Quyết định 349/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 349/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 08/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 349/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2781/TTr-SNV ngày 27/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (VBĐT);
- Bộ Nội vụ;
- Bộ TT&TT;
- TT.Tỉnh ủy; TT. HĐND;
- TT.UBND tỉnh;
- VP và các ban HĐND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy và các ban Đảng;
- Các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh(VBĐT);
- Cổng TTĐT CCHC tỉnh (VBĐT);
- Đài PT-TH Khánh Hòa; Báo Khánh Hòa;
- Lưu: VT, DL, LT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH KHÁNH HÒA
(Được ban hành kèm theo Quyết định số
349/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hành chính công thời gian qua

a) Những kết quả đạt được:

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và các quy định, chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin của Trung ương, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vưng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Khánh Hòa cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành, cải cách hành chính và phục vụ Nhân dân. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư cơ bản, trong đó Trung tâm Dữ liệu tỉnh và hệ thống mạng diện rộng đã được nâng cấp, bước đầu đáp ng yêu cầu nối kết hệ thống và vận hành các ứng dụng quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ công từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số trang thông tin điện tử chuyên đề đã vận hành khá hiệu quả, cung cấp đầy đủ hơn các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận thông tin thuận lợi hơn trước.

Các hệ thống ứng dụng dùng chung của tnh gồm thư điện tử công vụ, chứng thư số chuyên dùng, Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (E-office), Phần mềm một cửa, Phần mềm kiểm soát thủ tục hành chính, Phần mềm nhắc việc, Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã được đưa vào vận hành, kết nối liên thông. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng tin học, bước đầu đã kiểm soát được và công khai hóa toàn bộ quá trình và kết quả, hiệu quả giải quyết công việc, hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

Trong năm 2015, UBND tỉnh đã công bố cập nhật 473 thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3 tại các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đã tiếp nhận, giải quyết thành công gần 6.000 hồ sơ điện tử, giúp giảm mạnh giấy tờ hồ sơ, thời gian đi lại và chi phí giải quyết thủ tục hành chính, được người dân, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá rất tích cực.

Một kết quả quan trọng khác là nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng công nghệ thông tin được nâng lên rõ rệt. Việc tham gia, phối hợp xử lý công việc, hồ sơ thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát trên môi trường mạng đã thành thạo hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh tin học hóa quản lý, điều hành và phục vụ Nhân dân.

b) Những hạn chế, bất cập:

Bên cạnh kết quả bước đầu tích cực, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Khánh Hòa thời gian qua cũng gặp phải những bất cập chung.

Cụ thể là, việc cung cấp thông tin trên các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương chưa thống nhất, chưa cung cấp một cách có định hướng theo nhu cầu thông tin thực tế của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là về cơ chế, chính sách, ngân sách, thủ tục, quy hoạch, kế hoạch và các nhu cầu bức thiết khác. Những vướng mắc, kiến nghị về dịch vụ hành chính công và các cơ chế, chính sách chưa được tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn một cách kịp thời, thỏa đáng.

Các dịch vụ hành chính công, nhất là thủ tục hành chính, được cung cấp tại rất nhiều địa chỉ khác nhau trên mạng Internet. Hiện nay, để công khai thông tin thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, toàn tỉnh đang vận hành 18 trang thông tin Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của các sở thuộc tnh (chưa kể cơ quan ngành dọc), 8 trang của UBND cấp huyện và 137 trang của UBND cấp xã, trong khi bộ thủ tục hành chính ở cấp huyện và cấp xã là thống nhất. Trong khi đó, nhiều cơ quan, địa phương chưa hướng dẫn, giải thích và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến một cách thuận li.

