Thông tư 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa
Số hiệu: 05/2014/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 27/01/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2014/TT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1757/TTg-KTTH ngày 31 tháng 10 năm 2013 về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo hình thức vận chuyển thẳng hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này thì không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

Điều 3. Danh mục một số loại hàng hóa

Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục một số loại hàng hóa sau đây:

1. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục I.

2. Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục II.

3. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục III.

4. Danh mục hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục IV.

5. Danh mục hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc Phụ lục I và Phụ lục II, được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (sau đây gọi là hàng đã qua sử dụng, quy định tại Phụ lục V).

Chương 2.

KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA

MỤC 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA

Điều 4. Quy định chung về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc Phụ lục I, II và trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp Việt Nam thành lập theo quy định pháp luật (sau đây gọi là doanh nghiệp) được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương.

2. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với từng nhóm hàng hóa quy định tại Mục 2 Chương này.

3. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Chương III Thông tư này.

Điều 5. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định.

2. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan quy định tại Khoản 2 Điều này và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn.

4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định tại Điều này.

Điều 6. Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Khi có hiện tượng hàng hóa ách tắc tại cảng, cửa khẩu và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cơ quan liên quan thông báo cho Bộ Công Thương biết để xem xét thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau:

1. Bộ Công Thương áp dụng việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với một số loại hàng hóa. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện như quy định tại Chương III Thông tư này.

2. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam.

Điều 7. Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc Phụ lục III, IV, V được quy định như sau:

1. Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

2. Trên vận đơn phải ghi số Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

3. Đối với hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

Điều 8. Giám sát hàng hóa

1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài.

2. Không chia nhỏ công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

3. Hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

MỤC 2. HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 9. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:

a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) công-ten-nơ lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m² (một nghìn năm trăm mét vuông). Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5m (hai phẩy năm mét); có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;

b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi;

c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 (ba) năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi, thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương và ban hành quyết định về các khu vực quy hoạch, quy định trên địa bàn tỉnh; thông báo cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để phối hợp;

d) Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.

Điều 10. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 11. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 12. Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này.

2. Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

3. Thời hạn hiệu lực của Mã số tạm nhập, tái xuất là 3 (ba) năm, kể từ ngày cấp.

4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ doanh nghiệp có Mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.

Điều 13. Hồ sơ cấp Mã số tạm nhập, tái xuất

1. Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 hoặc Khoản 1 Điều 10 hoặc Khoản 1 Điều 11 Thông tư này: 1 bản chính;

d) Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 hoặc Khoản 2 Điều 10 hoặc Khoản 2 Điều 11 Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính;

đ) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh đáp ứng quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông tư này: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

e) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.

Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm đ và Điểm e Khoản này.

2. Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số tạm nhập, tái xuất, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính;

b) Mã số tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Các giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

3. Đối với trường hợp cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất do bị mất, thất lạc, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất, nêu rõ lý do mất, thất lạc, kèm theo cam kết của doanh nghiệp;

b) Bản sao Mã số tạm nhập, tái xuất, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp (nếu có).

4. Đối với trường hợp Mã số tạm nhập, tái xuất hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp đăng ký cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không thay đổi so với các điều kiện trước đây, Bộ Công Thương xem xét miễn kiểm tra lại điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp khi cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất.

Điều 14. Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất

1. Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

3. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.

4. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng đã qua sử dụng, trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

5. Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất

1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong suốt quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.

3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.

4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):

a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam;

b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy;

c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

5. Thông báo kịp thời cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong trường hợp mất, thất lạc Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc có thay đổi về các điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.

6. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục VIII). Báo cáo gửi trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho bãi và nơi doanh nghiệp tái xuất hàng hóa.

Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp

1. Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp nộp tiền đặt cọc, ký quỹ có trách nhiệm quản lý số tiền đặt cọc, ký quỹ của doanh nghiệp.

2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị Kho bạc nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc trích số tiền ký quỹ, đặt cọc để thanh toán các chi phí này.

Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và việc sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc nêu trên để Bộ Công Thương phối hợp quản lý và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ, đặt cọc còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này (nếu có) trong các trường hợp sau:

a) Không được Bộ Công Thương cấp Mã số tạm nhập, tái xuất;

b) Hoàn trả Mã số tạm nhập, tái xuất do không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa;

c) Bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Việc hoàn trả số tiền ký quỹ, đặt cọc chỉ được Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương.

Điều 17. Thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất trong các trường hợp sau:

a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Thông tư này;

b) Không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa;

c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương;

d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;

đ) Không thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Công Thương về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định;

g) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.

2. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều này không được cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất trong vòng 1 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi.

3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm g, h Khoản 1 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất.

4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không được phép cho thuê kho, bãi đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất để doanh nghiệp khác sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

Chương 3.

GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

Điều 18. Hồ sơ cấp Giấy phép

Hồ sơ xin cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép gồm:

1. Đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

2. Đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

d) Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

3. Đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

4. Đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

đ) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

Điều 19. Thủ tục cấp giấy phép

1. Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

2. Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.

4. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu quy định tại Chương này.

5. Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, Bộ Công Thương chỉ xem xét cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất cho các doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan

1. Bộ Công Thương:

a) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận;

b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp theo quy định. Thông báo với các cơ quan liên quan việc doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất để phối hợp.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan:

a) Tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, địa điểm tái xuất, nguồn điện và các điều kiện khác, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và lưu giữ, bảo quản hàng hóa tại khu vực tái xuất hàng hóa;

b) Đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn; thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Công Thương để xây dựng và ban hành Quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh;

c) Căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn;

d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành và đủ cơ sở vật chất cho các lực lượng này hoạt động để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu lưu thông trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hạn chế gian lận thương mại, thẩm lậu, buôn lậu, trốn thuế, ô nhiễm môi trường;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có biện pháp điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trong trường hợp có ách tắc trên địa bàn; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu;

e) Chủ trì, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi công bố các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa khi đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước;

g) Chủ trì, trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan quy định tại Khoản 2 Điều 5 và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn; định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật và chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; không cho phép doanh nghiệp có vi phạm tiếp tục tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu;

h) Tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu, không để xảy ra buôn lậu, thẩm lậu; đình chỉ hoạt động tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này nếu xảy ra tình trạng buôn lậu, thẩm lậu và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc này;

i) Thông báo cho Bộ Công Thương biết khi doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

k) Thực hiện việc thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách phục vụ việc đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bến bãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu;

l) Thông báo kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại vùng biên của nước láng giềng đến Bộ Công Thương và các doanh nghiệp để có kế hoạch điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tránh nguy cơ ách tắc tại các cảng, cửa khẩu.

3. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc:

a) Tổ chức quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này;

b) Thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.

4. Tổng cục Hải quan:

a) Định kỳ hàng tháng cung cấp cho Bộ Công Thương các thông tin sau để điều tiết hàng hóa và có biện pháp xử lý kịp thời:

- Lượng hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

- Lượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định;

b) Thông báo cho Bộ Công Thương trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số loại hàng hóa được tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo các quy định sau đây:

a) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thực phẩm đông lạnh quy định tại Phụ lục III Thông tư này;

b) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Phụ lục IV Thông tư này;

c) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng được kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng quy định tại Phụ lục V Thông tư này.

2. Mã số tạm nhập, tái xuất đã cấp cho các doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT sẽ hết hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Doanh nghiệp đã có Mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư này được miễn kiểm tra điều kiện về kho, bãi nếu các điều kiện này không thay đổi so với điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất trước đây.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014.

2. Thông tư này bãi bỏ:

a) Khoản 4 Điều 1 và Phụ lục V Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;

b) Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để kịp thời giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các
Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, XNK(15).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 28

Chương 29

 

 

 

Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy hóa học.

Chương 39

3915

 

 

Phế liệu, phế thải và mẩu vụn của plastic

Chương 84

8418

 

 

Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

(Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.)

Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant).

 

8473

 

 

Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.69 đến 84.72.

Chương 85

8507

 

 

Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, hình chữ nhật hoặc hình khác (kể cả hình vuông).

 

8507

10

 

Bằng axit – chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng)

 

8507

20

 

Ắc quy axit – chì khác (đã qua sử dụng)

Ghi chú: Hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu thuộc các Chương 39, 84, 85 xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HÀNG HÓA TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Danh mục được sử dụng theo nguyên tắc sau:

1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng.

2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.

3. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó. Mã HS 4 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa.

4. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó. Mã HS 4 số và 6 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa.

Chương

Nhóm

Phân nhóm

Mô tả mặt hàng

Chương 39

3918

 

 

Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này.

 

3922

 

 

Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa, chậu rửa, bệ rửa, bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự, bằng plastic.

 

3924

 

 

Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng và các sản phẩm phục vụ vệ sinh khác, bằng plastic.

 

3925

 

 

Đồ vật bằng plastic dùng trong xây lắp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

 

3926

 

 

Sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14

Chương 40

4015

 

 

Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc (kể cả găng tay, găng hở ngón và găng bao tay), dùng cho mọi mục đích, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng.

 

 

 

 

- Găng tay, găng tay hở ngón và găng bao tay:

 

4015

19

00

- - Loại khác

 

4016

 

 

Các sản phẩm khác bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng.

 

4016

91

 

- - Tấm phủ sàn và tấm ( đệm) trải sàn

 

4016

99

91

- - - - Khăn trải bàn

 

4016

99

99

- - - - Loại khác

Chương 42

4201

00

00

Yên cương và bộ yên cương dùng cho các loại động vật (kể cả dây kéo, dây dắt, miếng đệm đầu gối, đai hoặc rọ bịt mõm, vải lót yên, túi yên, áo chó và các loại tương tự), làm bằng vật liệu bất kỳ.

 

4202

 

 

Hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi cặp học sinh, bao kính, bao ống nhòm, hộp camera, hộp nhạc cụ, bao súng, bao súng ngắn mắc vào yên ngựa và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, xắc cốt, ví, túi đựng bản đồ, hộp đựng thuốc lá điếu, hộp đựng thuốc lá sợi, túi để dụng cụ, túi thể thao, túi đựng chai rượu, hộp đựng đồ trang sức, hộp đựng phấn, hộp đựng dao kéo và các loại túi hộp tương tự bằng da thuộc hoặc da tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy.

 

4203

 

 

Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp.

Chương 43

4303

 

 

Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông.

 

4304

 

 

Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo.

Chương 44

4414

00

00

Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự.

 

4419

00

00

Bộ đồ ăn và bộ đồ làm bếp bằng gỗ.

 

4420

 

 

Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí, bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94.

 

4421

 

 

Các sản phẩm bằng gỗ khác

Chương 46

 

 

 

Toàn bộ chương 46

Chương 48

4814

20

00

- Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự, bao gồm giấy đã được tráng hoặc phủ, trên bề mặt, bằng một lớp plastic có hạt nổi, rập nổi, nhuộm mầu, in hình hoặc trang trí cách khác.

 

4823

 

 

Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo khác, đã cắt theo kích cỡ hoặc hình dạng; các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo.

 

 

 

 

- Khay, bát, đĩa, cốc, chén và các sản phẩm tương tự, bằng giấy hoặc bìa:

 

4823

61

00

- - Loại làm bằng bột giấy từ tre (bamboo)

 

4823

69

00

- - Loại khác

 

4823

90

 

- Loại khác:

 

4823

90

70

- - Quạt và màn che kéo bằng tay

Chương 50

5007

 

 

Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm.

Chương 51

5111

 

 

Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô.

 

5112

 

 

Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ.

 

5113

00

00

Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa.

Chương 52

5208

 

 

Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200g/m².

 

5209

 

 

Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m².

 

5210

 

 

Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m².

 

5211

 

 

Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/m².

 

5212

 

 

Vải dệt thoi khác từ sợi bông.

Chương 53

5309

 

 

Vải dệt thoi từ sợi lanh.

 

5310

 

 

Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03.

 

5311

 

 

Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.

