theo danh mục do Bộ Công Thương công bố tại các Quyết định số 5928/QĐ-BCT ngày 21/8/2013 V/v ban hành Quy chế thí đim hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa qua lối mở Nà Lạn và Quyết định số 8948/QĐ-BCT ngày 28/11/2013 V/v bổ sung Danh mục hàng hóa thí đim kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua lối mở Nà Lạn.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng và các quy định khác về quy trình quản lý, giám sát đi với hàng hóa tái xuất qua lối mở Nà Lạn theo cơ chế, chính sách thí điểm.

3. Nộp đầy đủ các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ kho bãi trung chuyển hàng hóa qua lối mở Nà Lạn do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

4. Các quy định tại điều này hết hiệu lực khi chính sách thí đim tại lối mở Nà Lạn được cấp có thẩm quyền công bố kết thúc thời gian thực hiện.

Điều 10. Quy định đối với phương tiện vận tải

Tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng phải chịu sự giám sát, điều tiết của các lực lượng chức năng tại cửa khu và được tập kết tại các kho, bãi địa điểm kiểm tra và tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc quy định không được đỗ, dừng xe trái phép trên các trục đường chính tránh gây ùn tc và mất an toàn về trật tự xã hội tại khu vực cửa khẩu.

Điều 11. Quy định đối với chủ hàng, phương tiện vận tải hàng hóa của Trung Quốc vào các điểm giao, nhận hàng hóa

1. Phương tiện vận tải hàng hóa của Trung Quốc được phép ra vào khu vực cửa khẩu trong ngày để giao, nhận hàng hóa theo các quy định hiện hành.

2. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điu khin phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa được ra vào khu vực cửa khẩu đgiao nhận hàng hóa phải xuất trình hộ chiếu hoặc giy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thương nhân

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Tiếp nhận, xử lý văn bản do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh trình. Nếu đủ điều kiện theo quy định, trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định;

b) Đôn đc các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng, các thương nhân triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

2. Ban Quản lý Khu kinh tế tnh

a) Cấp giy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng kho, bãi tại khu kinh tế cửa khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khu hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này;

b) Thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của thương nhân đăng ký tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh đquyết định cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất;

c) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý hàng tạm nhập tái xuất hàng hóa trong khu kinh tế của tỉnh trong phạm vi được giao và thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền;

d) Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để nắm thông tin về số lượng hàng hóa của các doanh nghiệp dự kiến sẽ xuất qua cửa khẩu của tỉnh;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định hiện hành và theo Quy chế này;

g) Theo dõi tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Quy chế này;

h) Hướng dẫn, ban hành mẫu biểu về đăng ký tái xuất hàng hóa và mẫu biểu báo cáo, chế độ thông tin báo cáo định kỳ cho các thương nhân;

i) Chỉ đạo các Ban quản lý cửa khẩu (hoặc văn phòng đại diện, tcông tác) thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khu báo cáo tình hình tái xuất hàng hóa, slượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu đlàm cơ sở cho việc điều tiết hàng hóa.

3. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại theo quy định;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

4. Cục Hải quan tỉnh

a) Chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất; phương tiện vận tải chhàng hóa tạm nhập, tái xuất ra vào cửa khẩu để giao nhận hàng hóa theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này;

b) Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

c) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan theo quy định của pháp luật đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, đúng quy định; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nhm ngăn chặn các hành vi thm lậu hàng hóa vào thị trường nội địa;

d) Phi hợp với các cơ quan chức năng trin khai thực hiện tt các quy định tại Quy chế này;

e) Thực hiện xác nhận việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.

5. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

a) Bố trí, triển khai lực lượng quản lý, kiểm tra giám sát người; giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, thúc đy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.

b) Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng giữ gìn công tác an ninh, trật tự điều hành các phương tiện vận tải hàng hóa ra vào các kho bãi được tỉnh công nhận trong phạm vi địa bàn quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt không gây ùn tắc tại khu vực cửa khẩu;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt các quy định tại Quy chế này.

6. Cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu (kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật)

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành. Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

7. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, cháy nổ trong kinh doanh kho, bãi của thương nhân.

b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát các phương tiện vận tải hàng hóa tạm nhập, tái xuất lưu thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn giao thông; đồng thời xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm.

c) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường thực hiện các nhiệm vụ để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý đối với các hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa tạm nhập, tái xuất vi phạm về môi trường.

d) Chỉ đạo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm thẩm lậu vào thị trường nội địa. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong bắt gi, điều tra, xử lý tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại.

8. Cục Thuế tỉnh

a) Chỉ đạo các phòng chức năng, Chi Cục Thuế huyện biên giới phối hợp với các ngành chức năng tổ chức qun lý thu phí đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, đảm bảo quản lý thu đúng, thu đủ theo quy định; Thường xuyên báo cáo kết quả thu phí theo đúng quy định;

b) Thực hiện xác nhận nghĩa vụ nộp thuế, phí theo quy định luật quản lý thuế đi với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động tạm nhập, tái xuất thuộc Cục Thuế quản lý thuế;

c) Thực hiện xác nhận việc chấp hành pháp luật thuế, phí, lệ phí của doanh nghiệp khi có yêu cầu.

9. Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc Chi nhánh ngân hàng thương mại tnh Cao Bằng

Hoàn trả số tiền ký quỹ khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bng.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phối hợp thực hiện tốt các quy định tại Quy chế này.

11. Công ty điện lực Cao Bằng

Chỉ đạo, quản lý, cung cấp nguồn điện; xác nhận các điều kiện đảm bảo nguồn điện và an toàn về sử dụng nguồn điện trong kinh doanh kho, bãi của thương nhân.

12. Trách nhiệm của thương nhân

a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định tại Quy chế này khi tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bng;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh hàng tháng trước ngày 05 của tháng kế tiếp và báo cáo đột xuất khi có yêu cu.

Điều 13. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện báo cáo tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cu của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, Ngành, các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khu của tỉnh Cao Bằng.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu và Ủy ban nhân dân các huyện trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bng phối hợp thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo tháng, quý, năm theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị quản lý gửi về Ban quản Khu kinh tế tỉnh Cao Bng đ tng hp.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì được khen thưởng, nếu vi phạm thì bị xử lý, kỷ luật theo quy định.

2. Các thương nhân, doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định tại Quy chế này trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

3. Các thương nhân khi thực hiện hoạt động, kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc hoặc có vấn đề không phù hợp, yêu cầu các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban quản lý khu kinh tế tỉnh) để tổng hợp, đề xuất sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
(Kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

…….., ngày …. tháng …. năm 20….

 

ĐƠN XIN

Đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khu của tỉnh Cao Bằng

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyn khu hàng hóa;

Căn cứ Quyết định số …../QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v Ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyn khẩu hàng hóa qua các cửa khu tỉnh Cao Bng;

Căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm của Doanh nghiệp (Công ty) trong việc kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Doanh nghiệp (Công ty....) kính trình UBND tỉnh Cao Bằng xem xét cho phép chúng tôi được tham gia kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu trong cửa khẩu tỉnh Cao Bằng như sau:

1. Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………… Số điện thoại: ………………. Số fax: …………………..

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……..do……. (tên cơ quan cấp) ………. cấp ngày .... tháng …. năm...

2. Nhóm hàng tái xuất: Công ty đăng ký thực hiện tái xuất hàng hóa thuộc Nhóm sau:

- Nhóm 1 (hàng hóa không cần mã số):                          □

- Nhóm 2 (hàng hóa kinh doanh có điều kiện):                 □

- Nhóm 3 (hàng đã qua sử dụng):                                   □

(Đăng ký kinh doanh nhóm nào thì đánh dấu x vào nhóm đó).

3. H sơ Kèm theo gm: ………………….

4. Chúng tôi cam kết tuân thủ các quy định về kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua các cửa khu của tỉnh và các quy định hiện hành của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định đi với nhà nước.

Kính mong UBND tỉnh Cao Bằng xem xét cho phép./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BQL KKT tỉnh Cao Bằng;
- Lưu CT.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)