Một số ứng dụng đang được triển khai tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng còn rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ theo hệ thống. Để tra cứu thông tin hồ sơ, người dân, tổ chức, doanh nghiệp phải truy cập vào từng trang thông tin của từng cơ quan để tra cứu; theo đó, việc theo dõi, kiểm soát tình hình, kết quả giải quyết hồ sơ, công việc của người dân, tổ chức, doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

Giải pháp kiến trúc Phần mềm một cửa điện tử còn một số bất cập, chưa tiết kiệm triệt để tài nguyên hệ thống, việc kết nối liên thông quy trình thủ tục giữa các cơ quan, các cấp hành chính gặp trở ngại. Cơ sở dữ liệu và việc đóng gói, lưu trữ dữ liệu điện tử phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo giải pháp kiến trúc hiện nay đòi hỏi rất lớn về dung lượng lưu trữ, trong khi năng lực hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, hầu hết các lĩnh vực chuyên môn vẫn thực hiện tác nghiệp thủ công, chưa được trang bị các phần mềm nghiệp vụ phù hợp. Một vài lĩnh vực được bộ, ngành triển khai phần mềm thì chưa phù hợp với thực tế và nhu cầu của địa phương, việc kết nối các ứng dụng này với các ứng dụng dùng chung của tỉnh rất khó khăn, không đng bộ.

2. Sự cần thiết xây dựng Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh Khánh Hòa

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh đã đt mục tiêu phải bảo đảm sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính đặt trên 80% vào năm 2020.

Theo đó, phải nâng cấp, hoàn thiện Bộ phần mềm một cửa điện tử đáp ứng toàn bộ yêu cầu Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh. Đầu tư đng bộ hệ thống phần mềm nghiệp vụ phục vụ xử lý, quản lý chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm thống nhất, đng bộ và tích hợp hoàn hảo với các ứng dụng dùng chung của tỉnh, tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4, thực hiện các giải pháp phù hợp để nâng tỷ lệ hồ sơ điện tử thực hiện qua mạng Internet; đưa vào sử dụng biểu mẫu trực tuyến đối với các thtục trực tuyến mức độ 3, 4. Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục, trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục hành chính và trực tuyến hóa toàn bộ quy trình phối hợp giải quyết thủ tục, liên thông cơ sở dữ liệu điện tử để giảm mạnh số lượng hồ sơ, giấy tờ người dân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp.

Mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên chỉ có thể hoàn thành trên cơ sở giải quyết sớm và triệt để những hạn chế, bất cập thời gian qua, thay đổi cách tiếp cận về dịch vụ hành chính công trực tuyến theo hướng phục vụ; ứng dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến để đón đầu xu thế phát triển và hội nhập quốc tế; bảo đảm nền tảng vững chắc cho việc xây dựng Chính quyền điện tử trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng thời, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên phải được tiến hành đồng bộ, gắn kết chặt chẽ. Các giải pháp kiến trúc công nghệ thông tin được lựa chọn phải hiện đại, an toàn, thông suốt, tương tác và kết nối chặt chẽ theo hệ thống, bảo đảm tương thích và tiết kiệm hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu quản lý và phục vụ trong dài hạn. Do vậy, việc thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tnh Khánh Hòa để giải quyết đồng bộ các yêu cầu nêu trên là rất cần thiết.

3. Căn cứ pháp lý của Đề án

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội phập quốc tế;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020;

- Kế hoạch số 7310/KH-UBND ngày 29/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/06/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tnh Khánh Hòa;

- Các văn bản quản lý nhà nước khác có liên quan.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Hình thành một đầu mối thống nhất của tnh Khánh Hòa trên mạng Internet, cung cấp trực tuyến cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước các thông tin, dịch vụ, tiện ích hành chính công một cách tập trung, chuyên nghiệp, có mục tiêu, có định hướng rõ ràng, cụ thể.

Tiếp nhận, giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 thông qua một địa chduy nhất; giảm mạnh thời gian đăng ký, giải quyết hồ sơ.

2. Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp và phục vụ quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực, cung cấp đầy đcác công cụ thống kê, tổng hợp, phân tích phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các sở, ngành, đa phương; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành công Chính quyền điện tử của tỉnh.

3. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng hộ máy hành chính tỉnh Khánh Hòa chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại, phục vụ Nhân dân.

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CẤU TRÚC, ĐẢM BẢO KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN

1. Vị trí, chức năng

Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tnh Khánh Hòa là một hệ thống thông tin điện tử tổng hợp của UBND tỉnh Khánh Hòa trên mạng Internet; là đầu mối tập trung, thống nhất cung cấp các loại dịch vụ hành chính công trực tuyến của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến

a) Cung cấp và cập nhật một cách tập trung và có hệ thống các thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh; thông tin về giá đất, danh mục dự án thu hút đầu tư, công khai ngân sách, giá, phí các loại, thông tin đấu thầu; cơ chế, chính sách, quy định quản lý nhà nước ca Trung ương và của tỉnh trên các ngành, lĩnh vực; các chủ trương, chính sách, giải pháp về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, khởi nghiệp; thông tin về các loại hình dịch vụ công, các tiện ích do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các cơ quan ngành dọc cung cấp.