Chương 54

5407

 

 

Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.04.

 

5408

 

 

Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.05.

Chương 55

5512

 

 

Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên.

 

5513

 

 

Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170g/m².

 

5514

 

 

Vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này d- ưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m².

 

5515

 

 

Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp.

 

5516

 

 

Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo.

Chương 57

 

 

 

Toàn bộ chương 57

Chương 58

 

 

 

Toàn bộ chương 58

Chương 60

 

 

 

Toàn bộ chương 60

Chương 61

 

 

 

Toàn bộ chương 61

Chương 62

 

 

 

Toàn bộ chương 62

Chương 63

6301

 

 

Chăn và chăn du lịch.

 

6302

 

 

Khăn trải giường, khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp.

 

6303

 

 

Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường

 

6304

 

 

Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04.

 

6307

10

 

- Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự:

 

6308

00

00

Bộ vải bao gồm vải và chỉ, có hoặc không có phụ kiện dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ.

 

6309

00

00

Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác.

Chương 64

 

 

 

Toàn bộ chương 64

Chương 65

6504

00

00

Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.

 

6505

 

 

Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.

 

6506

 

 

Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí.

 

 

 

 

- Loại khác:

 

6506

91

00

- - Bằng cao su hoặc plastic

 

6506

99

 

- - Bằng vật liệu khác:

Chương 66

6601

 

 

Các loại ô và dù (kể cả ô có cán là ba toong, dù che trong vườn và các loại ô, dù tương tự).

 

6602

00

00

Ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi da, roi điều khiển súc vật thồ, kéo và các loại tương tự.

Chương 67

6702

 

 

Hoa, cành, lá, quả nhân tạo và các phần của chúng; các sản phẩm làm bằng hoa, lá hoặc quả nhân tạo.

 

6703

00

00

Tóc người đã được chải, chuốt, tẩy hoặc xử lý bằng cách khác; lông cừu hoặc lông động vật khác hoặc loại vật liệu dệt khác, được chế biến để dùng làm tóc giả hoặc sản phẩm tương tự.

 

6704

 

 

Tóc giả, râu, lông mi, lông mày giả, tóc độn và các loại sản phẩm tương tự bằng tóc người, bằng lông động vật hoặc bằng các loại vật liệu dệt; các sản phẩm bằng tóc người chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

Chương 69

6910

 

 

Bồn rửa, chậu giặt, bệ chậu giặt, bồn tắm, chậu vệ sinh dành cho phụ nữ, bệ xí bệt, bình xối nước, bệ đi tiểu nam và các sản phẩm vệ sinh tương tự gắn cố định bằng gốm, sứ.

 

6911

 

 

Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứ.

 

6912

00

00

Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh khác bằng gốm, trừ loại bằng sứ

 

6913

 

 

Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí bằng gốm, sứ khác.

 

6914

 

 

Các sản phẩm bằng gốm, sứ khác.

Chương 70

7013

 

 

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 70.10 hoặc 70.18).

Chương 71

7117

 

 

Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác.

 

 

 

 

- Bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa mạ kim loại quý:

 

7117

19

 

- - Loại khác:

Chương 73

7321

 

 

Bếp lò, vỉ lò, lò sấy, bếp nấu (kể cả loại có nồi hơi phụ dùng cho hệ thống nhiệt trung tâm), vỉ nướng, lò nướng, lò ga hình vòng, lò hâm nóng dạng tấm và các loại đồ dùng gia đình không dùng điện tương tự, và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.

 

7323

 

 

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép.

 

7324

 

 

Thiết bị vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.

Chương 74

7418

 

 

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng đồng; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng.

Chương 76

7615

 

 

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng, bằng nhôm; miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng nhôm; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và phụ tùng của nó, bằng nhôm.

Chương 82

8210

00

00

Đồ dùng cơ khí cầm tay, nặng 10 kg trở xuống, dùng để chế biến, pha chế hoặc phục vụ việc làm đồ ăn hoặc đồ uống.

 

8211

91

00

- - Dao ăn có lưỡi cố định

 

8212

 

 

Dao cạo và lưỡi dao cạo (kể cả lưỡi dao cạo chưa hoàn thiện ở dạng dải).

 

8214

20

00

- Bộ đồ và dụng cụ cắt sửa móng tay hoặc móng chân (kể cả dũa móng)

 

8215

 

 

Thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự.

Chương 83

8301

30

00

- Ổ khoá thuộc loại sử dụng cho đồ dùng trong nhà

 

8301

70

00

- Chìa rời

 

8302

 

 

Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ đạc trong nhà, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, khung vỏ xe, yên cương, rương, hòm và các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự; bánh xe có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản.

 

 

 

 

- Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự khác:

 

8302

42

 

- - Loại khác, dùng cho đồ đạc trong nhà

 

8302

50

00

- Giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự

 

8306

 

 

Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự, không dùng điện, bằng kim loại cơ bản; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng kim loại cơ bản; khung ảnh, khung tranh hay các loại khung tương tự, bằng kim loại cơ bản; gương bằng kim loại cơ bản.

Chương 84

8415

 

 

Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt.

 

8415

81

 

- - Kèm theo bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều):

 

8415

82

 

- - Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh:

 

8415

83

 

- - Không gắn kèm bộ phận làm lạnh

 

8415

90

 

- Bộ phận

 

8415

90

19

- - - Loại khác

 

8418

 

 

Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

 

 

 

 

- Bộ phận

 

8418

99

 

- - Loại khác

 

8419

 

 

Máy, thiết bị dùng cho công xưởng hoặc cho phòng thí nghiệm, gia nhiệt bằng điện hoặc không bằng điện (trừ lò nấu luyện, lò nung sấy và các thiết bị khác thuộc nhóm 85.14) để xử lý các loại vật liệu bằng quá trình thay đổi nhiệt như làm nóng, nấu, rang, chưng cất, tinh cất, sát trùng, thanh trùng, phun hơi nước, sấy, làm bay hơi, làm khô, cô đặc hoặc làm mát trừ các loại máy hoặc thiết bị dùng cho gia đình; bình đun nước nóng ngay hoặc bình chứa nước nóng, không dùng điện.