Làm đầu mối cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu, văn bản quản lý theo nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, tư vấn thực hiện cơ chế, chính sách, sử dụng các dịch vụ công. Tiếp nhận, làm đầu mối xử lý và giải đáp trực tuyến hoặc bằng văn bản đối với toàn bộ các vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng hợp, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ công.

b) Làm đầu mối tập trung công khai thủ tục hành chính trên toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước, thuộc thm quyền giải quyết của tất cả các cấp hành chính, trọng tâm là các cấp chính quyền tỉnh và các lĩnh vực ngành dọc. Tư vấn, hướng dẫn tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, giải đáp thắc mắc về quy định thủ tục hành chính.

c) Là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến tập trung, duy nhất cho tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên mạng Internet. Là đầu mối tiếp nhận, chuyển hồ sơ điện tử các thủ tục trực tuyến mức độ 3, 4 cho các cơ quan hành chính thuộc tỉnh giải quyết và trả kết quả theo quy định; làm đầu mối kết nối thanh toán phí, lệ phí giải quyết thủ tục trực tuyến.

Cung cấp thông tin hồ sơ tiếp nhận trong ngày, hồ sơ đề nghị bổ sung, hồ sơ từ chối giải quyết, hồ sơ chờ trả kết quả.

Theo dõi, giám sát, đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ, kiểm soát nội dung hồ sơ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổng hợp chung về tình hình, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; công khai, cập nhật liên tục toàn bộ thông tin về tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ.

Cung cấp một địa chỉ tập trung phục vụ cho việc tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ của tất cả các cơ quan hành chính thuộc tỉnh bằng mã số Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả qua mạng Internet. Cung cấp dữ liệu cho hệ thống tin nhắn tự động (SMS) thông báo tiến độ giải quyết hồ sơ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Cung cấp trực tuyến thông tin về tiến độ hồ sơ theo yêu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Cung cấp các thông báo khác liên quan đến tiện ích thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp (làm thủ tục tại nhà, chuyển phát nhanh kết quả, cấp đổi giấy tờ qua mạng Internet, qua bưu điện, các lưu ý khi làm thủ tc hành chính...)

d) Tích hợp, liên kết các cơ sở dữ liệu quản lý tổng hợp và các hệ cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước và giải quyết công việc cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

đ) Làm đầu mối thực hiện tương tác giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan, đơn vị thông qua các đường dây nóng chuyên đề; đối thoại trực tuyến thường xuyên và theo chủ điểm giữa chính quyền tỉnh với tổ chức, cá nhân; khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng đối với dịch vụ hành chính công của tỉnh; khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; quảng bá dịch vụ hành chính công và các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3. Cấu trúc của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa

Để thực hiện các chức năng được giao, Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa gồm có:

a) Cng thông tin Dịch vụ hành chính công và chức năng quản trị hệ thng:

- Cổng Thông tin Dịch vụ hành chính công trực tuyến: được xây dựng trên nền tảng Portal, gồm các chức năng chủ yếu sau:

+ Cung cấp thông tin về: quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh; các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh; thông tin về giá đất, danh mục dự án thu hút đầu tư, công khai ngân sách, giá, phí các loại, thông tin đấu thầu; cơ chế, chính sách, quy định quản lý nhà nước của Trung ương và của tỉnh trên các ngành, lĩnh vực; các chủ trương, chính sách, giải pháp về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, khởi nghiệp; thông tin về các loại hình dịch vụ công, các tiện ích do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các cơ quan ngành dọc cung cấp.

Hình thức: Chuyên trang.

+ Cung cấp thông tin thủ tục hành chính: Tập trung công khai toàn bộ cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính 3 cấp, gồm: tên thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, quy trình và thời hạn giải quyết, phí, lệ phí thực hiện thủ tc, cơ quan giải quyết thủ tục, căn cứ pháp lý, thông tin hướng dẫn, các thông tin liên quan,...

Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công sẽ thay thế chức năng cung cấp thông tin thủ tục hành chính trên 165 Cổng thông tin Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của các sở, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.

Hình thức: chuyên trang.

+ Chức năng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến tập trung (Bộ phận một cửa trực tuyến tập trung) của tất cả các cơ quan hành chính thuộc tỉnh: Cung cấp công cụ giao dịch, phục vụ nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến của người dân, doanh nghiệp từ mức độ 3 trở lên. Hình thức: chuyên trang.

Cho phép đăng ký tài khoản giao dịch của khách hàng, gồm thông tin về họ và tên, gii tính, số, ngày, nơi cấp CMND hoặc căn cước/hộ chiếu/hộ khẩu thường trú, địa chnhà riêng hoặc trụ sở, số điện thoại liên lạc, địa chỉ thư điện tử hoặc tài khoản mạng xã hội, tài khoản đăng nhập hệ thống và mật mã đăng nhập; cung cấp tiện ích một tài khoản sử dụng nhiều lần, đăng nhập 01 lần để sử dụng toàn bộ các dịch vụ công được Cổng thông tin cung cấp. Đồng thời, cung cấp tiện ích biểu mẫu trực tuyến, cho phép khách hàng điền tờ khai, biểu mẫu của thủ tục hành chính trên giao diện Web; thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí cho cơ quan giải quyết thủ tục đối với các thủ tục trực tuyến mức độ 4; tra cứu tiến độ hồ sơ bằng Mã số Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho tất cả cơ quan hành chính thuộc tỉnh qua một địa chỉ. Cung cấp thông tin cho Hệ thống tin nhắn SMS tự động thông báo tiến độ giải quyết hồ sơ qua mạng di động.

Bộ phận một cửa trực tuyến tập trung thay thế chức năng Đăng ký trực tuyến của 165 Trang thông tin Tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Cung cấp dữ liệu đầu vào của các hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 (bao gồm cả dữ liệu từ biểu mẫu trực tuyến) cho Phần mềm một cửa điện tử và các phần mềm nghiệp vụ.

Nhận thông tin, dữ liệu tự động từ Phần mềm một cửa điện tử để cập nhật, theo dõi quá trình xử lý của toàn bộ hồ sơ một cửa, một cửa liên thông phục vụ nhu cầu tra cứu, nhắn tin tự động thông báo tiến độ giải quyết hồ sơ, phục vụ chức năng Thông tin hồ sơ TTHC.

+ Chức năng Thông tin hồ sơ TTHC: Chủ động công khai thông tin Danh mục Hồ sơ được tiếp nhận theo ngày, theo cơ quan, Hồ sơ đã có kết quả, Hồ sơ chờ bổ sung và thông tin nội dung cần bổ sung (cập nhật tự động, có thể chia theo cơ quan, lĩnh vực).

Hình thức: chuyên trang.

+ Chức năng Thống kê và kiểm soát hồ sơ một cửa: công khai các dữ liệu thống kê cơ bản của toàn bộ hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết tiên phạm vi toàn tỉnh.

Cho phép xuất báo cáo thống kê, tổng hợp theo mẫu biểu và tùy biến theo các trường dữ liệu đặc tả; cho phép xuất các biểu đồ, đồ thị phục vụ theo dõi, phân tích, đánh giá các thay đổi theo thời gian. Cho phép kiểm soát thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ, giấy tờ là kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thông tin xử lý nghiệp vụ được lưu vết trên Phần mềm một cửa điện tử.

Hình thức: Chức năng Chuyên trang.

+ Chức năng cung cấp thông tin dữ liệu chuyên ngành (không mật): Cung cấp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được xây dựng và tích hợp (đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng, nông nghiệp, giao thông vận tải, danh mục giấy phép đã cấp trên các lĩnh vực,...) phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị của Nhà nước.

Hình thức: chuyên trang.

+ Chức năng Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về cơ chế, chính sách: Cung cấp công cụ giao tiếp trực tuyến giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính; tiếp nhận và trả lời thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch, quy định, chính sách và việc thực hiện chính sách. Hình thức: Chức năng trên Cng, kết hợp đồng thời tương tác trên Cổng và tương tác comment theo nội dung chính sách, văn bản hoặc hồ sơ cụ thể, phục vụ tham khảo nhiều lần, kết hợp online và offline.