 

 

 

 

- Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh hoặc bình đun chứa nước nóng, không dùng điện:

 

8419

11

 

- - Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh bằng ga:

 

8419

11

10

- - - Loại sử dụng trong gia đình

 

8419

19

 

- - Loại khác:

 

8419

19

10

- - - Loại sử dụng trong gia đình

 

8419

81

 

- - Để làm nóng đồ uống hoặc nấu hoặc hâm nóng thực phẩm

 

8421

 

 

Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí.

 

 

 

 

- Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng:

 

8421

21

 

- - Để lọc hoặc tinh chế nước:

 

8421

21

11

- - - - Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình

 

 

 

 

- Bộ phận

 

8421

91

 

- - Của máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm: (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên)

 

8422

 

 

Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống.

 

8422

90

 

- Bộ phận:

 

8422

90

10

- - Của các máy thuộc phân nhóm 8422.11

 

8423

10

 

- Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình

 

 

 

 

- Cân trọng lượng khác:

 

8423

81

 

- - Có khả năng cân tối đa không quá 30 kg:

 

8450

 

 

Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô.

 

8450

90

 

- Bộ phận:

 

8450

90

20

- - Của máy thuộc phân nhóm 8450.11, 8450.12.00 hoặc 8450.19

 

8451

30

 

- Máy là và là hơi ép (kể cả ép mếch):

 

8451

30

10

- - Máy là trục đơn, loại gia dụng

 

8452

10

00

- Máy khâu dùng cho gia đình

 

8471

60

 

- Bộ nhập hoặc bộ xuất, có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ:

 

8471

70

 

- Bộ lưu trữ:

Chương 85

8508

 

 

Máy hút bụi.

 

8508

70

 

- Bộ phận:

 

8508

70

10

- - Máy hút bụi của phân nhóm 8508.11.00 hoặc 8508.19.10

 

8509

 

 

Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08.

 

8510

 

 

Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có gắn động cơ điện.

 

8516

 

 

Dụng cụ điện đun nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45

 

8518

 

 

Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.

 

8518

30

 

- Tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không nối với một micro, và các bộ gồm một micro và một hoặc nhiều loa:

 

8518

30

10

- - Tai nghe có khung chụp qua đầu

 

8518

30

20

- - Tai nghe không có khung chụp qua đầu

 

 

 

 

- - Bộ micro/ loa kết hợp khác:

 

8518

30

51

- - - Cho hàng hóa của phân nhóm 8517.12.00

 

8518

30

59

- - - Loại khác

 

8518

40

 

- Thiết bị điện khuyếch đại âm tần

 

8518

50

 

- Bộ tăng âm điện:

 

8518

90

 

- Bộ phận

 

8519

 

 

Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh.

 

8519

30

00

- Đầu quay đĩa (có thể có bộ phận lưu trữ) nhưng không có bộ phận khuếch đại và không có bộ phận phát âm thanh (loa)

 

8519

81

 

- - Thiết bị truyền thông sử dụng công nghệ từ tính, quang học hoặc bán dẫn:

 

8519

81

10

- - - Máy ghi âm cassette bỏ túi, kích thước không quá 170 mm x 100 mm x 45 mm

 

8519

81

20

- - - Máy ghi âm dùng băng cassette, có bộ phận khuếch đại và một hoặc nhiều loa, hoạt động chỉ bằng nguồn điện ngoài

 

8519

81

30

- - - Đầu đĩa compact

 

 

 

 

- - - Máy sao âm:

 

8519

81

49

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - Máy ghi băng từ có gắn với thiết bị tái tạo âm thanh, loại âm thanh số:

 

8519

81

69

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - Thiết bị tái tạo âm thanh khác, kiểu cassette:

 

8519

81

79

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

8519

81

99

- - - - Loại khác

 

8521

 

 

Máy ghi hoặc tái tạo video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video.

 

8522

 

 

Bộ phận và đồ phụ trợ chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị của nhóm 85.19 hoặc 85.21.

 

8527

 

 

Máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ trong cùng một khối.

 

8529

 

 

Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 8525 đến 8528)

 

8539

 

 

Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại; đèn hồ quang.

 

8539

22

 

- - Loại khác, có công suất không quá 200 W và điện áp trên 100 V:

 

8539

22

90

- - - Loại khác

 

8539

29

 

- - Loại khác:

 

8539

29

50

- - - Loại khác, có công suất trên 200W nhưng không quá 300 W và điện áp trên 100 V

 

8539

31

 

- - Bóng đèn huỳnh quang, ca-tốt nóng:

 

8539

39

 

- - Loại khác

Chương 87

8711

 

 

Mô tô (kể cả moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng.

 

8712

 

 

Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ (trừ xe đạp đua mã HS 8712.00.10)

 

8714

 

 

Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc các nhóm từ 8711 đến 8713 (trừ bộ phận và phụ tùng của nhóm 8713)

Chương 90

9004

10

00

- Kính râm

Chương 91

9101

 

 

Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, với vỏ làm bằng kim loại quý hay kim loại dát phủ kim loại quý.

 

9102

 

 

Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, trừ các loại thuộc nhóm 9101.

 

9103

 

 

Đồng hồ thời gian có lắp máy đồng hồ cá nhân, trừ các loại đồng hồ thuộc nhóm 9104.

 

9105

 

 

Đồng hồ thời gian khác. (trừ đồng hồ đo thời gian hàng hải mã HS 9105.91.10, 9105.99.10 và máy tương tự)

Chương 94

9401

30

00

- Ghế quay có điều chỉnh độ cao

 

9401

40

00

- Ghế có thể chuyển thành giường trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại.