+ Chức năng Hướng dẫn, giải đáp dịch vụ công: Cung cấp công cụ giao tiếp trực tuyến giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính, tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc liên quan quy định thủ tục, biểu mẫu hồ sơ; cung cấp thông tin chi tiết về tiến độ hồ sơ, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; cách sử dụng các chức năng trên Cổng (như đăng ký, đăng nhập, thanh toán trực tuyến, điền biểu mẫu trực tuyến,...), các thông tin liên quan khác về dịch vụ hành chính công. Hình thức: Chức năng trên Cổng, kết hợp đồng thời tương tác trên Cổng và tương tác comment theo thủ tục, hồ sơ hoặc vấn đề cụ thể, phục vụ tham khảo nhiều lần, kết hợp online và offline.

+ Chức năng Khảo sát ý kiến khách hàng: Chức năng trên Cổng và tích hợp vào các Kiosk của từng cơ quan tại chuyên trang Bộ phận một cửa trực tuyến tập trung.

+ Chức năng Thông báo (hoặc Thông tin bạn cần biết): Thông báo, cung cấp thông tin cho khách hành những vấn đề mới, nóng, cần lưu ý.

+ Chức năng đăng nhập hệ thống cho công chức một ca, cán bộ, công chc chuyên môn, quản trị hệ thống: Single sign - on; sau khi cán bộ, công chức đăng nhập, thực hiện liên kết và trả về ứng dụng Một cửa điện tử hiện hành của đơn vị và ngược lại. Hình thức: Chức năng trên Cổng.

+ Chức năng đăng ký và đăng nhập hệ thống cho khách hàng ngay trên giao diện Cổng.

+ Chức năng tìm kiếm theo tiêu đề, theo nội dung tin và trường dữ liệu đặc tả; gợi ý các nội dung tin tương tự theo từ khóa.

+ Chức năng liên kết website.

+ Chức năng thống kê truy cập, xem tin bài, sử dụng dịch vụ.

- Chức năng quản trị hệ thống Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công, gm:

+ Quản trị chức năng Cổng thông tin: Quản trị giao diện hiển thị toàn bộ Cổng.

+ Quản trị chuyên trang: Quản trị giao diện hiển thị chuyên trang và cập nhật cơ sở dữ liệu theo chức năng của chuyên trang.

+ Quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng và người dùng, các phân hệ cơ sở dữ liệu tích hợp, liên kết.

+ Quản trị tương tác.

b) Hệ thống Phần mềm một cửa điện tử:

Kế thừa giải pháp và kinh nghiệm thiết kế của Phần mềm một cửa điện tử hiện thời, sử dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và dữ liệu lớn (Big Data) để xây dựng Phần mềm một cửa điện tử bằng giải pháp kiến trúc mới, bảo đảm các yêu cầu trọng tâm sau:

- Tạo lập dữ liệu hồ sơ đầu vào của khách hàng từ thông tin đầu vào do Bộ phận một cửa trực tuyến tự động cung cấp và do người dùng nhập (nếu khách hàng nộp hồ sơ giấy).

- Cho phép tạo lập quy trình lưu chuyển, xử lý hồ sơ liên thông đa chiều.

- Tạo lập, đóng gói dữ liệu kết quả giải quyết hồ sơ, gồm thông tin và dữ liệu hồ sơ đầu vào, thông tin khách hàng, thông tin và dữ liệu quá trình xử lý, người xử lý, người ra quyết định, thông tin và dữ liệu kết quả giải quyết hồ sơ, đính kèm tệp các quyết định, giấy phép,... Cung cấp dữ liệu cho phân hệ cơ sở dữ liệu Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC.

- Cung cấp dữ liệu quản lý chuyên ngành từ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 (có biểu mẫu trực tuyến) cho các phần mềm nghiệp vụ;

- Liên kết phân hệ cơ sở dữ liệu khách hàng để đối chiếu và cấp dữ liệu tự động cho lần giao dịch thứ 2 trở đi;

- Liên kết các phân hệ cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết hồ sơ TTHC, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tự động truy xuất, tích hợp thành phần hồ sơ giấy tờ thuộc trường hợp không bắt buộc khách hàng phải nộp.