 

9401

51

00

- - Bằng tre hoặc bằng song, mây

 

9401

61

00

- - Đã nhồi đệm:

 

9401

69

00

- - Loại khác

 

9401

71

00

- - Đã nhồi đệm

 

9401

79

00

- - Loại khác

 

9401

80

00

- Ghế khác

 

9403

10

00

- Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng

 

9403

20

 

- Đồ nội thất bằng kim loại khác:

 

9403

30

00

- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng

 

9403

40

00

- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp

 

9403

50

00

- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ

 

9403

60

 

- Đồ nội thất bằng gỗ khác:

 

9403

70

 

- Đồ nội thất bằng plastic:

 

9403

81

00

- - Bằng tre hoặc song mây

 

9403

89

 

- - Loại khác:

 

9404

 

 

Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn bông, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc.

 

9405

10

40

- - - Bộ đèn và đèn huỳnh quang

 

9405

10

90

- - - Loại khác

 

9405

20

90

- - Loại khác

 

9405

30

00

- Bộ đèn dùng cho cây nôen

 

9405

50

11

- - - Bằng đồng sử dụng trong nghi lễ tôn giáo

 

9405

50

19

- - - Loại khác

 

9405

50

40

- - Đèn bão

 

9405

50

90

- - Loại khác

Chương 95

9504

 

 

Các máy và bộ điều khiển trò chơi video, dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn bi (pin-table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động.

 

9505

 

 

Đồ dùng trong lễ hội, hội hoá trang hoặc trong các trò chơi giải trí khác, kể cả các mặt hàng dùng cho trò chơi ảo thuật hoặc trò vui cười.

Chương 96

9603

21

00

- - Bàn chải đánh răng, kể cả bàn chải dùng cho răng mạ

 

9603

29

00

- - Loại khác

 

9603

90

 

- Loại khác

 

9605

00

00

Bộ đồ du lịch dùng cho vệ sinh cá nhân, bộ đồ khâu hoặc bộ đồ làm sạch giầy dép hoặc quần áo.

 

9613

 

 

Bật lửa châm thuốc lá và các bật lửa khác, có hoặc không dùng cơ hoặc điện, và các bộ phận của chúng trừ đá lửa và bấc.

 

9614

 

 

Tẩu thuốc (kể cả điếu bát) và đót xì gà hoặc đót thuốc lá, và bộ phận của chúng.

 

9615

 

 

Lược, trâm cài tóc và loại tương tự; ghim cài tóc, cặp uốn tóc, kẹp uốn tóc, lô cuộn tóc và loại tương tự, trừ các loại thuộc nhóm 8516, và bộ phận của chúng.

 

9617

00

10

- Phích chân không và các loại bình chân không khác

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Nguyên tắc sử dụng Danh mục:

1. Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.

2. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh; không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 02

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

Chương 03

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác

Chương 05

Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

0504

00

00

Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 22

2203

 

 

Bia sản xuất từ malt

 

2204

 

 

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09

 

2205

 

 

Rượu vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm

 

2206

 

 

Đồ uống đã lên men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác

 

2208

 

 

Cồn e-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác

Chương 24

2402

 

 

Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC HÀNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Danh mục được sử dụng theo nguyên tắc sau:

1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng.

2. Đối với nhóm 8418: không áp dụng đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư này.

3. Đối với nhóm 8703: chỉ áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.

4. Các trường hợp chỉ liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.

5. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó. Mã HS 4 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa.

6. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó. Mã HS 4 số và 6 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa.

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 40

4012

 

 

Lốp loại bơm hơi đã qua sử dụng hoặc đắp lại, bằng cao su; lốp đặc hoặc nửa đặc, hoa lốp và lót vành, bằng cao su

Chương 84

8414

 

 

Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp điều hòa gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc

 

 

 

 

- Quạt:

 

8414

51

 

- - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W:

 

8414

59

 

- - Loại khác:

 

8415

 

 

Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt.

 

8415

10

 

- Loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt)

 

8415

20

 

- Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ:

 

8418

 

 

Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

 

8418

10

 

- Máy làm lạnh - đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị lạnh có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt:

 

8418

10

10

- - Loại sử dụng trong gia đình

 

 

 

 

- Máy làm lạnh (tủ lạnh), loại sử dụng trong gia đình:

 

8418

21

00

- - Loại sử dụng máy nén

 

8418

29

00

- - Loại khác

 

8418

30

 

- Máy làm đông lạnh kiểu tủ, dung tích không quá 800 lít:

 

8418

30

10

- - Dung tích không quá 200 lít

 

8418

40

 

- Máy làm đông lạnh kiểu đứng, dung tích không quá 900 lít:

 

8418

40

10

- - Dung tích không quá 200 lít

 

8421

12

00

- - Máy làm khô quần áo

 

8422

 

 

Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống.

 

 

 

 

- Máy rửa bát đĩa:

 

8422

11

00

- - Loại sử dụng trong gia đình:

 

8450

 

 

Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô.

 

 

 

 

- Máy giặt có sức chứa không quá 10 kg vải khô một lần giặt:

 

8450

11

 

- - Máy tự động hoàn toàn:

 

8450

12

00

- - Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm

 

8450

19

 

- - Loại khác:

 

8450

20

00

- Máy giặt, có sức chứa trên 10 kg vải khô một lần giặt

 

8471

 

 

Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác

 

8471

30

 

- Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình:

 

 

 

 

- Máy xử lý dữ liệu tự động khác:

 

8471

41

 

- - Chứa trong cùng một vỏ có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau:

 

8471

41

10

- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính xách tay của phân nhóm 8471.30

 

8471

49

 

- - Loại khác, ở dạng hệ thống:

 

8471

49

10

- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính bỏ túi của phân nhóm 8471.30

 

8471

50

10

- - Bộ xử lý dùng cho máy tính cá nhân (kể cả loại máy xách tay)

Chương 85

8508

 

 

Máy hút bụi

 

 

 

 

- Có động cơ điện lắp liền:

 

8508

11

00

- - Công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít

 

8508

19

 

- - Loại khác:

 

8517

 

 

Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền và nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.

 

 

 

 

- Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác:

 

8517

11

00

- - Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây

 

8517

12

00

- - Điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác

 

8517

18

00

- - Loại khác

 

8518

 

 

Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.

 

 

 

 

- Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa:

 

8518

21

 

- - Loa đơn, đã lắp vào hộp loa:

 

8518

22

 

- - Bộ loa, đã lắp vào cùng một thùng loa:

 

8518

50

 

- Bộ tăng âm điện:

 

8525

80

 

- Camera truyền hình, camera số và camera ghi hình ảnh

 

8528

 

 

Màn hình và máy chiếu, không gắn với máy thu dùng trong truyền hình; máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh.

 

 

 

 

- Màn hình khác:

 

8528

51

 

- - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71:

 

8528

51

20

- - - Loại khác, màu

 

8528

51

30

- - - Loại khác, đơn sắc

 

 

 

 

- Máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh:

 

8528

72

 

- - Loại khác, màu:

 

8528

73

00

- - Loại khác, đơn sắc

Chương 87

8703

 

 

Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.

 

 

 

 

- Xe khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện:

 

8703

21

 

- - Loại dung tích xi lanh không quá 1.000cc:

 

8703

21

10

- - - Xe ô tô đua nhỏ

 

8703

21

24

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

21

29

- - - - - Loại khác

 

8703

21

92

- - - - Xe ô tô có nội thất có thiết kế như căn hộ (Motor-Homes)

 

8703

22

 

- - Loại dung tích xi lang trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc:

 

8703

22

19

- - - - Loại khác

 

8703

22

92

- - - - Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motor-Homes)

 

8703

22

99

- - - - Loại khác

 

8703

23

 

- - Của loại xe có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc

 

8703

23

40

- - - Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motor-homes)

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:

 

8703

23

61

- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.800cc

 

8703

23

62

- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc

 

8703

23

63

- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc.

 

8703

23

64

- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

8703

23

91

- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.800cc

 

8703

23

92

- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc

 

8703

23

93

- - - - dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500 cc

 

8703

23

94

- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van) loại khác:

 

8703

24

 

- - Dung tích xi lanh trên 3.000 cc

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van, loại khác:

 

8703

24

51

- - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

24

59

- - - - Loại khác

 

8703

24

70

- - - Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motor-Homes)

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

8703

24

91

- - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

24

99

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- Xe ô tô khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel):

 

8703

31

 

- - Loại dung tích xi lanh không quá 1.500 cc:

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), dạng CKD:

 

8703

31

20

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác

 

8703

31

50

- - - Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motor-homes)

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

8703

31

91

- - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

31

99

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:

 

 

 

 

- - - - Loại dung tích xi lanh không quá 2.000 cc:

 

8703

32

52

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

32

53

- - - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - - Loại khác:

 

8703

32

54

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

32

59

- - - - - Loại khác

 

8703

32

60

- - - Xe ô tô có nội thất thiết kế như căn hộ (Motor-homes)

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

 

 

 

- - - - Loại dung tích xilanh không quá 2.000 cc:

 

8703

32

92

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

32

93

- - - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - - Loại khác:

 

8703

32

94

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

32

99

- - - - - Loại khác

 

 

 

 

- - Loại dung tích xi lanh trên 2.500 cc:

 

 

 

 

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:

 

 

 

 

- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500 cc nhưng không quá 3.000 cc:

 

8703

33

53

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

33

54

- - - - - Loại khác

 

 

 

 

- - - - Loại dung tích xi lanh trên 3.000 cc:

 

8703

33

55

- - - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

33

59

- - - - - Loại khác

 

8703

33

70

- - - Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motor-homes)

 

 

 

 

- - - Loại khác:

 

8703

33

91

- - - - Xe bốn bánh chủ động

 

8703

33

99

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- Loại khác:

 

8703

90

 

- - Xe hoạt động bằng điện:

 

8703

90

12

- - - Xe ô tô đua nhỏ

 

8703

90

19

- - - - Loại khác

 

 

 

 

- - Loại khác:

 

8703

90

50

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station Wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), dạng CKD

 

8703

90

70

- - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác

 

8703

90

90

- - - Loại khác

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Mẫu (1): Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ...........................

- Địa chỉ website (nếu có):................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:

STT

Tên kho/ bãi

Địa chỉ kho, bãi

Hình thức sở hữu

(Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa

(m²/công-ten-nơ)

Ghi chú

1.

………

………

………

………

………

2.

………

………

………

………

………

3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:

- Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).

- Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).

- Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.

- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.

- Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.

- Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên doanh nghiệp:.........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ...........................

- Địa chỉ website (nếu có):................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng.

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.

- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH.../
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT

Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau:

1. Tên doanh nghiệp: ......................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ....…. Số điện thoại: ………. Số fax: ........................

- Địa chỉ website (nếu có):...............................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

- Số tài khoản:

Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu trên.

2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.

3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.

 

 

Người đứng đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP,  TÁI XUẤT HÀNG HÓA
(ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC PHỤ LỤC III, IV, V)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

V/v báo cáo tình hình TNTX hàng hóa tháng …

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong tháng ….như sau:

Tên hàng

Mã số HS

Giấy phép do Bộ Công Thương cấp
(Số … )
(nếu có)

Thực hiện tạm nhập

Thực hiện tái xuất

Số lượng chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng
(nêu rõ tên cảng)

 

Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tạm nhập

Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tái xuất

Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)

Trị giá
(USD)

 

 

Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng

Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nếu hàng còn lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị doanh nghiệp nêu rõ:

- Số lượng: ...................., trong đó:

+ Số lượng hàng đã về Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: .......................

+ Số lượng hàng đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa tái xuất ra khỏi Việt Nam: ...

- Lý do chưa tái xuất được: ........................................................................................

- Thời gian đã lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu:...................................................

- Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ...............................................…………………

Doanh nghiệp cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh …;
- Sở Công Thương tỉnh …:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IX

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

- Tên doanh nghiệp: .................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .......................

- Địa chỉ website (nếu có):........................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …. do ....… cấp ngày .. tháng ….. năm……

- Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có):

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

TT

Mặt hàng

Mã HS

Số lượng

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công ty nước ngoài bán hàng: .............................................................................

+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ......................................

+ Cửa khẩu nhập hàng: .........................................................................................

- Công ty nước ngoài mua hàng: ............................................................................

+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ........................................