- Sử dụng phân hệ cơ sở dữ liệu người dùng để phân công xử lý hồ sơ theo chức danh, công việc; thay đổi người dùng theo chức danh đã thiết lập, không thay đổi phân công trên quy trình.

- Xem xét, gắn chức năng comment theo hồ sơ; người dùng có thể theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ;

Phần mềm một cửa điện tử mới độc lập tương đối với các phân hệ cơ sở dữ liệu để bảo đảm tốc độ xử lý trực tuyến; tích hợp biểu mẫu trực tuyến, bảo đảm liên thông đa chiều, đa cấp, liên thông đồng thời; cập nhật thông tin tự động cho các phân hệ cơ sở dữ liệu liên quan theo thời gian thực.

Khi hoàn thành sẽ chuyển giao thay thế toàn bộ Phần mềm một cửa điện tử hiện hành.

c) Hệ thống các phần mềm chuyên môn nghiệp vụ:

Được xây dựng căn cứ nhu cầu giải quyết TTHC và quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, được tích hợp chặt với Phần mềm một cửa điện tử, tự động tiếp nhận thông tin hồ sơ, khách hàng từ phần mềm một cửa điện tử; tiếp nhận dữ liệu quản lý chuyên ngành, phục vụ ra quyết định từ ứng dụng biểu mẫu trực tuyến và do công chức chuyên môn trực tiếp nhập (hồ sơ giấy).

Các phần mềm này cung cấp dữ liệu đầu vào cho Phân hệ cơ sở dliệu chuyên ngành, và sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết hồ sơ TTHC để tra cứu, đối chiếu phục vụ tác nghiệp thường xuyên.

d) Các phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

- Các cơ sở dữ liệu tng hợp, gồm:

+ Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch, văn bản, dự án, thông tin ngân sách:

Kế thừa và bổ sung, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh. Thay thế cơ sở dữ liệu có liên quan trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và cung cấp liên kết cho Cổng. Khai thác tối đa chức năng liên kết cơ sở dữ liệu (Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành) để giảm dung lượng lưu trữ của hệ thống.

+ Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu TTHC: Thiết lập cơ sở dữ liệu TTHC, phân tích, hoàn thiện các trường dữ liệu đặc tả để tối ưu hóa việc tạo lập, cập nhật, quản lý, khai thác và liên thông với các phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này tự động cập nhật đồng bộ hóa thông tin thủ tục hành chính trên Phần mềm Một cửa điện tử (gồm Thông tin thủ tục, thành phần hồ sơ, biểu mẫu và mẫu tham khảo, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí, điều kiện thực hiện TTHC, tài liệu dẫn chiếu,...). Kết nối với cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết TTHC để phục vụ các nhu cầu khai thác thông tin thông qua các công cụ thống kê.

+ Phân hệ cơ sở dữ liệu kết quả giải quyết TTHC: Thiết lập và cập nhật trên cơ sở tích hợp cơ sở dữ liệu hiện có tại từ các phần mềm Một cửa điện tử của các cơ quan, địa phương.

Đảm bảo đầy đủ các đặc tả dữ liệu hiện có của phần mềm Một của, hướng ti việc thay thế cơ sở dữ liệu tại các phần mềm Một cửa (local) bằng việc thống nhất kết nối các phần mềm Một cửa vào một cơ sở dữ liệu chung, duy nhất (ứng dụng giải pháp công nghệ cho Big Data và sử dụng cloud computing)

+ Phân hệ cơ sở dữ liệu khách hàng: thiết lập trên cơ sở tích hợp dữ liệu, thông tin khách hàng từ phần mềm Một cửa điện tử, liên kết cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tự động cập nhật thông tin, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các phân hệ; phục vụ quản lý và tra cứu thông tin tại Bộ phận một cửa, cung cấp thông tin cảnh báo giấy tờ, tài liệu trùng thừa, hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm số lượng giấy tờ, hồ sơ phải nộp.

+ Phân hệ cơ sở dữ liệu người dùng: Sử dụng giải pháp công nghệ quản lý tài khoản người dùng (LDAP) để tích hợp, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu người dùng, phục vụ chức năng đăng nhập một lần (single sign-on) trên Cổng và kết nối đến Phần mềm một cửa điện tử. Cung cấp thông tin người giải quyết trong quy trình giải quyết TTHC trên Phần mềm một cửa điện tử.

- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành: được thiết lập và tích hp dữ liệu từ các phần mềm nghiệp vụ; đồng bộ hóa các trường dữ liệu đặc tả dùng chung, chuẩn hóa, áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống để liên thông cơ sở dữ liệu; phục vụ cho việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thông tin quản lý ngành lĩnh vực, phục vụ thống kê, tra cứu, kết xuất dữ liệu theo yêu cầu.

4. Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến

Để bảo đảm cho sự vận hành thông suốt của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa, đáp ứng tốt toàn bộ yêu cầu dịch vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiến hành mua sắm, tăng cường thêm trang thiết bị kỹ thuật cho Trung tâm Dữ liệu tỉnh theo phân kỳ thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí cải cách hành chính của tỉnh và vốn đầu tư.

Từng bước chuyển đổi cơ sở dữ liệu, gỡ bỏ các ứng dụng cũ, đánh giá lại hệ thống và tổ chức lại theo quy hoạch của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực theo nhu cầu của từng giai đoạn, đảm bảo yêu cầu phục vụ thông suốt, ổn định, lâu dài và an toàn hệ thống.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông thống nhất quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến trong Trung tâm Dữ liệu tnh.

5. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến

Thành lập đơn vị sự nghiệp trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và nhân sự để quản lý nội dung, quản trị hệ thống, làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương thu thập thông tin, cung cấp nội dung phục vụ các chức năng, tích hợp cơ sở dữ liệu, thực hiện liên thông, kết nối cơ sở dữ liệu, vận hành thực hiện toàn bộ các chức năng, dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh Khánh Hòa trên mạng Internet.

Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ; hoạt động theo quy chế được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Nội vụ chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh thành lập đơn vị sự nghiệp để bảo đảm vận hành có hiệu quả Trung tâm Dịch vụ Hành chính công tnh Khánh Hòa trên mạng Internet khi chính thức đi vào hoạt động.

5. Cơ chế tài chính

Đơn vị sự nghiệp quản lý, vận hành Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các hướng dẫn có liên quan; cụ thể hóa bằng Quy chế tổ chức và hoạt động, phương án tài chính được phê duyệt.

Từng bưc tự chủ theo khối lượng công việc được giao và nguồn thu tài chính hợp pháp theo quy định hiện hành; thực hiện cơ chế đt hàng thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Nội vụ chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Điều hành Đề án, lập kế hoạch phân công chủ trì các nhiệm vụ, hạng mục cụ thể cho các sở, ngành, thành viên Ban điều hành Đề án.

2. Căn cứ phân công, các cơ quan chủ trì các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, dự án, đề cương, thực hiện quy trình thủ tục chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện triển khai các hạng mục công việc. Tiến độ các nội dung trọng tâm như sau:

a) Xây dựng Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công tỉnh Khánh Hòa: từ tháng 03/2017 đến tháng 10/2017.

Trong đó, ưu tiên xây dựng sớm Bộ phận một cửa trực tuyến và phân hệ cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính.

b) Xây dựng Phần mềm một cửa điện tử trên nền giải pháp kiến trúc mới: từ tháng 03/2017 đến 12/2017.

c) Xây dựng các phân hệ cơ sở dữ liệu tổng hợp: hoàn thành trước tháng 12/2017 để chuyển đổi, tích hợp từ năm 2018 trở đi.

d) Xây dựng hệ thống phần mềm chuyên môn nghiệp vụ: triển khai từ 2017 đến năm 2020 và theo kế hoạch chi tiết hàng năm.

đ) Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đồng bộ với tiến độ xây dựng hệ thống phần mềm nghiệp vụ. Tập trung hoàn thành sớm các phân hệ cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho lĩnh vực quản lý xây dựng, hộ tịch, nông nghiệp.

Có giải pháp để tích hợp sớm các cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dân cư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

e) Khai trương, vận hành chính thức trên mạng Internet từ tháng 01/2018, vận hành toàn bộ hệ thống trong năm 2019.

g) Các công tác khác (đào tạo, chuyển giao) được triển khai đồng bộ theo tiến độ của các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên.