+ Cửa khẩu xuất hàng: ...........................................................................................

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

 

Mẫu (2): Áp dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

- Tên thương nhân: .................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ......................

- Địa chỉ website (nếu có):.......................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ……… cấp ngày …. tháng ….. năm…

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm nhập, tái xuất:

TT

Mặt hàng

Mã HS

Số lượng

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mục đích tạm nhập, tái xuất:

- Công ty nước ngoài cho thuê/ mượn: ................................................................

- Theo hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ......................................

- Cửa khẩu nhập hàng: ........................................................................................

- Cửa khẩu xuất hàng: .........................................................................................

Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

 

Mẫu (3): Áp dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

- Tên thương nhân: ...................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ........................

- Địa chỉ website (nếu có):.........................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ……....……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm xuất, tái nhập:

TT

Mặt hàng

Mã HS

Số lượng

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mục đích tạm xuất, tái nhập:

- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn số ..... ngày ..... tháng ... năm ....

- Cửa khẩu xuất hàng: ........................................................................................

- Cửa khẩu nhập hàng: .........................................................................................

Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

 

Mẫu (4): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

- Tên thương nhân: ..................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: .......................

- Địa chỉ website (nếu có):........................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do ……..cấp ngày …. tháng .. năm……

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa:

TT

Mặt hàng

Mã HS

Số lượng

Trị giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công ty nước ngoài bán hàng: .............................................................................

+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ......................................

+ Cửa khẩu nhập hàng: .........................................................................................

- Công ty nước ngoài mua hàng: ............................................................................

+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ........................................

+ Cửa khẩu xuất hàng: ...........................................................................................

Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

 

PHỤ LỤC X

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ……

V/v báo cáo tình hình tạm nhập, tái xuất/ chuyển khẩu hàng hóa

......, ngày … tháng … năm 20…

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất/kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:

Tên hàng

Mã số HS

Giấy phép do Bộ Công Thương cấp
(Số … )

Thực hiện tạm nhập

Thực hiện tái xuất

Số lượng còn chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng
(nếu có)

 

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tạm nhập

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

CK
tái xuất

Lượng
(chiếc/ tấn)

Trị giá
(USD)

 

 

Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng

Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được hướng dẫn bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 và Mục 3 Thông tư 94/2014/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 01/04/2015)

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:
...
2. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới, bao gồm:

a) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.
...
Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH CHUYỂN KHẨU

Điều 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu đi qua cửa khẩu Việt Nam

Trường hợp hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đi qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:

1. Trách nhiệm của thương nhân:

Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 01/CKHH ban hành kèm Thông tư này;

b) Giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép chuyển khẩu theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chính;

c) Hợp đồng mua hàng; hợp đồng bán hàng: 01 bản chụp;

d) Vận đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;

đ) Vận đơn hàng xuất khẩu sau khi hàng đã xếp lên tàu: 01 bản chụp (nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu).

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

a) Tiếp nhận bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu; Kiểm tra, đối chiếu số container, số chì với bộ hồ sơ chuyển khẩu. Trường hợp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu do Bộ Công Thương cấp cho nhiều lô hàng, làm thủ tục nhiều lần thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc cấp phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần làm thủ tục theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

b) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;

c) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;

d) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa (theo mẫu số 01/CKHH ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất thực hiện như đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;

e) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

3. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Xem nội dung VB
- Thủ tục hải quan áp dụng cho loại hàng hóa này được hướng dẫn bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 và Mục 4 Thông tư 94/2014/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 01/04/2015)

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:
...
2. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới, bao gồm:
...
b) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác hoặc đã làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan để chờ làm thủ tục tái xuất.
...
Mục 4. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN

Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC, Điều 51 Thông tư số 196/2012/TT-BTC và Điều 30 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Khi làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, người khai hải quan phải khai mã số tạm nhập tái xuất trên ô số 21 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mẫu HQ/2012-KNQ ban hành kèm Thông tư số 183/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc chỉ tiêu thông tin 1.38 – Giấy phép nhập khẩu Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC và nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT;

b) Chủ kho ngoại quan phải nộp vận đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa;

c) Thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để làm thủ tục gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới.

2. Chủ kho ngoại quan, chủ hàng hóa chịu trách nhiệm xử lý và thanh toán các chi phi liên quan đến việc xử lý các lô hàng có dấu hiệu hư hỏng, quá thời hạn sử dụng cần xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và các loại hàng hóa khác trong kho theo quy định của pháp luật. Chủ kho ngoại quan/chủ hàng hóa phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý, làm sạch môi trường; tiêu hủy và các khoản chi phí khác theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

3. Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan phải được kiểm tra thực tế; Hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định của quản lý rủi ro.

Điều 10. Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác chỉ được gửi tại các kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.

2. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan:

Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan và Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.

3. Cửa khẩu nhập, xuất:

Về cửa khẩu xuất, nhập đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác: Áp dụng tương tự như đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Giám sát hải quan:

a) Hàng hóa gửi kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam và lưu giữ trong kho ngoại quan tại Việt Nam;

b) Hàng hóa vận chuyển đến kho ngoại quan tại khu vực khác cửa khẩu nhập hoặc vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất phải được niêm phong hải quan; việc bàn giao nhiệm vụ giám sát giữa hải quan cửa khẩu và hải quan quản lý kho ngoại quan phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo hàng hóa có vận chuyển vào, ra và lưu giữ tại kho ngoại quan; việc tổ chức theo dõi, phối hợp giám sát hải quan thực hiện như quy định đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này và quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Tổng cục Hải quan;

c) Chủ hàng (chủ kho ngoại quan trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan; hệ thống camera phải lưu giữ hình ảnh liên quan đến lô hàng khi vận chuyển đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trong thời hạn 6 tháng để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết; các dữ liệu hình ảnh có thể được lưu giữ trong hệ thống hoặc ổ đĩa vi tính;

d) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 59, Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.

5. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp.

6. Chế độ kiểm tra, báo cáo:

a) Định kỳ ngày 10 tháng sau, chủ kho ngoại quan phải báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho ngoại quan về tình hình hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác (theo mẫu số 02/BC/KNQ ban hành kèm Thông tư này). Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu hàng hóa gửi kho ngoại quan và báo cáo Tổng cục Hải quan vào ngày 15 hàng tháng.

b) Hàng tháng, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Xem nội dung VB
- Mục này được hướng dẫn bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 và Mục 2 Thông tư 94/2014/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 01/04/2015)

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:
...
2. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới, bao gồm:

a) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.
...
Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Điều 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Thủ tục hải quan đối với một số loại hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 128/2013/TT-BTC), Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 196/2012/TT-BTC) và Điều 26 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2014/TT-BTC). Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập, ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại, thương nhân thực hiện:

a) Đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-NK ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc chỉ tiêu thông tin số 1.68 – Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC;

b) Hợp đồng xuất khẩu: Nộp 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;

Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

Trường hợp có sự thay đổi về hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, thương nhân phải có thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập trước khi làm thủ tục tái xuất; cơ quan hải quan thu hồi hợp đồng xuất khẩu cũ để hủy bỏ nội dung xác nhận, đồng thời xác nhận trên hợp đồng xuất khẩu mới và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

c) Nộp vận đơn đường biển theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;

d) Nộp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép tạm nhập tái xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan và xuất trình bản chính để đối chiếu;

đ) Nộp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính. Trường hợp tạm nhập nhiều lần thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập lần đầu thực hiện việc cấp Phiếu theo dõi trừ lùi theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

2. Hồ sơ hải quan tái xuất:

Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “chứng từ đi kèm” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-XK ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc khai vào chỉ tiêu thông tin số 2.3 – Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải làm thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng hóa; Hàng hóa tái xuất được vận chuyển qua các cửa khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Điều 5. Quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

1. Thời hạn lưu giữ:

a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.

c) Quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của thương nhân. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

2. Địa điểm lưu giữ:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được phép lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:

a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;

b) Cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất, trừ các mặt hàng không được gửi kho ngoại quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;

c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất (chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh).

3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

4. Trường hợp cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

5. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất, thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;

b) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan và thiết bị, phương tiện giám sát hải quan

6. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất và được Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận trên Biên bản bàn giao, trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu, bao gồm cả địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan công nhận, khu vực cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất; hàng thực phẩm đông lạnh được phép lưu giữ tại kho, bãi của doanh nghiệp thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất đã được Bộ Công Thương công nhận và cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa tái xuất tại cửa khẩu khác:

a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan tái xuất, nhưng được vận chuyển đến cửa khẩu khác để thực xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Điều 33 Thông tư số 22/2014/TT-BTC;

b) Trường hợp thương nhân đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.

8. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp thương nhân tự ý chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Ngoài ra, công chức thanh khoản tờ khai phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai tạm nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

10. Chế độ báo cáo:

Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định.

Điều 6. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD)

1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý (sau đây được gọi là kho ngoại quan hoặc cảng nội địa); Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa tại cửa khẩu xuất.

2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa.

a) Trách nhiệm của thương nhân:

a.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất;

a.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan, cảng nội địa;

a.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã làm xong thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng nội địa;

a.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan, cảng nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội địa.

b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, cảng nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;

c) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;

d) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 10 Thông tư này; từ cảng nội địa ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này;

đ) Việc thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu ra nước ngoài.

Xem nội dung VB
- Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ Điều 9... Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

Xem nội dung VB
- Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ ... Điều 10...Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

Xem nội dung VB
- Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ ... Điều 11... Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

Xem nội dung VB
- Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ ... Điều 12... Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 1 và Điều 3 Thông tư 94/2014/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 01/04/2015)

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Thủ tục xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
...
Điều 3. Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa

1. Thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 13 Mục 2 Chương 2 Thông tư số 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan. Bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng cục Hải quan: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin trên hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Bãi bỏ ... điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 ĐIều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
...
3. Điểm d... khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“d) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BCT: 1 bản chính;

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 ĐIều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
...
3. Điểm ... đ khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
đ) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP: Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 ĐIều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
...
4. Điểm d khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 1, Mục 5 Thông tư 94/2014/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 01/04/2015)

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:
...
3. Xử lý đối với trường hợp người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận hàng.
...
Mục 5. XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG

Điều 11. Từ chối nhận hàng

1. Người nhận hàng ghi trên vận đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại;

b) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.

2. Việc từ chối nhận hàng phải được thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

3. Không thừa nhận việc từ chối nhận hàng đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận là hàng hóa buôn lậu thì hàng hóa đó bị xử lý như đối với hàng hóa buôn lậu.

Điều 12. Xử lý việc từ chối nhận hàng

1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);

b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan;

c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).

Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.

2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:

a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.

4. Phân loại, xử lý.

Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập;

b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy: Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả;

c) Trường hợp tịch thu, bán thanh lý: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2006/TT-BTM) như sau:

...

4. Sửa đổi khoản 1, Mục V như sau:

“1. Thủ tục cấp phép tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu hàng hoá phải có giấy phép của Bộ Công Thương được quy định như sau:

a) Thương nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp phép tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu của thương nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (đối với thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập) kèm theo Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu (có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

- Hợp đồng mua hàng và Hợp đồng bán hàng: Mỗi loại 01 (một) bản chính hoặc bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

b) Thời hạn giải quyết việc cấp phép trong vòng 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do.

c) Giấy phép tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên văn bản đề nghị cấp phép của thương nhân.

d) Bãi bỏ phụ lục số 04 và 05 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2006/TT-BTM”.


...

Phụ lúc V (Xem chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Phụ lục này bị thay thế bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
...
2. Thay thế Phụ lục VI...Thông tư số 05/2014/TT-BCT bằng Phụ lục I, II Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Phụ lục này bị thay thế bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 27/2016/TT-BCT

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2014/TT- BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
...
2. Thay thế Phụ lục ... VII Thông tư số 05/2014/TT-BCT bằng Phụ lục I, II Thông tư này.

Xem nội dung VB