3. Xây dựng các quy chế quản lý, vận hành Trng tâm; quy chế phân công, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu, tiếp nhận, giải đáp vướng mắc; phối hợp giải quyết thủ tục hành chính; các quy chế về tích hợp, liên thông, quản lý, khai thác các cơ sở dữ liệu giữa Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến với các sở, ngành, địa phương: từ năm 2018 - 2019.

4. Thành lập đơn vị sự nghiệp để quản lý, vận hành Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến, xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động, phương án tài chính: trong năm 2017.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

1. Năm 2017: 11 tỷ đng.

- Xây dựng Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công tỉnh Khánh Hòa: từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2017 (trong đó có Bộ phận một cửa trực tuyến tập trung tnh Khánh Hòa): 02 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu Thủ tục hành chính: 01 tỷ đồng.

- Xây dựng Phần mềm một cửa điện tử (giải pháp kiến trúc mới): 03 tỷ đng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: 02 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu người dùng: 01 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng: 01 tỷ đồng.

- Mua sắm, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Dữ liệu tỉnh: 01 tỷ đồng.

2. Năm 2018:10 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý xây dựng, hộ tịch, nông nghiệp; liên thông với các cơ sở dữ liệu tổng hợp: 02 tỷ đồng.

- Xây dựng các phần mềm nghiệp vụ: quản lý xây dựng, hộ tịch, nông nghiệp; tích hợp với Phần mềm một cửa điện tử mới: 01 tỷ đồng.

- Xây dựng các phần mềm nghiệp vụ khác và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tương ứng, kết nối với phần mềm một cửa điện tử, liên thông với cơ sở dữ liệu tổng hợp: 04 tỷ đồng

- Mua sắm, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Dữ liệu tnh: 03 tỷ đồng.

3. Năm 2019: 10 tỷ đồng.

- Tiếp tục xây dựng các phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành tương ứng, tích hợp với phần mềm một cửa điện tử, liên thông với cơ sở dữ liệu tổng hợp: 05 tỷ đồng

- Nghiên cứu liên thông, tích hợp các ứng dụng và cơ sở dữ liệu ngành dọc: 02 tỷ đồng.

- Mua sắm, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Dữ liệu tỉnh: 03 tỷ đồng.

4. Năm 2020: 08 tỷ đồng.

- Tiếp tục xây dựng các phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn lại, tích hp với phần mềm một cửa điện tử, liên thông cơ sở dữ liệu: 05 tỷ.

- Tiếp tục mua sắm, bổ trung trang thiết bị cho Trung tâm Dữ liệu tnh: 03 tỷ đng.

5. Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến: 39 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí: trong kinh phí cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và nguồn vốn đầu tư trung hạn.

6. Kinh phí quản lý, vận hành Trung tâm: có dự toán được duyệt hàng năm, thực hiện kể từ năm 2018.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sau khi Đề án được ban hành, giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Điều hành Đề án và các bộ phận giúp việc, phân công các cơ quan chủ trì các nhiệm vụ, công việc, hạng mục của Đề án; phê duyệt bảng tiến độ và dự toán chi tiết thực hiện Đề án.

2. Căn cứ nội dung, dự toán kinh phí thực hiện Đề án và phân công trách nhiệm tại khoản 1 Mục này, Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện cho các cơ quan chủ trì theo kế hoạch hàng năm, bảo đảm tiến độ chung của Đề án. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan thực hiện các thủ tục liên quan đến tài chính, ngân sách.

3. Các cơ quan được phân công các nhiệm vụ, công việc, hạng mục của Đề án phải xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện; tập trung triển khai đạt mục tiêu, chất lượng, tiến độ và hiệu quả; chịu sự điều hành chung thống nhất của Ban Điều hành Đề án trong sut quá trình triển khai Đề án, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ và chất lượng công việc.

4. Các sở, ban, ngành, cơ quan ngành dọc, UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp chặt chẽ với Ban Điều hành Đề án trong quá trình triển khai, tham gia thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo đề nghị của Ban Điều hành Đề án và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện nghiêm sự phân công, phối hợp, bảo đảm hiệu quả vận hành, phục vụ của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến theo các quy chế được UBND tỉnh phê duyệt.

5. Ban Điều hành Đề án tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, xử lý nếu có vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện hàng năm và khi kết thúc Đề án./.